Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Luyện nói sau cắt bỏ thanh quản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.07 KB, 3 trang )

Luyện nói sau cắt bỏ thanh quản



Sau phẫu thuật cắt thanh quản (do ung thư), nhiều bệnh nhân không nói được hoặc
nói rất nhỏ. Để lấy lại tiếng nói, có thể sử dụng các trang bị trợ âm; nhưng hiệu
quả nhất vẫn là huấn luyện giọng nói thực quản.
Bệnh nhân ung thư họng - thanh quản ở Việt Nam phần lớn đi khám vào giai đoạn
muộn nên thường phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản và một phần của hạ họng. Phần
khí quản phía dưới được khâu vắt ra trước cổ, tạo thành một đường thở mới, hoàn
toàn biệt lập với đường hô hấp trên (họng - mũi xoang). Điều này tạo ra những
biến đổi quan trọng cho bộ máy phát âm, như:
- Bộ phận phát hơi bị loại trừ ra ngoài do hơi thở thoát ra ở cổ.
- Bộ phận rung thanh, cụ thể là 2 dây thanh nằm trong thanh quản, không còn nữa.
- Bộ phận cấu âm (lưỡi, môi, màn hầu ) còn nguyên vẹn. Nhưng do không còn có
sóng âm từ dưới thanh quản dẫn truyền lên nên người bệnh chỉ có thể nói thì thào
với mức âm lượng quá nhỏ, không thể nghe được.
Để trả lại tiếng nói cho người bệnh sau cắt bỏ thanh quản, có thể dùng các thiết bị
trợ âm, gồm 2 loại:
- Loại chạy bằng năng lượng điện - cơ (dùng pin hay ắc-quy có thể xạc lại được)
cung cấp năng lượng điện nhằm khuếch đại tiếng nói thì thào của người bệnh.
Điển hình và thông dụng nhất cho loại này là máy Servox cầm tay (của Đức).
- Loại sử dụng các van bằng silicon hay teflon để tận dụng lại luồng không khí thở
ra ở cổ, dùng năng lượng khuếch đại tiếng nói thì thào, thao tác khá phức tạp. Ví
dụ: Voice Master, Provox
Việc huấn luyện nói bằng các thiết bị trợ âm chỉ đòi hỏi một thời gian ngắn nhưng
chất lượng giọng nói thường kém. Chẳng hạn, đối với máy Servox, dù người bệnh
đã sử dụng rất thuần thục cách biến đổi tần số và âm lượng thì vẫn chỉ tạo ra một
giọng nói đơn điệu với âm sắc "kim loại", gần như âm thanh của robot. Mặt khác,
các thiết bị này lại rất đắt tiền.
Vì vậy, bệnh nhân đã cắt thanh quản nên huấn luyện giọng nói thực quản. Cách


này dựa trên nguyên lý: đưa một lượng không khí thích hợp vào trong thực quản
rồi điều tiết lượng hơi đó để nói (theo kiểu ợ hơi ra). Người bệnh cần được huấn
luyện kỹ thuật "nén hơi": đưa từng hớp không khí (khoảng 75 ml/lần) vào trong
thực quản, rồi nhờ áp lực tăng dần của lồng ngực mà đẩy hơi trở lại qua miệng,
thực quản để tạo ra cộng hưởng, làm khuếch đại tiếng nói thì thào, có thể nghe
được. Có nhiều kỹ năng để "nén hơi" vào thực quản (chủ yếu dùng môi và lưỡi
làm van).
Với kỹ thuật "bơm hơi", người bệnh dùng lưỡi để đẩy không khí từ khoang miệng
vào khoang họng, rồi dùng lưng lưỡi (tức đáy lưỡi) tiếp tục đẩy không khí xuống
thực quản. Sự hiệp đồng tốt của 2 bước này có tầm quan trọng lớn để chuyển được
không khí vào thực quản.
Việc luyện nói bằng giọng thực quản thường đòi hỏi nhiều thời gian và ý chí vượt
khó của người tập. Nếu đạt kết quả, giọng nói bệnh nhân sẽ có âm sắc tự nhiên
hơn nhiều so với trường hợp sử dụng các trang bị trợ âm.

×