Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ÐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LY TRÍCH DẦU LÀM THỨC ĂN CHO CÁ" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.54 KB, 9 trang )

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

175
ÐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO
LY TRÍCH DẦU LÀM THỨC ĂN CHO CÁ
Trần Thị Thanh Hiền
1
, Dương Thúy Yên
1
,
Trần Lê Cầm Tú
1
, Lê Bảo Ngọc
1
, Hải Ðăng Phương
2
và Lee Swee Heng
3

ABSTRACT
This study was carried out to determine the utilization of defatted rice-bran bran (branded
Calofic Cam Vang) for fish feeds. Analytical results indicated that defatted rice-bran
contained a protein and lipid level of 16.3% and 2.76%, respectively. The Peroxit value (PV)
in defatted rice-bran after 4 months of storage was acceptable for making fish feeds
(11.2meq/kg). The Apparent Digestibility Coefficients (ADC) and Apparent Digestibility
Coefficients of Gross Energy (ADC
GE
) of Pangasius hypophthalmus and Tilapia for defatted
rice bran were better than for dried rice bran, especially in Tilapia ADC for defatted rice-
bran was significantly higher (p<0,05) than for dried rice bran (61.1% compared to 48.6%,
respectively). For both types of rice-bran, survival rate and growth of P. hypophthalmus were


not significantly different when fed with different rice-bran levels (30, 40, 50 and 60%).
Similarly, there was no significant difference in survival of Tilapia but those fed with defatted
rice-bran had significantly higher growth rate than those fed with dried rice-bran (p<.0.05).
Highest growth rate was found in the treatment fed with 60% defatted rice-bran and
significantly different to other treatments. In conclusion, defatted rice-bran can be used as a
good ingredient to formulate diets for Pangasius catfish and Tilapia up to 60%.
Keywords: Rice bran, defatted rice- bran, Pangasius hypophthalmus, Tilapia,
digestibility, Calofic Cam Vang
Title: Study on the use of defatted rice-bran in diets for fish culture

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng sử dụng cámly trích dầu
làm thức ăn cho cá.Kết quả phân tích cámly trích có hàm lượng protein là 16,3%, lipid
2,76%. Chỉ số Peroxit (PV) của cám ly trích sau 4 tháng bảo quản là 11,2 meq/kg có thể
sử dụng tốt làm thức ăn cho cá. Khả năng tiêu hóa vật chất khô (ADC), tiêu hóa năng
lượng (ADC
GE
) của cá Tra và cá Rô phi đối với cámly trích cao hơn so với cám sấy, đặc
biệt ở cá Rô phi ADC đối với cám ly trích là 61,1% cao hơn có ý nghĩa so với cám sấy là
48,6% (p<0,05). Với cả hai loại cám, tỉ lệ sống, sinh trưởng của cá Tra khi sử dụng thức
ăn có các mức cám khác nhau (30, 40,50 và 60%) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống không có sự khác biệt nhưng sinh trưởng của cá ở các
nghiệm thức cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám
sấy. Tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có mức cámly
trích 60% khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Cám ly trích dầu có thể sử
dụng tốt làm thức ăn cho cá Tra,Rô phi với hàm lượng cám phối chế có thể đến mức 60%
trong công thức thức ăn.
Từ khóa: cám gạo, cám ly trích dầu, Calofic Cám Vàng Pangaisus hypophthalmus
,
Tilapia, độ tiêu hóa


1
Khoa Thủy Sản - Ðại học Cần Thơ
2
Xí nghiệp chế biến thức ăn Cataco - Cần Thơ
3
Công ty dầu thực vật Cái Lân- Chi nhánh Cần Thơ
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

176
1 GIỚI THIỆU
Tận dụng các nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có làm thức ăn cho cá là một
nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Hiện nay cám
gạo được sử dụng rất phổ biến trong chế biến thức ăn nuôi thủy sản, nhất là thức
ăn tự chế. Cám gạo đang được sử dụng với một số lượng lớn để làm thức ăn nuôi
cá Tra, ba sa, tỉ lệ cám gạo sử dụng trong thức ăn chiếm đến 60-70% (Trần Văn
Nhì, 2005). Đối với các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp, cám gạo cũng
được sử dụng như là một nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trong
công thức thức ăn. Một khó khăn gặp phải hiện nay trong sử dụng là hàm lượng
chất béo trong cám gạo quá cao, khi phối chế với tỉ lệ lớn trong thức ăn sẽ làm cho
hàm hượng chất béo trong thức ăn cao, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và chất
lượng cá nuôi. Đối với các nhà máy chế biến, khi sử dụng tỉ lệ cám gạo cao trong
thức ăn sẽ dẫn đến khó khăn trong công nghệ chế biến, chất lượng thức ăn không
đạt yêu cầu, thời gian bảo quản ngắn. Ngoài ra, thành phần axít béo trong cáo gạo
không đáp ứng đúng và đủ cho nhu cầu phát triển của cá. Do đó, việc nghiên cứu
sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá với mong muốn giải quyết một phần
các khó khăn trong việc sử dụng cám trong thành phần thức ăn cho cá nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành thức ăn. Mục tiêu của nghiên cứu này là
đánh giá chất lượng cám gạo ly trích dầu và khả năng sử dụng cám gạo ly trích dầu
làm thức ăn cá nhằm xây dựng công thức thức ăn phù hợp và hiệu quả cho cá.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Xác định thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy
Thành phần hóa học của cám sấy và cám ly trích bao gồm các chỉ tiêu sau ẩm độ,
đạm, chất béo, tro, chất bột đường và chất xơ, hàm lượng Vitamin A, B1, D, β-
Carotene, chỉ số peroxide trong cám sấy và cám ly trích được phân tích theo
phương pháp AOAC (2000). Các chỉ tiêu này được đánh giá ở cám mới, cám sau
1, 2, 3 và 4 tháng lưu trữ trong điều kiện bình thường (trong phòng). Cám sấy là
cám sau khi xay sát gạo được nhà máy xay sát sấy khô, cám ly trích là cám gạo đã
ly trích để lấy dầu, cám ly trích sử dụng trong thí nghiệm là Calofic Cám Vàng của
công ty dầu thực vật Cái Lân (tại Cần Thơ)
2.2 Đánh giá độ tiêu hóa của cám sấy và cám ly trích ở cá
Thí nghiệm được thực hiện trên hai đối tượng là cá Tra (Pangasius
hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus). Thức ăn thí nghiệm bao
gồm thức ăn đối chứng (không có cám sấy và cám ly trích) chứa 1% chất đánh dấu
(Cr
2
O
3
) và 2 loại thức ăn cần xác định độ tiêu hóa nguyên chứa 30% nguyên liệu
(cám sấy hoặc cám ly trích) và 70% thức ăn đối chứng.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn (Bảng 1), mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Đối với cá Tra, thí nghiệm được bố trí trên hệ
thống bể có hệ thống thu phân theo phương pháp lắng, mật độ các bố trí là 20
con/bể (khối lượng 100g/con). Đối với cá Rô phi, thí nghiệm bố trí trong hệ thống
9 bể tuần hoàn, mật độ cá bố trí thí nghiệm là 10 con/bể (50g/con) phân được thu
bằng cách si phon. Cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn thí nghiệm trong vòng 7
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

177
ngày, mỗi ngày cho ăn một lần. Ðến ngày thứ 8 tiến hành thu phân. Sau khi cho cá

ăn 1 giờ, thay toàn bộ nước trong bể để loại bỏ thức ăn thừa và tiến hành thu phân
cho đến trước lần cho ăn ngày tiếp theo. Tiến hành thu phân trong 3 ngày. Phân
sau khi thu sẽ được rửa qua nước cất ly tâm và và trữ đông đến khi phân tích. Thức
ăn thí nghiệm, phân được đem đi phân tích Cr
2
O
3,
protein và năng lượng (AOAC,
2000) để xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu
Bảng 1: Thành phần nguyên liệu (%) của thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu Thức ăn đối chứng Cám ly trích (LT) Cám sấy (CS)
Bột cá 26 18,2 18,2
Bột đậu nành 20 14 14
Cám sấy hoặc cám ly trích (*) - 30 30
Bột mì 43,5 30,45 30,45
Premix Vitamin 1 0,7 0,7
Dầu (1 dầu mực: 1 dầu nành) 6,5 4,55 4,55
Cr
2
O
3
1 0,7 0,7
Chất kết dính 2 1,4 1,4
Hàm lượng protein (%) 30,2 26,4 24,6
Cám ly trích: “Calofic Cám Vàng ”của công ty dầu thực vật Cái Lân (tại Cần Thơ)
Các chỉ số tính toán độ tiêu hóa:
Độ tiêu hóa của nguyên liệu (ADC
nguyên liệu
):
ADC

nguyên liệu
(%)

=
(ADT –0,7AD)/0,3
Trong đó: ADT: Độ tiêu hóa thức ăn nguyên liệu
AD: Độ tiêu hóa của thức ăn đối chứng
Độ tiêu hóa protein (ADC
CP
) và năng lượng (ADC
GE
) của nguyên liệu:
ADC
CP
(%)

=
(ADT
CP
–0,7AD
CP
)/0.3
ADC
GE
(%) = (ADT
GE
–0,7AD
GE
)/0.3
Trong đó: ADT

CP,,
ADT
GE
: Độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa năng lượng của thức
ăn nguyên liệu ;
AD
CP,
AD
GE
: Độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa năng lượng của thức ăn đối chứng.
2.3 Ðánh giá khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá Tra
(Pangasius hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus)
Thí nghiệm được thực hiện với 8 nghiệm thức thức ăn từ hai loại cám (cám ly trích
và cám sấy), mỗi loại cám được phối chế với 4 mức cám khác nhau 30, 40, 50 và
60% trong công thức thức ăn. Tất cả các nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng
protein (25% CP) và mức năng lượng (4 Kcal/kg thức ăn) (Bảng 2).
Thí nghiệm được thực hiện trên 24 bể composite 500L có nước chảy tràn và được
gắn ống thu thức ăn dư. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá tra
có khối lượng trung bình 67,14g / con được bố trí với mật độ 30 con/ bể. . Cá được
cho ăn 2 lần/ ngày với khẩu phần 3-5% khối lượng cơ thể. Thời gian thí nghiệm 3
tháng. cá Rô phi có khối lượng trung bình 26,4g được bố trí với mật độ 30 con/ bể.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

178
Cá được cho ăn 2 lần/ ngày, cho ăn 5-6% khối lượng cơ thể. Thời gian thí nghiệm
2 tháng. Trong quá trình thí nghiệm chất lượng nước trong bể thường xuyên được
kiểm tra. Thức ăn thừa và phân được si phon 2 lần/ ngày. Lượng thức ăn trong mỗi
bể được điều chỉnh hàng ngày.
Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%)
Thành phần Thức ăn cám sấy (%) Thức ăn cám ly trích (%)

30 40 50 60 30 40 50 60
Bột cá 23,6 23,4 23,4 23,2 22,0 21,0 19,9 18,9
Bột đậu nành 7,87 7,81 7,78 7,73 7,33 6,99 6,65 6,30
Cám 30 40 50 60 30 40 50 60
Bột mì 30,1 20,3 9,9 0 30,9 23,5 16,13 8,74
D

u (1 d

u mực: 1
dầu nành)
0,24 0 0 0 3,11 3,04 2,98 2,91
Vitamin 2 2 2 2 2 2 2 2
Gelatin 2 2 2 2 2 2 2 1,13
Chất độn 4,24 4,47 4,97 5,07 4,64 1,47 0,3 0
Thành phần hóa học của thức ăn theo tính toán
Protein 25 25 25 25 25 25 25 25
Lipid 6 6,76 7,76 8,76 6 6 6 6
NFE 48,1 46,4 44,2 42,3 48,1 48,1 48,1 48,1
Năng lượng thô
(Kcal/g)
4 4 4 4 4 4 4 4
2.4 Số liệu thu thập và tính toán
Khối lượng cá ban đầu (Wi) được xác định khi bố trí thí nghiệm. Tăng trưởng của
cá được xác định bằng cách cân toàn bộ số cá trong mỗi bể. Số liệu thu sẽ được
tính toán: tỷ lệ sống (SR), khối lượng cuối (Wf), tăng trưởng tuyệt đối DWG
(g/ngày), hệ số thức ăn (FCR).Tất cả số liệu tính toán sẽ được xử lý thống kê trên
Excel bằng chương trình Statistica 6.0.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy

Chất lượng của cám sấy và cám ly trích được đánh giá thông qua thành phần hóa
học, hàm lượng vitamin và chỉ số peroxide (Bảng 3). Hàm lượng protein trong cám
ly trích (16,31%) cao hơn hàm lượng protein trong cám sấy (12,64%). Trong khi
đó hàm lượng lipid thì ngược lại, hàm lượng lipid trong cám sấy khá cao (12,02%),
cám ly trích chỉ có 2,67%. Đặc biệt cám ly trích có chỉ số peroxide (5,87 meq/kg
chất béo) thấp hơn so với cám sấy (9,81meq/kg chất béo). Chỉ số peroxide càng
cao thì chất béo càng dễ dàng và nhanh chóng bị oxy hóa, chất lượng thức ăn càng
giảm. Vitamin A, D và β- Carotene đều không hiện diện ở cả 2 loại cám trên.
Nguyên nhân là do trong quá trình sơ chế dưới tác dụng của nhiệt độ cao các
vitamin và sắc tố đều bị mất. Kết quả phân tích thành phần hóa học của cám ly
trích cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với cám sấy thông thường, đặc biệt hàm
lượng protein cao, hàm lượng lipid thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối
chế thức ăn.

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

179
Bảng 3: Thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy
Chỉ tiêu Cám sấy (CS) Cám ly trích (LT)
Đạm thô 12,64 16,31
Chất béo thô 12,02% 2,76%
Xơ thô 2,42 6,74
Khoáng 7,35 % 10,38 %
Vitamin A Không phát hiện Không phát hiện
β- Carotene
Không phát hiện Không phát hiện
Vitamin D Không phát hiện Không phát hiện
Vitamin B1 2,575 mg/100 g 3,51 mg/100 g
Chỉ số Peroxide 9,81meq/kg chất béo 5,87 meq/kg chất béo
Thời gian lưu trữ ảnh hưởng lên chất lượng của cám thể hiện qua sự biến đổi thành

phần hóa học và chỉ số peroxide trong cám sau một thời gian lưu trữ ở điều kiện
bình thường. Sau 4 tháng giữ mẫu, hàm lượng khoáng và đạm của 2 loại cám gần
như không có sự thay đổi (Bảng 4). Tuy nhiên hàm lượng chất béo trong cám giảm
dần theo thời gian trữ mẫu. Đặc biệt, chất béo trong cám sấy có sự thay đổi lớn
hơn (từ 12,72 giảm xuống chỉ còn 9,11) so với cám ly trích (2,01-1,77). Sự thay
đổi này là do chất béo trong cám đã bị oxy hóa.
Bảng 4: Thành phần hóa học của cám sấy và cám ly trích (LT) sau 4 tháng lưu trữ
Khoáng Đạm thô Chất béo thô
Thời gian
lưu trữ
LT CS LT CS LT CS
1 tháng 10,7 ± 0,09

7,14 ± 0,01

15,6 ± 0,05

11,9 ± 0,40

2,01 ± 0,00

12,7 ± 0,99

2 tháng 10,7 ± 0,08

8,19 ± 0,87

16,1 ± 0,21

12,4 ± 0,60


1,95 ± 0,04

10,3 ± 2,57

3 tháng 10,7 ± 0,02

7,54 ± 0,10

15,9 ± 0,23

11,6 ± 0,52

1,91 ± 0,05

9,85 ± 0,15

4 tháng 10,5 ± 0,11

7,86 ± 0,01

16,1 ± 0,27

11,6 ± 0,50 1,77 ± 0,14

9,11 ± 0,17

Chỉ số Peroxide (PV) của cả hai loại cám đều tăng dần theo thời gian trữ mẫu, PV
của cám ly trích từ 5,87 lên đến 11,1 meq/kg sau 4 tháng lưu trữ. Trong khi đó gía
trị này ở cám sấy tăng từ 9,81 đến 45,7 meq/kg. Sau 2 tháng lưu trữ chỉ số PV

trong cám sấy đã tăng rất cao (35 meq/kg). Sở dĩ chỉ số này tăng nhanh đột ngột là
do hàm lượng chất béo trong cám sấy cao (12,75%).
Bảng 5: Chỉ số Peroxide (meq/kg) của cám sấy và cám ly trích sau 4 tháng lưu trữ
Thời gian lưu trữ Cám ly trích Cám sấy
1 tháng 5,87 9,81
2 tháng 9,90 35,0
3 tháng 12,8 40,9
4 tháng 11,1 45,7
Theo Hiroshi (1987), chất béo có hàm lượng dưới 10 meq/kg được xem là tốt, trên
15 meq/kg là không tốt cho thức ăn thủy sản. Khi chỉ số này tăng lên trên 20 meq/kg
thì thức ăn sẽ có mùi hôi dầu. Kết quả phân tích cám ly trích và cám sấy sau thời
gian lưu trữ 4 tháng cho thấy cám ly trích có chỉ số PV dưới 15 meq/kg, vì vậy thời
gian bảo quản và sử dụng của cám ly trích lâu hơn so với cám sấy thông thường.
Sự oxy hóa chất béo trong thức ăn không chỉ làm giảm chất lượng dinh dưỡng của
thức ăn như: giảm lượng acid béo cần thiết cho động vật thủy sản, thức ăn có mùi
hôi, vị khó ăn, ảnh hưởng đến sự bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn, một số dưỡng
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

180
chất cần thiết bị phân hủy (Vitamin A, B6, C, D, E và carotenoid). Ngoài ra, quá
trình oxy hóa tạo ra các sản phẩm như andehyt, ketons là những chất gây độc
cho động vật thủy sản (Forster, 1999). Ảnh hưởng của thức ăn bị oxy đã được
nghiên cứu trên nhiều đối tượng thủy sản như cá chép và cá da trơn (NRC, 1993).
3.2 Đánh giá độ tiêu hóa cám sấy và cám ly trích của cá Tra và cá Rô phi
Ở cá Tra, khả năng tiêu hóa cám ly trích (49,2%) cao hơn so với cám sấy (42,6%).
Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khả năng tiêu
hóa protein và năng lượng giữa hai loại cám là tương đương nhau. Tiêu hóa
protein trong khoảng từ 66,7 –67,2%, tiêu hóa năng lượng 63,4-64,5%.
Bảng 6: Khả năng tiêu hóa hai loại cám của cá Tra
Loại Cám ADC (%) ADCCP (%) ADCGE (%)

Cám ly trích 49,2 ± 5,2a 67,2 ± 7,1a 63,4 ±3,04 a
Cám sấy 42,6 ± 4,7a 66,7 ± 14,5a 64,5 ± 3,56 a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)
Đối với cá Rô phi, khả năng tiêu hóa cám ly trích (61,1%) cao hơn cám sấy
(48,6%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tương tự, độ tiêu hóa năng
lượng đối với cám ly trích cũng cao hơn cám sấy. Khả năng tiêu hóa protein của cá
đối với hai loại cám này tương đương nhau (75,4 và 77,4%).
Bảng 7: Khả năng tiêu hóa hai loại cám của cá Rô phi
Loại cám ADC (%) ADCCP (%) ADCGE (%)
Cám ly trích 61,1 ± 2,3b 75,4 ± 4,1a 57.9 ± 4,88a
Cám sấy 48,6 ± 6,3a 77,4 ± 7,4a 65,6 ± 1,8 b
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)
Ðánh giá giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu không chỉ dựa vào thành phần hóa
học của nó mà còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng
và năng lượng của cá từ nguồn nguyên liệu đó. Khả năng tiêu hóa một loại nguyên
liệu của động vật thủy sản phụ thuộc vào đặc điểm tiêu hóa của từng loài (NRC,
1993). Kết quả nghiên cứu khả năng tiêu hóa cám ly trích của cả hai loài cá đều
cao hơn cám sấy, đặc biệt là cá Rô phi. Nhưng độ tiêu hóa đạm của hai loại cám
này khác biệt không có ý nghĩa. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cá Rô phi sử
dụng cám hiệu quả hơn cá Tra, đặc biệt là cám ly trích.
Khả năng tiêu hóa cám của động vật thủy sản đã được nghiên cứu trên nhiều đối
tượng thủy sản. Ðối với cá mú (Cromileptes altivelis), khả năng tiêu hóa cám ADC
(%) chỉ là 22,2%, ADC
CP
(%) 59,5% và ADC
GE
(%) là 44,3% (Laining et al,
2003), cá trê trắng (Clarias batratus) ADC (%) là 61,9% và cá trê phi (C.

gariepinus) là 66,5% (Usnami, 2003). Khả năng tiêu hóa cám gạo của động vật
thủy sản thấp hơn so với một số nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng khác do
hàm lượng xơ cao. Law (1986) cho biết ngay cả cá trắm (Ctenopharyngodon
idiella) khả năng tiêu hóa cám gạo cũng rất thấp, nhỏ hơn 50%. Ðối với tiêu hóa
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

181
protein của cám, cá chép có khả năng tiêu hóa protein của cám khá cao 89,5%,
trong khi ở cá trắm cỏ là 71,1% và cá nheo Mỹ là 71% (Hepher, 1988).
3.3 Đánh giá khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn nuôi cá Tra và
cá Rô phi
Ðối với cá Tra, tỉ lệ sống của cá tất cả các nghiệm thức sau thời gian thì nghiệm rất
cao, 96,7-100%. Ðiều này cho thấy trong qua trình ly trích chất béo từ cám không
còn tồn lưu các hóa chất gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cá. Khối
lượng cuối (Wf) và tốc độ tăng trưởng ngày (DWG) của cá ở các nghiệm thức
chứa cám ly trích từ 30 đến 60% cao hơn so với cá ở nghiệm thức 30, 40 và 50%
cám sấy (Bảng 8). Wf và DWG của cá ở nghiệm thức cám sấy 60% đạt cao nhất.
Tuy nhiên, sự khác biệt về tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức là không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05). Hay nói cách khác, hai loại cám với các mức khác nhau
(30-60%) trong thức ăn không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Tra. Hệ số thức
ăn (FCR) thấp nhất ở nghiệm thức cám ly trích 30% (2,67) và cao nhất ở nghiệm
thức ly trích 60% (3,99). Ở các nghiệm thức khi hàm lượng cám trong thức ăn tăng
thì FCR tăng. Tuy nhiên FCR ở các nghiệm thức không có sự khác biệt (P>0,05).
Bảng 8: Khối lượng đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tốc độ tăng trưởng ngày (DWG), hệ số
thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR) của cá Tra
Nghiệm thức

Wi
(g)
Wf

(g)
DWG
(g/day)
SR
(%)
FCR
LT 30
66,56 ±2,36
a
101±5,3
a
0,38±0,05
a
97,8±1,9
a

2,67 ± 0,15
a
LT 40
68,44±4,51
a
96,3±3,2
a
0,31±0,05
a
98,9±1,9
a

2,87 ± 0,10
a

LT 50
65,33±4,83
a
97,2±6,6
a
0,35±0,03
a
98,9±1,9
a

3,11 ± 0,72
a
LT 60
67,33±4,15
a
99,3±3,7
a
0,36±0,02
a

100,0
a
3,99 ± 0,37
a
CS 30
68,72±5,66
a
91,8±14,0
a
0,26±0,11

a

100,0
a
3,19 ± 0,82
a
CS 40
67,72±7,62
a
89,8±10,0
a
0,25±0,05
a

100,0
a
3,36 ± 0,52
a
CS 50
66,61±4,00
a
92,0±8,6
a
0,28±0,07
a
98,9±1,9
a

3,57 ± 0,37
a

CS 60
66,41±6,50
a
107±19,3
a
0,45±0,15
a
96,7±5,8
a

2,78 ± 0,46
a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)
Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng
81,7- 93,3% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 9). Ðiều
này một lần nữa khẳng định có thể sử dụng cám ly trích đến mức 60% cũng không
có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Sinh trưởng của cá Rô phi ở các nghiệm thức
cám ly trích (0,44 – 0,76 g/ngày) cao hơn so với các nghiệm thức cám sấy (0,43 –
0,47). Ðặc biệt đối với cám ly trích khi hàm lượng cám tăng từ 30 – 60% sinh
trưởng của cá cũng gia tăng. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với tập tính ăn của cá Rô
phi, cá Rô phi là loài ăn tạp, có khả năng sử dụng tốt nguồn dinh dưỡng từ thực
vật. Thêm vào đó, khả năng tiêu hóa cám ly trích của cá Rô phi là rất tốt và cao
hơn cám sấy (mục 3.2). Tương ứng với sinh trưởng, FCR ở các nghiệm thức cám
ly trích thấp hơn cám sấy. FCR là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng
thức ăn, khi FCR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất
thải ra môi trường ít. Vì vậy, việc sử dụng cám ly trích là hiệu quả không chỉ có ý
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ


182
nghĩa về mặt tăng trưởng của cá mà còn có ý nghĩa về việc hạn chế ô nhiễm môi
trường nuôi.
Bảng 9: Khối lượng đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tốc độ tăng trưởng ngày (DWG), hệ số
thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR) của cá Tra
Nghiệm
thức
Wi (g) Wf (g) DWG
(g/ngày)
FCR SR (%)
LT30
19,42±0,18
a
46,05±2,01
a
0,44±0,03
a

4,05 ± 0,17
d
81,7±12,6
a

LT40
19,43±0,15
a
53,15±5,30
b
0,56±0,09
b


3,33 ± 0,44
bc
80,0±5,00
a

LT50
19,40±0,17
a
56,88±1,97
b
0,62±0,03
b

2,91 ± 0,09
ab
90,0±5,00
a

LT60
19,50±0,23
a
65,28±1,80
c
0,76±0,03
c

2,59 ± 0,26
a
88,3±2,89

a

CS30
19,50 ±0,10
a
45,89±3,72
a
0,44±0,06
a

3,90 ± 0,42
d
88,3±7,64
a

CS40
19,47±0,03
a
45,36±1,91
a
0,43±0,03
a

3,81 ± 0,17
cd
85,0±13,2
a

CS50
19,52±0,18

a
46,57±1,68
a
0,45±0,03
a

3,85 ± 0,28
d
91,7±5,77
a

CS60
19,42±0,16
a
47,87±1,36
a
0,47±0,02
a

3,59 ± 0,11
cd

93,3±7,64
a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)
4 KẾT LUẬN VÀ ÐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Cám ly trích dầu (Calofic Cám Vàng) có hàm lượng protein cao (16,3 %) và hàm

lượng lipid thấp (2,76%) thích hợp cho việc phối trộn làm thức ăn cho cá. Sau 4
tháng bảo quản cám vẫn có thể sử dụng tốt, chỉ số oxy hóa (PV) là 11,1 meq/kg.
Độ tiêu hóa cám ly trích của cá Tra và cá Rô phi đều cao hơn so với cám sấy, đặc
biệt ở cá Rô phi độ tiêu hóa cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (61,1%)
so với cám sấy (48,6%). Cá tra có thể sử dụng tốt cả hai loại cám ly trích và cám
sấy tới mức hàm lượng cám trong thức ăn chiếm 60%. Trong khi đó, cá Rô phi sử
dụng cám ly trích tốt hơn cám sấy, mức cám ly trích 60% trong công thức thức ăn
cho sinh trưởng cao nhất và FCR thấp nhất. Kết quả nghiên cứu này khẳng định có
thể sử dụng tốt cám ly trích làm thức ăn cho cá.
4.2 Ðề xuất
Cấn tiếp tục nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của cám sấy và cám ly trích
sau một thời gian bảo quản lâu trên 2 tháng lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, FCR và chất
lượng cá nuôi trong điều kiện thực tế để từ đó khuyến cáo việc sử dụng cám trong
nuôi thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AOAC (2000), Official Methods of Analysis. Association of Official Analytical Chemists.
Arlington. VA.
Froster, 1999. A note on method of calculating digestibility coefficients of nutrition proveded
by single ingredients to feeds of aquatic animals . Aquaculture nutrition. 5, pp 143-145.
Hepher. B, 1988. Nutrition of pond fishs. Cambridge University Press. 141 pp
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ

183
Laining. A, Rachmansyah, Taufik and Williams .K, 2003. Apparent digestibility of selected
feed ingredients for humback grouper, Cromileptes altivelis. Aquaculture Volum 218: 1-
4, pp 529 –538.
Law. A.T, 1986. Digestibility of low cost ingredients pelleted feed of Grass carp
(Ctenopharyngodon idella). Aquaculture Volum 51:2, pp 97-103.
NRC (Nation Reseach Council), 1993. Nutrient requirements of fishes. National Academic
Press, Washington, USA, 114p.

Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá việc sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương làm thức ăn
nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) trong bè ở An Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ - Ðại học Cần Thơ.
Usnami.N, 2003. Nutrition digestibility studies in Heteropneustes fosilis, Clarias bachatus,
Clarias gariepinus. Aquaculture Research 34, pp 1247 –1253.
Hirosi.H, 1987. Laboratory manual on analytical methods and procedures for fish and fish
products. Marine Fisheries research Deparment Southeast Asian Fisheries Develpoment
Center. Singapore: 87 pp

×