Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ Tư duy pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 7 trang )

Giảng dạy và học tập với công cụ
Bản đồ Tư duy
1. Giới thiệu:
Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung
quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công
tác giáo dục. Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và
tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà
còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được
một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi
ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc
tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu
hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy.
Bài viết này nhằm giới thiệu về Bản đồ Tư duy, tóm lược nguyên lý nền tảng
của Bản đồ Tư duy, ứng dụng của loại bản đồ này trong dạy học, và cuối cùng
là giới thiệu về các phần mềm hiện có trên thị trường có thể giúp tạo ra các
Bản đồ Tư duy.
2. Bản đồ Tư duy: Nguyên lý & Ứng dụng trong dạy học
Bản đồ Tư duy(MindMap) là một hình thứcghi chép sử dụngmàusắcvàhình ảnh,
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng(1). Kỹ thuật tạo raloại bản đồ này được gọi là
MindMappingvà đượcphát triển bởi TonyBuzan vào nhữngnăm 1960.
Ở vị trí trung tâm bản đồ là mộthình ảnhhay mộttừ khóa thể hiện một ý tưởng
hay khái niệm chủ đạo. Ýtrung tâm sẽ được nối với các hình ảnhhay từ khóa cấp 1
bằngcác nhánh chính, từ các nhánh chínhlại có sự phânnhánhđến cáctừ khóa
cấp 2để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục vàcác khái niệm
hay hìnhảnh luôn đượcnối kết vớinhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức
tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. (hình 1)
Hình 1: Một ví dụ về một Bản đồ Tư duy về sự xâm chiếm của người Viking.
Bản đồ Tư duyhiện là mộtcông cụ đang được sử dụngbởi hơn 250triệu người
trên thế giới trong đó có các công ty lớnnhư HP, IBM, Boeing,…Các tổ chức giáo
dục và giáo viêncác nướccũng không phải là những người đứngngoài cuộc.
Vậy những yếu tố nào đã làm cho Bản đồ Tư duycó tínhhiệu quả cao và nền tảng


của chúnglà gì? Đó là:
- Bảnđồ Tư duy đã thể hiện ra bênngoàicách thức mà não bộ chúng ta hoạt động.
Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thôngtin tồn tại trong não bộ của con người
đều cần có các mốinối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một
thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các
thông tin cũ đã tồn tại trước đó.
- Việcsử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng
lớn vìđã huyđộngcả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động.Sự kết hợp này sẽ
làm tăng cường các liên kết giữa 2bán cầu não, và kết quả là tăng cườngtrí tuệ và
tính sáng tạo củachủ nhân bộ não.
Bản đồ Tư duylà một công cụ hữu ích trong giảng dạyvà học tậpở trườngphổ
thông cũng như ở các bậchọc cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong
việc trình bày các ý tưởng một cách rõràng, suynghĩ sáng tạo,học tập thông qua
biểuđồ, tóm tắt thông tin của một bài họchay mộtcuốn sách, bài báo, hệ thốnglại
kiếnthức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưara ý tưởng mới, v.v…
Một vài ví dụ về sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học:
- Để tóm tắt kiến thức về Giữ gìn vệ sinh chohọc sinh,giáo viên có thể sử dụng một
Bản đồ Tư duyvới từ khóa trung tâm là “Giữ gìn vệ sinh”, xungquanh từ khóa này
là các từ khóa cấp 1 “Ăn sạch”, “Uống sạch”, “Giữ vệ sinhcơ thể”,v.v…sau đó đề
nghị các em tiếp tục điềnthêm các từ khóa cấp độ nhỏ hơn, v.v…
- Để giảng về các loại trái cây thường được dùng trong đời sốnghàng ngày,giáo
viên cóthể đưa ratừ khóa “Trái cây”, sau đó đề nghị các em nêu tên các loại quả
mà cácem biết, kế tiếp mời một nhóm khác lên triển khaicác ýtưởng xungquanh
một loại quả đã được nêutên về các mặt: hìnhdángquả, cấutạo, thời điểm xuất
hiện trongnăm,v.v…
- Saukhi học hết chươngvề cấu tạocủa nguyên tử, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh trình bày lạicấu tạo của nguyêntử với các yếutố: nhân, vỏ, điện tích, khối
lượng, v.v…dưới dạng mộtBản đồ Tư duy.
- Tronggiờ chủ nhiệm lớp,giáo viên và học sinhcó thể cùng thực hiện mộtBản đồ
Tư duy về các công việcmà lớp phải thựchiện trong tuần kế tiếp như: trực trường,

ôn bài theo nhóm, đi laođộng, các mônsẽ có kiểm tra, các hoạt động văn nghệ, thể
thao, dãngoại,các hộithi phải tham gia, v.v…
Bên trên là vài ví dụ và gợi ý cho việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy và học,
nhiều môn học khác như Địa lý, Lịch sử, Ngoại Ngữ, Vậtlý, Sinh học,v.v…cũng có
thể sử dụng công cụ này một cách dễ dàng vàhiệu quả.
3. Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo Bản đồ Tư duy:
Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trênmột tờ giấy vớicác loại bút
màu khác nhau, tuy nhiên, cách thứcnày cónhược điểm là khó lưu trữ,thay đổi,
chỉnhsửa. Mộtgiải pháp được hướngđếnlà sử dụngcác phần mềm để tạo raBản
đồ Tư duy.Tôi xingiới thiệu một số phần mềm tiêu biểu trongthể loại “phần mềm
mindmapping”(mindmappingsoftware).
- Phần mềm Buzan's iMindmap™: một phần mềm thươngmại,tuy nhiên có thể
tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm docông tyBuzan Online Ltd.thực hiện. Trang
chủ tại www.imindmap.com
- Phần mềm Inspiration: sản phẩm thươngmại của công ty Inspiration Software,
Inc. Sảnphẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rấtdễ
dùngvà nhiều màu sắc. Có thể dùngthử 30 ngày. Trangchủ
tại www.inspiration.com
- Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thươngmại của công ty Mind Technologies.
Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắpxếp các nútchứa từ khóa. Cóthể
dùngthử 30 ngày. Trang chủ tại www.visual-mind.com
- Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toànmiễn phí,được lập trìnhtrên Java.
Các icon chưa đượcphongphú, tuynhiên chương trình có đầy đủ chức năng để
thực hiện mindmapping.Trang chủ tại:
/>- Ngoài ra, chúngta còn có thể tham khảo mộtdanh sách các phần mềm loại mind
mappingtại địa chỉ sau:
/>4. Kết luận
Sử dụngthành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trongdạy học sẽ mang lại nhiều kết
quả tốt và đáng khích lệ trongphương thức học tậpcủa họcsinh và phương pháp
giảngdạy của giáo viên. Học sinh sẽ học đượcphươngpháp họctập, tăng tính chủ

động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệmđược thời gian, tăng sự
linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhấtsẽ giúp học sinh nắm đượckiến thức
thông qua một“bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Phương pháp dạy học tích cực -
Dạy học sâu
Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin và hiệu quả khi
thực hiện 3 phương pháp dạy học sâu theo dự án Việt - Bỉ để bạn
đọc cùng tham khảo.
1. Phương pháp dạy theo hợp đồng
Phương pháp dạy theo hợp đồnglà giáo viên có một Bản hợp đồngvới học
sinh về nội dungmình sẽ giảng dạy. Đối với phương pháp này thì bắt buộc mỗi học
sinh đều phải kýhợp đồngcùng thực hiện với giáo viên. Trướctiết dạygiáo viên
phải chuẩn bị các nhiệmvụ bắt buộcđó là nội dung chính của bài giảng và các
nhiệmvụ tự chọn đó làmang tính bổ trợ và giải thích nội dung chính. Đi kèm
với các nhiệm vụ là đápán tươngứng với từng nhiệm vụ. Trongtiết học, học sinh
phải thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu và tự đánh giákết quả đạt được
của mình thôngqua nộidung đápán củagiáo viên.
Phương pháp dạy theo hợp đồng sẽ tạo ra không khí cới mở, cuốn hút học
sinh vào cáchoạt động học tập. Hơn nữa, nó giúp chohọc sinh phát huy đượctính
sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới. Đặc biệt, với phương pháp
nàycũngsẽ rèn luyệncho mỗihọcsinhcóđượcphương pháp, kĩ năng, thói quen
và ý chí tự học. Bởivì,trướcđâygiáo viên làngười trựctiếp đánhgiánănglực của
mỗi học sinh. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp dạy theo hợp đồng đã tạo điều
kiện thuận lợi để họcsinh đượctham gia đánh giá năng lực lẫn nhau. Đây chínhlà
yếu tố cần thiết để điềuchỉnh hoạtđộng,tư duy một cáchkịp thời cho mỗi học sinh
trong việc tiếp thu bài giảng cũng như trong cuộc sống. Do đó, các Trường và các
Thầy,côgiáocầnápdụng một cáchsángtạophương phápnàythì sẽ mang lạihiệu
quả cao trongviệc giảngdạy.
2. Phương pháp dạy theo dự án
Phương pháp dạy theo dự án là giáo viên đưa ra một đề tài cụ thể, từ đó

hướng dẫn học sinh cách đặt vấnđề vàgiảiquyết vấn đề đó mộtcách tích cực. Đối
với mỗi học sinh, khi nhận học một đề tài cụ thể cần xác định được những hướng
đi,cáchtiếpcậnvà giảipháp thiết thựcđể giảiquyếtvấnđề đápứng đượcyêu cầu
củagiáoviên đặtra. Ví dụ như:yêu cầuhọcsinhtìm hiểuvề lịchsử địaphương;hệ
thống giao thông; môi trường; nguồn nước .v.v Thời gian thực hiện các dự án có
thể là ngắn hạnhoặc dài hạntùy thuộc vào từngđề tài và mứcđộ của nó.
Với phương pháp dạy theo dự án sẽ giúp cho học sinh có khả năng tự lực
trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nguồn thông tin về dự án của mình. Hơn nữa,
phương pháp này sẽ giúp cho học sinh tích cực tư duy và có trách nhiệm hơn đối
vớibảnthân,giađìnhvà xãhội.Bớivì,chínhbản thân các emsẽ làthế hệ gánhvác,
xây dựng Đất nước trong tương lai. Đó chính là lý do mà các nhà trường cần phải
giúphọc sinh thựchiện nhiệm vụ đó.
1. Phương pháp dạy theo góc
Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc
nhỏ.Ở mỗigócnhỏ họcsinh cóthể lầnlượttìmhiểunộidungkiếnthứctừngphần
của bài học. Đối với mỗi học sinh phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về
nội dung củabàihọc.Nếucó vướng mắc trongquá trình tìm hiểu nộidung bài học
thì họcsinh có thể yêu cầugiáo viên giúp đỡ và hướng dẫn.
Đối với phương pháp dạy học theo góc sẽ tạo ra môi trường học tập lành
mạnh, tích cực hơn; Đặc biệt, với phương pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó học
sinh vào một khuôn khổ nhất định, mà tạo ra cho các em một không khí học tập
thoải mái, tự học hỏi, tìm tòi kiến thức của bài học theo cảm hứng thông qua các
gócnhỏ. Phương phápnàycòn giúpcho họcsinh hiểu bài được sâuhơn, tổng quát
hơnvà nhớ bài lâu hơn.

×