Vài nét về kiểm tra đánh giá
học sinh bằng trắc nghiệm
khách quan (Phần 2)
Trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn
a. Cấu trúc câu trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm có câu trả lời ngắn và
cách trả lời
Loại trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thực chất
chỉ là một loại, chúng chỉ khác nhau về dạng thức của vấn đề đặt ra:
– Nếu được trình bày dướidạngcâu hỏi,ta gọi là trắc nghiệm có câu trả lời
ngắn. Để trả lời, học sinhphải tự mình đưa ranhững câu trả lời ngắnhoặc lựa chọn
sử dụng câu trả lời ngắnđúng nhất trong số các câu trả lời ngắn chotrước.
– Nếu được trình bày dướidạngmột câuphát biểu chưađầy đủ (chỗ khuyết
được điền kí hiệu “ ”, thì loại này gọi là trắcnghiệm điền khuyết. Để trả lời loại
câu trắc nghiệmnày, họcsinhphải tự mìnhđưa ra nhữngtừ hay cụm từ thích hợp
điền vào chỗ trống sao chophùhợp hoặc lựa chọn sử dụng những từ hay cụmtừ
phù hợp nhất trong số các từ hay cụm từ cho trướcđể điền vào chỗ trống.
b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả
lời ngắn
– Họcsinh có cơ hội được trìnhbày những câu trả lời theo ý kiếnchủ quan
của mình, phát huy đượcóc sáng tạo củahọc sinh.
– Phương pháp chấm điểm nhanhhơn,tuy nhiênviệc cho điểm đôi khi vẫn
còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của giáo viên, tínhkhách quancủa việc cho
điểm cóphần bị giảm bớt.
– Loạitrắc nghiệm điềnkhuyết vàtrắc nghiệm cócâu trả lời ngắndễ soạn
hơnloại ghépđôi, nhưng có độ tin cậy cao hơn.
– Loạitrắc nghiệm điềnkhuyết vàtrắc nghiệm cócâu trả lời ngắnthích hợp
cho những vấn đề có yêu cầu tính toán,đánh giámức độ hiểu biết các nguyên lí,
giảithích sự kiện , đồngthờinó còn giúphọc sinhrèn luyện đượctrí nhớ khi học.
c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu
trả lời ngắn
– Khi soạn thảo,giáo viênthường có khuynhhướng trích nguyên văn các câu
từ sách giáo khoasau đó tạo chỗ khuyết bằng cáchbỏ đi một số từ hay cụm từ nhất
định trong câu, điều đó làm mấttính sáng tạo khi trả lời của học sinh.
– Giáo viên có thể đánhgiá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo(do khác với ý
của giáo viên), nhất là khihọc sinh đọctheo sách vàtài liệungoài sách giáo khoa.
– Nhiều câu hỏi loại điềnkhuyết ngắnvà gọn có khuynh hướngđề cập đến
những vấn đề không quantrọng hoặc khôngliên quan nhau.Phạmvi khảosát
thường bị thu hẹp, nhằm vàochi tiết hay các sự kiện vụn vặt.
– Các yếu tố như chữ viết, đánh vầnsai, có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá
câu trả lời.
– Việcchấm bài mất tươngđối nhiều thời gian và thiếuyếu tố khách quan.
Giáo viên có thể phải cho điểmmột phần haytoànphần chomột câu trả lời khác
với đáp án củagiáo viên khisoạn thảo bài kiểmtra.
– Khi câu điềnkhuyết có nhiều chỗ trống, học sinh có thể bị rối trí,kết quả là
điểm số thường có độ tương quancao vớimức thông minhhơn làvới thành quả
học tập của học sinh, do đó độ giá trị của bài kiểm tra giảm.
– Việcchấm bài khôngthể thực hiện bằngmáy như mộtsố hìnhthức trắc
nghiệmkhác.
d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc
nghiệm có câu trả lời ngắn
Khi soạnthảo các câu trắc nghiệm điền khuyết cần lưu ýnhững điểm sau:
– Nênsử dụngloại câu hỏi này khi chỉ có duy nhất mộtcâu trả lời đúng.
– Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, học sinhphải biết được các chỗ trống cầnđiền
thêmhay câu trả lời phải thêm vào dựatrên nhữngtiêu chí nào, dựatrênkiến thức
căn bản nào.
– Tránhlấy nguyên văn các câu có sẵn trong sách giáokhoa để tránh việc học
sinh phải học thuộc lòng.
– Tránhviết các câu có nội dung diễn tả mơ hồ, khó hiểu.
– Chỉ nên chừa trống những chữ có ý nghĩa quan trọng.
– Khi chỗ trống cần điềnlà một số đo, nên nói rõ để học sinhbiết phải ghi
thêmđơn vị.
– Nênđặt chỗ trống vào cuối câu hỏi hoạcphần giữa câu hỏi hơn là đầu câu.
– Trongmột câu, không nên chừa trống quánhiều chữ trọng yếu.
– Các khoảng trống trong một câu nên có chiều dài bằngnhau để học sinh
khôngliên tưởng đến độ dài hay ngắn của cácchữ cần điền thêm vào.
Vài nét về phương pháp kiểm
tra đánh giá học sinh bằng trắc
nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá kết quả học tập của
học sinh bằng các câu hỏi Trắc nghiệm khách quan. Thuật ngữ “khách
quan”ở đây để chỉ tính chất khách quan khi chấm bài. Tuy nhiên, về mặt nội
dung, cấu trúc, đặc điểm của các câu hỏi có ảnh hưởng bởi tính chất chủ quan
của người soạn câu hỏi. Trắc nghiệm khách quan có các loại sau:
1. Trắc nghiệm ghép đôi (Trắc nghiệm xứng – hợp)
a. Cấu trúc câu trắc nghiệm ghép đôi và cách trả lời
Trắc nghiệm ghép đôi (còn gọilà trắc nghiệm xứng – hợp)có cấu trúc gồm
hai cột: Cột bêntrái vàcột bênphải, mỗi cột gồmdanh sách các phần tử (những
chữ, nhóm chữ, câu ). Dựa trên tiêu chuẩn về mặt kiếnthức địnhtrước, học sinh
phải ghép đúng từng cặp phần tử ở hai cột với nhau saocho phùhợp về nội dung.
Để đo lườngkiến thức về các mối tương quan, họcsinhcó thể ghép các từ
với ýnghĩa tương ứng;ghép cácphát minh khoa học với tên các nhà bác họcđã
khámphá; ghépcác biến cố với ngày tháng xảyra biến cố; ghép các chữ, tên với
các phần khác nhau củamột giản đồ, bản đồ
Số phần tử ở hai cột có thể bằng nhauhay khác nhau,tuy nhiêntrên thực tế
ta thườngcho số phầntử ở cộtbên tráikhông bằng số phần tử của cột bên phải, vì
rằng khisố phần tử của hai cột bằng nhauthì khihọc sinh ghép đôi, hai phầntử
cuối cùng mặcnhiên được ghép với nhaumà không phải lựa chọn.
b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm ghép đôi
– Loạitrắc nghiệm ghép đôirấtthích hợp với các câu hỏibắt đầu bằng
những chữ “ai”, “ở đâu”, “khinào”,“cái gì”. Các giáoviên có thể dùngloại này để
cho học sinh ghép một số từ ghi trong cột bên trái với mộtsố từ ghi trongcột bên
phải sao cho phù hợp về nội dung cân kiểm tra.
– Các câu hỏi trắc nghiệmghépđôi dễ viết và dễ dùng, đặcbiệt rất thích hợp
khi cần kiểm tra với mụctiêuở mức độ kiến thức không cao lắm,nhất là với đối
tượng là học sinhở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
– Khi soạn thảocâu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi, điềudễ thấy nhất là đỡ tốn
giấy (tất nhiên,đối với kinhphí củamộttrường phổ thông, điềunày không thật
khôngthật sự gây khó khăn lớn).
– Khi sử dụng loại câuhỏi trắcnghiệm ghép đôiđể kiểmtra, đòi hỏi học sinh
phải cósự chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết, khả năng diễn rasự đoán mò khi
làm bài giảm nhiều,nhất là khi bài kiểm tra trắc nghiệm ghép đôi có từ tám đến
mười phần tử.
– Loạitrắc nghiệm ghép đôicó thể dùngđể đo lường các mức trí năng khác
nhau, nó đượcxem là hữu hiệu trongviệc đánhgiá khả năng nhận biết cáchệ thức
hay thiết lậpcác mối tương quan.Nếu được soạnthảo mộtcách khéo léo thì loại
trắc nghiệmghép đôi có thể được dùng để đo lườngnhững mức trínăng caohơn.
c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm ghép đôi
– Đối với mục tiêu cầnđo lường các mức kiến thức có tầm trí năngcao, việc
soạn thảo câu hỏi cần rất nhiềuthời gianvà cũngđòi hỏi nhiều côngphu, nên các
giáo viênthườngchỉ dùng loại câu trắc nghiệm ghép đôi để trắcnghiệm các kiến
thức về ngàytháng, tên,định nghĩa, biến cô, công thức, dụng cụ hoạc để lập các hệ
thức,phân loại. Đây là một hạn chế xuất phát từ chủ quan của mỗigiáo viên.
– Đối với các mục tiêunhư thẩm định các khả năngsắpđặt, ápdụng kiến
thức,vận dụngnguyênlí , loại trắc nghiệm ghép đôi là không thích hợp.
– Nếu số lượng các phầntử trongmỗi cột quádài,học sinh phải mất nhiều
thời gian để đọc nội dung của cả haicột mỗi lần muốn ghép đôi.
d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm ghép đôi
– Số phần tử trong mỗicột phải thích hợp(khoảng 5đến8 phần tử là vừa).
Nếu số phần tử quá nhiều, học sinhsẽ gặp nhiều khókhănkhi lựa chọn và mất
nhiều thời gian dành cho kiểm tra. Nếu số phầntử quá ít, tínhmay rủi khilựa chọn
sẽ tăng, kết quả kiểm trasẽ thiếu chính xác.
– Số phần tử ở cột bên trái nênnhiều hơnsố phần tử ở cột bên phải, mỗi
phân tử ở cột bên phải cóthể được dùngnhiềulần, điều này có tácdụnggiảm bới
yếu tố may rủi khihọcsinh lựa chọn.
– Khi soạn thảo,cần phải xác định rõ cáctiêu chuẩn để ghép tươngứng các
phần tử ở haicột và phải nêu rõmỗi phần tử ở cộtbên trái có thể được dùng một
lần haynhiêu lầntrongquá trìnhghép đôi.
– Các câu hỏi soạn thảo nên có tínhđồng nhất, hoặc có liênhệ với nhau. Các
phần tử trongcột bêntrái nên được sắp xếp theomột thứ tự hợp lí nàođó, còn các
phần tử trongcột bênphải có thể sắp xếp một cáchngẫu nhiên.