Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thiết kế bài giảng ngữ văn 9 tập 2 part 10 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.74 MB, 50 trang )

¢ Dap an va biéu diém chi tiét
Cdu 1 (2 điểm).
1. (1,0 diém)

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp đúng: (0, 75 điểm).
- Chủ ngữ chính: sách.
- VỊ ngữ chính: đưa.

- Bổ ngữ: ía... vật chất. Trong đó, bổ ngữ có cấu tạo chủ — vi ta: cht ngữ;

vào: vị ngữ
- Bổ ngữ 1: Những thế giới cực lớn (định ngữ 1); hoặc cực nhỏ (định ngữ 2)
- Như thiên hà: trạng từ so sánh, làm thành phần phụ chú 1.
- Như thế giới của các hạt vật chất: trạng ngữ so sánh, làm thành phần phụ
chú 2.

b. Nhận dạng kiểu câu: câu phức thành phần bổ ngữ (0, 25 điểm).
2. (1,0 điểm).

a. (0,75 điểm).

+ Chủ ngữ chính: Dế Chốt.

+ VỊ ngữ chính: /a tén.
+ Định ngữ: Tơi đã đặt... trịch thượng thế. Trong đó định ngữ có cấu tạo
chủ — vị, chủ ngữ: /ôi, vị ngữ: đặt.

+ Bồ ngữ cho nó... thế.
b. (0,25 điểm) Kiểu câu phức thành phần có định ngữ là cụm C- V.

Câu 3. Viết đoạn văn (2,0 điểm)


+ Đoạn văn thể hiện được cảm nhận đúng diễn biến tâm trạng của nàng

Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: buồn rầu, cơ đơn, thương nhớ người thân, lo lắng,
sợ hãi cho tương lai của mình. (1,0 điểm)

+ Đoạn văn viết theo kiều diễn dịch (0, 5 điểm)

+ Sử dụng đủ và phù hợp các từ đã cho (0, 5 điểm).

Câu 4. ( Viết bài văn (5,0 điểm)

+ Chấp nhận mọi cách diễn đạt của học sinh nếu xét thấy hợp lí, miễn đạt
những yêu cầu cơ bản sau:

1. Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề sẽ phân tích (0,5 điểm).
2. Giải thích ngắn gọn nhận xét của đề (0,5 điểm).

Bài thơ bằng văn xuôi "áng văn xuôi giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp lặng lẽ,
thơ mộng của thiên hiên và con người .
3. Phân tích chất thơ của truyện (3,5 điểm).
a. Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa (1,5 điểm).
+ Hình ảnh mây rơi xuống đường, luồn cả vào gầm xe, khiến ta có cảm
tưởng như đi trên mây.
460


+ Hình ảnh nắng chiều mạ bạc cả con đèo, đất trời như toả sáng.
b. Vẻ đẹp của con người Sa Pa.
+ Nhân vật chính: anh thanh niên và một số nhân vật phụ: ông Kĩ sư chờ
sét, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường... làm nổi bật:

- Cái lặng lẽ của cơng việc âm thầm ít a1 biết đến trong một không gian

cũng vắng lặng, âm thầm.

- Trong cái lặng lẽ của đất trời, công việc là những con người, những tâm
hồn khơng lặng lẽ; vì họ đang làm những cơng việc có ý nghĩa quan trọng đối
với đất nước; là sự hăng say quên mình trong cơng việc; là tình u bồng bột và
nồng nàn dành cho cơng việc, cho đất nước, nhân dân.
- Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn và hồn nhiên của những
con người ở Sa — Pa.
4. Đánh giá chung: Khăng định lại vấn dé va giá trị của tác phẩm: Lặng lẽ
Sa Pa là một áng thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người — những người lao động — những trí thức mới đang thầm lặng hiến dâng

tất cả tâm sức và tuổi trẻ cho nhân dân, cho Tổ quốc.

(Theo Đề dự bị, mơn thi Van - Tiếng Việt, kì thi tuyển sinh vào lớp 10
chuyên
ngữ
DHSP
Ngoại
ngữ

Nội,
năm
học
2005
2000,
ngày thị 10 — 6 - 2005, thời gian làm bài 150 phúi).
‹ ĐỀ 4


Câu ï (1, 0 điểm): Chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu
thơ sau và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ đó:

Mặt trời xuống biển như hịn lúa
Sóng đã cài then, đêm sập cưa.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Cau 2 (2,0 điểm): Trong tác phẩm văn học, có những chi tiết rất quan
trọng, thậm chí khơng có chi tiết đó cốt truyện không thể phát triển được hoặc

sẽ phát triển theo hướng khác. Em hãy lựa chọn một chi tiết như thé trong
truyện truyền kì Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích ý nghĩa của chi tiết đó.
Câu 3 (7,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Thương vợ để thấy rõ:
Bên cạnh một Tế Xương quyết liệt, dữ dội trong châm biếm cịn có một Tế
Xương đằm thắm, da diết trong trữ tình — một thứ trữ tình thấm thía, pha chút
cười cợt theo thói quen trào phúng của Tế Xương.
e Đáp án và biểu điểm chỉ tiết
Cdu I (1,0 điểm)
+ Nêu đúng, đủ các biện pháp tu từ có mặt trong đoạn thơ: (0,5 điểm).

— So sánh: mặt trời xuống biển (như) hòn lửa (0.25)

461


— Nhân hố: sóng cai then, đêm sập cửa, mặt trời xuống.(0,25).
+ Nêu ý nghĩa các biện pháp tu từ (0,5):
- Làm bật hình ảnh hồng hơn trên bién dep dữ đội, lộng lẫy, huy hoàng.

(0,25).

- Khả năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng thể hiện tình yêu thiên

nhiên của tác gia (0,25).
Cáu 2 (2,0 điểm)
+ Học sinh có thể có nhiều cách lựa chọn, miễn sao cất nghĩa, phân tích
hợp lí, thuyết phục.
+ Dưới đây chỉ là một trong những cách lựa chọn.

- Chi tiết đắt giá: cái bóng trên tường vách.

- Phân tích ý nghĩa, viết thành đoạn văn khoảng 10 câu:
- Chi tiết này trực tiếp dẫn đến cái chết oan khốc của Vũ Nương, đồng thời
cũng là chi tiét giai oan cho nang.
- Nguyễn Dữ muốn phê phán chiến tranh phong kiến, phê phán chàng
Trương đa nghi và thiển cận, gửi thông điệp: hạnh phúc chỉ có được khi con

người thơng hiểu, tin cậy và thực sự thương yêu nhau.
Cáu 3 (7, 0 điểm)

+ Phân tích, làm rõ chất trữ tình đằm thắm, hóm hỉnh trong bài tho.

+ Giới thiệu Tế Xương và bài thơ Thương vợ, chất trữ tình bên cạnh chất
trào phúng, châm biếm chính là hai nét cơ bản làm nên hồn thơ Tế Xương.
+ Phân tích chất trữ tình trong bài thơ thể hiện ở cảm hứng dân gian, cảm
hứng tự trào thể hiện tấm lòng, nhân cách và tài hoa độc đáo của nhà thơ của
non Côi, sông Vị: thương vợ, kính trọng và biết ơn vợ bảng cách ca ngợi, dé
cao bà và tự chế giễu mình thậm tệ — một cách độc đáo.


+ Mỗi ý 2,0 điểm. Hình thức diễn đạt 1,0 điểm.

Tiết 171 + 172

TẬP LÀM VĂN

THU (DIEN) CHUC MUNG VA THAM HOI
A. Két qua cGn dat
— Nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hoi
— Nắm được cách viết một bức thư, điện
— Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu

462


B. Thiét ké bai day — hoc
Hoat dong 1

GV giải thích ngắn gọn để HS hiểu về loại văn ban thư (điện) chúc mừng

và thăm hỏi.
— Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức kiệm lời,
nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ được tình cảm
đối với người nhận. Đọc thư (điện), người nhận thường có một thái độ hợp tác
tích cực.
- Thường là khi nào khơng thể đến gặp mặt người nhận để chúc mừng
hoặc chia buồn thì người viết mới dùng thư (điện).
— Khi gửi thư (điện) cần điền cho thật đầy đủ, chính xác các thơng tin (họ
tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát
để tránh nhầm lẫn, thất lạc.

Hoạt động Z7 _

XAC DINH CAC TINH HUONG CAN GUI THU (BIEN)
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
2. Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào? Mục đích của các loại
ấy có khác nhau khơng? Tại sao?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:
— Có nhu cầu trao đổi thơng tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
— Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết khơng thể đến tận

nơi để trực tiếp nói với người nhận.
2. a. Hai loại chính:
— Thăm hỏi và chia vui
— Thăm hỏi và chia buồn

b. Khác nhau về mục đích:

— Thăm hỏi chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt...
của người nhận.

— Tham hoi chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua

những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
Hoạt động 3

CÁCH VIẾT THƯ (ĐIỆN)

+ GV hướng dẫn HS nắm được quy trình viết thư (điện):


Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
463


Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Bình Minh, tổ 10, phường Thanh
Hương, quận Long Biên, Hà Nội.

Bước 2: Ghi nội dung
Nhân địp bạn được nhận giải thưởng văn chương, tôi xin gui toi bạn lời
chúc mừng nông nhiệt, đồng thời cũng xin bay to sự thán phục đức tính kiên trì
của bạn đối với niêm đam mê sáng tạo nghệ thuật.
Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và ngày càng viết hay hơn!
Buóc 3: Ghi họ, tên, địa chỉ người gửi

(Phần này khơng chuyển đi nên khơng tính cước, nhưng người gửi cần ghi

đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó

khăn. Bưu điện khơng chịu trách nhiệm nếu khách hàng khơng ghi đầy đủ theo
u cầu), ví dụ:

Trần Hồng Sơn, số 3, phường Nhân Vị, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
+ GV hướng dẫn HS tự làm
e« Đọc tham khảo:

ĐIỆN MỪNG QUỐC KHÁNH NƯỚC TA

Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 60 Quốc khánh nước ta (2-9-1945 —- 2-9-2005), các đồng chí
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nước ta đã nhận được điện mừng của các
vị Lãnh đạo các nước dưới đây:

1. Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND
Hồ Cẩm Đào; Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân
nước CHND Trung Hoa Ngô Bang Quốc; Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND
On Gia Bảo đã gửi điện mừng tới Tổng Bí thư BGH TƯ Đảng CS Việt Nam
Mạnh; Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính

Trung
tồn
Trung
Nơng
phủ

Hoa
quốc
Hoa
Đức
nước

CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn

Văn An.
Các điện mừng của các đồng chí Lãnh đạo Trung Quốc viết:

"Là đồng chí và bạn bè, chúng tơi từ đáy lịng mình hết sức vui mừng trước những

thành tựu mà nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã

giành được trong hơn nửa thế kỉ qua, đặc biệt là trong gần 20 năm vừa qua kể từ khi Việt

Nam thực hiện công cuộc Đổi mới.

Trung Quốc và Việt Nam núi sơng liền một dải, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời.
Bước vào thế kỉ mới, với sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ, quan hệ Trung - Việt đã có

bước tiến triển khá dài. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thăm viếng lẫn nhau và tiếp

464


xúc thường xuyên, sự giao lưu và hợp tác của hai bên trên các lĩnh vực giành được thành

quả to lớn, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau không ngừng tăng thêm.

Đảng và Chính phủ Trung Quốc quý trọng tình hữu nghị truyền thống Trung - Việt, coi

trọng việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam. Chúng tơi nguyện cùng với

các đồng chí Việt Nam, lấy năm nay là năm kỉ niệm 55 năm hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao làm khởi điểm mới, tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác thiết thực, thúc đẩy
cùng phát triển, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới".

2. Ngày 25-8-2005, đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rơ Ru-xơ, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng
Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch HĐNN và HĐBT nược CH Cu-ba đã gửi điện mừng đến các
đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan
Văn Khải. Bức điện có đoạn viết:
"Bản Tun ngơn Độc lập của Việt Nam đã đánh dấu một mốc son khơng bao giờ


phai mờ trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc vì độc lập, tự do và chủ quyền. Dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính u, cuộc đấu tranh vơ cùng gian khổ
kéo dài trong nhiều thập kỉ của nhân dân Việt Nam đã kết thúc với sự thất bại thảm hại của
chủ nghĩa đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất, mở
ra con đường đưa Việt Nam ngày nay đạt sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam tiếp tục là nguồn cổ vũ bất tận cho tất cả các dân tộc u chuộng tự do, cơng lí
và tiến bộ trên toàn thế giới.
Vui mừng trước những thành tựu của nhân dân Việt Nam anh em, một lần nữa Đẳng,

Chính phủ và nhân dân Cu-ba chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam
về tình đồn kết trước sau như một và sự ủng hộ thuỷ chung, thể hiện mối quan hệ anh em
được tôi luyện trong cuộc đấu tranh chung vì tự do và cơng lí, dựa trên những nguyên tắc

và lí tưởng của chủ nghĩa xã hội.".

(Báo Nhân Dân, số 18293, ngày 6-9-2005)
THƯ CHÚC MỪNG

Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh gửi thư chúc mừng Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ

Quốc phòng:

Nhân dịp Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỉ niệm 60 năm ngày

thành lập, Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh đã gửi thư thăm hỏi và chúc mừng các tướng lĩnh,
sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc phịng,

gia đình
mưu- Cơ

Thư
đạo, giáo
Quân sự

các liệt sĩ, các
quan Bộ Quốc
có đoạn: "Trải
dục của Đảng
Trung ương và

thương binh, bệnh binh đã và đang công tác tại Bộ Tổng tham
phòng.
qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng uỷ
Bộ Quốc phịng, được sự giúp đỡ tận tình của cấp uỷ Đẳng, chính
465


quyền và nhân dân các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vi trong va

ngoài Quân đội, các thế hệ tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng Bộ Tổng tham mưu đã lập được nhiều chiến
cơng và thành tích lớn. Các đồng chí ln quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự
của Đẳng, đồn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng trí tuệ, cơng sức và
cả xương máu của mình, tập trung nghiên cứu đề xuất giúp Bộ Chính trị, Qn uỷ Trung
ương và Bộ Quốc phịng xây dựng đường lối và hoạch định các kế hoạch chiến lược về
qn sự - quốc phịng, hồn thành trọng trách của một cơ quan quân sự cơ mật, quan

trọng của Đảng, Nhà nước và Quân đội; đồng thời thực hiện tốt chức năng chỉ huy, chỉ đạo


và điều hành tác chiến, tổ chức lực lượng, huấn luyện sắn sàng chiến đấu của quân đội và

dân quân tự vệ, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giải

phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các đồng chí rất
xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và Quân đội đã trao tặng.".

(Báo Hà Nội mới, số 13132, ngày 7-9-2005)

466


TUẦN Z2

BÀI Z4
Tiết 173, 174, 175
TRA BAI KIEM TRA VAN, TIENG VIET,
BAI KIEM TRA TONG HOP

A. Két qua cGn dat
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá
trình học tập Ngữ văn học kì II lớp 9 nói riêng, chương trình Ngữ văn THCS
nói chung về các mặt: khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng

chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong
đề bài.
2. Tích hợp tồn diện (ngang, dọc), văn học — cuộc sống trong bài viết tự
luận, trong các câu trả lời trắc nghiệm.
3. Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.


4. Chuẩn bị của thay tro:

+ Thầy chuẩn bị các tư liệu dẫn chứng trong các bài làm của học sinh, định
hướng những thành công, hạn chế cơ bản qua bài làm của lớp, có điều kiện,

nhận xét tổng hợp từng học sinh.

+ Trò: chữa bài theo hướng dẫn của thầy, tự suy nghĩ về quá trình và kết
quả học tập Ngữ văn ở trường THCS, tìm phương hướng học tập và rèn luyện
tiếp theo.

B. Thiết kế bỏi day — hoc
Hoạt động 1

TRA BAI KIEM TRA VAN

1. GV nêu nhận xét tổng hợp và công bố kết quả.

2. GV phát đáp án tới từng HS
3. HS doc ki dap án, đối chiếu với bài làm của bản thân, suy nghĩ về những
ưu, khuyết trong bài làm và tự sửa chữa.
4. GV chọn cho HS đọc và bình mơt số bài, đoạn, câu trả lời hay.

(Hết tiết 173, chuyển tiết 174)
467


Hoạt động 2

TRA BAI KIEM TRA TIENG VIET

e

Tién trinh tuong tu nhu hoat dong 1

(Hết tiết 174, chuyển tiết 175)
Hoạt động 3

TRA BAI KIEM TRA TONG HOP
Tiến trình tương tự như hoạt động 1, 2.
Hoạt động 4
+ GV tổng hợp nhận xét chung về kết quả học tập Ngữ văn của học sinh

trong lớp và một số em tiêu biểu trong năm lớp 9 và có thể cả cấp THCS, gợi ý

phương hướng học trong hè và những năm tiếp theo ở trường THPT.

+ HS phát biểu cảm nghĩ tự do.

468


PHAN PHU LUC
1. CACH BOC
(Trich)

(Doc tham khảo cho bai Ban vé doc sach của Chu Quang Tiểm, lớp 9)
Pham Toan

.. Trước hết có chuyện về sinh lí của con mắt khi ta đọc. Mắt ta hoạt động như thế


nào khi ta đọc sách? Phải chăng mắt ta cứ từ từ theo dõi từng tiếng dần tới hết? Thực ra
không phải vậy. Người ta đã quay phim cách đọc của những người đọc giỏi thì thấy con

mắt nhảy từng bước theo dịng chữ. Mỗi lần nhảy, mắt tóm gọn một cụm 3 - 4 - 5 tiếng.
Bước nhảy của mắt từ dịng trên xuống đầu dịng dưới sẽ khơng rơi vào tiếng đứng đầu

dịng, mà vị trí rơi sẽ vào tiếng thứ hai hoặc thứ ba.

Người ta còn
mắt khi đọc. Năng
bước leo núi. Một
nội dung, chỉ tính

đo được cả phần năng lượng tiêu thụ cho
lượng tiêu phí cho mỗi bước nhảy tương
ngày đọc sách 8 giờ, chưa tính đến năng
riêng những bước nhảy sinh lí của con

mỗi bước
đương với
lượng tiêu
ngươi mắt

nhảy của con ngươi
năng lượng cho một
tốn cho suy nghĩ về
cũng tiêu phí năng

lượng tương đương với 40 dăm leo dốc. Bởi vậy đọc sách cũng mệt.


Có thể chia ra 3 trình độ đọc. Loại thấp nhất để cho con ngươi di chuyển chậm và đọc

từng tiếng. Loại cao hơn thì đọc từng cụm tiếng. Loại siêu nữa thì biết đọc lướt, chớp đúng

vào những từ khoá nằm theo cả chiều dọc và ngang của trang in hoặc viết. Học sinh lớp {

theo chương trình CCGD khơng được phép đánh vần hoặc đọc theo kiểu ê a, càng không

bao giờ cho chỉ ngón tay để đọc, nên sau khi kết thúc học kì I, nhiều em có thể đọc với tốc

độ 60 từ/phút. Tốc độ đó sẽ tăng nếu tiếp tục luyện đọc đúng cách và đọc được văn bản

hứng thú. J.F. McKey cho biết: trong thời gian dùng cà phê và ăn sáng, tổng thống Mĩ

Ken-ne-dy có thể đọc được 25.000 chữ.

Muốn đọc nhanh thì khi đọc báo chí hãy chú ý đến những tít lớn, sau đó đến những
dịng in đậm, sau đó mới lướt vào nội dung bên trong mỗi bài nếu ta quyết định đọc nốt.
Tiếc rằng nhà trường phổ thông của ta hiện vẫn coi việc đọc báo chí như một việc tuỳ thích,

chưa có ai hướng dẫn cách đọc tích cực.
Cịn với sách nghiên cứu, cần huấn luyện cách đọc 4 bước cho học sinh trung học và

sinh viên:
Đọc nhanh mục lục, đọc lướt tên các chương để biết cấu trúc của sách. Thời gian cho

bước này không quá 4 - 5 phút. Nếu quyết định đọc tiếp mới sang bước 2.

Đọc những câu mở đầu và kết luận của mỗi chương. Bên trong mỗi chương thì đọc


nhanh những câu mở đầu và câu kết mỗi đoạn. Thời gian cho bước này cũng khoảng 4 - 5
phút. Đánh dấu bằng bút màu những câu, đoạn quan trọng (tất nhiên nếu là sách riêng).

Nếu tiếp tục thì chuyển sang bước 3.

469


Tiếp tục toàn bộ cuốn sách hoặc chọn chương quan trong nhất, chương muốn tìm
kiếm theo yêu cầu học tập hoặc cơng việc của mình mà đọc kĩ hơn.

Tìm thơng tin cần ở cả cuốn sách hoặc ở những đoạn mình đã đánh dấu. Tự mình

tranh luận với những điều đã đọc trong sách hoặch tìm những tài liệu khác có liên quan.

Đọc theo 4 bước như trên liên quan đến động cơ và hứng thú đọc. Đó là cái khơng có

sẵn mà được hình thành dần trong q trình đọc.Ta cứ đọc, đọc mãi cho tới khi tìm ra cuốn

sách ngỡ đâu tác giả như viết cho chính ta đọc (Mar-ku-sê-vich).

Muốn đạt được trình độ đọc sách như thế, cần dạy cách đọc như là sự đi tìm điều
mình khơng chờ đợi trong cuốn sách đang đọc. Đó chính là những thông tin gây hứng thú.

Tất nhiên, thông tin phải nhằm giải quyết công việc. Ta lại thấy thái độ hờ hững, học cho

qua ngày đoạn tháng, học mà khơng biết học xong để làm gì, thì làm sao có nổi động cơ và

hứng thú đọc sách?


(Tạp chí Người đọc sách, số 6, tháng 7 - 2005, tr. 16 - 17)

2. ĐỌC - HIỂU ĐOẠN TRÍCH VỞ KỊCH
"701 VA CHUNG 7A", CUALUU QUANG VU
Lé Huong Giang

(CDSP Déng Tháp)

... Tâm lí phổ biến của GV và HS là ít quan tâm đến kịch bản văn học. Kinh nghiệm
thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu viết về kịch ít và càng ít phổ biến... Đó là những khó
khan khi dạy học kịch.

Lưu Quang Vũ là một tài năng nhiều mặt, thơ, văn, kịch, phê bình sân khấu. Từ những
năm 80 đến cuối đời, ông viết hơn 50 vở kịch và được xem là tác giả kịch tiêu biểu ở nước

ta những năm 80 thế kỉ trước. Có những vở gây xơn xao dư luận: Hồn Trương Ba, da hàng
fhịf (1981), Nàng Si-ta (1982), Nguồn sáng trong đời (1984), Lời nói dối cuối cùng (1985),

Vụ án 2000 ngày. Bối cảnh ra đời kịch của ông là những năm 80 thế kỉ XX, giai đoạn đất

nước bước vào thời kì khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh và cơ chế qua n

liêu bao cấp lỗi thời đã trở thành lực cản cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Cuộc đấu tranh bây giờ không chỉ giản đơn giữa hai tuyến địch - ta mà là cuộc đấu tranh
để khẳng định cái mới, cái phù hợp với xu thế phát triển cả đất nước.

Xung đột cơ bản trong vở kịch Tôi và chúng ta là xung đột giữa cái mới và cái cũ.

Phạm vi vở kịch xoay quanh một xí nghiệp, nhưng ý nghĩa xã hội của nó thì rộng lớn và sâu


sắc. Đây là lời tuyên chiến với cách suy nghĩ và làm ăn giả dối, bảo thủ, lời giả lỗ thật có
tính chất phổ biến ở một số nhà máy, xí nghiệp nước ta hồi đó. Tư tưởng ấy là sản phẩm
của của tệ quan liêu bao cấp về kinh tế, về tư duy. Cung cách làm ăn đó, thói quan liêu

bao cấp đó làm cho sản xuất đình trệ. Những người chân chính muốn được lao động, muốn

được cống hiến với óc sáng tạo và khả năng của mình thì khơng được tạo điều kiện, khơng

470


những thế mà cịn bị trù dập, thành kiến, cơ lập, bài xích... Cuộc sống càng khó
miên: 200 con người ở đây là 200 kẻ ăn hại, sống bám vào đồng lương nhà nước
đáng xấu hổ (lời Hoàng Việt, cảnh hai). Hoàng Việt là con người tiêu biểu cho
mới dám dũng cảm mở đường cho công cuộc đổi mới, dám đấu tranh kiên quyết

khăn triền
một cách
lớp người
với những

người luôn nhân danh những nguyên tắc đã lỗi thời làm cản trở sức phát triển của sản xuất
mà Nguyễn Chính là đại diện. Đó là cuộc đấu tranh nhằm thay đổi cách quản lí xơ cứng,

lạc hậu, nhằm khẳng định một cơ chế quản lí mới phù hợp với quy luật phát triển và tiến bộ
của xã hội. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt và dai dẫng dù khơng có tiếng súng vì khơng
phải bao giờ và lúc nào cái mới cũng dễ dàng được chấp nhận.

Văn bản trong SGK Ngữ văn 9, tập hai trích gần trọn cảnh ba vở kịch (9 cảnh). Đó là


cảnh tập trung cao độ xung đột kịch. Sự phát triển của tình huống kịch được khắc hoạ rõ

nét hơn tính cách của các nhân vậi.
Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hồng Việt đã nhận rõ xí

nghiệp đang trên bờ vực thảm. Mọi người tự đánh lừa mình, lừa cấp trên bằng việc hoàn
thành các kế hoạch giả tạo. Thực ra trong xí nghiệp cũng có những nhân tố tích cực như kĩ

sư Lê Sơn, kíp trưởng Thành. Họ cũng thấy được những bất hợp lí trong cung cách quản lí
của xí nghiệp bấy lâu. Nhưng họ khơng dám, hoặc khơng có điều kiện thực hiện những ý

tưởng mới mẻ của mình. Hồng Việt quyết định cũng cố xí nghiệp và thực thi phương án
làm ăn mới, từ bó những lối mịn xưa cũ lạc hậu, trì trệ và bảo thủ. Những ý kiến của
Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và cách làm ăn mới không được sự đồng thuận
và chia sẻ của những người bảo thủ đang là cộng sự của anh. Muốn mở rộng sản xuất cần
nhiều cơng nhân nhưng trưởng phịng tổ chức lại cho rằng biên chế trên cho chỉ được thế.
Trưởng phòng tài vụ nói khơng có quỹ lương hợp đồng, khơng chịu chỉ tiền sửa chữa máy

móc, dù đã có lệnh chi của giám đốc. Việc giảm biên chế của quản đốc phân xưởng đã
gây phản ứng mạnh mẽ đến Quản đốc Trương. Phó giám đốc Chính, người ln miệng

dựa vào cấp trên để phản đối kế hoạch đổi mới của Việt. Những mâu thuẫn đó tạo nên

xung đột kịch, làm cho vở kịch hấp dẫn. Điều quan trọng còn đọng lại trong HS là hiểu
được những nét cơ bản về tính cách của các nhân vật trong vở kịch thơng qua ngơn ngữ và

hành động.

Hồng Việt - người tiên phong mở đường công cuộc đổi mới trên cơ sở hiểu rất rõ cái
cũ và xuất phát từ lợi ích xí nghiệp và cuộc sống của công nhân. Anh quan niệm: sự vật

không đứng yên, cuộc sống không dứng yên một chỗ. Có cái hơm qua đúng, hơm nay lại là

vật cần phải tìm cách phá bo. Anh phê phán bệnh quan liêu duy ý chí, xa rời thực tế của
cán bộ lãnh đạo: cấp trên cao lại dựa vào cấp trên cao hơn nữa. Nghĩa là các kế hoạch

được đề ra một cách ngược đời. Đáng lẽ phải từ cơ sở đưa lên dựa trên khả năng cơ sở và
yêu cầu của thị trường... các đồng chí, từ nay chúng ta sẽ chủ động đặt kế hoạch cho
chúng ta. Dám loại bỏ những chức vụ không cần thiết, tăng thêm lao động, tăng năng suất
Xí nghiệp, cái mới của Hồng Việt là thực hiện chế độ lương khoán theo sản phẩm, nhằm
471


đảm bảo sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, kích thích khả năng sang lao lao

động trong mỗi con
Xử như nhau. Người
có những kể chẳng
Xã hội chủ nghĩa gì

người. Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ
tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền
làm gì cả, chỉ ngồi phán thơi lại được vị nể hơn người vất
mà lại lạ thế? Hoàng Việt dám đối mặt với những chống

lười được đối
lợi. Thậm chí
vả cống hiến.
đối, phản bác

từ phía lực lượng bảo thủ, kế cả cấp trên của mình, để đặt ra những nguyên tắc mới: miễn


là nó giúp chúng ta làm thêm được nhiều sản phẩm. Niềm tin của Hoàng Việt là chỗ dựa

cho những nhân tố mới trong xí nghiệp, và họ sế cùng anh đưa xí nghiệp thốt khỏi tình
trạng làm ăn thua lỗ, đời sống cơng nhân ngày một cải thiện hơn.

Nhân vật Lê Sơn là người gắn bó nhiều năm với xí nghiệp Thắng Lợi. Anh hiểu rất rõ

tính cách của từng con người trong xí nghiệp nhất là sự thâm độc của Phó giám đốc
Nguyễn Chính: Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu
bắt tay mình, mình phải xem lại xem tay có cịn đủ 5 ngón khơng? Lê Sơn là kĩ sư có năng
lực. Nhưng trong guéng máy, trong cơ chế bất hợp lí, anh tự nguyện làm chun mơn

thuần t. Khi Hồng Việt mời anh giúp đỡ, anh lắc đầu: Anh sẽ khơng làm được gì đâu! Ai

cho anh làm? Cái cơ chế này nó là như vậy. Mọi người đều có quyền mà chẳng ai có
quyền hết. Đến cảnh ba, Lê Sơn, người trực tiếp soạn thảo phương án làm ăn mới của xí
nghiệp, đã cộng tác với Hồng Việt nhưng vẫn cịn do dự, băn khoăn. Anh ngần ngại trình
bày đề án mà chính anh là tác giả. Nhưng thôi, được, anh đã muốn thì tơi nói. Bị lực lượng

bảo thủ phản đối quyết liệt, anh nói với Hồng Việt: Tơi cũng run đấy. Tôi nhát. Nếu người

ta doa sé thiêu tôi trên dàn lửa thì tơi sẽ nói trái đất khơng quay. Anh hiểu quá rõ xí nghiệp
và cái cơ chế hiện hành nên cho rằng cuộc đấu tranh sẽ vơ cùng khó khăn. Nhưng bản

chất anh là con người tốt, có hiểu biết và niềm tin vào quy trình sản xuất mới mà mình đã

triển khai, nên cuối cùng anh khẳng định: Tơi khơng bỏ chạy đâu!
Nhân vật Nguyễn Chính xuất hiện ít trong cảnh ba nhưng tính cách y vẫn bộc lộ rõ
nét. Từ nay Chính sẽ khơng ngăn anh nữa đâu. Hắn để anh dẫn sâu vào các sự việc rồi


hắn mới ra tay. Hắn có chỗ, có nơi để làm việc đó. Anh khơng sợ à? (lời Lê Sơn nói với
Hồng Việt). Chính ln gian trá, xảo quyệt, ln dựa bám vào cấp trên, sử dụng các
nguyên tắc đã lỗi thời để chống lại cái mới, chống lại sự vận động của cuộc sống. Tất cả
những việc làm của đồng chí khơng có trong nghị quyết của Đảng bộ xí nghiệp. Khi Hồng

Việt cho rằng những quy định đó từ lâu đã trở nên bất hợp lí, phục vụ một cơ chế quản lí đã
cũ kĩ, lạc hậu, thì Chính phản đối: Khơng đâu! Cái cơ chế ấy đã bên vững mấy chục năm
nay. Nhờ nó mà chúng ta có hơm nay. Hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và chính

cä con người đồng chí nữa đều được rèn luyện từ cái cơ chế ấy. Đừng vội vã phủ nhận!
Câu nói ấy phản ảnh bản chất bảo thủ của Chính. Bề ngồi người ta dễ lầm tưởng anh ta

đang ra sức bảo vệ chân lí và nguyên tắc của một thời mà những ai vội vã phủ nhận có thể

là những kẻ vong ân. Thực chất đó là suy nghỉ của kẻ chỉ quen dựa dẫm vào cấp trên, là

sản phẩm của một thời bao cấp tinh thần, khiến cho y khó lịng nghĩ khác ngồi cách nghĩ
472


cũ càng. Đó là kế chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình, đố kị với những ai tài năng hơn
mình một cách tỉnh vi.

Kịch ra đời cách đây đã hơn 20 năm. Tính chất thời sự của nó chắc chắn khơng cịn

được như buổi đầu. Nhưng tư tưởng và tình cảm của các nhân vật tích cực trong vở kịch
vẫn cịn có giá trị giáo dục thế hệ trẻ hơm nay, nhất là trong việc hình thành nhân cách,
thói quen độc lập suy nghĩ, khao khát tìm tịi sáng tạo là hành trang cần thiết để các em


vững bước vào đời. (“”)

* Chú thích: (*). Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4, tháng 4 - 2004.
(*”). Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2005.

3. BỐI CẢNH CỦA "CHIẾC LƯỢC NGÀ"
Hoàng Thuý Liêu Giáo viên tuởng THPT Marie Curie TP Hồ Chí Minh,
ghi lai câu chuyện của nhà văn Nguyên Quang Sáng, ngả y 28 - 4~ 2004

Ngày 1 - 1 - 1966, từ Hà Nội (Nguyễn Quang Sáng tập kết ra Bắc từ năm 1954),

Nguyễn Quang Sáng cùng 40 văn nghệ sĩ vượt Trường Sơn về chiến trường miền Nam (di
B). Với đôi dép cao su, ngày đi đêm nghỉ, đói và sốt rét, gần 4 tháng, đoàn về đến căn cứ
của Trung ương cục (R). Tháng năm, vào mùa nước nổi, ông xuống chiến trường Đồng
Tháp Mười. Đến đồng bằng, người giao liên đầu tiên ông gặp là một cô gái tuổi 17 — 18 tên
là Thu. Cô giao liên đưa ông đi vào một đêm tối trời bằng một chiếc xuồng máy đuôi tơm
xi dịng sơng Vàm — Cỏ — Đơng. Trên xuồng, đầy lá nguy trang, có nhiều giể lục bình.
Lấy làm lạ, ơng hỏi. Cơ đáp đó cũng là nguy trang. Ông nhớ thời chống Pháp, hành quân
ban ngày mới phải nguy trang, cịn ban đêm, trời tối, cần gì phải nguy trang? Cô giao liên

không giải đáp thắc mắc của ông mà hỏi lại: Chú ở miền Bắc mới vô phải khơng? - Phải. -

Hèn gì, chặng đường sơng đêm nay, chú sẽ biết. Trước khi xuồng rời bến, cô dặn dị đồn
khách vài điều, hồi đó gọi là sanh hoạt, trước khi lên đường.
Trong khi cô sanh hoạt, máy bay Mĩ gầm rít trên trời, tiếng bom xa, tiếng pháo xa xa.
Chiếc xuồng máy đuôi tôm nổ, xuôi theo dịng sơng. Cảm xúc thật khó tả, vừa vui

mừng được về miền Nam sau 12 năm day dứt nhớ thương, vừa thích thú lần đầu tiên ngồi

trên xuồng máy. Hồi chín năm (chống Pháp) làm gì có. Đi đâu cũng chỉ trên chiếc xuồng

chèo tay đến rã cánh, làm chỉ được ngồi hưởng những ngọn gió thổi mát từng sợi tóc, nghe
sóng vỗ bờ; đồng thời cũng rất lo, chẳng biết sẽ có những chuyện gì sẽ xảy ra. Những

chuyến đi như thế này đâu phải chuyến nào cũng trót lọt êm xi. Đã có bao đồng chí hi
sinh trên đường dây giao liên.

Rồi đúng như dự đốn của cơ giao liên, có tiếng trực thăng. Tiếng trực thăng càng
vang to càng gần cùng một ánh đèn bay dọc theo sông, hướng về chúng tôi. Chiếc xuồng

tắt máy, táp sát vào bờ, một cái bờ trống lốc, không cây cối. Cô giao liên ra lệnh cho chúng

tôi lập tức rời khỏi xuồng, lấy lục bình đội trên đầu, trầm mình xuống nước. Chiếc trực thăng
473


rà tới, đèn rọi xuống sáng chói. Khách gồng mình, cố để khơng gợn sóng. May nó khơng
đảo lại mà bay thẳng (nếu đảo lại là có chuyện). Chờ khi khơng cịn tiếng máy bay, chúng
tơi mới lên xuồng. Xuồng lại nổ máy, lên đường. Bỗng trong đầu nhà văn, đã mơ hồ ý
tưởng một truyện ngắn. Hình ảnh cơ giao liên đứng sau lái, vai đeo cây cạc - bin, tay lái

con xuồng trong đêm tối cứ ám ảnh ông hoài. Về chiến trường miền Nam lần này, ông như
người vừa rời ghế nhà trường bắt đầu vào đời, cuộc sống chiến tranh ln ngỡ ngàng. Bất
cứ điều gì, chuyện gì xung quanh, tiếng súng, tiếng bom, pháo, tiếng gầm rít của máy bay
phản lực, đường khói dài của B52, tiếng lạch xạch của trực thăng, hình ảnh anh bộ đội, chị
cán bộ, bà má chiến sĩ... cuộc sống như rải màu trên trang giấy trắng tâm hồn.
Tiếp theo những chặng đường giao liên khác, chặng nào cũng có những cô gái giao

liên — những cô gái trẻ con của những người cha di tập kết, con liệt sĩ. Mỗi cô mỗi vẻ nhưng

đều dũng cảm, thông minh, luôn tỉnh táo trước những tình huống hiểm nguy.

Trước khi rời cứ, trong cơ quan Nguyễn Quang Sáng có một cán bộ đón vợ và con vào
thăm. Đứa con gái 6 tuổi. Từ khi lọt lòng mẹ cháu chưa một lần gặp cha, quyết liệt không

cho cha mẹ ngủ chung... cùng nhiều chỉ tiết vừa đau lịng vừa tức cười... Hình ảnh của
cháu gái khơng chịu nhận cha cùng hình ảnh các cơ giao liên cứ lớn vởn trong tâm trí ông,

mỗi lúc một gần nhau, quyện vào nhau thành một cô Thu trong Chiếc lược ngà.
Căn cứ là một cụm rừng trong đồng nước. Sống trong một cái chòi sát vào tàn cây,

dưới sàn chòi là chiếc xuồng ba lá, khơng có bàn để viết, nhà văn ngồi trên xuồng, lấy tấm
ván kê lên hai đầu gối làm bàn. Cạnh chiếc bàn viết là chiếc cần câu. Khi viết, với cái hối
hả của một nhà văn bị đói viết đã nửa năm — không nghe tiếng máy bay, tiếng bom nổ rền
rên trên đồng bưng, tiếng pháo đì đùng cũng dường như bay đi đâu, ông cứ cắm đầu viết,

viết và viết, mê man một mạch từ chữ đầu đến chữ cuối, chữ từ trong đầu chảy xuống ngòi
bút như dịng sơng thác đổ.
Chiếc lược ngà viết xong trong một buổi sáng 23 — 9 — 1966.

Viết xong, gửi Ban tuyên huấn chiến trường điện ra Hà Nội. Một tuần sau, Đài phát

thanh tiếng nói Việt Nam phát Chiếc lược ngà trong buổi Đọc truyện đêm khuya. Đêm ấy,
hàng chục chiếc xuồng qy quanh cái chịi của ơng. Mỗi chiếc xuồng, một chiếc ra-đi-ô
cùng phát Chiếc lược ngà. Giọng chị phát thanh viên lan dài trong đồng nước từ cụm rừng.

Đó là truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Quang Sáng khi ông trở về chiến trường miền

Nam quê hương.

(Nguyễn Quang Sáng, Tập truyện ngắn Chiếc lược ngà,
(Tái bản lân thứ 3), NXB Trẻ, TPHCM, 2004, tr.7 — 11)


4. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
(Trích - dé doc tham khao cho bai 7/éng noi cia van nghé)
Nguyễn Dinh Thi
Xưa nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng định nghĩa nào cũng là khơng đủ. Có
người cho rằng thơ phải lời đẹp. Nhưng đâu phải vậy! Thơ Hồ Xuân Hương nôm na mách

qué sao được truyền tụng mãi? Nguyễn Du cũng viết:
474


Thoắt trông lờn lợt mầu da
Ăn chỉ to béo đẫy đà làm sao (*)!

Rõ ràng không phải thơ là ở những đề tài đẹp, phong hoa tuyết nguyệt hoặc nhớ
mong, sầu luy của những chàng nàng một thời trước cách mạng. Nhà thơ Pháp Baudelaire

đã làm bài thơ nổi tiếng về xác chó chết đầy giịi bọ. Ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu badô-ca, cho đến chiếc ba lơ trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác trên đồn giặc cũng

có thể thành thơ. Nhà thơ ngày nay khơng đi tìm cái mn đời viển vơng bên ngồi cuộc

sống thực của con người.
Có nhà phê bình cho rằng thơ khác các thể loại văn chương khác ở chỗ nó in sâu vào
trí nhớ. Một câu hoặc bài thơ hay sẽ in sâu vào trí nhớ người đọc. Văn xi, trái lại, trơi qua

trí nhớ của ta. Cái hay của văn xuôi là khi ta quên hết nó. Cịn thơ thì in lại. Chữ gọi chữ,
câu gọi câu. Đọc chữ trước đến chữ sau, câu trước phải đến câu sau, khơng thể khác.

Nhưng nhận xét tài tình trên vẫn chưa cắt nghĩa được vì sao thơ có hiệu quả làm cho


ta nhớ. Vì cũng có những cái khác ta nhớ, ví dụ cơng thức tốn học, hố học... nhưng

khơng phải là thơi

Đầu mối của thơ có lẽ phải tìm bên trong tâm hồn con người.
Ta nói trời xanh hơm nay nên thơ nhưng chính ra lịng ta mang một niềm vui nào mà

muốn làm thơ hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn gợi những câu thơ nào nhớ nhung.
Nhưng

chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mà

thành hình.

muốn

thì thầm

những

câu thơ chưa

Tâm hồn chúng ta có một rung động thơ khi nó ra khỏi tình trạng bình thường... Làm

thơ là dùng lời và chữ để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển mạnh mẽ khác

thường. Làm thơ là đang sống, đang yêu, như đang có người yêu trước mặt. Bài thơ là
những câu, những lời diễn lên, làm sống dậy một tình cảm, một nỗi niềm trong lịng người

đọc. Ta nói ta đang truyền sang cho người đọc. Họ chỉ đứng yên mà nhận. Những thực ra

đó là người đọc tự tạo cho mình, khi đọc thơ, khi những sợi dây tâm hồn rung lên vì chạm

tới những hình ảnh, ý nghĩ, mong muốn, tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kèm theo đằng
sau như vùng sáng chung quanh ngọn lửa.
Thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn khi chạm tới cuộc sống. Toé lên ở một nơi giao

nhau giữa tâm hồn và ngoại vật, trước hết là cảm xúc. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả

của đời sống tâm hồn.
Thơ phải có tư tưởng, phải có ý thức vì bất cứ cảm xúc nào cũng dính liền với ý nghĩ

Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, nằm trong cảm xúc, tình tự.
Hiểu thơ kì thực là vấn đề của tâm hồn. Không ai đọc thơ bằng trí thức mà yêu thơ... Thơ

lay động chiều sâu tâm hồn, đem cảm xúc đi thắng vào suy nghĩ. Nhà luận lí ngồi khảo cứu

mãi xem vì sao có chuyện mây xanh, mây trắng, mây vàng lại có thể đưa đến chuyện anh

lấy nàng. Luận lí chưa hiểu nhưng tâm hồn đã hiểu và âm vang theo.

475


Người làm thơ như anh cán bộ. Cách làm việc kém nhất là ra mệnh lệnh bắt quần

chúng theo. Cách làm thơ vụng nhất và gây khó chịu nhất cho người đọc là nói hộ sự việc,
diễn thuyết, kể lể. Làm thơ là phải để cho hình ảnh cuộc sống nói lên tình ý. Khi gieo một
câu suy luận phải có cả một bầu cảm xúc vây quanh, đợi câu ấy để cùng bật sáng bừng

lên tất cả.


Thơ gần với kịch ở điểm ấy. Có điều, lời của kịch là nói ra miệng, đối thoại, cịn thơ là
tiếng nói bên trong, tiếng nói của tâm hồn với chính nó.
Nhưng thơ khơng chụp ảnh hay ghi âm để tả cảnh. Hình ảnh thơ là hình ảnh nhận
thức, hình ảnh mang cảm xúc, tâm trạng. Tả cảnh mà thực nói ý tình. Thuyền ai thấp
thống cánh buồm xa, mắt trơng mà lịng đã nặng buồn nhớ, khát khao biển rộng.
Nói hình ảnh cũng khơng phải là dùng nhiều cách ví von; thơ sơ như ví trúc với người
quân tử, dùng con chim sẻ để chỉ hạng tiểu nhân: cái ghế không dám nói mà nói nơi êm ái

ở chỗ đỡ đằng sau chúng ta. Những lửa căm hờn, làn sóng cách mạng... đó là những cái

sáo mới và cũ... Làm thơ khơng phải là phiên dịch ý tình một cách cầu kì bằng hình ảnh.
Hình ảnh thơ phải là hình ảnh thực nấy lên trong tâm hồn trong một trạng huống nào
đó. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn tự nấy lên bao nhiêu hình ảnh như

những tia lửa toé lên khi búa đập vào đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên bó
sáng — hình ảnh thơ. Thơ là tư tưởng, tình tự quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo

ra cái biết tồn thể bằng cả tâm hồn chứ khơng phải bằng ý niệm, tri thức.

Thực trong thơ là thành thực trong tình cảm, trong suy nghĩ, ý nghĩ. Nhưng có
người đã làm khổ ta khi họ bắt ta phải đọc thơ tâm tình của họ.
Thực trong thơ là tìm được những hình ảnh sống, có sức lơi cuốn, chinh phục
đọc... Những hình ảnh cịn tươi ngun mà nhà thơ tìm thấy bao giời cũng mới mỏ,
ngột lạ lùng. Vì nhà thơ tìm bằng con mắt người đầu tiên. Đó là những hình ảnh mới

bao
bạn
đột
tỉnh,


chưa có vết nhồ của thói quen, khơng bị dập khuôn bởi những ý niệm trừu tượng định
trước. Hình ảnh trong thơ vừa quen vừa lạ. Câu thơ đột ngột làm cho ta nhận thấy những
cái gần gũi nhất với chúng ta. Trước kia, ta vẫn gặp mà khơng biết nhìn.
Những tình cảm, ý nghĩ kéo nhau đến trong tâm hồn nhà thơ. Trận đánh bắt đầu,

Quân sĩ của anh là những tiếng, những lời xếp đặt lần lượt trước, sau,... Tiếng, lời đều là ý
niệm. Những tiếng ấy lại xếp hàng một dàn mành mành không thể hoà lên một lúc như

tiếng dan trong bản hợp tấu... Chữ buồn ai cũng hiểu. Nhưng viết tôi buồn chưa làm cho ai
buồn thơ. Vì đó mới là ý niệm. Trời lạnh, hoa trắng, ai cũng biết những nói thế, viết thế,

chưa làm cho ai thấy lạnh, thấy trắng... Mỗi chữ và tiếng như ngọn nến cắt giấy trắng dán
trên nền đen. Giấy vẫn trắng và nền vẫn đen. Mỗi chữ mỗi nghĩa nhưng bài thơ vẫn chưa

có hồn... Điều kì diệu của thơ là mỗi chữ ngồi cái nghĩa gọi tên của vật.... nó cịn có thể

tự phá tung, mở rộng gọi đến chung quanh những cảm xúc, những hình ảnh khơng ngờ,

toả ra vùng sáng lấp lánh. Sức mạnh nhất của thơ là ở sức gợi ấy. Chim hơm thoi thóp về

rừng như thấy buổi chiều đang tắt dần như hơi thở. Câu thơ khơng cịn là một cảnh, một ý

476


gắng gượng tả buổi chiều mà là cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như ngọn
nến đang cháy, xếp bên nhau thành vùng sáng chung. Đó là fhi tại ngơn ngoại.

Cái kì diệu trong thơ phải tìm ở nhịp điệu, trong nhạc thơ. Nhịp điệu thơ không chỉ là


bằng bằng
thơ cịn có
hồn. Ngâm
giọng đọc

trắc
thứ
thơ
diễn

trắc
nhạc
véo
cảm

lên bổng xuống trầm như tiếng đàn, tiếng hát êm tai, nhạc ngoài tai —
khác - nhạc bên trong, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nhạc của tâm
von mới cho ta nghe tiếng bổng trầm của bằng trắc. Đọc thơ bằng
phù hợp hoặc đọc bằng mắt ngõ hầu mới cảm được nhịp điệu bên

trong này.
Đó là nhịp điệu của hình ảnh, cảm xúc, liên tiếp hoà hợp mà những chữ và tiếng gọi ra
sự ngân vang dài. Ngay giữa khoảng lung linh của chữ, khoảng im lăng của lời cũng ngụ

kín những xúc động.
Đường đi của thơ là con đường tình cảm, khơng quanh co qua từng chặng trung gian.

Văn xuôi lôi cuốn ta đi từng đợt từ điểm này qua điểm khác. Thơ trái lại chỉ chọn vài điểm
chính, bấm vào những điểm ấy thì tồn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn

xi cho phép khơng mười phần hồn hảo, nhưng thơ địi hỏi ln sự tồn bích.

Có bạn cho rằng, thơ Việt Nam khác với thơ các nước, khơng thể thiếu vần. Có thật
vậy khơng? Cách đáp hay hơn cả là để cho tìm tịi, thử thách của thực tại.

Riêng tơi nghĩ rằng, khơng có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ khơng vần. Chỉ có

thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ khơng hay, thơ và khơng thơ. Mỗi thể thơ có một khả

năng riêng, có nhịp điệu riêng của nó. Theo dõi những thời kì lớn của thơ, đi cùng nhịp với

những thời kì lớn của lịch sử thì một thời đại mới của nghệ thuật thường tạo ra một hình
thức mới. Thơ của thời đại mới, trong những bước đầu, ít chịu những hình thức đều đặn, cố
định. Nó chạy tung lên về những chân trời mở rộng để tìm kiếm, thử sức mới của nó. Rồi
thời đại vững lại, thơ nây nở trong những hình thức trong sáng đã tìm thấy.
Những hình thức ấy gồm có những phát minh mới, cùng với những hình thức cũ,
nhưng bao giờ cũng đã tái tạo, nâng cao đến một trình độ khác hẳn xa.
Thơ của chúng ta hiện nay đang ở trong tuổi trẻ nhất của thời đại mới. Nhịp sống
chúng ta, từ sau cách mạng, đạp lên nhiều phen dữ dội đến bàng hồng, đồng thời mở

rộng ào ạt. Chúng ta khơng còn sống khoan thai như một thời nào trước. Nhịp điệu cũ, theo
tơi, khơng cịn đủ cho thơ của chúng ta. Nhiều nhà thơ đang đập vỡ để xây dựng. Thơ tìm
tịi trăm nghìn phía nhưng lúc nào cũng là một sức đang lên như thổi.
.. Vượt khỏi mọi lề luật, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cấu thả, bừa
bãi, buông lỏng chưa bao giờ đi đơi với nghệ thuật... Bỏ những luật lệ máy móc bên ngoài,
những luật lệ của bản thân nghệ thuật, từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp

đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

12-9- 1949


(In lại trong Tác phẩm mới, số 3— 1992,
Tạp chí Dạy và học Ngày nay, số 4 bộ mới, 2004, tr. 52 — 55)

477


5. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Trích, tham khảo đọc thêm bài Phong cach H6 Chi Minh)
GS. Dang Xuan Ky

1. Về khái niệm phong cách:

+ Theo nghĩa hẹp, giới hạn trong văn học nghệ thuật: Là những đặc điểm có tính chất
hệ thống về tư tưởng — nghệ thuật, những đặc trưng thẩm mĩ ổn định về nội dung và hình
thức thể hiện, tạo nên giá trị độc đáo của nghệ sĩ. Phong cách không phải là hiện tượng

phổ biến, mà là hiện tượng cá biệt. Chỉ những nghệ sĩ lớn, những tài năng lớn mới có
phong cách.
+ Theo nghĩa rộng, phong cách là con người, là lễ lối, cung cách, cách thức, phong
thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc một lớp
người, thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử,

diễn đạt (nói, viết)... tạo nên những nét riêng biệt của chủ thể đó.

Với cách hiểu này, ai cũng có thể có phong cách, từ người bình thường đến vĩ nhân,

lãnh tụ.
+ Phân biệt với khái niệm fác phong: phong cách làm việc, phong cách công tác, một


bộ phận của phong cách.
+ Phong cách có liên quan chặt chẽ với tư tưởng, đạo đức, gắn với truyền thống, tập
quán, thói quen và do hoàn cảnh sống của mỗi người quy định.

+ Phong cách mang dấu ấn cá nhân rất rõ.

2. Khái quát chung về phong cách Hồ Chí Minh

+ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một người thầy vĩ đại của cách mạng

Việt Nam, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng
dân tộc, phong trào cộng sản và cơng nhân thế giới, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại.
Đó là phong cách của nhà chính trị già dặn, nhà ngoại giao từng trải, một trí thức uyên bác,

nhà nho sâu sắc xứ Nghệ, hiền triết đại nhân, đại trí, đại dũng đồng thời là phong cách của

một người bình thường như nơng dân trên ruộng đồng, cơng nhân trong nhà máy, ông Ké ở

Việt Bắc, như người cha, người bác trong gia đình gần gũi vơ cùng. Trong phong cách Hồ
Chí Minh khơng phải chỉ có truyền thống mà cịn có cả hiện đại, khơng phải chỉ có q khứ
và hiện tại mà cịn có cả tương lai. Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hố, khơng
phải văn hố châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai. Phong cách của Người quen
thuộc với cả phương Đông và phương Tây: Lê-nin phương Đông, Găng-đi mác xit,

Oa-sinh-tơn Việt Nam, nhưng lại rất Hồ Chí Minh.

Phong cách Hồ Chí Minh là mẫu mực, mãi mãi như tấm gương lớn cho nhiều thế hệ
noi theo.
+ Phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của 5 mặt tạo thành hệ thống phong cách

Hồ Chí Minh:

478


Phong
Phong
Phong
Phong

cach
cach
cach
cách

tu duy;
lam viéc;
sinh hoat;
ứng xử;

Phong cách diễn đạt.

3. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vượt gộp —- gộp tất cả những gì tốt đẹp, tinh t đã có

trước mình rồi vượt lên phía trước nhằm phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội và

con người.


+ Nét đặc sắc nhất của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ và
sáng tạo. Độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi. Tự chủ

là tự mình làm chủ suy nghĩ của mình, làm chủ bản thân và cơng việc của mình. Sáng fạo
là sắn sàng từ bỏ những cái cũ đã được thực tiễn kiểm nghiệm là khơng đúng, những gì lạc

hậu, lỗi thời, những cái cũ từng đúng trước kia nhưng đến nay khơng cịn phù hợp, để tìm
tịi, đề xuất những cái mới có thể trả lời được những câu hỏi cuộc sống đang đặt ra.
+ Trung tâm tư tưởng Hồ Chí Minh là khơng có gì q hơn độc lập, tự do, độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu nhất quán là giải phóng dân tộc, xã hội và

con người.
+ Đối với những người mác xít, Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng trong
thé ki XX da van dung va phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin trên nhiều mặt. Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân

tộc kiểm nghiệm và khẳng định.

+ Vì sao Hồ Chí Minh lại có phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo như vậy?

Mọi suy nghĩ đều xuất phát từ thực tế Việt Nam.
Mở rộng nghiên cứu mọi tư tướng, học thuyết đã có.
Hướng tâm nhìn ra thế giới.

Lấy tự học làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ văn hóa và tư duy của mình.
4. Phong cách làm việc

+ Tác phong quần chúng thể hiện cụ thể:


- Sâu sát, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, quan tâm mọi mặt đời sống của quần chúng.
— Tin yêu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, giải quyết kiến nghị, san sang tiếp thu phê bình

để sửa chữa khuyết điểm.

- Giáo dục, lãnh đạo đồng thời không ngừng học hỏi, tôn trọng quyền làm chủ của

quần chúng. Lãnh đạo là cơng bộc của dân.
- Tự mình nêu gương mực thước để xứng đáng với lòng tin cậy của quần chúng.

Nhân dân cả nước, mọi thế hệ đều gọi Người là Bác Hồ. Về thăm Pắc Bó, thấy đồng
bào tổ chức đón tiếp, Người nói: Tơi về thăm nhà mà sao lại phải đón tơi! Đến thăm dân,
479



×