Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chế độ pháp lý của hợp đồng thuê nhà xưởng và thực tiễn áp dụng tại CIRT - 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.7 KB, 11 trang )

4. Nguồn văn bản hiện hành của chế độ hợp đồng kinh tế
1- Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1960 ban hành điều lệ về hợp đồng kinh doanh.
2- Nghị định 04/TTg ngày 04/1/1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng
kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước.
3- Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế
4- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989
5- Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng qui định chi tiết thi
hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế
6- Quyết định 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng về việc ký kết và
thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế
III. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế
1. Chế độ ký kết về hợp đồng kinh tế
1.1 Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế
Theo điều 3 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế : "Để bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính
đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, bảo vệ lợi ích của xã hội, việc ký kết
hợp đồng kinh tế được pháp luật quy định, phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định được quy định trong chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế" thì ký kết hợp đồng
kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc sau :
1.1.1 Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc này là quyền tự do ý chí (tự do khế ước) của các chủ thể kinh doanh
được pháp luật cho phép để làm phát sinh quan hệ hợp đồng kinh tế mà không có sự
áp đặt ý chí của các bên với nhau hoặc của tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc tham
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
gia hợp đồng hay không là do các bên toàn quyền định đoạt. Mọi sự ép buộc ký kết
hợp đồng kinh tế giữa bên này đối với bên kia - đều làm cho hợp đồng kinh tế vô
hiệu.Do đó, tự nguyện là nguyên tắc bắt buộc phải có và cũng là nguyên tắc của
hầu hết các loại hợp đồng. Theo nguyên tắc này , việc ký kết hợp đồng kinh tế phải
là mong muốn thực sự của các bên tham gia nhằm đạt được mục đích nhất định.
Theo đó, các bên có quyền lựa chọn bạn hàng, lựa chọn địa chỉ cung ứng vật tư,
thời điểm ký kết hợp đồng cũng như nội dung ký kết Quan hệ hợp đồng kinh tế


chỉ được coi là hình thành và có giá trị pháp lý nếu có sự thoả thuận giữa các bên
được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên.
Tại điều 4 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định : "Ký kết hợp đồng kinh tế là
quyền của các đơn vị kinh tế. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt
ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi ký kết hợp đồng. Không một đơn vị nào được
phép lợi dụng ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật". Đây là một quy
định thể hiện sự đổi mới rõ rệt của chế độ hợp đồng kinh tế , nhằm đảm bảo thực sự
quyền tự chủ, tự do ký kết hợp đồng, đó là "quyền của các chủ thể - chứ không phải
là "nghĩa vụ" của họ như trước đây.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh của
Nhà nước, bởi vì theo loại hợp đồng này bị chỉ tiêu pháp lệnh chi phối rất cao. Và
hiện nay, quyền tự do giao kết hợp đồng kinh tế chỉ bị giới hạn bởi các điều kiện
sau :
- Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ hoạt động kinh doanh đã đăng ký, tức
là các chủ thể chỉ được hoạt động kinh doanh trong phạm vi chức năng của mình.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động
trái pháp luật , có nghĩa các bên không được làm những gì mà pháp luật cấm.
- Việc ký hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các
đơn vị kinh tế Nhà nước giao cho chỉ tiêu pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng
kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay Nhà nước chỉ can thiệp vào các quan hệ hợp
đồng kinh tế bằng pháp luật chứ không dùng mệnh lệnh hành chính như trước đây
nữa.
1.1.2 Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi
Theo nguyên tắc này, khi ký kết hợp đồng kinh tế , các chủ thể hợp đồng có quyền
và nghĩa vụ ngang nhau mà pháp luật qui định để thoả thuận những vấn đề mà các
bênquan tâm nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thiết lập quan hệ hợp đồng kinh
tế, hay nói cách khác , các chủ thể có vai trò như nhau dù họ có địa vị pháp lý khác
nhau.

Biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện
ngay trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. Các bên đều có quyền đưa
ra yêu cầu của mình và cũng có quyền chấp nhạn hay không chấp nhận ý kiến của
bên kia. Thực hiện nguyên tắc này không phụ thuộc quan hệ sở hữu và quan hệ
quản lý của các chủ thể hợp đồng, bát kể họ thuộc thành phần kinh tế nào, do cấp
nào quản lý, thì khi ký hợp đồng điều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ,
cùng có lợi trên cơ sở thoả thuận và phải chịu trách nhiệm vật chất nếu vi phạm hợp
đồng đã ký kết. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ được coi là hình thành khi các bên
thống nhất ý chí với nhau về tất cả các điều khoản trong hợp đồng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tuy nhiên, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ở đây phải song hành với tư tưởng hai
bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết các bên phải lợi ích như nhau mà mỗi bên
đều có lợi ích riêng theo mục đích của mình, đồng thời, nó đòi hỏi các bên phải biết
tôn trọng lợi ích của nhau, không thể để lợi ích của bạn hàng lấn át lợi ích của mình
và ngược lại không để lợi ích của mình lấn át lợi ích của bạn hàng. Vì thế, đây
chính là tư tưởng giúp cho quan hệ được làm ăn lâu dài.
1.1.3 Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm vật chất và không trái pháp luật
- Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản có nghĩa là nếu có vi phạm hợp đồng kinh tế, thì
bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm trả tiền phạt và bồi thường thiệt hại
(nếu có thiệt hại xảy ra) cho bên bị vi phạm bằng chính tài sản của mình mà không
phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức, cá nhân có lỗi đã gây ra vi phạm đó, trừ các trường
hợp miễm giảm trách nhiệm vật chất. Có nghĩa là, khi hợp đồng kinh tế được ký kết
thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đa cam kết trong hợp
đồng. Nguyên tắc này được qui định trong Điều 29 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và
Điều 21 Nghị định 17/HĐBT đã dẫn. Đây là một điểm mới của hợp đồng kinh tế
theo pháp luật hiện hành. Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, nếu
trong quan hệ hợp đồng kinh tế mà có vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm không
chịu trách nhiệm với bên kia mà chịu trách nhiệm trước Nhà nước như là một hình
thức vi phạm kỷ luật Nhà nước.
- Nguyên tắc không trái pháp luật đòi hỏi chủ cụ thể, hình thức thủ tục ký két và nội

dung hợp đồng kinh tế phải hợp pháp (tuân thủ đúng các quy định của pháp luật).
Mọi vấn đề kể trên mà trái vơi squy định của pháp luật đều làm cho hợp đồng đó trở
thành vô hiệu và có thể gây ra thiệt hại về mặt vật chất cho các bên và cho cả Nhà
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nước. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ trật tự kỷ
cương pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hợp đồng
kinh tế. Các bên được tự do thoả thuận ý chí nhưng điều đó không có nghĩa các bên
muốn thoả thuận với nhau về điều gì cũng được. í chí đó phải phù hợp với pháp luật
1.2 Chủ thể hợp đồng kinh tế
Những tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tham gia hợp đồng kinh tế có
quyền và nghĩa vụ đối với nhau gọi là chủ thể hợp đồng kinh tế. Theo điều 2 pháp
lệnh hợp đồng kinh tế , chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân với pháp
nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật. Như vậy, trong quan hệ hợp đồng kinh tế pháp nhân là một bên chủ thể ký kết
hợp đồng, còn ben kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh.
Pháp nhân phải là tổ chức có các điều kiện sau :
+ Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc công
nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức thống nhất.
+ Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật môt cách độc lập (điều 94, Bộ
luật dân sự)
Cá nhân có đăng ký kinh doanh được hiểu là cá nhân được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đó là các hộ kinh doanh cá
thẻ được qui định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ,
hoặc các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh theo quy định của luật doanh
nghiệp 12/6/1999.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy, những hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân với nhau không được gọi là
hợp đồng kinh tế và nếu tranh chấp xẩy ra sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng

dân sự.
Tuy nhiên, theo qui định tại điều 42 , 43 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và thông tư số
11/TT/PL ngày 25/5/1992 của Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn ký kết và thực
hiện hợp đồng kinh tế mở rộng điều kiện cho phép pháp nhân có thể xác lập hợp
đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư ở Việt Nam, các doanh
nghiệp không có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh) , hộ
kinh doanh cá thể, người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình,
hộ nông dân, ngư dân ca thể nếu nội dung của hợp đồng không nhằm mục đích sinh
hoạt tiêu dùng, thuê lao động.
Để hình thành quan hệ hợp đồng kinh tế thì phải có sự tham gia ký kết của các bên
chủ thể hợp đồng kinh tế . Thay mặt cho các bên chủ thể hợp đồng kinh tế đó cần
phải có một người đại diện để ký kết hợp đồng kinh tế. Theo điều 9 - Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế thì đại diện ký kết hợp đồng kinh tế có hai loại :
* Đại diện thương nhân :
Đó là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh
doanh . Đối với pháp nhân, đại diện hợp pháp của pháp nhân là người được bổ
nhiệm hay được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và hiện đang giữ chức vụ
gì đó (Điều 52 Nghị định 17/HĐBT ) . Đối với doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh
nghiệp hoặc người được doanh nghiệp thuê làm giám đốc. Đối với cá nhân là chính
người đó, đối với hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh tế gia đình là chủ hộ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Người đứng tên đăng ký kinh doanh là người đứng tên xin cấp giấy phép đăng ký
kinh doanh , được cấp giấy kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có tên.
* Đại diện theo uỷ quyền
Là người được đại diện đương nhiên uỷ quyền thay mình ký kết hợp đồng kinh tế
theo quy định của pháp luật . Việc uỷ quyền này phải được thể hiện bằng văn bản.
Trước khi ký kết hợp đồng kinh tế , người được uỷ quyền phải trình giấy uỷ quyền
cho bên đối tác kiểm tra uỷ quyền có thể theo vụ việc hoặc thường xuyên. Người
uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền của mình. Người được uỷ quyền
chỉ được hành động trong phạm vi uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người

thứ ba.
1.3. Căn cứ ký kết hợp đồng kinh tế
Để tuân thủ pháp luật, đảm bảo sự quảnlý của Nhà nước, đảm bảo lợi ích của các
bên ký kết hợp đồng, theo Điều 10 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký kết hợp
đồng kinh tế phải dựa vào các căn cứ sau :
1.3.1 Định hướng kế hoạch Nhà nước, các chính sách , chế độ, các chuẩn mực kinh
tế kỹ thuật hiện hành.
Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc
từng ngành kinh tế kỹ thuật hoặc cho từng địa phương xác định cho từng thời kỳ, và
cũng là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hay nói cách khác đây là căn cứ mang tính pháp lý thể hiện sự tuân thủ pháp luật
của hợp đồng kinh tế.
1.3.2. Nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng của bạn hàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các hoạt động kinh tế , quan hệ kinh tế trong nền kinh tế bị quy luật giá trị, quy luật
cung cầu chi phối. Điều đó đòi hỏi hợp đồng kinh tế phải luôn luôn phù hợp với thị
trường thì mới phát huy được vai trò của nó. Là cái cầu nối giữa sản xuất với thị
trường; giúp cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường tức là giúp cho cung cầu gặp
nhau. Vì vậy, đòi hỏi các chủ thể hợp đồng kinh tế khi ký kết hợp đồng kinh tế phải
lấy nhu cầu thị trường để làm căn cứ nội dung hợp đồng cũng như quyền và nghĩa
vụ của các bên. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn thể hiện nhu cầu thực sự của việc
ký kết hợp đồng kinh tế, bảo đảm tính khả thi của hợp đồng.
1.3.3 Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của
mình.
Nhà nước qui định căn cứ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh để tránh tình
trạng các chủ thể kinh doanh ký kết hợp đồng kinh tế chỉ vì lợi ích riêng mà bất
chấp pháp luật, bất chấp khả năng và thực lực của mình . Đây cũng là căn cứ vào
khả năng về vốn, vật tư, năng suất lao động hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ để
làm cơ sở quyết định cho những cam kết trong hợp đồng được thực hiện.
Căn cứ vào chức năng hoạt động kinh tế tức là căn cứ vào nội dung hoạt động trong

các ngành nghề , lĩnh vực mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
- Như vậy, đây là căn cứ để chứng minh địa vị pháp lý hợp pháp của các tổ chức
kinh tế, đồng thời khẳng định tính thực tiễn bảo đảm của hợp đồng.
1.3.4. Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng đảm bảo tài
sản của cac bên cùng ký kết.
Căn cứ này chứng minh hoạt động của các bên chủ thể tiến hành không trái với quy
định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc trực tiếp, chịu trách nhiệm tài sản theo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
qui định của pháp luật. Đây là căn cứ rất quan trọng đối với việc đảm bảo hiệu lực
của hợp đồng kinh tế , tránh tình trạng vi phạm hợp đồng, chiếm dụng vốn của
nhau.
1.4. Nội dung của hợp đồng kinh tế
Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những gì mà hai bên thoả thuận, thể hiện
và nghĩa vụ của các bên ràng buộc với nhau trong quan hệ hợp đồng.
Thông thường về mặt pháp lý, nội dung của hợp đồng kinh tế được thể hiện ở ba
loại điều khoản.
Một là, điều khoản thường lệ - Là những điều khoản mà nội dung đã được pháp luật
qui định mà nếu các bên không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên thừa nhận
và phải có trách nhiệm thực hiện các qui định đó như đã thoả thuận . Ngược lại nếu
ghi vào hợp đồng thì không được thoả thuận trái với quy định đó. Ví dụ : Điều
khoản về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, về bồi thường thiệt hại.v.v
Như vậy, các bên tham gia có thể thoả thuận hay không thoả thuận các điều khoản
thường lệ thì hợp đồng vẫn hình thành khi đã có đủ các điều khoản chủ yếu.
Hai là, điều khoản chủ yếu : Là những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của hợp
đồng mà bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng, nếu không thì hợp
đồng sẽ không có giá trị pháp lý. Theo điều 12 pháp lệnh hợp đồng kinh tế (đã dẫn)
các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế bao gồm :
- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao
dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
Điều khoản này gọi là điều khoản hình thức của hợp đồng, là điều khoản chủ yếu

mà thiếu nó thì văn bản hợp đồng không có giá trị pháp lý, mà vấn đề pháp lý nổi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
bật nhằm đảm bảo cho hợp đồng các bên ký kết tuân theo chế độ hợp đồng kinh tế
đó là điều kiện về địa vị pháp lý của các bên tham gia hợp đồng kinh tế.
- Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy
ước đã thoả thuận: Điều khoản này nhằm trả lời câu hỏi cái gì? và bao nhiêu? khi
các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế.
- Chất lượng, chủng loại, qui cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu
cầu kỹ thuật của công việc, theo các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm thì
chất lượng sản phẩm bao gồm các mặt như phẩm chất, qui cách , chủng loại, bao bì
đóng gói kể cả màu sắc. Như vậy, các hàng hoá, công việc trong hợp đồng đã được
xác định bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, qui cách và chủng loại
của Nhà nước thì các bên tham gia phải lấy đó làm cơ sở của việc ký kết, nếu thấy
khác thì cần phải lấy đó làm cơ sở của việc ký kết, nếu thấy khác thì cần phải sửa
đổi còn đối với các sản phẩm, hàng hoá, công việc trong hợp đồng mà chưa có tiêu
chuẩn chất lượng cụ thể thì nhất thiết phải ghi rõ trong hợp đồng việc thoả thuận về
chất lượng hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật công việc.
- Giá cả: Điều khoản này là điều khoản mà các bên thoả thuận về đơn giá, các phụ
phí, tỷ lệ phần trăm hoa hồng. Khi thoả thuận điều khoản này các bên có thể thoả
thuận cả khả năng điều chỉnh giá khi đó biến động giá cả của thị trường.
Trừ trường hợp, sản phẩm, hàng hoá đó do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã
quy định giá hoặc khung giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
- Phương thức thanh toán :
Đây là điều khoản các b ên cần thoả thuận về các hình thức và thể thức thanh toán
cũng như thời hạn thanh toán trong hợp đồng kinh tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ngoài ra, các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm của từng loại hợp
đồng kinh tế cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế đó.
Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế, đặc biệt là điều khoản về chất lượng
sản phẩm, hàng hoá, công việc và về giá cả phải được ghi rõ ràng, cụ thể theo quy

định của pháp luật.
Ba là, điều khoản tuỳ nghi: Là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau
khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định nhưng các bên được vận
dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật.
Chẳng hạn, điều khoản về bảo hành đối với những sản phẩm, hàng hoá, công việc
chưa có quy định của Nhà nước về bảo hành; điều khoản về điều kiện nghiệm thu,
giao nhận sản phẩm, công việc; điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh
tế; điều khoản có hiệu lực của hợp đồng kinh tế Điều khoản tuỳ nghi là điều
khoản phụ nó không ảnh hưởng đến việc hình thành hợp đồng kinh tế mà chỉ là các
điều khoản nhằm kích thích hoàn thiện về nghĩa vụ hợp đồng kinh tế.
Như vậy, nội dung của hợp đồng kinh tế thể rhiện ý chí tự nguyện của các bên
nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Những hợp đồng kinh tế rơi vào
trường hợp sau đây là hợp đồng trái pháp luật và coi là vô hiệu
- Nội dung của hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật
- Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật để thực hiện công việc và thoả thuận trong hợp đồng.
- Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
1.5. Hình thức của hợp đồng kinh tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×