TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA KINH TẾ - QTKD
===000===
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------------------
Đà Lạt, ngày 03 tháng 01 năm 2011
THÔNG BÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỚP KẾ TOÁN K33 TRUNG CẤP
Thực hiện kế hoạch đào tạo của lớp Kế toán K33 Trung cấp, khoa Kinh tế - QTKD
thông báo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của học sinh như sau:
I. THỜI HẠN THỰC TẬP
- Thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp: từ 20/02/2011 đến 08/5/2011.
II. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
Học sinh tập trung nghe hướng dẫn thực tập và phân công giảng viên hướng dẫn
(GVHD). Sau đó học sinh liên hệ với GVHD để chuẩn bị đề cương và các công việc cho
thực tập. Thời gian chính thức thực tập tính từ ngày 01/03/2011 đến 05/5/2011. Học sinh
nộp một bản hoàn chỉnh (kèm theo CD ghi nội dung bài thực tập tốt nghiệp) cho GVHD
trước ngày 08/5/2011. Sau thời hạn trên, bất kể lý do gì học sinh không nộp bản hoàn
chỉnh cho GVHD để nộp về Khoa đều bị xem là không hoàn thành thực tập.
III. CÁC VẤN ĐỀ CHÚ Ý
1. Trách nhiệm của học sinh
- Sau khi có danh sách phân công GVHD, học sinh phải liên hệ với GVHD để thống
nhất quy trình và các chỉ dẫn cần thiết (qua điện thoại hoặc các hình thức khác). Học sinh phải
thực hiện đề tài do GVHD đã thống nhất. Đề cương chuyên đề tốt nghiệp phải được GVHD
phê duyệt. Học sinh phải thường xuyên thông báo tiến độ thực hiện đề tài (02 tuần/lần) với
GVHD và thực hiện nghiêm túc theo quy định của Khoa.
- Mỗi đơn vị chỉ được thực tập tối đa 02 học sinh và phải làm đề tài khác nhau. Nếu
học sinh vi phạm các quy định này sẽ không được công nhận kết quả thực tập và chuyên đề
tốt nghiệp.
- Học sinh không thông qua đề cương với GVHD theo quy định, nộp trễ đề cương,
bản thảo hoặc bản chính sẽ bị điểm 0, không được xét thực tập ở đợt tiếp theo.
- Những học sinh bị phát hiện sử dụng chuyên đề của người khác sẽ chịu hình thức kỷ
luật đuổi học.
2. Đơn vị thực tập
Học sinh có thể thực tập ở các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu như tập đoàn,
tổng công ty, công ty liên doanh, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công
ty tư nhân,… mọi loại hình kinh doanh như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng và các
định chế tài chính,…
1
Học sinh phải xuất trình giấy giới thiệu cho lãnh đạo doanh nghiệp; đề xuất nội
dung và thời gian làm việc. Sau khi được chấp thuận phải nghiêm túc chấp hành nội quy cơ
quan và lịch làm việc. Học sinh không được sử dụng kết quả thực tập làm phương hại đến
lợi ích và uy tín của doanh nghiệp.
3. Giảng viên hướng dẫn
Giảng viên hướng dẫn phải trực tiếp thống nhất đề tài với học sinh và nộp một bản
đề cương chi tiết của học sinh về Khoa chậm nhất là 10 ngày sau thời gian chính thức
thực tập; hướng dẫn học sinh cách thức liên hệ và thông báo cho Khoa biết tình hình thực
hiện đề tài của học sinh nhất là khi có những tình huống bất thường; đôn đốc học sinh thực
hiện đúng các yêu cầu về tiến độ cũng như chất lượng chuyên đề; nộp bản chính chuyên đề
tốt nghiệp (kèm theo đĩa mềm hoặc CD) và bảng điểm về Văn phòng khoa hạn cuối là
ngày 10/5/2011.
4. Đề tài thực tập
Học sinh có thể lựa chọn đề tài theo các định hướng sau:
- Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp.
- Phân tích công tác kế toán tiền lương, lao động,…
- Phân tích công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định
kết quả kinh doanh.
- Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
- Phân tích công tác quản lý hàng tồn kho, quản lý tiền mặt,… tại doanh nghiệp.
Tên đề tài phải xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu tại một doanh nghiệp cụ thể,
ví dụ: “TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ABC – TP.HCM”.
5. Bố cục của chuyên đề tốt nghiệp
Trang bìa ngoài (giấy cứng), trang bìa lót (giấy thường) (về hình thức của các trang
bìa: xem phụ lục dưới đây);
Thứ tự trình bày các phần: Trang bìa, lời cam đoan, lời cảm ơn, nhận xét của cơ
quan thực tập, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, nhận xét của Khoa Kinh tế - QTKD,
mục lục, lời nói đầu, phần I, phần II, phần III, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu
có).
Mục lục: Nêu các phần chính và số trang ( chỉ viết các mục có 3 chữ số)
Lời nói đầu: Nêu lý do lựa chọn đề tài, nội dung đề tài, ý nghĩa, giới hạn, bố cục
của đề tài, phương pháp nghiên cứu (từ 1–2 trang);
Phần I: Nêu cơ sở lý thuyết của đề tài, chỉ viết về phần nội dung có liên quan trực
tiếp đến đề tài và là cơ sở để phân tích xem xét các vấn đề thực tiễn mà đề tài nghiên cứu
(từ 7-10 trang);
Phần II: Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp về lĩnh vực mà đề tài quan tâm giải
quyết. Giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp, quá trình hình thành và phát triển, quy mô, lĩnh
2
vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh,… Tìm hiểu, phân tích chi tiết các vấn đề, có các số
liệu cần thiết để mô tả minh hoạ trong khoảng thời gian hợp lý gần nhất (tối thiểu 20
trang);
Phần III: Các giải pháp và kiến nghị, trên cơ sở thực tiễn, kết hợp lý thuyết sẽ nêu
ra phương hướng giải pháp hoàn thiện, kiến nghị đề xuất thực hiện tại doanh nghiệp. Chú ý
đi đúng trọng tâm đề tài (khoảng từ 7-15 trang);
Kết luận: Tóm tắt và đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài và về doanh nghiệp
(khoảng 1–2 trang);
Tài liệu tham khảo: Trình bày danh mục tài liệu tham khảo (xem hướng dẫn mục
6.3 dưới đây)
Phụ lục: các bảng biểu, đồ thị, hình ảnh,… (nếu có, xem hướng dẫn ở mục 6.4).
6. Về hình thức trình bày
6.1. Soạn thảo văn bản
Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng font chữ Times New Roman (thuộc bộ font
Unicode) hoặc Vni-Times (thuộc bộ font VNI Windows), hoặc .Vntime (thuộc bộ font
TCVN3 ABC) (trong chuyên đề chỉ được dùng một trong ba font chữ nói trên), cỡ chữ 13
(các bảng số liệu có thể sử dụng cỡ chữ nhỏ hơn); mật độ chữ bình thường, không được
nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái 3,5cm,
các lề khác 2,0cm; số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy (bắt đầu đánh
số trang từ Lời mở đầu). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy
thì đầu bảng là lề trái của trang (nên hạn chế cách trình bày này); không sử dụng Header
và Footer.
Chuyên đề tốt nghiệp được in trên giấy trắng khổ A4 (in một mặt); bìa ngoài của
chuyên đề tốt nghiệp là bìa cứng màu hồng có giấy bóng (in màu – có logo trường Đại
học Đà Lạt – học sinh liên hệ với GVHD để nhận file Logo).
6.2. Tiểu mục
Các tiểu mục của chuyên đề tốt nghiệp được đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 04 chữ số với số thứ nhất chỉ số thứ tự của phần (xem minh hoạ dưới đây):
LỜI MỞ ĐẦU
Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
1.1...................
1.2.................
1.2.1.............
1.2.2...............
1.2.2.1......
1.2.2.2........
3
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty ABC – Tp.HCM
2.1...................
2.2.................
2.2.1.............
2.2.2...............
2.2.2.1......
2.2.2.2........
Phần 3: Một số giải pháp, kiến nghị…
3.1...................
3.1.1...................
3.1.2...................
3.2.................
3.2.1.............
3.2.2...............
KẾT LUẬN
(Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, tức là không thể có tiểu mục
2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo).
6.3 Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm,
không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng
ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thứ tự:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành:
o Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
o Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên
trước họ.
o Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào
vần T, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B,…
- Năm xuất bản (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- Tên sách, tên tài liệu hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
- Nhà xuất bản hoặc nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
Nếu tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách,… thì ghi
đầy đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả.
4
- Năm công bố (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
- Tên tạp chí, tên cuốn sách.
- Số tạp chí (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- Các số trang, (gạch ngang giữa 2 chữ số, dấu chấm kết thúc).
6.4. Phụ lục
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội
dung chuyên đề như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh,…
Nếu chuyên đề sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu
này phải được đưa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý
kiến, không được tóm tắt hoặc sửa đổi.
Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong phụ lục
của luận văn.
Phụ lục không được dày hơn phần chính của chuyên đề tốt nghiệp.
7. Nhận xét
- Nhận xét của đơn vị thực tập:
Học sinh cần đề nghị Ban Giám đốc đơn vị thực tập nhận xét về các nội dung sau:
- Thái độ chấp hành kỷ luật tại nơi thực tập.
- Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp về mặt thực tiễn, những kết quả của chuyên đề
tốt nghiệp có khả năng ứng dụng vào quản lý tại đơn vị.
Thẩm quyền ký xác nhận chuyên đề tốt nghiệp: Ban Giám đốc của đơn vị (lãnh đạo
đơn vị ký tên và đóng dấu xác nhận).
- Nhận xét của giảng viên:
Do GVHD nhận xét sau khi nhận được bản chuyên
đề tốt nghiệp hoàn chỉnh của sinh viên.
- Nhận xét của Khoa KT-QTKD:
Ban Chủ nhiệm khoa nhận xét sau khi GVHD
nộp chuyên đề tốt nghiệp của học sinh về Khoa.
Những chuyên đề tốt nghiệp không có nhận xét đầy đủ các yêu cầu trên xem như
không hợp lệ.
Toàn thể GVHD và học sinh thực tập phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của
Khoa, đúng tiến độ và chất lượng.
KHOA KINH TẾ - QTKD
5
Nơi nhận:
- Giảng viên hướng dẫn
- Các lớp thực tập
- Trợ lý giáo vụ
- Lưu văn phòng Khoa