Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thủ phạm gây đau và khó chịu dạ dày ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.42 KB, 7 trang )

Thủ phạm gây đau và khó chịu dạ dày

Cồn cào, nóng rát, đau quặn vùng trên rốn xuất hiện vài giờ sau khi ăn hay vào
nửa đêm.
Đau, khó chịu vùng trên rốn và đau nhiều hơn sau khi ăn Buồn ói hay ói.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác đầy bụng dù ăn ít

VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI
THỦ PHẠM gây ra các CƠN ĐAU hay những triệu chứng KHÓ CHỊU ở dạ dày
của bạn

Bạn có những triệu chứng này không?
 Cồn cào, nóng rát, đau quặn vùng trên rốn xuất hiện vài giờ sau khi ăn hay
vào nửa đêm
 Đau, khó chịu vùng trên rốn và đau nhiều hơn sau khi ăn
 Buồn ói hay ói
 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác đầy bụng dù ăn ít
 Chậm tiêu, khó tiêu, không đói
 Rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân
 Những triệu chứng trên có thể là do bạn đã nhiễm một loại vi khuẩn có tên
là: Helicobacter pylori
Vì vậy, nếu những triệu chứng trên đã xuất hiện nhiều lần và nhất là bạn đã từng
uống thuốc nhưng vẫn tái lại


Ước tính có khoảng 7% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày (hay còn gọi là đau
bao tử). Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đây là bệnh không chỉ
gây ra các cơn đau khó chịu mà còn có thể đưa đến những biến chứng cấp đe dọa
tính mạng do chảy máu ở dạ dày như ói ra máu, đi cầu phân đen (do có máu trong
phân) hoặc thủng dạ dày
Trước đây người bệnh phải chịu đựng những cơn đau và khó chịu ở dạ dày trong


nhiều nămliền mà không cách gì chữa khỏi hoàn toàn mặc dù đã được điều trị
bằng những phương pháp băng niêm mạc dạ dày hay làm giảm tiết acid trong dạ
dày
Ngày nay, khoa học đã phát hiện ra ở dạ dày có một loại vi khuẩn tên gọi là
Helicobacter pylori, là nguyên nhân quan trọng gây ra một số bệnh ở dạ dày như:
Loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn. Những nguy hiểm hơn là
Helicobacter pylori còn có thể gây nên ung thư dạ dày, là một loại ung thư rất
thường gặp dẫn đến tử vong

Khi đã xác định rõ nguyên nhân chính gây bệnh ở dạ dày, bác sĩ có thể giúp bạn
diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori và chữa lành bệnh cho bạn
H.Pylori lây nhiễm qua đường nào?
Helicobacter pylori lây chủ yếu qua đường ăn uống. Helicobacter pylori có thể lây
qua nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống
chung Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có
chứa vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không
đảm bảo vệ sinh như nước sông, hồ v v và điều này cũng lý giải tại sao ở các quốc
gia đang phát triển, khi mà điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp, thì tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori rất cao. Cụ thể ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori
không dưới 70%
H.Pylori gây bệnh bằng cách nào?
Sau khi xâm nhập cơ thể, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm
mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid
hơn. Không những thế chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số
độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.
Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ
dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Tất cả điều này gây ra những triệu
chứng đau, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ức và các biến chứng khác. Ở
một số bệnh nhân, nhiễm Helicobacter pylori có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bất
thường của tế bào, dẫn đến ung thư.

Làm thế nào để truy tìm H.Pylori ?
Để xác định xem bạn có bị nhiễm Helicobacter pylori không, bác sĩ có thể cho bạn
làm một trong số xét nghiệm sau:
 Thử máu để xác định bạn đã từng hay đang nhiễm Helicobacter pylori
 Xét nghiệm hơi thở giúp xác định sự hiện diện của Helicobacter pylori
trong dạ dày
 Thử phân tìm sự hiện diện của Helicobacter pylori trong phân
 Nội soi và lấy mẫu thử Helicobacter pylori
 Mỗi xét nghiệm có những ưu khuyết điểm riêng và được chỉ định tùy từng
trường hợp.
Làm thế nào để diệt trừ H.Pylori ?
Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori rất khó khăn, rất
dễ đề kháng hay tái phát do vậy cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.
Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ có ít nhất 3 thứ thuốc điều trị
phối hợp trong thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy từng trường hợp. Gồm:
 Kháng sinh chủ lực : Clarithromycin (KLACID FORTE)
 Kháng sinh hỗ trợ Amoxicillin hay Metronidazol
 Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn
của kháng sinh: Omeprazole, Esomeprazol
Ngoài ra, một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat
Làm thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất ?
Nếu bạn uống đúng và đủ liều thuốc thì phác đồ trên có khả năng diệt sạch vi
khuẩn Helicobacter pylori đến hơn 90%
Bạn không được tự sửa đổi liều thuốc, thay thuốc hay tự ý ngưng thuốc khi chưa
có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bởi vì nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ
liều thì vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái
phát bệnh cao, có nghĩa là bạn sẽ không khỏi bệnh. Hơn nữa, những lần tái phát
sau vi khuẩn sẽ rất dễ lờn thuốc, làm cho điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém
hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phác đồ điều trị Helicobacter pylori bạn cũng có thể gặp

một số những khó chịu như cảm giác đắng miệng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi
song những triệu chứng này sẽ hết sau khi ngưng thuốc.
Khi đã điều trị khỏi, làm sao để tránh bị nhiễm trở lại ?
Vì vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa. Vì vậy để hạn chế tái nhiễm nên sử dụng
nguồn nước sạch, tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống như ăn chín,
uống sôi, rửa tay trước khi ăn, không dùng chung ly, chén đối với trẻ em, không
nên dùng miệng thổi thức ăn còn nóng, nhai mớm vì nước bọt sẽ văng vào thức
ăn làm lây bệnh cho bé.

×