ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ HẢI YẾN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA CÁC LỄ HỘI Ở BẮC NINH PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI, 2010
ĐỖ HẢI YẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI
2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ HẢI YẾN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA CÁC LỄ HỘI Ở BẮC NINH PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lưu
HÀ NỘI, 2010
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3.1. Mục đích nghiên cứu: 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 11
4. Đối tượng nghiên cứu 11
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12
6. Cấu trúc luận văn 13
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH 14
1.1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch 14
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch 14
1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch 20
1.1.3 Tài nguyên du lịch 29
1.2. Lễ hội và tác động của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch 32
1.2.1. Lễ hội và giá trị của lễ hội 32
1.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội 40
1.2.3. Tác động của của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch 43
1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển
du lịch 48
1.3.1. Một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ du
lịch ở các nước phát triển 48
1.3.2. Bài học vận dụng cho Bắc Ninh 566
2
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 2 : THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ
HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH 62
2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh 62
2.1.1. Khái quát về Bắc Ninh và Du lịch Bắc Ninh 62
2.1.2. Lễ hội ở Bắc Ninh 71
2.1.2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh: 71
2.1.2.2. Giá trị của lễ hội Bắc Ninh: 76
2.2. Công tác bảo tồn phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở
Bắc Ninh 87
2.2.1. Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội 87
2.2.2. Phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh 94
2.3. Đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội phục vụ phát
triển du lịch trong thời gian vừa qua 101
2.3.1. Những ưu điểm của việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục
vụ du lịch thời gian qua và nguyên nhân 101
2.3.1.1. Ưu điểm: 101
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị
phục vụ cho du lịch lễ hội thời gian qua: 104
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 107
2.3.2.1. Hạn chế 107
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tiêu cực còn tồn tại trong việc bảo tồn
và phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh: 113
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 3: 119
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH 119
3
3.1. Định hướng phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh 119
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh: 119
3.1.2. Chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du
lịch 122
3.1.2.1.Tổ chức không gian cho lễ hội 122
3.1.2.2. Tổ chức thời gian và cơ sở hạ tầng cho du lịch lễ hội 123
2.1.2.3. Tổ chức về các điều kiện xã hội và nhân lực 125
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh 126
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Bắc Ninh trong phát triển du
lịch lễ hội 126
3.2.1.1. Những thuận lợi 126
3.2.1.2. Những khó khăn: 130
3.2.2. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh 135
3.2.2.1. Ưu tiên và tập trung vốn để hoàn thiện các quy hoạch tổng thể,
chi tiết cho từng khu, tuyến, điểm du lịch và hạ tầng du lịch lễ hội mang
tính “thời sự”……………………………….…………………………… 135
3.2.2.2. Tăng cường vai trò chức năng hiệu quả công tác chủ quản nhà
nước và quản lý lễ hội về du lịch trên địa bàn thông qua việc tuyên
truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện luật du lịch trên địa bàn lễ hội
Bắc Ninh……………………………………………………………….……136
3.2.2.3. Tổ chức nâng cấp, mở rộng các lễ hội truyền thống theo hướng
cuốn hút tự nhiên trong kinh doanh du lịch……………….……………138
3.2.2.4. Thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ
hội theo đúng định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên lễ hội trong
kinh doanh du lịch. …………………………………….………………….145
4
3.2.2.5. Phát triển cộng đồng địa phương và nhân lực du lịch lễ hội Bắc
Ninh trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội trong kinh
doanh du lịch 147
3.2.2.6. Khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp: ………………………………………………………………………148
3.2.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội du lịch Bắc
Ninh một cách chuyên nghiệp và trọng điểm 149
3.3. Một số kiến nghị 151
3.3.1. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch 151
3.3.2. Với chính quyền địa phương các cấp tại Bắc Ninh 152
3.3.3. Với các cơ sở đào tạo du lịch (các trường, khoa, trung tâm có đào
tạo về nhân lực cho ngành du lịch) 153
3.3.4. Với doanh nghiệp du lịch: 154
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN 158
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ HẢI YẾN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA CÁC LỄ HỘI Ở BẮC NINH PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lưu
HÀ NỘI, 2010
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển mình sang thế kỷ XXI- Thế kỷ của khoa học và công nghệ hiện
đại, nhân loại đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức. Du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được của đời sống kinh tế, văn hóa và
xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Thế giới đang hướng về châu Á trong
nhiều lĩnh vực và một trong số lĩnh vực đó là lĩnh vực di sản văn hóa dân
gian trong du lịch. Trong dòng chủ lưu ấy, Việt Nam và di sản văn hóa Lễ
hội Việt Nam truyền thống có một vai trò hết sức quan trọng.
Trấn Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay, hai tên gọi cho một là vùng
quê hương của nhiều di sản dân gian lễ hội truyền thống, trong đó không ít
lễ hội lớn được vinh danh có quy mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội Bắc
Ninh truyền thống là di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc xưa.
Từ rất sớm, Bắc Ninh thu hút được một lượng khách tứ phương đông đảo
đến thăm với con số thống kê tới 547 lễ hội. Tuy nhiên tài nguyên văn hóa
lễ hội và vấn đề phát triển lễ hội Bắc Ninh vẫn chưa được quan tâm, giải
quyết và khai thác đúng mức, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên văn hóa. Mặt
khác, sâu xa hơn, nó tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại ở bề mặt văn hóa khi tài
nguyên chưa được khai thác hết đã rơi vào dốc thoái trào và tàn lụi. Vấn đề
khai thác để đưa tài nguyên di sản lễ hội Bắc Ninh phục vụ phát triển du
lịch sâu rộng và bền vững, để tài nguyên du lịch lễ hội Bắc Ninh được tỏa
sáng, được đầu tư đúng hướng, được quy hoạch chuyên nghiệp như một tài
nguyên du lịch tiêu biểu là thế mạnh của ngành Du lịch vì nhiều lí do khác
nhau mà lễ hội Bắc Ninh còn bị cản trở trong vấn đề phát triển đúng tầm di
sản của nó.
Xuất phát từ thực tại khách quan trong xu thế phát triển du lịch văn hóa
ngày nay; điều kiện tự thân của quê hương Kinh Bắc với những điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch lễ hội ở Bắc Ninh đã
trình bày trên, tác giả chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ
hội để phục vụ cho phát triển du lịch”
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
-Tình hình nghiên cứu thế giới: Tác giả G.Dumoutier người Pháp
nghiên cứu về hội Gióng…
-Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Trong cuốn Bắc Ninh thổ tạp ký ở thư viện Thông tin Khoa học Xã
hội Hà Nội cũng có đề cập về lễ hội nhưng chủ yếu là lễ nghi Thần thánh;
Năm 1969, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Huy Đỉnh với công trình
nghiên cứu về Anh hùng làng Gióng; Toan Ánh cũng cho ra mắt cuốn sách
Hội hè đình đám do nhà xuất bản Nam Chi phát hành vào các năm 1969,
1974; Năm 1972, trong cuốn Một số vấn đề về dân ca quan họ tác giả Lê
Thị Nhâm Tuyết cũng có bài “Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu dân ca quan
họ Bắc Ninh”; Cao Huy Đỉnh có cuốn Bàn về đặc trưng của dân ca quan
họ; Mã Giang Lân có bài Từ những lề lối của hát Quan Họ. Năm 1978,
Trần Linh Quý, Đặng Văn Lung và Hồng Thao có cuốn Quan họ, nguồn
gốc và quá trình phát triển. Năm 1981, Tô Nguyễn- Trịnh Nguyễn có viết
cuốn Hà Bắc- Kinh Bắc nội dung nói về lễ hội ở Hà Bắc. Năm 1982:
Cuốn địa chí Hà Bắc của tác giả Trần Linh Quý được xuất bản. Năm 1984:
Cuốn sách Lễ hội truyền thống và hiện đại của hai tác giả Thu Linh và
Đặng Văn Lung cũng góp phần vào việc nghiên cứu lễ hội. Ngoài ra, còn
có nhiều bài viết và sách nghiên cứu về lễ hội Bắc Ninh khác như: Vai trò
của hội Làng với sự phát triển bền vững của văn hóa làng của Bùi Văn
Thành; Trần Đình Luyện với cuốn Góp phần tìm hiểu lễ hội ở Hà Bắc; Lê
Hồng Lý đề cập đến Những yếu tố cơ bản để xây dựng lễ hội ở Hà Bắc…
Các tác giả công trình nghiên cứu trên đã có các bài viết hoặc tài
liệu đề cập đến lễ hội, hoặc lễ hội Bắc Ninh, lễ hội Hà Bắc. Tuy nhiên để
nghiên cứu đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội
Bắc Ninh một cách có hệ thống, phục vụ phát triển du lịch đến nay vẫn là
nội dung chưa có công trình nào công bố.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu: Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá
trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa chọn lọc một số khái niệm,
vấn đề lý luận liên quan đến đề tài và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị
của các lễ hội phục vụ phát triển du lịch. Phản ánh và phân tích, đánh giá
thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ phát triển du
lịch ở Bắc Ninh. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn sẽ đề xuất một
số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển
du lịch ở Bắc Ninh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội truyền thống của người Việt ở địa bàn Bắc Ninh. (Lễ hội văn
hóa, lễ hội anh hùng chống giặc ngoại xâm, lễ hội nông nghiệp, lễ hội dân
gian); Các cơ quan chủ quản; Các điều kiện khó khăn, thuận lợi trong việc
phục hồi và phát huy di sản văn hóa lễ hội của Bắc Ninh trong hoạt động
kinh doanh du lịch.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp điền dã và
khảo sát thực địa, phỏng vấn nhóm người cao tuổi ở Bắc Ninh (khảo sát
hồi cố), mô tả và quan sát tham dự. Được sử dụng như những phương pháp
chủ yếu nhất. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác
như: Phương pháp thăm dò, điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp lịch sử,
thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu tổng thể về lễ hội.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số khái niệm và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị
của các lễ hội phục vụ phát triển du lịch
4
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội phục
vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy
giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh.
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
1.1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch:
- Theo Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Các loại hình du lịch thường được nhắc đến là: Tham quan di tích -
thắng cảnh tự nhiên; Du lịch lễ hội; Du lịch sinh thái- tự nhiên, hay nhà
vườn với các danh thắng; Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh; Du lịch
MICE (du lịch sự kiện); Du lịch dựa vào cộng đồng vì người nghèo; Du
lịch kết hợp việc tham quan các làng nghề; Loại hình Du lịch hình thành
tự phát, do chính “khách du lịch” tự thiết kế và tổ chức mà không thông
qua hãng lữ hành; Du lịch cuối tuần; Du lịch tuần trăng mật, chương trình
xuyên Việt, tour Out-bound, Du lịch trong thành phố (city tour); Du lịch
mua sắm (shopping tour), Du lịch kết hợp với ẩm thực hoặc tâm linh; Du
lịch thể thao- mạo hiểm.
- Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên đã trở lên phổ biến ở Việt Nam
hiện nay, trên thế giới cũng đã phát triển một số loại hình khác như: Du
lịch thời trang thường được tổ chức ở Pari (Pháp) hay Bắc Kinh (Trung
5
Quốc); Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trường quay, rạp chiếu
phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…
Tóm lại, có thể có nhiều quan điểm và cách nghiên cứu khác nhau về
du lịch và các loại hình du lịch. Một cách chung nhất, ta có thể hiểu du lịch
là hoạt động tham quan của khách du lịch khi rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên với thời gian lớn hơn 24h, có lưu trú lại điểm đến với mục đích
tham quan, vui chơi, giải trí và trải nghiệm (mà không bao gồm mục
đích kinh tế)…
1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch:
Trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu tác giả luận văn chia thành hai
nhóm điều kiện cơ bản để phát triển du lịch đó là: Đó là những điều kiện
chung và điều kiện đặc thù để phát triển du lịch.
-Điều kiện chung:
1. Điều kiện về thời gian nhàn rỗi
2. Kinh tế của đất nước
3. Giao thông vận tải
4. Tiêu chí chính trị hòa bình và điều kiện an toàn
-Điều kiện đặc trưng:
1. Môi trường tự nhiên
2. Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế
3. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch
1.1.3 Tài nguyên du lịch
- Theo Luật du lịch (số 44/2005/QH11 do quốc hội ban hành ngày
14/06/2005- chương 1): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con
người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- PGS.TS. Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những thông tin,
vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển
6
của xã hội loài người. Đó là thành tạo hay tính chất của thiên nhiên,
những công trình, những sản phẩm do bàn tay, khối óc của con người làm
nên, những khả năng của loài người… Được sử dụng phục vụ cho sự phát
triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.”
Và như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển
du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc, có mức độ tập trung
cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách, tạo hiệu quả du lịch cao.
1.2. Lễ hội và tác động của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
1.2.1. Lễ hội và giá trị của lễ hội
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, trang 674, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội 2002 thì: Lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm
biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những
ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa
có khả năng thực hiện.
- Lễ hội gồm hai thành tố: Phần “lễ” và phần “hội”…
- Cùng nghiên cứu và có cách tổng hợp chung hơn nhưng cũng bao quát
và sát thực hơn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có tổng hợp thống kê
được 5 thể loại lễ hội chính sau:
Lễ hội dân gian
Lễ hội tôn giáo
Lễ hội lịch sử cách mạng
Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào
Các lễ hội khác
Lễ hội mang lại lợi ích về kinh tế trực tiếp
- Lễ hội giải quyết được bài toán tạo ra công ăn việc làm và phát
triển nhiều ngành nghề kinh tế của địa phương.
- Lễ hội tạo cơ hội cho các ngành nghề của đơn vị có hội được
quảng bá, giao lưu vào hợp tác về kinh tế liên vùng và liên quốc gia rộng
lớn. Cũng từ đó, lễ hội và làng nghề có cơ hội bảo tồn thông qua con
đường du lịch lễ hội
7
- Lễ hội tạo ra môi trường văn hóa truyền thống lành mạnh.
- Lễ hội du lịch cũng là cơ hội để địa phương có cơ hội trao đổi đồng
ngoại tệ, tạo ra giá trị thặng dư từ khách du lịch quốc tế đem lại.
- Du lịch lễ hội là cơ hội giới thiệu và tôn vinh các di sản văn hóa của
địa phương đến với các tổ chức bảo tồn và thông tin thế giới…
1.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Có nhiều con đường bảo tồn Lễ hội như: Bảo tồn vốn tri thức văn
hóa dân gian được tích lũy trong lễ hội; đưa thành các điều cụ thể trong
luật giáo dục dưới hình thức ngoài trời, seminar, tham quan gặp gỡ các
nghệ nhân trình diễn lễ hội, tham dự lễ hội trực tiếp và tính vào giờ học
ngoại khóa ở trường học. Bảo tồn lễ hội thông qua trái tim nhân dân cũng
là một cách làm khôn ngoan và khả thi mang tính giáo dục cao.
Khi phát huy và bảo tồn mặt mạnh của lễ hội để phục vụ du lịch, du
khách tham dự lễ hội thu được những thành quả lớn về tâm hồn, là những
ích lợi tinh thần không thể định lượng thô thiển theo cách thông thường.
1.2.3. Tác động của của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
- Du lịch và lễ hội có mối quan hệ hữu cơ, là tài nguyên tạo ra sức
hấp dẫn để góp phần làm cho du lịch phát triển.
- Du lịch lễ hội góp phần tôn tạo và phát huy các giá trị của lễ hội.
- Hoạt động du lịch lễ hội thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hoá một
cách trực tiếp và nhanh nhất.
- Tạo nên một nguồn kinh phí thu về để ‘nuôi hội’, để ‘bảo tồn hội’
- Du lịch góp phần giới thiệu giá trị lễ hội của đất nước, địa phương
qua xúc tiến du lịch lễ hội
-Giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, tác động tiêu cực của du lịch lễ hội đối với lễ hội cũng
cần được chú ý, như khả năng gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên, văn
hoá- xã hội, tác động không lợi đến di sản vật thể và phi vật thể của không
gian lễ hội.
8
1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ
phát triển du lịch
1.3.1. Một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục
vụ du lịch ở các nước phát triển
- Kinh nghiệm ở Anh
- Ở Nhật Bản
- Một số nước phát triển như Đức, Pháp, Đông Âu, Ailen
- Kinh nghiệm của Lễ hội Alarde ở Fuentarribia (Tây Ban Nha)
- Kinh nghiệm của Indonexia…
Như vậy, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phát triển du lịch ở các
nước phát triển đã tôn trọng đủ 3 nguyên tắc là:
a. Nguyên tắc thị trường
b. Nguyên tắc kinh tế
c. Nguyên tắc bảo tồn
1.3.2. Bài học vận dụng cho Bắc Ninh
- Phải có quan điểm rõ ràng về bảo tồn và phát triển Lễ hội trong việc
kinh doanh du lịch ở Bắc Ninh.
- Phải kiểm kê và kiểm soát nhất định với lễ hội hiện nay
- Đặt vấn đề đặt lợi ích cộng đồng cư dân nơi có lễ hội vào trung tâm
trong quá trình phát triển du lịch lễ hội. Bên cạnh đó rất cần chú ý khôi
phục và phát triển các ngành thủ công truyền thống của địa phương có lễ
hội để công ăn việc làm.
- Kiện toàn thể chế quản lý, kiểm soát tốt các hoạt động du lịch lễ hội
thông qua quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch lễ hội một cách khoa
học và hợp lý. - Ưu tiên hơn nữa đến lễ hội truyền thống
dân gian trong phát triển du lịch lễ hội. Bảo tồn và phát triển sự độc đáo
riêng có của từng làng quê Bắc Ninh
- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thủy, bộ thuận lợi đến
những làng quê có lễ hội muốn khai thác để phát triển du lịch lễ hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
9
Chương 2 : THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH
2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát về Bắc Ninh và Du lịch Bắc Ninh
- Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nằm
trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ. Với các tiềm
năng sẵn có thực sự thuận lợi về: Vị trí địa lý thuận lợi, Giao thông, nhiều
phương tiện vận chuyển công công cộng ; Có lịch sử vẻ vang, là xứ sở của
chùa chiền. Bắc Ninh cũng là đất từng có nhiều người đạt danh hiệu Trạng
Nguyên nhất trong lịch sử Việt Nam với 15/49 người, được vinh dự được nhà
nước phong kiến từng cho lập văn miếu; bảo tồn được nhiều hoạt động sinh
hoạt văn hóa dân gian vafheej thống các làng nghề nổi tiếng trong cả nước
- Du lịch Bắc Ninh tồn tại hai “thực trạng” đó là tính: “Tiềm năng”
và “tiềm ẩn” sâu sắc
2.1.2. Lễ hội ở Bắc Ninh
2.1.2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh:
- Theo thống kê của TS. Trần Đình Luyện: Bắc Ninh có tới 547 lễ
hội truyền thống diễn ra hàng năm. Theo thống kê lễ hội của Cục Văn hóa
Cơ sở (tập 1, xuất bản năm 2008) thì toàn tỉnh Bắc Ninh có 442 lễ hội. Lễ
hội truyền thống của Bắc Ninh diễn ra suốt bốn mùa trong năm nhưng
phần lớn lễ hội nơi đây thường được tổ chức vào mùa xuân. Hầu như ngày
nào của ba tháng ngày xuân ở vùng quê Bắc Ninh cũng có lễ hội Quy mô
và tính chất hội làng ở Bắc Ninh đã chứng tỏ mối quan hệ nguồn gốc và
truyền thống đồng thời cũng phản ánh những nét chung trong phong tục,
truyền thống sinh hoạt văn hóa và đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của
vùng. Lễ hội Bắc Ninh có nội dung lịch sử và ý nghĩa về giáo dục sâu sắc.
2.1.2.2. Giá trị của lễ hội Bắc Ninh:
- Biểu hiện qua sinh hoạt cộng đồng phong phú, sinh động trong suốt
lễ hội. Có giá trị về sự hài hòa các tôn giáo cùng tồn tại; Là hoạt động sinh
10
hoạt mang tính văn hóa nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn…Có nhiều lễ hội
mang tầm quốc gia và cũng là hoạt động lễ hội là hoạt động có giá trị sinh
hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh đặc biệt.
2.2. Công tác bảo tồn phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển
du lịch ở Bắc Ninh
2.2.1. Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội
Nghị quyết trung ương 5 khóa 8, chỉ thị số 27-CTTW của Bộ Chính
Trị, chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và luật di sản
văn hóa trên lĩnh vực lễ hội. Chương trình thực hiện hội nghị lần thứ 5
khóa 8 của tỉnh ủy Bắc Ninh. Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính Trị và
chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ Các hoạt động bảo
tồn đã có tính chất quy mô và thời sự nhất định
2.2.2. Phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh
- Là một loại hình du lịch của con người dựa vào lễ hội để khai thác
các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện đại trong lễ hội, diễn ra vào
một thời điểm lựa chọn dựa trên các điều kiện về văn hóa, lịch sử, xã hội
của địa bàn nhất định.
-Là con đường mang lại sự thỏa mãn mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã
hội của địa phương và đất nước có lễ hội thông qua du lịch.
- Du lịch lễ hội còn là sự phối hợp tổ chức và hành động giữa các doanh
nghiệp du lịch dưới sự tổ chức điều phối của nhiều cơ quan, địa phương để tổ
chức liên hoan du lịch, lễ hội du lịch, Festival văn hóa nghệ thuật.
-Quảng bá về địa phương nơi tổ chức lễ hội, để các công ty du lịch
đưa khách tới tham gia các hoạt động diễn ra trước và trong suốt thời gian
liên hoan du lịch lễ hội.
-Cần phải có các biện pháp điều chỉnh chênh lệch cung cầu đồng bộ,
các phương án đối phó với thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, đảm bảo an
ninh, an toàn tuyệt đối cho khách khi đi du lịch lễ hội. Các đơn vị tổ chức
cần nắm được chắc các nội dung hoạt động trong lễ hội sắp đến, chuẩn bị
các điều kiện cụ thể cho du khách có thể tham gia hội tốt nhất.
11
Mục tiêu khoa học của bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa lễ hội trong
kinh doanh du lịch
Lợi ích cho lễ hội truyền
thống
Lợi ích cho đơn vị tổ chức
Lợi ích cho cộng đồng có lễ hội Bắc Ninh
Lợi ích về mặt kinh tế
- Chú trọng hơn trong công tác quảng bá, tiếp thị với thị trường
khách du lịch đa dạng
- Cần có “chiến lược dài hơi chuyên nghiệp” cho việc tổ chức kinh
doanh du lịch nhằm vào đối tượng khách quốc tế và đa dạng hóa thị trường
khách ở Lễ hội Bắc Ninh
-Thực hiện “bảo tồn-phát triển- tài nguyên lễ hội và Du lịch cần đảm
bảo theo mô hình bảo tồn du lịch lễ hội bền vững:
Hình 2.6. Bản chất của vấn đề bảo tồn và phát triển du lịch lễ hội
Bắc Ninh đối với giới nghiên cứu và người làm du lịch
Tóm lại, Để mục tiêu bảo tồn và phát triển lễ hội được thực thi đòi
hỏi các biện pháp nghiên cứu để các 4 nhân tố tham gia vào bảo tồn, nuôi
dưỡng và kinh doanh lễ hội đều được tham gia, đánh giá đúng, có biện
pháp khuyến khích và hỗ trợ đúng đắn… Bốn nhân tố này tham gia hữu cơ
12
vào sản phẩm kinh doanh du lịch lễ hội mà không thể bỏ đi hay coi nhẹ bất
kỳ nhân tố nào.
2.3. Đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội phục
vụ phát triển du lịch trong thời gian vừa qua
2.3.1. Những ưu điểm của việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
phục vụ du lịch thời gian qua và nguyên nhân
2.3.1.1. Ưu điểm:
- Cơ sở hạ tầng du lịch có sự quan tâm nhất định của nhà nước và
tỉnh…
- Nhân lực đa dạng, có đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho
ngành trong tương lai. Tăng cường vai trò của Ban tổ chức hội và lực
lượng công an, dân quân tự vệ tại những lễ hội quan trọng.
- Nội dung tổ chức hội: Nhiều nội dung dân gian được phục hồi
tương đối bài bản và tiêu biểu của vùng quê Kinh Bắc
- Nhiều tệ nạn tiêu cực đã được thống kê, và để ý trong việc xử lý
- Sự đồng tình của cư dân có lễ hội Bắc Ninh
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị
phục vụ cho du lịch lễ hội thời gian qua:
- Công tác quản lý được thực hiện tốt
- Việc thực hiện hoạt động lễ hội nói riêng và việc đưa lễ hội vào
kinh doanh du lịch nhận được sự hưởng ứng của người dân
- Xác định được, biết được cách tổ chức lễ hội.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Ở nhiều lễ hội, Ban tổ chức lễ hội mới chỉ cho du khách thấy được
tính dân tộc mà chưa nhấn mạnh được tính riêng, tính miền và tính dân
gian của Bắc Ninh.
- Đầu tư tu sửa và nâng cấp hạ tầng lễ hội mới chỉ dừng ở mức có
nhưng chưa đúng tiến độ và sát sao với tình hình thực tế
13
- Đội ngũ lực lượng an ninh chưa thực sự hiệu quả trong việc ngăn
chặn và xử lý các hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tình yêu lễ hội của du
khách thập phương
- Một số di tích bị xuống cấp, hư hại do thời gian mà chưa có biện
pháp đầu tư và tu sửa kịp thời.
- Nhiều Du khách đi lễ hội nhưng “thương mại hóa niềm tin và mong
ước của mình”
- Chưa xây dựng được ý thức cho du khách với vấn đề bảo tồn tài
nguyên
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tiêu cực còn tồn tại trong việc bảo
tồn và phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh:
- Chưa định hướng được tốt và rõ ràng giữa vấn đề bảo tồn và phát
triển
- Việc thực hiện còn chưa theo nguyên tắc phát triển bền vững
- Làm du lịch lễ hội còn mang tính tự phát
- Chưa có những biện pháp thực sự hữu hiệu với các tình trạng hệ
thống xấu trong lễ hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở BẮC NINH
3.1. Định hướng phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh:
- UBND tỉnh Bắc Ninh, sở Thương mại và du lịch Bắc Ninh trước
đây và sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay đề ra quan điểm phát
triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng: nhanh
và bền vững; đẩy mạnh xúc tiến và tuyên truyền, quảng bá du lịch, tập
trung đầu tư một số khu, tuyến, điểm du lịch lễ hội quan trọng. Xây dựng
14
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo
sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng, giàu bản sắc dân tộc, có
sức cạnh tranh.
3.1.2. Chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển
du lịch
3.1.2.1. Tổ chức không gian cho lễ hội
Thời gian tới, không gian du lịch lễ hội được ưu tiên theo trục quốc
lộ số 1A nối thị xã Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội ở phía Tây Nam, với Bắc
Giang, Lạng Sơn ở phía Bắc. Bắc Ninh sẽ có 4 cụm du lịch chính là:
1.Cụm trung tâm thành phố Bắc Ninh và phụ cận…
2.Cụm Lim và Phật Tích. Với các lễ hội tiêu biểu…
3.Cụm Thuận Thành…
4. Cụm Đền Đô, Đình Bảng…
3.1.2.2. Tổ chức thời gian và cơ sở hạ tầng cho du lịch lễ hội
- Quy hoạch lễ hội được quan tâm, các khu dịch vụ ăn uống, cửa
hàng văn hóa phẩm, trò chơi dược diễn ra ngoài khu di tích; công tác vệ
sinh; an toàn thực phẩm.
- Tổ chức lễ hội mang tính xã hội hóa cao, kêu gọi và huy động nhiều
nguồn đầu tư khác nhau.
- Việc lồng ghép giữa tổ chức lễ hội với hoạt động xúc tiến, quảng bá
loại hình du lịch văn hóa đã bắt đầu được quan tâm.
- Nội dung các lễ hội đều có giá trị nhân văn sâu sắc, phù hợp với
bản sắc văn hóa quê hương, góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa dân tộc
2.1.2.3. Tổ chức về các điều kiện xã hội và nhân lực
- Xã hội: Tạo môi trường xã hội lễ hội an toàn, lành mạnh và văn
minh, lịch sự để du lịch lễ hội có điều kiện phát triển và lan tỏa ở Bắc Ninh
thông qua các chính sách tuyên truyền, vận động, khen thưởng và phê bình
tại các đơn vị làng, xóm, thôn, xã, phường.
- Nhân lực: Nâng cấp đồng bộ nguồn nhân lực du lịch trực và gián tiếp
15
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Bắc Ninh trong phát triển
du lịch lễ hội
3.2.1.1. Những thuận lợi:
- Tài nguyên lễ hội Du lịch Bắc Ninh có bản sắc riêng. Cơ sở hạ tầng
vận động theo xu hướng thị trường thời mở cửa
- Bắc Ninh ngày nay là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước…
- Đa số cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân đã có ý thức về
việc tham gia và phát triển du lịch tỉnh nhà nói chung; “toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” ; nhân dân hưởng ứng, đạt nhiều kết quả tốt.
- Công tác tuyên truyền, đào tạo nhân lực tại các cơ quan, doanh
nghiệp, các điều kiện phát triển du lịch có sự quan tâm
Có được những thành tựu thuận lợi kể trên là do: Tốc độ tăng trưởng
GDP cả nước từ 0,7-0,8%/năm, tình hình chính trị ổn định tạo tiền đề cho
phát triển du lịch nói chung từ đó kích cầu du lịch; xu hướng phát triển du
lịch cả nước ngày một gia tăng từ 10-12%/năm. Về phía tỉnh đã cố gắng
quan tâm đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản và công tác quản lý
nhà nước về du lịch được tăng cường tạo sự liên kết giữa các tỉnh đưa
nguồn khách đến Bắc Ninh.
3.2.1.2. Những khó khăn:
- Các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn chưa đồng bộ, khả năng hỗ trợ
lẫn nhau giữa các dịch vụ còn thấp.
- Cơ sở vật chất kinh doanh du lịch còn chưa thực sự cao…
- Một số điều khoản về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội
chưa cụ thể trong hương ước dẫn đến tình trạng chung chung, chưa giải
truyết triệt để
- Hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng cáo còn chưa có được
đúng mức và chuyên nghiệp
- Vấn đề bảo tồn môi trường lễ hội chưa được thực hiện tốt
16
- Hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực
- Sản phẩm du lịch lưu niệm Bắc Ninh còn nghèo nàn và lạc hậu,
cách phục vụ du lịch lễ hội còn chưa chuyên nghiệp.
Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể ngắn gọn kết luận từ thực
tế nghiên cứu là do: Các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa
thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh. Công tác lập
quy hoạch các khu, tuyến, điểm, vốn đầu tư về hạ tầng và các khu du lịch,
kinh phí cho việc tuyên truyền quảng bá còn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch
còn ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính,
chưa đủ sức thực hiện đầu tư các sản phẩm du lịch, chương trình, tour du
lịch chưa đa dạng và hấp dẫn khách, đồng thời chưa lôi cuốn và thu hút
khách đến với thị trường du lịch Bắc Ninh. Công tác tuyên truyền, quảng
bá du lịch cũng chưa được coi trọng và phong phú, nội dung tuyên truyền
còn nghèo nàn, và thiếu hẳn một chiến lược tuyên truyền, thông tin về tiềm
năng lễ hội, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống ở tỉnh với khách du
lịch trong và ngoài nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nhân lực cũng
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch lễ hội của Bắc Ninh.
3.2.2. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh
3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội du lịch Bắc
Ninh một cách chuyên nghiệp
3.2.2.2. Ưu tiên và tập trung vốn để hoàn thiện các quy hoạch tổng
thể, chi tiết cho từng khu, tuyến, điểm du lịch và hạ tầng du lịch lễ hội
3.2.2.3. Thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ
hội theo đúng định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên lễ hội trong
kinh doanh du lịch
3.2.2.4. Tổ chức nâng cấp, mở rộng các lễ hội truyền thống theo
hướng cuốn hút tự nhiên trong kinh doanh du lịch:
+ Phải tạo tính hoành tráng cho lễ hội du lịch
+ Phải tạo nên tính độc đáo trong lễ hội
17
+ Phải thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ:
+ Tổ chức lễ hội Bắc Ninh như một sự kiện trong kinh doanh du
lịch…
Hình 3.6. Thống kê điều tra mong ước các nhóm đối tượng và biện pháp
tác động phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh
Nhóm đối
tượng
Mong đợi
Biện pháp tác động
Người dân
ở các cộng
đồng sở tại
- Tính hoành
tráng của lễ hội
- Lợi ích kinh
tế, xã hội và
văn hóa mà lễ
hội có thể đem
lại cho cộng
đồng
- Tuyên truyền chủ trương nâng
cấp lễ hội của làng thành lễ hội
cấp tỉnh, phân tích những lợi ích
mà họ được hưởng và nghĩa vụ
mà họ cần đóng góp.
- Chủ thể lễ hội là chính nhân dân
ở các cộng đồng sở tại (chính họ
tuyên truyền và mời mọc những
người quen của họ đến với lễ hội)
Khách du
lịch
- Thỏa mãn nhu
cầu tâm linh
- Hiếu kỳ với
cái giật gân, cái
mới
- Tính giải trí
cao
- Tổ chức và chính thức hóa
những hình thức trình diễn tôn
giáo- tín ngưỡng (ví dụ liên hoan
hầu đồng có sự giám sát quản lý
về nội dung và biểu diễn ở một số
lễ hội lớn ở Bắc Ninh)
- Sử dụng nghệ thuật đương đại
như là những thành tố hữu cơ của
lễ hội (như body art, các trình
diễn thi ‘người đẹp vùng Quan họ
hàng năm) kèm theo tên tuổi của
những nghệ sỹ đương đại nổi
tiếng
- Nhiều hoạt động phụ trợ như
18
mua bán, trò chơi, thi đấu và
thưởng thức nghệ thuật
Báo giới
- Có những tin
tức mới, nóng
hổi, giật mình
- Phong phú về
nội dung, đa
dạng về hình
thức
- Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái
khác thường
- Gắn với tên tuổi của những nghệ
sỹ nổi tiếng
- Bên cạnh lễ hội chính, cần có
những hoạt động nghệ thuật, giải
trí như những festival phụ, hỗ trợ
Các nhà tài
trợ (thường
chỉ thực
hiện được
từ năm thứ
hai trở đi)
- Quy mô lễ hội
phải lớn, thu
hút được hàng
vạn người
- Những lợi ích
về quảng cáo
- tăng vốn xã
hội
- Những tài liệu làm bằng cứ về
số lượng người tham gia lễ hội, số
lượng các báo, các Website đưa
tin về lễ hội)
- Tính chuyên nghiệp của nhà tổ
chức (thể hiện ở các hình thức
quảng bá, tuyên truyền như họp
báo, truyền hình trực tiếp, các tài
liệu về lễ hội được in ấn công
phu…và uy tín của nhà tổ chức)
- Cơ hội để gặp gỡ với các nhà
lãnh đạo cao cấp của địa phương
3.2.2.5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra,
thực hiện luật du lịch trên địa bàn lễ hội Bắc Ninh
3.2.2.6. Khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp
3.2.2.7. Đưa cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa lễ hội trong kinh doanh du lịch