Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quycachtrinhbay-thuc tap tot nghiep ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.19 KB, 16 trang )

Đại học Thăng Long- Bộ môn Kinh tế- Tháng 6/2011
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
I. Yêu cầu về đơn vị thực tập
• Nếu thực tập tại công ty thì công ty đó phải thành lập ít nhất là 3 năm.
• Nếu thực tập tại Ngân hàng
- Chi nhánh: thành lập ít nhất là 3 năm
- Phòng giao dịch: thành lập ít nhất là 2 năm
II. Yêu cầu cơ bản của báo cáo thực tập tốt nghiệp
-Việc đi thực tập là để sinh viên có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu thực tế. Sinh viên phải
thể hiện được sự nỗ lực và sự hiểu biết của mình thông qua các nội dung trong báo
cáo thực tập tổng hợp.
- Như vậy, bên cạnh những nội dung cơ bản như được gợi ý dưới đây, một yêu cầu
quan trọng là sinh viên phải mô tả được quy trình công việc tại nơi mình thực tập.
- Sinh viên có thể chọn một công việc (hoặc công đoạn) mà mình quan tâm nhất để
mô tả. Điều cốt yếu là, sinh viên phải mô tả được một cách tường minh quá trình
công việc đó trên thực tế (chứ không phải chỉ đơn thuần là chép lại chức năng nhiệm
vụ của các phòng, ban trong các tài liệu mà bất kỳ đơn vị nào cũng có). Để chứng
minh được sự hiểu biết này, sinh viên cần mô tả được những khó khăn, những vấn đề
nảy sinh ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành công việc trên, cũng như đưa ra được
một số nhận xét của bản thân. Làm được việc trên là đã thể hiện được logic: mô tả
được cặn kẽ và đưa ra được những nhận xét sắc bén tức là đã thấu hiểu thực tế; hiểu
được thực tế tức là đã hoàn thành được mục đích của việc đi thực tập. Nội dung này
nên được trình bày trong “Phần 2” như được chỉ ra ở dưới đây.
- Một số gợi ý về mô tả quy trình công việc sẽ được thể hiện ở cuối bản yêu cầu này.
1
III. Các yêu cầu bắt buộc khác và một số gợi ý
Yêu cầu bắt buộc khác
- Một báo cáo của đợt sau giống một báo cáo thực tập của đợt trước sẽ bị loại bỏ. Hai
báo cáo thực tập bất kỳ trong cùng một đợt mà giống nhau sẽ cùng bị loại bỏ.
- Nhất thiết phải có xác nhận (có đóng dấu) của đơn vị thực tập.


- Format báo cáo theo quy định về format kèm theo.
- Số liệu muộn nhất là 3 năm kể tính đến thời điểm nộp báo cáo.
Một số gợi ý
- Do việc mô tả toàn bộ nội dung công việc trong một doanh nghiệp là không khả thi nên
sinh viên có thể chọn một công việc cụ thể nào đó. Dưới đây là một số ví dụ:
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: mô tả một quy trình công việc trong một phân
xưởng nào đó.
+ Đối với một doanh nghiệp nhập khẩu: mô tả quy trình từ lúc chọn người cung ứng,
ký kết hợp đồng, vận chuyển, đến nhận hàng tại cảng; những mâu thuẫn, vướng mắc
có thể nảy sinh trong quá trình này.
+ Đối với một doanh nghiệp thương mại hoặc lắp đặt: mô tả quá trình tìm kiếm khách
hàng, ký kết hợp đồng; hoặc mô tả quá trình từ khi nhận được yêu cầu của khách
hàng, khảo sát địa hình, đến việc lắp đặt thực tế và những khó khăn trong quá trình
này; những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện các dịch vụ sau bán.
+ Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ cụ thể, mô tả một phần hành công việc hoặc
mô tả một dự án.
- Nhấn mạnh rằng, đây chỉ là một số ví dụ để sinh viên hiểu rõ hơn. Sinh viên hoàn
toàn có quyền chọn công việc và phạm vi rộng, hẹp của công việc đó tuỳ theo khả
năng của mình.
2
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
I. YÊU CẦU VỀ FORMAT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực tập tốt nghiệp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, hành văn mạch lạc, in
ấn sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị,
công thức.
Thuật ngữ khoa học cần sử dụng chính xác, thông dụng.
Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ (size): 13. Hệ soạn thảo Unicode.
Giãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1,3 lines.
Lề trên (top) 2 cm, lề dưới (bottom) 2 cm, lề trái (left) 3 cm, lề phải (right) 2 cm.

Số trang đánh ở giữa bên dưới, trang số 1 bắt đầu từ trang đầu tiên của phần 1.
Mục lục, nhận xét của giáo viên chấm thực tập tốt nghiệp, xác nhận của đơn vị thực
tập… không đánh số trang. Lưu ý sẽ không ghi chú thêm bất cứ nội dung gì ở đầu và
cuối mỗi trang (không ghi gì ở phần footer/header).
Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang. Nếu sử dụng bảng biểu giấy khổ A3 thì gấp giấy lại thành các trang có khổ nhỏ
hơn A4.
Số thứ tự của các phần, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng
số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách
nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số
tiểu mục (không nên chia tiểu mục quá 4 chữ số). Dưới các tiểu mục 3 chữ số dùng
dấu gạch ngang (-), dưới gạch ngang là các dấu cộng (+), không dung các ký hiệu khác.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp phải đóng bìa bóng kính, đủ dấu tiếng Việt, bìa cứng
màu xanh nước biển.
Trình tự các trang như mẫu kèm theo.
3
II. VIẾT TẮT
Chỉ viết tắt những từ hoặc cụm từ là danh từ, không dài quá và được sử dụng ít
nhất 5 lần trong thực tập tốt nghiệp.
Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.
Nếu dùng nhiều từ viết tắt, phải lập bảng các chữ viết tắt ở đầu thực tập tốt
nghiệp, xếp theo thứ tự ABC của chữ viết tắt.
Nếu dùng ít từ viết tắt, có thể viết toàn bộ cụm từ xuất hiện lần đầu với chữ viết
tắt trong ngoặc đơn mà không cần lập bảng các chữ viết tắt. Sau đó sử dụng chữ viết
tắt này
Ví dụ: Quản trị tài chính doanh nghiệp (QTTCDN) ở Mỹ. Quy định về
QTTCDN ở Việt Nam.
III. ĐÁNH SỐ THỨ TỰ BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC
Đánh theo số chương và thứ tự của bảng, hình vẽ, đồ thị, công thức trong phần
(Ví dụ: Bảng 2.3 là bảng thứ 3 trong phần 2, công thức 3.2 là công thức thứ 2 trong

phần 3).
Sau số bảng là tên của bảng (Ví dụ: Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Trung Quốc).
Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có). Thứ nguyên (đơn vị đo lường) cần theo
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.
Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích dẫn tài liệu
tham khảo và ghi ở bên dưới bảng, căn lề bên phải.
Bảng danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức phải có số trang (giống như
mục lục). Nếu Báo cáo thực tập tốt nghiệp có nhiều công thức thì không cần đưa các
công thức này vào bảng danh mục.

4
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
(size14)
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
(Bold, size30, in hoa)
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG PHƯƠNG BẮC
(Bold, size18-24, tùy theo số chữ, … của tên đề tài, in hoa)
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Đàm Thị Lan Hương
Mã sinh viên : A01712
Chuyên ngành : Tài chính - kế toán
(Bold, size14)
HÀ NỘI – 2011
(In hoa, size 14)

Ghi chú: In bằng bìa màu xanh nước biển.
5
MỤC LỤC
(Bold, size14, in hoa)
PHẦN 1. (Bold, size 13, in hoa)
1.1. (Bold, size 13)…………………………………………………………………
1.1.1. (Bold, Italic, size 13)
- Size 13…………………………………………………………………………
+ Size 13………………………………………………………………………
+ Size 13………………………………………………………………………
- Size 13………………………………………………………………………
+ Size 13…………………………………………………………………
+ Size 13……………………………………………………………………
- Size 13…………………………………………………………………………
1.1.2. …………………………………………………………………………
1.2. …………………………………………………………………………
1.2.1. …………………………………………………………………………
1.2.2.…………………………………………………………………………
PHẦN 2. ………………………………………………………………………
2.1. …………………………………………………………………………
2.1.1. …………………………………………………………………………
2.1.2. …………………………………………………………………………
2.2. …………………………………………………………………………
2.2.1. …………………………………………………………………………
2.2.2. …………………………………………………………………………
2.2.3. …………………………………………………………………………
PHẦN 3. ………………………………………………………………………
3.1. …………………………………………………………………………
3.1.1. …………………………………………………………………………
3.1.2. …………………………………………………………………………

3.2. …………………………………………………………………………
3.2.1. …………………………………………………………………………
3.2.2. …………………………………………………………………………
6
DANH MỤC VIẾT TẮT (sắp xếp theo vần a, b,c)
(Bold, size14, in hoa)
Ký hiệu viết tắt
(Bold, size size 13)
Tên đầy đủ
(Bold, size size 13)
HTKT Hạch toán kế toán
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
VND Việt Nam đồng
WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
(Bold, size 14, in hoa)
Trang
Bảng 1.1 (size 13)……………………………………………………… 3
Bảng 1.2 ……….……………………………………………………… 8
Sơ đồ 1.1……….………………………………………………… 11
Hình 1.1 ……….…………………………………………… 12
Công thức 3.2 …….………………………………………………… 48
……
…….
PHỤ LỤC
(Bold, size 14, in hoa)
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho
nội dung báo cáothực tập tốt nghiệp như: số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, đồ thị…

Phụ lục không được dày hơn phần chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp.
7
LỜI MỞ ĐẦU (dung lượng <= 1 trang)
8
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY (tên công ty)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (tên công ty)
Dung lượng: 1 – 1,5 trang
Trình bày các ý theo trình tự sau:
- Giới thiệu thông tin chung về công ty (Tên, Địa chỉ, Hình thức sở hữu, Cơ
quan chủ quản)
- Một số số liệu cơ bản về vốn (Vốn điều lệ, vốn pháp định,…)
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty (tên công ty)
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (tên công ty)
Vẽ sơ đồ dạng khối để minh họa và trích dẫn rõ lấy sơ đồ này từ nguồn nào, ví dụ:
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (Dung lượng: 2 trang, giải thích từ
trên xuống dưới, từ trái qua phải của sơ đồ)
1.3.1 Giám đốc

1.3.2 Phó giám đốc

1.3.3 Phòng kế toán
1.3.4 Phòng kỹ thuật
1.3.5 Phòng hành chính tổng hợp
9
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kỹ

thuật
Phòng hành
chính tổng hợp
Phó giám đốc
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY (tên công ty)
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty (tên công ty)
Liệt kê và giới thiệu chung về các lĩnh vực hoặc mặt hàng kinh doanh của công ty.
Nêu rõ lĩnh vực kinh doanh chính mang lại doanh thu chủ yếu do doanh nghiệp.
Dung lượng:<= 1 trang
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (tên công ty)
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
- Trong phần này cần trình bày rõ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp để biến đầu vào thành đầu ra.
- Có thể trình bày dưới dạng vẽ sơ đồ dạng khối minh họa. Mỗi khối tương ứng với
một bước thực hiện. Trích dẫn nguồn nếu không phải sinh viên tự tổng hợp mà đi xin
được từ đơn vị thực tập. Ví dụ:
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
- Mô tả công việc cụ thể của từng bước, ghi rõ: (hay Trình bày cụ thể từng bước trong
quy trình chung)
Bước 1:…
Bước 2:…
Dung lượng: 1,5 – 2 trang
2.2.2 Mô tả (ghi ngắn gọn tên công việc cụ thể mà sinh viên tham gia tại đơn vị thực
tập) tại bộ phận (ghi rõ tên bộ phận mà sinh viên trực tiếp thực tập)
Cách viết tương tự mục 2.2.1. Dung lượng 1 – 2 trang
(Xem thêm phần Một số gợi ý trong Yêu cầu cơ bản về BC thực tập tốt nghiệp)-trang 2
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (tên công ty) năm 2009
và năm 2010

10
Bước 1: … Bước 2:… Bước 3:…
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2009 và 2010 của công ty
(tên công ty)
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng/1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
Tuyệt đối Tương đối (%)
(A) (1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2)
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
1.000.000 810.000 190.000 23,46
(Nguồn: Phòng…)
- Bảng số không để quá 2 trang. Nếu bảng số ngắn thì co gọn vào 1 trang. Cố gắng
không để bảng số ở 2 trang.
- Dựa trên những số liệu trên để đưa ra nhận xét về sự biến động của doanh thu, chi
phí và lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009. Phần phân tích khoảng 1-1,5 trang. Ví
dụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng xxx đồng (số liệu ở cột
3), tương ứng là tăng yyy% (số liệu ở cột 4) so với năm 2009. Sự tăng lên này là do
đâu? Hay thể hiện điều gì?
- Số liệu: Dấu phân cách nhóm số là dấu “.” (dấu chấm). Dấu phân cách phần nguyên
và phần thập phân là dấu “,” (dấu phẩy)
- Số liệu cần thống nhất làm tròn đến 2 số sau dấy phẩy, ví dụ: 23,46 và 59,00
Chú ý: Phần phân tích này càng chi tiết, bài báo cáo thực tập càng được đánh giá cao.
Nên phân tích cụ thể từng nhóm chỉ tiêu chính trên báo cáo
11
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2010 và 2009 của công ty (tên công ty)
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/12
Đơn vị tính: Đồng/1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
Tuyệt đối Tương đối (%)
(A) (1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2)
(Nguồn: Phòng …)
- Bảng số không để quá 2 trang. Nếu bảng số ngắn thì co gọn vào 1 trang. Có thể trình
bày bảng cân đối kế toán rút gọn. Cố gắng không để bảng số ở 2 trang.
- Cách phân tích, chú ý và dung lượng tương tự như 2.3.1
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty (tên công ty)
- Dung lượng cho toàn bộ mục 2.4: > 3 trang
Nếu sinh viên thực tập tại công ty
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn = Tổng TS ngắn hạn /Tổng tài sản
Tỷ trọng Tài sản dài hạn = Tổng TS dài hạn /Tổng tài sản
Tỷ trọng Nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng Vốn CSH = Tổng vốn CSH / Tổng nguồn vốn
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TS ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh = (Tổng TS ngắn hạn – Kho) / Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + Các khoản tương đương tiền) / Tổng
nợ ngắn hạn
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH = Lợi nhuận ròng / Vốn CSH bình quân
Nếu sinh viên thực tập tại ngân hàng
Sinh viên cần thống kê và phân tích các bảng số liệu sau:
12
 Tình hình huy động vốn

 Tình hình hoạt động cho vay
 Hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, như: hoạt động bảo lãnh, hoạt động
đầu tư, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán và ngân quỹ…
 Tình hình thu nhập, chi phí của ngân hàng
2.4.1. Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động:
 Tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động = Tổng dư nợ cho vay/Tổng
nguồn vốn huy động tại đơn vị
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
 Hệ số khả năng chi trả = Tài sản Có có thể thanh toán ngay/Tài sản Nợ phải
thanh toán ngay
 Hệ số giữa tiền gửi giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn = Tiền gửi giao dịch/ Tiền
gửi có kỳ hạn
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
 Hệ số nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
 Hệ số nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
 Hệ số nợ xấu trên nợ quá hạn = Nợ xấu/Nợ quá hạn
 Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
 Hệ số thu nhập trên chi phí = Tổng thu nhập/Tổng chi phí
 Hệ số thu nhập từ lãi trên tổng CF trả lãi = Thu nhập từ lãi/Tổng CF chi trả lãi
 Hệ số hiệu quả sử dụng vốn vay = Thu nhập từ hoạt động cho vay/Tổng dư nợ
cho vay bình quân
Ghi chú:
1. Nếu sinh viên thực tập tại Hội sở chính có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu tài
chính sau:
 Thu nhâp/Tổng tài sản bình quân
 Chi phí/Tổng tài sản bình quân
 ROE = LNST/VCSH bình quân
 ROA = LNST/Tổng tài sản bình quân
2. Sinh viên thực tập tại ngân hàng chú ý về việc lấy số liệu như sau:

13
 Thực tập tại Điểm giao dịch: lấy số liệu về tình hình hoạt động KD của Phòng
giao dịch trực tiếp quản lý hoặc số liệu của chi nhánh trực tiếp quản lý
 Thực tập tại Phòng giao dịch: lấy số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh
của Phòng giao dịch hoặc lấy số liệu của chi nhánh trực tiếp quản lý
 Thực tập tại Chi nhánh: lấy số liệu về tình hình hoạt động KD của chi nhánh
 Thực tập tại Hội sở chính: lấy số liệu về tình hình hoạt động kinh của HSC
Cách trình bày số liệu phân tích (phần từ 2.4.1 đến 2.4.4), ví dụ
Bảng 2.3: Khả năng thanh toán của công ty (tên công ty)
ĐVT: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm2010 Năm 2009 Chênh lệch
1. Khả năng thanh

toán hiện thời
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
2. Khả năng thanh
toán nhanh
(TSNH-Hàng tồn kho)
Tổng nợ ngắn hạn
3. Khả năng thanh
toán tức thời
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2010 tăng/giảm so với 2009 xxx lần.
Điều này là do đâu? Thể hiện điều gì?
2.5 Tình hình lao động tại công ty (tên công ty)
Một số vấn đề cần trình bày, ví dụ:
- Số lượng lao động

- Trình độ lao động
- Tình hình thu nhập
- Các chế độ đãi ngộ
- Các chế độ đào tạo
- Định hướng phát triển
nguồn nhân lực…
(Có thể kẻ bảng thống kê số lượng lao động, trình độ lao động và thu nhập bình quân)
Dung lượng: 2 trang
14
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Môi trường kinh doanh
Cách viết: Mỗi thuận lợi hay khó khăn nên tách thành một ý riêng biệt và viết thành
một đoạn văn ngắn gọn. Đầu đoạn văn có một câu khái quát nội dung của cả đoạn.
Dung lượng: 1,5 – 2 trang
3.1.1 Thuận lợi
Ví dụ:
Ít đối thủ cạnh tranh: Giải thích tại sao lại nói là ít đối thủ cạnh tranh? Ít đối thủ
cạnh tranh thì tác động gì đến công ty?
3.1.2 Khó khăn
Chú ý: Thuận lợi và khó khăn là những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, tức là
yếu tố bên ngoài mà đơn vị không chi phối được.Ví dụ: Bối cảnh nền kinh tế, lực
lượng lao động, xu hướng phát triển ngành, các lực lượng cạnh tranh. Không nên
nhầm lẫn với Ưu điểm và Tồn tại là những yếu tố bên trong đơn vị.
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty (tên công ty) và biện pháp khắc phục
Cách viết: Mỗi ưu điểm hay tồn tại nên tách thành một ý riêng biệt và viết thành một
đoạn văn ngắn gọn. Đầu đoạn văn có một câu khái quát nội dung của cả đoạn. Dung
lượng: 2 – 3 trang
3.2.1 Ưu điểm
3.2.2 Tồn tại
Ví dụ:

Bộ máy quản lý cồng kềnh: Giái thích tại sao nói bộ máy quản lý cồng kềnh? Điều
này gây ảnh hưởng gì đến công ty?
3.3 Biện pháp khắc phục
Chú ý: Mỗi biện pháp khắc phục viết thành đoạn văn ngắn gọn. Biện pháp khắc phục
phải tương ứng với mỗi tồn tại nêu ra ở mục 3.2.2 chứ không nêu chung chung. Ví dụ:
Để khắc phục vấn đề bộ máy quản lý cồng kềnh, công ty cần…
3.4 Định hướng phát triển của công ty (tên công ty)
Mỗi định hướng viết thành một đoạn văn ngắn gọn. Chú ý: Định hướng phát triển
tương đương với những chiến lược phát triển dài hạn của đơn vị chứ không phải
những công việc cụ thể cần làm trong ngắn hạn.
Dung lượng: 1 trang
15
LỜI KẾT
16

×