Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.73 KB, 10 trang )

Sử dụng thí nghiệm và các
phương tiện hiện đại trong
dạy học vật lí
VL làmôn khoahọc thực nghiệm,do đó việckhai tháccác TNnhằm tạo ra
tình huống có vấn đề là mộtthế mạnh rất cần được phát huy. Sử dụng TNmở đầu
để tạora tình huống có vấn đề tạo ra sự hứng thú, thu hútsự chú ý đối vớiHS, đặt
HS vào những tình huống có vấn đề và làm cho HS tích cực, chủ động trong việc tìm
hiểu giải quyết vấn đề. Khi sử dụng TNtrong giai đoạn này, GV cần chú ýphải làm
thế nào để thông qua TN, gây được cho HSsự ngạc nhiên, tạo ra được những sự
khókhăn nhất định về mặt nhận thức đối với vấn đề đặt ra, HS chưa biếtcách giải
thích hiện tượng, sự vật, quá trình của thực tế, chưa thể đạt tới mục đích bằngcách
thức hành độngquen thuộc. Tìnhhuống này kích thích HS tìm tòi cách giải thích
hay hành độngmới. Thôngqua TN,HS phải thấy đượctại sao những gì các em
quan sát được cóvẻ khác với những dự đoán trong suyluận củachính các em, từ
đó dần đưa HS vào những bài toán nhậnthứcđể HS tíchcực hoạtđộng hơn,coi
việc giải quyết vấn đề tiếp theo như một nhiệm vụ mà chính các em tự đặt ra, đồng
thời tạo cho các emmột niềm vuinhận thức mới.
1.3.2. Sử dụng thí nghiệm đúng lúc để giải quyết vấn đề cụ thể
Ngoài việc sử dụngTN để tạo ra tình huống có vấn đề,TN còn đượcsử dụng
ngay trong quátrình giải quyết vấnđề.
Thôngqua TN,bằng cáchquan sát diễn biến của hiện tượng xảy ra, ghi chép
số liệu từ TN, HS có thể thu nhận đượcmột số thông tin nhất định từ nhữngvấn đề
đang học. Dựa trên những thông tinthu đượcHS có thể sơ bộ dự đoánvề tính chất
của cácsự vật, về nguyên nhâncủa hiện tượng… Việc đưaTN ra đúng lúc không
những có tác dụng kiểm tra dự đoán của HS trước mộtvấn đề đã được nêura, mà
còn khuyến khíchđược HSmạnhdạn đưa ranhữngsuy nghĩ riêng của mình. Khi
những dự đoán suyluận củaHS đượcTN xác nhận là đúng mộtcách kịp thời thìHS
sẽ rất phấn khởi, tin tưởng hơn vào bản thân, dần khắc phục tâm lí thườnggặp ở
HS là sự thiếu tự tin vào bảnthân.
1.3.3. Kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh
đểkích thích hứng thú và rèn luyện kĩ năng chohọc sinh


Cả lí luận và thực tiễn dạy học chothấy, đối với HS phổ thông,bản thân HS
khôngthể tự sử dụng thành thạo các TN, lắp ráp tiến hành các TN mộtcách có hiệu
quả nếu không cósự hỗ trợ,hướngdẫn của GV.Khi làm TNkhông thành công, HS
thường tỏ rachán nản và mấtđi lòng tự tinvào bản thân. Chính vì vậy mà GV cần
phải kiên trì, có kế hoạch tỉ mỉ vàvận dụngkết hợpTN của GVvà TNcủa HSđể rèn
luyện dần những khả năng tối thiểu mà mộtHS cần phải đạt được. Điều này đặc
biệt quantrọng với HS, làm cho các em có điều kiện tiếp xúc với các dụng cụ đo
lường, thiết bị kĩ thuật thôngdụng trongcuộcsống hàng ngày.
Việc kếthợp TNbiểu diễncủa GVvà TN củaHS còntạo ra ở các emmột tinh
thần saymê học tập, hamhiểu biếtkhoa học, tìm tòinghiên cứu và trêncơ sở đó
mớicó thể nảy sinh ranhững vấn đề hay, những vấn đề lí thú vàbổ ích cho cácgiờ
học VL.
Để việckết hợpthí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệmhọc sinh
đạt hiệu quả, nhằm kích thích tính tích cựccủa HS, GV không nênchỉ cho HS quan
sát kếtquả cuối cùng, trướckhiđi đến nhữngkết luận, cầnbiểu diễn TN sao cho
HS thấy được quá trình vận độngcủa hiện tượng, cần giới thiệuthí nghiệm dưới
dạng phân tích, sosánh, trình bày thínghiệm như một quá trình nghiêncứu vàtổ
chức cho HS thamgia vào quá trình nghiên cứu đó qua một hệ thống các câu hỏi
theo haidạng cơ bản là dự đoán hiệntượng sẽ xảy ra và giải thích các hiện tượng
đã quan sát được.
1.3.4. Chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập thí
nghiệm
Bài tậpTN là loại bài tập đòi hỏi phải làmTN để kiểm chứnglời giải lý thuyết
hoặc để tìm nhữngsố liệu cầnthiết cho việc giải bài tập.
Bài tậpTN có tác dụng tốt về cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng vàgiáo dục kĩ
thuật tổng hợp, đặcbiệt nó giúp làm sángtỏ mối quan hệ giữalí thuyết và thực
tiễn. Thôngqua các bài tập TN, có thể rèn luyện tư duy cho HS, nângcaokhả năng
độc lậpsuy nghĩ, tuy nhiên, để làm đượcđiều này thì kĩ năng TNcủa HSphải đạt
được trìnhđộ nhất định nào đó.
Cũng cầnchú ý rằng, trong các bài tập TN thì TN chỉ cho các số liệu để giải

bài tập, chứ khôngcho biết tại saohiện tượnglại xảy ra như thế, cho nên phầnvận
dụngcác địnhluật VL để lí giải các hiện tượngmới là nội dung chính củabài tập
TN.
1.3.5. Thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và tiến hành
các thí nghiệm đơn giản nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh
Có thể nói rằng, việcthảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và
tiến hànhcác TNđơn giản là côngviệc cựckì khó khăn và rất khó thực hiện ở các
trường phổ thông trong điều kiệnhiện nay. Ngoài nhữngnguyên nhân chủ quan từ
phía GVvà HS, thì một nguyên nhânkhác rấtkhokhắc phụclà thời gian dành cho
việc thảo luận là khá dài,trong khiđó thời gian của một giờ học VL là có hạn. Tuy
nhiên,nếu thựchiện đượcthì đây quả là mộtbiện pháp hữu hiệu nhất,phát huy
được tổng lực của tất cả các biệnpháp nêu trên. Việc trao đổi thảo luận sẽ rèn
luyện cho HS khả năng diễnđạt tư tưởng rõ ràng, lập luận chính xác, học tậpđược
kinh nghiệm của các bạn,đồng thời phát triển được tư duysángtạo về mặt kĩ
thuật. Khi các TNđược hình thành từ chính ý tưởng sáng tạo của các em, được làm
từ chính bàn taycủa cácem thìcác em sẽ có niềm vui lớn lao, sự tự tin về khả năng
của bản thân đượcnâng cao, từ đó tínhchủ động, sáng tạo khoa học của HSđược
pháttriển hơn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
2.1. Các phương tiện trực quan trong dạy học
2.1.1. Chức năng của phương tiện trực quan
Phương tiện trực quanbaogồm mọi thiết bị và thiết bị kĩ thuật từ đơn giản
đến phức tạp được dùng trong quátrình dạyhọc để hỗ trợ choquá trình dạy và
học của GV và HS.Phươngtiện trực quancó tác động trực tiếp đến giác quan của
người học, qua đó những thông tinđược HStiếp thuvà xử lí.
Tuỳ theo quan điểm lí luận nhận thức hay quan điểm về lí luậndạy học mà
phươngtiện trực quancó nhữngchức năng khác nhau.
– Theo quan điểm của lí luận nhận thức, phươngtiện trực quangóp phần hỗ
trợ cho quá trình nhận thứccủa HS,định hướng hoạtđộng nhận thức của HS trong
quá trìnhdạy họcvà kích thích hứng thú hoạtđộngnhận thứccủa HS. Ngoài ra,

phươngtiện trực quancòn góp phần phát triển năng lực làmviệc độc lập, sángtạo
của HS,qua đó góp phần rèn luyện phẩm chất của người lao độngmới.
– Theo quan điểm của lí luận dạyhọc, trước hết phương tiện trựcquan là
một phương tiện để hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, góp phần nângcao
chất lượng kiến thức. Sử dụng phương tiệntrực quan góp phần đơn giản hoá các
hiện tượng,quá trình VLvà kích thích hứngthú học tập của HS.Ngoài ra,việc sử
dụngphương tiện trựcquan còncó tác dụngnâng cao cường độ laođộng, họctập
của HS.
2.4.2. Các loại phương tiện trực quan
Phương tiện trực quantrongdạy học có thể phân thành 2nhóm gồm: các
phươngtiện dạy học truyền thống và các phương tiệnnghe nhìn.
– Các phương tiệntrựcquan truyền thống thường được dùng phổ biến trong
nhà trường có thể kể đến là: Cácvật thật trong đờisống vàkĩ thuật; cácthiết bị TN
được dùng để tiến hànhTN hoặc TN HS, cácmô hình vật chất, như:mô hìnhmáy
biến thế; mô hìnhđộngcơ điện, mô hìnhmáy phát điện ; bảng; tranhảnh, biểu
bảngvà các bản vẽ sẵn; các tài liệu innhư sách giáokhoa, sáchbài tập,các tranh
ảnh insẵn và các tài liệutham khảo.
– Phương triệnnghe nhìn bao gồm haikhối,đó là: khối mang thôngtin và
khối chuyển tải thông tin.
Khối mangthôngtin, chẳng hạn:Phim học tập: phim đèn chiếu; phim nhựa;
phim truyền hình, Các băng hình, đĩa CD, đĩa DVD, đĩa VCD, BăngCasette, Các phần
mềm dạy học, Giấy bóng trong đã có nội dung; Folie màu
Khối chuyển tải thông tin, như: Máyvi tính,Máy chiếu quađầu, Máy chiếu đa
chức năng, Đènchiếu, Ti vi, Đầu Video,đầuđĩa: CD, VCD, DVD,Máy Cassette. Máy
chiếuphim, Camera, Đèn chiếu Slide
2.2. Cách sử dụngmột số phươngtiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí
2.2.1. Sử dụng phim học tập trong dạy học vật lí
Trongdạy họcVL, phim họctập được sử dụngbao gồm: Phim đènchiếu,
phim chiếu bóng(bao gồmphim quay các cảnh thật và phim hoạt hình),phim vô
tuyến truyền hình, phimtrên băng video.

Các phimhọc tập nói trênthường được sử dụng trong các trườnghợp sau:
– Khi nghiên cứu các đề tài không thể làm được thí nghiệm, mặc dù cácthí
nghiệmđó là những thí nghiệm rấtcơ bản, dothiếtbị thí nghiệm cần sử dụng cồng
kềnh,phức tạp,đắt tiền,hoặc không an toàn đối với GVvà HS. Chẳng hạn như thí
nghiệmCavendisơ để xác địnhhằng số hấp dẫn,thí nghiệm Milikenxác địnhđiện
tích nguyên tố hoặc các thí nghiệmvề tiaX, về phản ứnghạt nhân …
– Khi nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng VLkhôngthể quan sát, đo đạc
trực tiếp đượcdo chúng quánhỏ hoặc quáto,. Chẳnghạn khinghiêncứu về cấu
trúcvật chất, các đối tượng vimô trong trongcơ chế dẫn điện ở các môi trường
khác nhau, người ta thườngsử dụng phimđènchiếu, phimchiếu bóng để cung cấp
cho HSnhững biểu tượng có tính chất mô hìnhvề các đối tượngvà cácquá trình
VL này.
– Khi nghiên cứu các quá trình VL diễn ra quá nhanh (như sự biếndạng của
hai quả cầu khiva chạm đànhồi với nhau) hoặc quá chậm (như hiện tượng khuếch
tán diễn ra trong chất rắn).Trongnhững trường hợpnày, việc sử dụng phimchiếu
bóng, phimvô tuyến truyền hình hoặc băngvideo đã quay vớitốc độ mongmuốn
là hợplí nhất, vì như thế, HS sẽ quan sát được toàn bộ quá trình trongmột khoảng
thời gian quan sát thích hợp.
– Khi nghiên cứu những hiện tượngdiễn ra ở những nơi hoặc những thời
điểm không thể đến quansát trựctiếp được, chẳng hạn như nghiên cứu về sự hình
thành dải plasma,động đất, … người ta có thể sử dụngcácphim đènchiếuvề các
nội dung này.
– Khi nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của VL như nguyên tắc hoạt động,
cấu tạo của các máy đo,các máy phức tạp,dây chuyền sản xuất, …) tacũngcó thể
sử dụng phimđènchiếu, phim chiếu bóng, phim vô tuyến truyền hình,bằngcách
đưa thêmdần các chi tiết vào hình vẽ, sẽ chỉ rađượctrên phimđèn chiếu, phim
chiếubóng sự chuyển từ sơ đồ nguyên lí sangthiết kế cụ thể các máy móc tương
ứng.
– Các loại phim học tập cũng còn được sử dụng khitrìnhbày lịch sử phát
triển của một vấn đề VL,mộtphát minhkhoahọc … Quaviệc xem phim,HS thấy

được con đường thu nhậncác kiến thức trongcác bối cảnh xã hội cụ thể và vị trí
của cácnhà khoahọc trong sự pháttriển của VL học.
Có thể khẳng địnhrằng,việc sử dụng phimhọc tập trong dạy học VLcó
nhiều lợiíchthiếtthức. Phimhọc tập giúp thunhận thế giới tự nhiên vào lớp học,
xoá bỏ nhữnghạn hẹp về mặt khônggian của lớp học và thời gian của giờ học. Nhờ
các cuốn phim được quay trước mà HS quansát được với tốc độ mongmuốn, thậm
chí cóthể dừnglại các hìnhảnh để quan sát kĩ hơn. Nhờ vào khả năng đồ hoạ (như
đánh dấu, đóngkhung, tô màu …)kết hợphài hoà vớitín hiệu âm thanh và sự
thuyết minhphim, khôngnhững tạo đượcở HS nhữngbiểu tượng tốt hơn về đối
tượng nghiên cứu mà còn làm tăng tính trực quanvà hiệu quả xúc cảm của
phươngtiện dạy học. Ngoài ra, phim học tậpcó thể sử dụngđượcở tất cả các giai
đoạn củaquá trình dạyhọc, ở trong và ngoài lớp học, ở trong và ngoài cácgiờ học
chínhkhoá.
Để việcsử dụng phimhọc tập đạt hiệu quả cao, GVcần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất,GV cần căn cứ vào mụcđích sử dụng, nội dungcuốnphim để định
ra những biện pháp sư phạmthíchhợp nhằmlàm tăng hiệu quả của cuốnphim đối
với quá trìnhnhận thực của HS.
Thứ hai, GV cần xác địnhrõ các giaiđoạn làmviệc chủ yếu đốivới phim học
tập. Đặt kế hoạch sử dụngphim(sử dụng vàolúc nào, nhằm đạt được mụcđích gì
trong lí luận dạy học …)trong kế hoạch dạy học tổngthể một chương, một phần cụ
thể. Trước khisử dụngphim,cần giaocho HS nhiệm vụ ôn tập ở nhà nhữngkiến
thức cần thiếtđể cóthể hiểu được nộidung cuốn phim; nêu rõ mụcđích sử dụng
phim nhằm đặt HS ở tâm thế chờ đợi tích cực, khêu gợi tính tò mònhận thức.
Trướckhi chiếuphim, để định hướng sự chú ý cho HSvào nhữngnội dungcơ bản
của cuốnphim,GV cần giao cho HScác nhiệm vụ cần hoàn thành saukhixem phim.
Trongkhi HSxem phim,GV cần quansát, có thể đưa ra nhữnggợi ý nhỏ để hướng
sự chú ý củaHS vào nhữngcái cơ bản, cái đặc biệt có trongđoạn phimđể HS không
bị bỏ sót những điểm cần thiết. Sau khixem xongcuốnphim, GVcó thể đánh giá
hiệu quả củaviệc sử dụng phimthôngqua sự trả lời của HSvề các câu hỏi đã đặt ra
ban đầu. Trongnhững trường hợpcần thiết, cũngcó thể tiến hành nhữngTN của

GV hoặcTN của HStrướchoặc ngaysau khichiếu phim.
2.2.1. Sử dụng dao động kí điện tử trong dạy học vật lí
Dao động kí điện tử làmột thiết bị đolường đa chức năng, hiển thị kết quả
đo dưới dạng đồ thị trên màn hình và có thể quan sát bằng mắt được. Dao độngkí
điện tử có thể hỗ trợ nhiều trong các TN nghiên cứuvề các daođộngđiện, dòng
điện xoaychiều,dao độngvà sóngđiện từ. Ở một số trường phổ thông hiện nay,
hai loại dao động kí được sử dụng phổ biến là loại daođộng kí một chùm tia vàdao
độngkí hai chùm tia.
Hiện nay,dao độngkí điện tử được sử dụng khá phổ biến trongdạyhọc VL.
Nhờ có dao động kí điện tử mà ta có thể đo được nhiềuđại lượngVL khác nhau
như điện trở, điện dung, độ tự cảm,hiệu điện thế, độ lệch pha, tần số, hệ số khuếch
đại của một tầngkhuếchđại haymột máy khuếch đại …Kết quả đo từ daođộng kí
điện tử có tính chínhxác cao, có thể đo được các đại lượngVL có độ lớn khá nhỏ.
Việc ứng dụng dao động kíđiện tử trong dạyhọc VL không nhữngcho phép ta
quan sát được các dao độngđiều hoà, dao động tắt dần, đườngđặc trưngvôn-
ampecủa đèn điện tử, tranzitor…mà còn giúp ta nghiên cứuđược cácquá trình
điện cótần số từ vài Hz đến hàng triệu Hz.
Ngoài ra, daođộngkí điện tử còn có thể được sử dụng để nghiên cứu các loại
dao độngkhác, không phải là dao độngđiện như dao động âm, hiện tượng giao
thoa, nhiễu xạ … bằngcách biến đổi chúng thành cácdao động điện rồi đưa các tín
hiệu daođộng điện này vào đầu vàocủa daođộng kí điện tử.
2.2.1. Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí
MVT với tư cáchlà mộtPTDH hiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong
dạy họccó nhiều ưu điểm. Nhờ các chươngtrình mô phỏng và minh họa đượccài
đặt sẵn, MVTcóthể xây dựng nên các mô hìnhtĩnh hoặc động với chất lượngcao,
thể hiện ở độ trungthựccủa màu sắc, các vận động tuân theo các quy luậtkhách
quan của hiện tượng màngười lập trình đã đưa vào làm tăng tính trực quantrong
dạy học, tăng hứng thú họctập và tạo sự chú ý học tậpcủa HSở mức độ cao. MVT
có khả năng lặp lại nhiều lần, thậmchí là vôhạn lần ở cùng mộtvấn đề,giúp GV và
HS có thể nghe lại, xem lại những tìnhhuống,những hiện tượng hoặc những thông

tin mà họ chưakịp nhận biết ở lần quan sát đầu tiên. Điều này rất khó thực hiệnở
người GV.
Việc sử dụngMVT trongdạy họctạo cơ hội để chương trình hoá khôngchỉ
nội dung tri thức mà cả những conđường nắm vững kiến thức, hoạt động trí tuệ
của HS,vì thế có thể điều khiển được quá trình dạy học. GV có thể xây dựng bài
giảngbằng cách lắp rápcác môđuncó sẵn.
Một trong những ưu điểm không thể phủ nhậnlà việc sử dụngMVTtrong
dạy họccó tác dụng giảmthiểu thời gian choviệc biểu diễn, thể hiện thông tincủa
GV trong giờ lên lớp. MVT còncho phép củngcố ngaytức thời và thường xuyên
hơnso với dạyhọc truyềnthống, đồngthờiviệc kế thừa, rútkinh nghiệm, chỉnh
sửa, bổ sungbài giảng … từ kết quả của các hoạt độngdạy học trước đó là rất
thuận lợi và khôngmất quá nhiều thời gian.Việc sử dụng MVT trongdạy học còn
có tác dụng rất tốt đối với HS, trong đó cáthể học tập của học sinhở mức độ cao.
Với nhữngchương trình đã đượccài đặt sẵn (trắc nghiệm, đố vui …) MVTcó thể
đưa ra lời khen ngợi mỗikhi HS thực hiệntốt một nội dung học tập, và cũngcó thể
phê phán mộtcách nhẹ nhàng mỗi khicác emlàmkhông tốtnhiệmvụ của mình.Vì
thế HS thấy mìnhđược tôn trọng, được cư xử công bằng và khách quan, giúpcác
em tự tin hơnvào chính bản thânmình. Thông qua đó cũngrèn luyện cho HStính
độc lập, tự chủ và sángtạo. Học tập thông qua MVTđòi hỏi HSphải kiêntrì, nhẫn
nại, cầncù và chăm chỉ, đó cũng là nhữngnét nhâncách cần thiết phải hình thành
ở HS.
Một ưuđiểm khác của việc sử dụngMVT trong dạy họclà khả năng đánhgiá
kết quả họctập một cách côngbằng,khách quan,điềuđó giúp HS đánhgiá đúng
khả năng học tập của mình. Nhờ có MVTmà kết quả học tậpcủa HS đượclưu lại
trong các tệp số liệu, giúp GV có thể so sánh,đánh giá, nhận xét quá trình học tập
của HS một cách nhanh chóng, chínhxác.
Trongquá trìnhdạy họcnói chungvà dạyhọc vậtlý nói riêng, các thí nghiệm
tự độnghoá cósự trợ giúp của MVTđượcthực hiệnmột cách nhanhchóng với độ
chínhxác cao; cácsố liệu thực nghiệm được xử lý, đánhgiá và trình bày dưới dạng
bảngbiểu, đồ thị haycác tệp số liệu, cóthể lưu trữ trên các thiết bị nhớ ngoài của

MVT, điều đó giúp GVvà HS dễ dàng trong việc khảosát vàxử lý thông tin. Việc sử
dụngMVT trongdạy họccũng làmthay đổi nội dungvà phương pháp giảng dạy,
các hìnhthứcdạy học cũngtừ đó mà được cải tiến, cácphươngpháp dạy học tích
cực cũng có thể được hoànthiện,bổ sungvàsử dụngrộngrãi hơn, nhất là phương
pháp dạy học chươngtrình hoá; môhình hoá.
MVT cómột ưu điểm nổi trội kháclà khi kết nối vàomạng máy tính, nó tạo
điều kiện để tiến hành dạy học từ xamộtcách thuậntiệnvà hiệu quả. Ngoàira,
thông qua mạnginternet, GVcóthể cập nhật được nhữngthôngtin mớinhất liên
quan đến nội dung dạy học để bổ sung, hoàn thiện bài giảng một cách có chất
lượng.
Như đã phân tích trên, việc sử dụng MVTtrong dạy học cónhiều ưu điểm,
tuy vậy nó cũngcó nhữngnhược điểm đáng lưu ý.
– Thứ nhất, về mặt kíchthước, màn hình MVTlà khá nhỏ có thể gây khó
khăncho việc quansát của HS, nhất là đối với các lớpđông HS.
Để khắcphục nhượcđiểm này, GV cóthể thực hiện việc học tập với mạng
máy tính,họctheo từngnhóm nhỏ để các em dễ quan sát. Một trong những biện
pháp khắc phụcthường được áp dụng ở nhiều trườnghọc hiện nay là sử dụng
thiết bị khuếch đại nối với MVT(Projector), chiếu dữ liệu trên màn hình của MVT
lên màn ảnh rộng, nhờ đó những hạn chế về kích thước nhỏ của màn hình sẽ được
khắc phục.
– Thứ hai, việc học tập với MVT trong thời gian dài có thể làm hạn chế năng
lực giao tiếp xã hội của HS, vì HS chỉ im lặng trướcMVT màkhôngcó nhiều điều
kiệnđể traođổi thông tin bằng lời.
Để khắcphục nhượcđiểm này, biệnpháp tốt nhất là nên tổ chức cho HShọc
tập theonhóm,thông qua nhóm học tập để HS có thể trao đổi, thảo luận. GV cũng
thường xuyên theosát các nhóm HSđể hướng dẫn,trao đổi vối HS.
– Thứ ba, để sử dụngMVT trong dạy họccó hiệu quả, đòihỏi người GV phải
có kiến thức nhất định về tin học.Đây là một trong những khó khăn thuộcvề lĩnh
vực con người nên không thể giải quyết nhanhmộtsớm một chiều màcần phải có
thời gian và có những quyết sách từ phía cácnhà quản lý giáodục và sự năng động,

tâmhuyết củangười GV.Để giải quyết vấn đề này, nêntổ chức các lớp bồi dưỡng
kiếnthức tin học định kỳ cho GV phổ thông. Trong cáctrường sư phạm, cần phải
đưa vào nội dungchươngtrình đàotạo những chương trình về tin học ứngdụng,
nhất là các chương trìnhứng dụng tin học vào phươngpháp giảng dạy bộ môn.

×