Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chế độ pháp lý của hợp đồng thuê nhà xưởng và thực tiễn áp dụng tại CIRT - 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.44 KB, 11 trang )

- Xác nhận mức dộ thực hiện nội dung công việc đã thoả thuận trong hợp đồng của
các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên khi thanh lý.
- Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong
quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.
Kể từ thời điểm các bên ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng coi như chấm
dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của các bên được xác nhận khi thanh lý vẫn có hiệu
lực cho đến khi mỗi bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.
3. Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng kinh tế
3.1. Khái niệm và căn cứ xác định
3.1.1. Khái niệm trách nhiệm tài sản
Trách nhiệm tài sản là biện pháp pháp lý áp dụng cho các hành vi vi phạm hợp đồng
kinh tế đã quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Điều 19 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: "Các bên phải chịu trách
nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ hợp đồng kinh tế. Bên vi phạm phải trả cho bên bị vp tiền phạt vp hợp đồng và
trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật".
Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy
định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinh của các chủ thể tham
gia hợp đồng kinh tế do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế.
Về mặt chủ quan: Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự gánh chịu hậu quả vật chất
bất lợi cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
3.1.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm tài sản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm tài sản khi việc vi phạm hội đủ
các căn cứ mà pháp luật quy định: Có hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm là có
lỗi, viẹc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm.v.v
Bên bị vi phạm và toà án cũng dựa trên căn cứ này để áp dụng trách nhiệm tài sản
đối với bên vi phạm.
Căn cứ này bao gồm:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế. Đó là hành vi vi phạm thoả thuận trong hợp


đồng. Các hành vi này thông thường là không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện
không đầy đủ, không đúng với các cam kết trong hợp đồng.
- Có thiệt hại xẩy ra những thiệt hại này phải là thiệt hại vật chất tính toán được và
thiệt hại phải có thực. Nội dung thiệt hại vật chất bao gồm: Những khoản mất mát
hao hụt về mặt vật chất; những khoản chi phí bên bị thiệt hại bỏ ra ngăn ngừa, hạn
chế thiệt hại; những khoản thất thu. Ben vi phạm phải chứng minh được bên vi
phạm đã gây thiệt hại cho mình.
- Bên vi phạm có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợp đồng kinh tế, thể
hiện ở sự vô ý hoặc cố ý trong việc thực hiện hành vi vi phạm. Bên bị vi phạm phải
chứng minh được bên vi phạm có lỗi. Nếu hành vi vi phạm hoàn toàn do nguyên
nhân khách quan thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành
vi vi phạm của mình.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xẩy ra: Đây là mối
quan hệ biện chứng giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xẩy ra. Thiệt hại xẩy ra phải
là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế.
3.1.3. Căn cứ miễn, giảm trách nhiệm tài sản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như đã trình bày ở trên, bên vi phạm hợp đồng kinh tế chỉ phải chịu trách nhiệm tài
sản khi lỗi dù là lỗ vô lý hay cố ý. Còn việc vi phạm hợp đồng kinh tế hoàn toàn là
do khách quan không thể khắc phục được thì bên vi phạm hợp đồng không phải
chịu trách nhiệm.
Theo pháp luật hiện hành, để được miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản thì bên vi
phạm hợp đồng kinh tế phải có căn cứ để chứng minh được những vi phạm đó là
do:
- Gặp thiên tai, địch hoạ hoặc trở lực khách quan khác không thể lường trước được
và đã thi hành mọi biện pháp để khắc phục;
- Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng
Chính phủ, trưởng ban chỉ huy chống bão lụt trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh.
- Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không

phải chịu trách nhiệm tài sản do các trường hợp trên (thiên tai, địch hoạ và thi
hành lệnh khẩn cấp). Việc vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia.
3.2. Nội dungtn tài sản
Trách nhiệm tài sản (hay trách nhiệm vật chất phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp
đồng kinh tế. Trách nhiệm tài sản bao gồm:
3.2.1. Phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài phạt bằng tiề áp dụng đối với bên vi phạm hợp
đồng. Phạt vi phạm mang tính chất trừng phạt vật chất đối với bên vi phạm. Phạt vi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phạm hợp đồng được áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
kinh tế mà không cần chứng minh có hoặc chưa có thiệt hại xẩy ra.
Tiền phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế
dựa trên cơ sở khung tiền phạt do pháp luật quy định. Tại điều 29 pháp lệnh hợp
đồng kinh tế quy định mức phạt chung đối với các loại vi phạm hợp đồng kinh tế từ
2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ta, tại điều 13 Nghị định
17/HĐKT (đã dẫn) quy định cụ thể khung hình phạt riêng cho từng loại vi phạm
hợp đồng.
3.2.2. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là chế t ài vật chất được dùng nhằm mục đích bù đắp, khôi
phục lại những thiệt hại thực tế về tài sản cho bên bị vi phạm. Nguyên tắc của bồi
thường thiệt hại là bồi thường toàn bộ những thiệt hại và những thu nhập bị bỏ lỡ
mà lẽ ra bên bị vi phạm có thể thu được do sự vi phạm hợp đồng kinh tế gây ra.
Căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ các căn cứ cho luật
định.
Theo quy định của chế độ hợp đồng kinh tế bên có hành vi vi phạm chỉ phải bồi
thường những thiệt hại thực tế xảy ra gồm giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng kể cả
tiền lãi phải trả cho ngân hàng; các chi phí cần thiết mà bên vi phạm phải trả; Các
khoản thu nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thường thì bên bị vi phạm sẽ thu được
tổng số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và hoa lợi đáng lẽ

được hưởng.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Theo quy định tại điều 12, khoản 1 pháp lệnh thủ tuch giải quyết các vụ án kinh tế
do Uỷ ban thường vụ Quôc shội thông qua ngày 16/3/1994 thì tranh chấp hợp đồng
kinh tế là những tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp
nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác, là những tranh chấp
phát sinh giữa các be en chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế. Đó là việc trong từng
thực hiện hợp đồng kinh tế do một hay hai bên tham gia hợp đồng không thực hiện
nghĩa vụ của mình đã cam kết trong hợp đồng dẫn đến những vi phạm hợp đồng.
Những vi phạm hợp đồng kinh tế này là do lỗi của bên vi phạm. Từ đó mà dẫn đến
việc tranh chấp trong hợp đồng kinh tế.
Tranh chấp hợp đồng kinh tế là một trong các dạng tranh chấp kinh tế do dó nó có
các phương thức giải quyết sau:
- Tự hoà giải (thương lượng) là do tự chủ thể của các b ên tham gia hợp đồng kinh
tế tự giải quyết mà không có sự tham gia của người thứ ba. Có nghĩa là các bên trực
tiếp gặp nhau để thương lượng, thoả thuận để tìm ra biện pháp thích hợp nhắt nhằm
giải quyết các bất đồng do việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gây ra. Đây là
phương thức đơn giản không tốn kém và đặc biệt là đảm bảo được quan hệ hợp
đồng giữa hai bên, đồng thời thể hiện tinh thần hợp tác, giữ uy tín đảm bảo bí mật
kinh doanh cho nhau trong hoạt động kinh doanh.
Phương thức này cũng phải căn cứ vào luật pháp, vào các sự việc cụ thể xẩy ra trên
cơ sở thiện chí của các bên. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế của nước
ta,phương thức này được coi là phương thức giải quyết phù hợp đối với các tranh
chấp hợp đồng kinh tế cũng như các tranh chấp kinh tế khác.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Hoà giải: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế với sự hiện diện
của người thứ ba với tư cách là trung gian để giúp đỡ các bên thoả thuận. Với trình
độ kinh tế chuyên môn, kỹ thuật và uy tín của người trung gian, nhờ đó các bên
tranh chấp trong hợp đồng có thể dung hoà được những lợi ích có tranh chấp và

thực hiện được việc hoà giải thành.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: Đây là một phương thức giải quyết tranh
chấp được pháp luật quy định, theo đó, thông qua hoạt động của trọng taif viên, việc
tranh chấp hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng một phán quyết mà hai bên quan
hệ hợp đồng có tranh chấp phải thực hiện. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp
hợp đồng kinh tế mà các bên tham gia áp dụng khi việc giải quyết bằng phương
thức thương lượng hoặc hoà giải không thành. Theo phương thức này, các bên
được đảm bảo quyền tự do định đoạt như: lựa chọn tổ chức trọng tài, lựa chọn trọng
tài viên.v.v
- Giải quyết tranh chấp bằng Toà án: Phương thức này được quy định trong pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 là phương thức giải quyết
tranh chấp hợp đồng kinh tế do toà án tiến hành theo quy định của pháp luật. Theo
đó, Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để ra một quyết định, hay bản án bắt
buộc các bên tham gia hợp đồng kinh tế phải chấp hành thực hiện.
Việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thường rất ít khi
xẩy ra, trừ trường hợp khi hai bên không thể thương lượng, hoà giải hoặc không
chấp nhận với phán quyết của trọng tài (nếu giải quyết bằng phương thức trọng tài)
thì mới được ra toà án để giải quyết. Hơn nữa, giải quyết bằng phương thức này
thường làm ảnh hưởng không tốt đến quan hệ, uy tín và bí mật của hai bên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy, việc lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế
trên đây là quyền lựa chọn của các ben trong quan hệ hợp đồng kinh tế, căn cứ vào
tính chất, phục vụ, mức độ phức tạp và thiện chí của các bên tranh chấp.
Trong thực tế, các hợp đồng kinh tế được ký kết thì trong nội dung của hợp đồng,
các bên đều thoả thuận đem vào hợp đồng một điều khoản về việc giải quyết tranh
chấp hợp đồng nhằm cho việc giải quyết nếu tranh chấp xẩy ra.
Ví dụ, trong hợp đồng có quy định: "Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản
trong hợp đồng, mọi sự thay đổi trong hợp đồng đều phải được hai bên nhất trí bằng
v ăn bản. Nếu không thống nhất sẽ đưa ra Toà án kỹ thuật thành phố Hà Nội giải
quyết ".

Đây là một trong các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế mà hai
bên tham gia hợp đồng thoả thuận đưa vào trong một hợp đồng cụ thể.
Trên đây là những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và sau đây là thực
trạng áp dụng những quy định đó trong hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan
hệ Quốc tế đầu tư sản xuất (CIRI).
Chương II
Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế áp dụng với việc thuê nhà xưởng
tại Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI)
I. Khái quát chung về Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI)
1. Sự hình thành của công ty
1.1. Xu hướng và mục tiêu của công ty
Việt Nam hiện nay nằm trong các quốc gia đang phát triển, do đó việc chuyển giao
công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển về Việt Nam có rất nhiều cơ hội vàlợi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thế tạo ra lợi nhuận. Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) luôn đặt mục
tiêu tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam là nhiệm
vụ quan trọng, cơ hội thực hiện việc chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam sẽ
tạo ra lợi nhuận và sức phát triển cho doanh nghiệp.
Việc triển khai chuyển giao công nghệ vào Việt Nam được CIRI nghiên cứu một
cách khoa học: "Công nghệ để chuyển giao công nghệ". Trên cơ sở thu thập đầy đủ
dữ liệu tình hình về các mặt, phân tích tổng hợp, ra quyết định chuyển giao công
nghệ khi đảm bảo hiệu quả, lấp kín rủi ro trong kinh doanh. CIRI luôn xác định
không ngừng vươn lên và chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị
trường với xu hướng: "Nhất nghệ tinh nhất thất vinh" trong khu vực và quốc tế để
chuẩn bị cho hội nhập kinh tế AFTA và WTO.
CIRI sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, luôn tìm ra tiếng nói
chung với đối tác trên cơ sở bình đẳng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên
tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh và cùng có lợi.
Với sự mệnh và mục tiêu đó, Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) đã
ra đời.

1.2. Sự hình thành của công ty
Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (sau đây gọi là công ty) là Doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đầu tư sản xuất và các
ngành nghề được phép kinh doanh.
Công ty được thành lập theo Quyết định số 2033/2001/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2001
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Có tên giao dịch quốc tế là: Center of
International Relation & Invertment Company (Viết tắt là CIRI). Công ty là đơn vị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thành viên, hạch toán độc lập của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Vì
thế, công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xây dựng công trình giao
thông 8, đồng thời chịu sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản
lý nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo Luật
doanh nghiệp nhà nước quy định.
Công ty là một chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam.
Công ty có trụ sở chính đặt tại: Số 508 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội.
Công ty quản lý và sử dụng vốn và tài sản được nhà nước giao. Với số vốn ban đầu
khi đăng kí kinh doanh là 5.700.000.000 đồng.
Trong đó:Vốn cố định:3.340.000đồng,Vốn lưu động:2.360.000.000đồng
Công ty có điều lệ tổ chức và hoạt động: được phê chuẩn theo Quyết định số
404/2001/QĐ/TCCT-LĐ ngày 2-7-2001 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây
dựng công trình giao thông 8. Có hệ thống bộ máy quản lý điều hành.
Ngành nghề mà công ty đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
113263 cấp ngày 17/07/2001 gồm:
+ Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư - thiết bị tổng hợp; kinh doanh vật tư thiết bị y
tế, thu phát nghe nhìn quảng cáo.
+ Sản xuất: Phụ tùng, động cơ xe máy, ắc qui ô tô, ắc qui xe máy, động cơ diezel;
thiết bị điện tử, thiết bị điện lạnh, thiết bị bán dẫn, phần mềm máy tính, hàng may
mặc, giầy dép các loại.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Lắp ráp: xe máy, máy vi tính, điện tử, điện lạnh, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện
lạnh, dịch vụ đào tạo.
+ Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng.
Ngoài ra, công ty còn có: con dấu để hoạt động riêng; tài khoản giao dịch của công
ty được mở tại ngân hàng trong nước; Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo
qui định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trên đây là sự hình thành của Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI).
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hình thức tổ chức và hoạt động của Công ty.
2. Hình thức tổ chức và hoạt động của công ty
2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, công ty có các chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn sau:
* Chức năng:
Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) là một doanh nghiệp nhà nước và
là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập của Tổng công ty xây dựng công trình giao
thông 8. Do đó, công ty có chức năng sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị tổng hợp,
tư vấn - đầu tư - chuyển giao công nghệ xây dựng các công trình, sản xuất công
nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, đào tạo và xuất khẩu lao động,
kinh doanh bất động sản, du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong
phạm vi hoạt động của mình góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước, nâng cao
vị thế và vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện đúng
đắn các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thông qua
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
(CIRI) góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện về
vật chất và tinh thần nhằm phát triển lực lượng sản xuất của công ty nói riêng và
của xã hội nói chung, đồng thời góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước -
thông qua nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
* Nhiệm vụ:

Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) có nhiệm vụ:
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đúng các ngành nghề đã đăng ký trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113263 ngaỳ 17/07/2001 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Thực hiện tốt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường, không trái với pháp luật về chất lượng sản phẩm và thực hiện việc bình ổn
giá cả theo quy định của nhà nước đối với các hàng hoá công ty đang kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ
Nhà nước, kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ nhà nước, Tổng công
ty giao và nhu cầu thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng các khoản thu
từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động,
đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh nhà nước giao,
kể cả phần vấn đầu tư vào các liên doanh khác. Nhận và sử dụng có hiệu quả đất đai
và các nguồn lực khác do nhà nước và Tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×