Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khéo làm hồ cá, non bộ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.01 KB, 4 trang )

Khéo làm hồ cá, non bộ
Các thiết kế mới hiện nay thường áp dụng loại hồ khô rải sỏi, sắp đặt tiểu
cảnh, hoặc dùng hồ nước phun, thác nước chảy trong không gian thông
thoáng và chi tiết nhẹ nhàng, tối thiểu.
Đặt hồ nước và non bộ ở trước sân hay phía sau nhà thì tốt?

- Có nên làm hồ cá cảnh dưới gầm cầu thang?

- Trong nhà có hồ nước ở giữa là kỵ, có thật vậy không?

Những câu hỏi như trên vẫn thường bắt gặp trong quá trình xây dựng sửa chữa nhà
cửa, tại các cửa hàng cung cấp sản phẩm trang trí, và trên nhiều diễn đàn internet
về mua sắm và phong thủy. Thực hư chuyện tốt xấu của vấn đề này cần có cái
nhìn khoa học và rạch ròi dưới nhiều góc độ:

Về môi trường: cây xanh và mặt nước là những thủ pháp quan trọng để điều hòa
môi trường sống. Kinh nghiệm cho thấy hồ nước, non bộ thường đặt trong điều
kiện được giao hòa thiên nhiên sẽ tốt hơn là “nhốt” cây cối cá cảnh trong môi
trường nội thất vốn ít dưỡng khí. Trong nhà ở đô thị, nếu vì diện tích eo hẹp thì có
thể tận dụng gầm thang làm kho hay tủ đồ hoặc phòng vệ sinh. Còn làm hồ cá
dưới gầm thang sẽ khiến nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm.


Khi có đủ khoảng trống thoáng đãng thì non bộ à một điểm nhấn thú vị cho không
gian
Về kinh tế: chi phí để làm một hồ cảnh trong nhà không chỉ là chi phí ban đầu mà
còn phải tính đến cả quá trình vận hành, bơm nước, bảo trì, hệ thống đèn. Đó là
chưa kể chi phí mua sắm cá và cây kiểng cũng như các phụ kiện khác mà nếu
không thực sự là người chuyên tâm và ham thích thì sẽ rất mau nản, bỏ phí hồ cá,
non bộ do thiếu đầu tư chăm sóc đúng mức.


Về thẩm mỹ: làm hồ cảnh non bộ là thú chơi gần gũi thiên nhiên. Đã chơi thì phải
có quá trình tạo tác, nhìn ngắm, chia sẻ cùng người thân bạn bè, bảo dưỡng thường
xuyên. Vậy các gia chủ nghĩ sao nếu suốt ngày phải chúi đầu dưới gầm cầu thang
để đảm bảo được các quy trình tạo- nhìn- chia- bảo nêu trên? Cha ông ta hay làm
hồ cảnh non bộ ở ngoài trời, nơi thoáng đãng kết hợp sân vườn, có khoảng lùi
quan sát, đi vòng quanh để ngắm nhìn tỉa tót. Hồ cảnh vì thế không nên lạm dụng
tràn lan, chỗ nào cũng gắn được thì dễ làm tầm thường hóa một thú chơi tao nhã
và giảm giá trị của chính những “ thiên nhiên thu nhỏ” này khi ép chúng vào nội
thất vốn chật hẹp.

Trong điều kiện nhà phố thì hồ nước nên bố trí tại giếng trời với những sắp đặt kỹ
lưỡng, gọn gàng
Về phong thủy: những kiêng kỵ thực chất đều thiếu xác đáng, bởi mỗi nhà mỗi
người đều có mỗi hoàn cảnh khác nhau, phải xét từng trường hợp cụ thể tùy theo
phương hướng, quy mô hồ cảnh. Nhà nhỏ mà hồ to, nhà thấp mà hồ tối tăm xù xì,
đều là biểu hiện của sự không hòa hợp, thiếu cân bằng âm dương. Gầm cầu thang
thường hay là vùng âm, tối, nhiều bụi và ẩm tù đọng, rõ ràng là không thuận lợi để
bố trí các sinh hoạt hàng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng.
Các thiết kế mới hiện nay thường áp dụng loại hồ khô rải sỏi, sắp đặt tiểu cảnh,
hoặc dùng hồ nước phun, thác nước chảy trong không gian thông thoáng và chi
tiết nhẹ nhàng, tối thiểu. Các loại hồ thủy sinh có lọc nước tuần hoàn tiện dụng và
đa dạng cũng khá được ưa chuộng. Còn loại hồ nước non bộ kiểu truyền thống thì
chủ yếu phù hợp ở nhà vườn, biệt thự hoặc nhà phố có sân rộng và điều kiện chăm
sóc thường xuyên.

×