Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

thói quen để thành công hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 5 trang )

Thói quen để thành công hơn
Về cơ bản, thành công chính là tổng hợp những sự lựa chọn thông minh về nếp sống.
Hãy thử thay đổi mình với những thói quen dưới đây để kiểm nghiệm khả năng thành
công của bạn.
“Nếu nghĩ đến thất bại, bạn sẽ thất bại. Hãy đưa mình vào những tình huống mà bạn
không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chiến thắng”.
Ăn mặc bảnh bao
Thật sai lầm nếu nghĩ rằng quần áo không tạo nên tính cách. Thế giới doanh nhân quan
tâm đến vẻ bề ngoài hơn bất cứ điều gì. Hãy chinh phục thế giới này trước hết bằng vẻ
ngoài của bạn đã.
Coi mình là người chiến thắng
Nếu nghĩ đến thất bại, bạn sẽ thất bại. Mục tiêu của bạn là thành công và bạn làm việc vì
điều đó. Hãy đưa mình vào những tình huống mà bạn không còn sự lựa chọn nào khác
ngoài việc phải chiến thắng. Chẳng ai nêu gương một kẻ luôn bi quan cả.
Tự giác trong tập thể
Nên nhớ bạn là một trong vô số chiếc nan hoa giúp bánh xe quay được. Hãy hoàn thành
tốt nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của mình và tin tưởng rằng những người khác cùng
làm như bạn.
Chủ động trong công việc
Thời buổi ôm cây đợi thỏ qua rồi. Trong công việc cũng vậy, đừng đợi người khác giao
nhiệm vụ mà hãy chủ động yêu cầu được làm việc. Nếu luôn là người tiên phong, khởi
xướng những dự án mới và tích cực hoạt động, chắc chắn không sếp nào phụ lòng bạn.
Bày tỏ quan điểm rõ ràng
Chẳng ai ưa con người “ba phải" nhưng cũng không thuận lắm nếu bạn bảo thủ quá. Hãy
bảo vệ ý kiến của mình bằng những lập luận rõ ràng để mọi người đều có thể hiểu được ý
kiến của bạn trong mọi tình huống.
Rèn luyện kỹ năng đàm thoại
Người ta cho rằng chiếc điện thoại trong công việc còn quan trọng hơn cả máy tính bởi
nó là công cụ kết nối bạn với mọi người một cách trực tiếp nhất. Hãy để người nhân điện
thoai hiểu bạn quan tâm đến họ như thế nào. Không nên ăn, uống, hay nhai kẹo khi đang
nói chuyện điện thoại và nhớ trả lời điên thoại ngay càng nhanh càng tốt.


Làm việc có phương pháp
Nếu không có kế hoạch và biện pháp, bạn rất khó kiểm soát công việc của mình và đi lạc
hướng là chuyện đương nhiên. Hãy tránh tối đa việc đốt cháy giai đoạn để đảm bảo công
việc của bạn thành công ở mức cao nhất.
Không chỉ trích
Nếu thấy ai đó mắc lỗi, hãy chỉ ra lỗi đó. Không nên giễu cợt họ hay phàn nàn quá đáng.
Cũng đừng tiếc lời khen nếu người khác đáng được khen.
Cư xử lịch thiệp
Luôn luôn lịch sự và nhiệt tình với tất cả mọi người chứ chẳng riêng gì với khách hàng
hay đối tác. Thành đạt hay không một phần lớn nhờ vào cách cư xử và phép xã giao của
bạn.
Xử lý từng vấn đề một
Người thiếu kỹ năng tổ chức sẽ bị choáng ngợp khi có nhiều vấn đề nảy sinh. Giải pháp
tối ưu là xử lý từng vấn đề vào từng thời điểm nhất định và đi lần lượt chứ không cùng
lúc làm rối tung tất cả lên.
Đón nhận sự phê bình hợp lý
Nhiều người nổi xung lên ngay tức thì khi nghe ai đó phê phán mình. Hãy bình tĩnh đón
nhận chúng và xem xét tại nguyên nhân của những lời phê bình đó để biết mình có đáng
bị chỉ trích bay không? Nếu đúng, hãy tiếp thu. Nếu sai, hãy lên tiếng bảo vệ mình nhưng
đừng cãi cọ.
Nêu gương cho người khác
Sự sáng tạo để cải thiện hiệu suất công việc của bạn sẽ nhanh chóng được mọi người áp
dụng và tại sao không làm mới mình theo cách này nhỉ?
Tự luyện tính kiên nhẫn
Ngay cả nhưng người buôn cổ phiếu bỗng chốc thành tỷ phú chỉ sau một đêm thức dậy
thì chí ít họ cũng đã thực hiện kế hoạch của mình trong một thời gian dài. Thành công
nào cũng cần có thời gian.
Học hỏi điều mới
Thị trường luôn phát triển còn công nghệ thì thay đổi từng giờ. Nếu không chịu học bạn
chắc chắn sẽ lạc hậu.

Cuối cùng, hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ trên hàng ngày
Nếu thu hút được sự chú ý của người khác nhiều người sẽ muốn làm ăn với bạn. Và khi
đó, bạn sẽ thành công.
Trong học tập
Đã là con người, ai cũng thường mắc những lỗi giống nhau. Trong việc học tập, có nhiều
điểm nên tránh, trong đó, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm sai lầm dễ mắc mà làm cản trở
con đường tiến xa của bản thân mình.
1. Chỉ nghe người giỏi hơn
Cái này thì chắc không cần nói nhiều, ai cũng biết. Con người ta thường thích học hỏi ở
người nào mà họ phục. Nhưng phải luôn có ý thức học từ cả những người kém hơn vì ai
chẳng có cái hay của họ. Mà suy rộng ra, là học từ tất cả mọi hiện tượng sự vật quanh ta,
con ong con kiến còn có cái phải học cơ mà. Sống trong một thế giới thông tin, cứ có
thông tin chìa ra trước mắt là mình phải nắm lấy (xem bài „Chúng ta đang sống trong một
Thế giới của thông tin“)
Tôi xin kể một câu chuyện về một người tôi quen, mà tôi vẫn coi là một trong nhưng
người thầy của tôi. Có đợt tôi giúp anh ấy một phần nhỏ mang tính chuyên môn trong
chuyện làm ăn. Lúc đó công việc của anh đang lên như diều. Do nhu cầu công việc và
cũng thân tình lắm vì anh dậy tôi rất nhiều điều, tôi hay ăn cơm cùng với anh. Anh ăn rất
mặn. Tôi một lần góp ý „anh tuổi này không nên ăn mặn nữa“. Tự dưng anh thừ người ra
một lúc, có vẻ suy nghĩ lung lắm. Lúc đó tôi cũng không hiểu tại sao.
Độ mấy ngày sau, một lần tâm sự, anh mới thổ lộ rằng hôm nọ nghe tôi khuyên làm anh
giật mình ghê lắm „đúng là đến tầm tuổi tứ tuần rồi, không nên ăn mặn nữa thật“. Lúc
nghe anh nói lại, tôi mới chợt hiểu thái độ lạ lùng của anh khi nghe câu nói hoàn toàn
nghĩa đen của tôi, mà anh thì lại hiểu theo nghĩa bóng, anh đã khai thác được một thông
tin gì đấy ẩn sau câu nói ngây thơ của tôi lúc đó anh sắp có mấy vụ làm ăn lớn
Thế mà, chỉ 3 tháng sau cái ngày tôi nói câu ấy, anh gần như phá sản do vướng phải mấy
quả lừa, mà chung quy cũng vì anh quá bạo tay. Vậy đấy, một sự tình cờ buột miệng ra
không nghĩ gì, mà lại là một điềm báo chăng, anh biết điều đó, nhưng sự ngoan cố của
anh đã làm anh phải trả giá, như đã trả giá 1 lần hơn chục năm về trước
Chúng ta nếu không để ý, vẫn luôn bỏ qua những cơ hội học hỏi, thu nhận thông tin hoàn

toàn ngẫu nhiên như vậy, mà đôi khi vì thế ta phải trả giá đắt.
2. Không nghe người nói mà chưa làm được
Một lỗi thường gặp nữa, là thường ta không nghe những người nói khi mà họ không hoặc
chưa làm được cái điều họ nói. Vẫn nghe đâu đó „xiiiií, ông đã làm được chưa mà cứ lên
mặt dạy tôi?“
Nhưng nghĩ lại xem, đa số các thấy giáo dạy chúng ta thường dạy những điều mà họ đâu
chắc làm được, vậy sao ta vẫn học. Ví dụ ngành kiến trúc đi, ở nước ngoài nhé (ở Việt
Nam thì khác), các giáo sư thường không phải những người đi làm kiến trúc chuyên
nghiệp, nhiều ông viết sách và dạy rất hay, nhưng chưa bao giờ thiết kế một ngôi nhà nhỏ
cả. Nếu như ở VN, thì khối thầy đã bị các học sinh bỉ bai là gớm ông này chẳng biết thiết
kế, chỉ được cái bốc phét. Hay chuyện các cô giáo cấp một vẫn ra rả „Các em phải khiêm
tốn thật thà dũng cảm“, nhưng các cô thì thế nào, chẳng nhẽ vì các cô không làm được
nên ta không học.
Để tôi kể một câu chuyện của một cô bạn của tôi. Số là, cách đây độ vài năm, cô ấy có
được nói chuyện với một người bạn chỉ hơn vài tuổi và được khuyên một số phương
hướng phát triển. Nhưng cậu ta cũng chỉ còn trẻ, chưa làm được gì, nên cô bạn của tôi
cũng không ấn tượng lắm và dần quên mất nhưng lời cậu ấy nói. Gần đây, một lần đi
phiên dịch cho đoàn khách Trung Quốc, cô ấy có gặp một người chức khá to, Cục trưởng
gì đấy. Ông ta rất quý người phiên dịch trẻ này, nên buổi cuối cùng, có ngồi nói chuyện
rất thân tình và khuyên cô với rất nhiều thứ tâm huyết. Cô bạn tôi khi trở về sau chuyến
công tác, rất xúc động và hưng phấn với nhưng điều đó, cảm giác phải bắt tay vào làm gì
đó ngay. Nhưng sau một vài ngày chấn tĩnh, cô ấy mới tâm sự với tôi rằng, hoá ra là mình
đã bỏ phí cả một thời gian dài từ ngày cậu bạn kia khuyên, đơn giản vì cậu ta chưa làm
được, còn ông Cục trưởng thì rõ ràng có trọng lượng hơn.
3. Không học cái mình chưa thích, chưa cần, chưa hợp
Cái này là lỗi hay gặp nhất mà ít người để ý. Mà nghe có vẻ hợp lý phết, cái gì mình
không thích, không hợp, không cần thì học làm gì, nhưng mà, phải chăng nó không phải
là KHÔNG, mà là CHƯA thì sao.
Giống như chuyện giả tưởng, một con người lúc trưởng thành nhờ máy thời gian mà quay
về nói chuyện với chính mình lúc còn trẻ, nếu người trưởng thành khuyên người trẻ tuổi

về nhưng điều đã rút ra được sau bao năm lăn lộn, chắc chắn sẽ có những điều mà người
trẻ tuổi không đồng ý, với cái lý luận, cái này tôi không cần, không thích, không hợp, hay
là, mỗi người đều có một con đường riêng, không phải là con đường tôi chọn, nên tôi
không nghe. Vậy con người AQ trẻ tuổi này sẽ nghĩ gì nếu biết đây chính là mình của
nhiều năm về sau nhỉ.
Ta không thể đoán chắc được ta sẽ đi theo con đường nào trong tương lai, càng không
biết cái gì mình sẽ cần, sẽ thích, sẽ hợp. Vì thế, nếu có điều kiện, thì phải học tối đa
nhưng cái mình có DUYÊN gặp trên đường đời. Chứ để đến lúc cần,lúc thích, lúc hợp e
rằng có quá muộn không???
Sẽ có người nói, thế thì gặp điều gì cũng cố mà nhồi vào đầu à? Tất nhiên, không thể học
tất cả những gì mình có thể gặp, mà nên biết dùng linh cảm và kinh nghiệm để chọn lựa
những cái ưu tiên để học trước, giống như chuyện chọn sách, đòi hỏi cả một nghệ thuật.
Chẳng hạn, tôi học kiến trúc, thì tất cả các vấn đề liên quan như kinh tế, kết cấu, tâm lý,
phong thuỷ, bốc phét, thuật ngoại giao xử thế đều nên cố gắng học tối đa; nhưng việc
sửa xe máy thì có thể là hâm nếu cố gắng học (tất nhiên nếu có điều kiện thuận lợi và do
sơ thích thì cũng nên biết qua chút, có khi cũng có lợi, nhưng nếu có những việc cần ưu
tiên hơn thì gác nó lại là hợp lý)
Tóm lại, như tôi đã nói từ đầu, thế giới xung quanh là một tập hợp thông tin, nhờ Duyên
mà nó xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trước nhân sinh quan của ta theo rất nhiều con
đường (pathway). Ta nên tìm cách nhận ra, chọn lựa và nắm bắt thu nhận sao cho hiệu
quả và bổ ích nhất, đặc biệt không nên câu nệ pathway dù rằng vẫn có những pathway ưu
tiên như đọc sách

×