Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở bắc ninh phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.06 KB, 19 trang )

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các
lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch

Đỗ Hải Yến

Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Lƣu
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Hệ thống hóa chọn lọc một số khái niệm, vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ phát triển du lịch. Phản
ánh và phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ
phát triển du lịch ở Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy
giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh.

Keywords: Lễ hội; Giá trị văn hóa; Du lịch; Bắc Ninh

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển mình sang thế kỷ XXI- Thế kỷ của khoa học và công nghệ hiện đại, nhân loại đã
và đang bƣớc vào nền kinh tế tri thức. Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc
của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Thế giới đang hƣớng về
châu Á trong nhiều lĩnh vực và một trong số lĩnh vực đó là lĩnh vực di sản văn hóa dân gian
trong du lịch. Trong dòng chủ lƣu ấy, Việt Nam và di sản văn hóa Lễ hội Việt Nam truyền
thống có một vai trò hết sức quan trọng.
Trấn Kinh Bắc xƣa và Bắc Ninh ngày nay, hai tên gọi cho một là vùng quê hƣơng của
nhiều di sản dân gian lễ hội truyền thống, trong đó không ít lễ hội lớn đƣợc vinh danh có quy
mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội Bắc Ninh truyền thống là di sản quý và đặc sắc của nền
văn hiến Kinh Bắc xƣa. Từ rất sớm, Bắc Ninh thu hút đƣợc một lƣợng khách tứ phƣơng đông


đảo đến thăm với con số thống kê tới 547 lễ hội. Tuy nhiên tài nguyên văn hóa lễ hội và vấn
đề phát triển lễ hội Bắc Ninh vẫn chƣa đƣợc quan tâm, giải quyết và khai thác đúng mức, dẫn
đến sự lãng phí tài nguyên văn hóa. Mặt khác, sâu xa hơn, nó tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại ở bề
mặt văn hóa khi tài nguyên chƣa đƣợc khai thác hết đã rơi vào dốc thoái trào và tàn lụi. Vấn
đề khai thác để đƣa tài nguyên di sản lễ hội Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch sâu rộng và
bền vững, để tài nguyên du lịch lễ hội Bắc Ninh đƣợc tỏa sáng, đƣợc đầu tƣ đúng hƣớng,
đƣợc quy hoạch chuyên nghiệp nhƣ một tài nguyên du lịch tiêu biểu là thế mạnh của ngành
Du lịch vì nhiều lí do khác nhau mà lễ hội Bắc Ninh còn bị cản trở trong vấn đề phát triển
đúng tầm di sản của nó.

2
Xuất phát từ thực tại khách quan trong xu thế phát triển du lịch văn hóa ngày nay; điều
kiện tự thân của quê hƣơng Kinh Bắc với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát
triển loại hình du lịch lễ hội ở Bắc Ninh đã trình bày trên, tác giả chọn đề tài “Bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa lễ hội để phục vụ cho phát triển du lịch”

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
-Tình hình nghiên cứu thế giới: Tác giả G.Dumoutier ngƣời Pháp nghiên cứu về hội
Gióng…
-Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Trong cuốn Bắc Ninh thổ tạp ký ở thƣ viện Thông tin Khoa học Xã hội Hà Nội cũng
có đề cập về lễ hội nhƣng chủ yếu là lễ nghi Thần thánh; Năm 1969, nhà nghiên cứu văn hóa
dân gian Cao Huy Đỉnh với công trình nghiên cứu về Anh hùng làng Gióng; Toan Ánh cũng
cho ra mắt cuốn sách Hội hè đình đám do nhà xuất bản Nam Chi phát hành vào các năm 1969,
1974; Năm 1972, trong cuốn Một số vấn đề về dân ca quan họ tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết
cũng có bài “Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu dân ca quan họ Bắc Ninh”; Cao Huy Đỉnh có
cuốn Bàn về đặc trưng của dân ca quan họ; Mã Giang Lân có bài Từ những lề lối của hát
Quan Họ. Năm 1978, Trần Linh Quý, Đặng Văn Lung và Hồng Thao có cuốn Quan họ,
nguồn gốc và quá trình phát triển. Năm 1981, Tô Nguyễn- Trịnh Nguyễn có viết cuốn Hà
Bắc- Kinh Bắc nội dung nói về lễ hội ở Hà Bắc. Năm 1982: Cuốn địa chí Hà Bắc của tác giả

Trần Linh Quý đƣợc xuất bản. Năm 1984: Cuốn sách Lễ hội truyền thống và hiện đại của hai
tác giả Thu Linh và Đặng Văn Lung cũng góp phần vào việc nghiên cứu lễ hội. Ngoài ra, còn
có nhiều bài viết và sách nghiên cứu về lễ hội Bắc Ninh khác nhƣ: Vai trò của hội Làng với sự
phát triển bền vững của văn hóa làng của Bùi Văn Thành; Trần Đình Luyện với cuốn Góp
phần tìm hiểu lễ hội ở Hà Bắc; Lê Hồng Lý đề cập đến Những yếu tố cơ bản để xây dựng lễ
hội ở Hà Bắc…
Các tác giả công trình nghiên cứu trên đã có các bài viết hoặc tài liệu đề cập đến lễ
hội, hoặc lễ hội Bắc Ninh, lễ hội Hà Bắc. Tuy nhiên để nghiên cứu đến vấn đề bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa của lễ hội Bắc Ninh một cách có hệ thống, phục vụ phát triển du lịch
đến nay vẫn là nội dung chƣa có công trình nào công bố.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu: Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ
phát triển du lịch ở Bắc Ninh
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa chọn lọc một số khái niệm, vấn đề lý luận liên
quan đến đề tài và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ phát triển du
lịch. Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội phục
vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn sẽ đề xuất một số
giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh.

3
4. Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội truyền thống của ngƣời Việt ở địa bàn Bắc Ninh. (Lễ hội văn hóa, lễ hội anh
hùng chống giặc ngoại xâm, lễ hội nông nghiệp, lễ hội dân gian); Các cơ quan chủ quản; Các
điều kiện khó khăn, thuận lợi trong việc phục hồi và phát huy di sản văn hóa lễ hội của Bắc
Ninh trong hoạt động kinh doanh du lịch.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận văn sử dụng
các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp điền dã và khảo sát thực địa, phỏng vấn nhóm
ngƣời cao tuổi ở Bắc Ninh (khảo sát hồi cố), mô tả và quan sát tham dự. Đƣợc sử dụng nhƣ

những phƣơng pháp chủ yếu nhất. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phƣơng pháp khác
nhƣ: Phƣơng pháp thăm dò, điều tra bằng bảng hỏi, phƣơng pháp lịch sử, thống kê, phân tích,
so sánh, tổng hợp để nghiên cứu tổng thể về lễ hội.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đƣợc chia thành 3
chƣơng:
Chương 1: Một số khái niệm và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội
phục vụ phát triển du lịch

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ phát triển du
lịch ở Bắc Ninh
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục
vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh.



Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch:
- Theo Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Các loại hình du lịch thƣờng đƣợc nhắc đến là: Tham quan di tích - thắng cảnh tự nhiên;
Du lịch lễ hội; Du lịch sinh thái- tự nhiên, hay nhà vườn với các danh thắng; Du lịch nghỉ
dưỡng và chữa bệnh; Du lịch MICE (du lịch sự kiện); Du lịch dựa vào cộng đồng vì người
nghèo; Du lịch kết hợp việc tham quan các làng nghề; Loại hình Du lịch hình thành tự phát,
do chính “khách du lịch” tự thiết kế và tổ chức mà không thông qua hãng lữ hành; Du lịch
cuối tuần; Du lịch tuần trăng mật, chương trình xuyên Việt, tour Out-bound, Du lịch trong


4
thành phố (city tour); Du lịch mua sắm (shopping tour), Du lịch kết hợp với ẩm thực hoặc
tâm linh; Du lịch thể thao- mạo hiểm.
- Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên đã trở lên phổ biến ở Việt Nam hiện nay, trên thế
giới cũng đã phát triển một số loại hình khác nhƣ: Du lịch thời trang thƣờng đƣợc tổ chức ở
Pari (Pháp) hay Bắc Kinh (Trung Quốc); Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trƣờng
quay, rạp chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tƣợng điện ảnh…
Tóm lại, có thể có nhiều quan điểm và cách nghiên cứu khác nhau về du lịch và các
loại hình du lịch. Một cách chung nhất, ta có thể hiểu du lịch là hoạt động tham quan của
khách du lịch khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên với thời gian lớn hơn 24h, có lưu trú lại
điểm đến với mục đích tham quan, vui chơi, giải trí và trải nghiệm (mà không bao gồm
mục đích kinh tế)…
1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch:
Trên cơ sở các tƣ liệu nghiên cứu tác giả luận văn chia thành hai nhóm điều kiện cơ
bản để phát triển du lịch đó là: Đó là những điều kiện chung và điều kiện đặc thù để phát triển
du lịch.
-Điều kiện chung:
1. Điều kiện về thời gian nhàn rỗi
2. Kinh tế của đất nƣớc
3. Giao thông vận tải
4. Tiêu chí chính trị hòa bình và điều kiện an toàn
-Điều kiện đặc trưng:
1. Môi trƣờng tự nhiên
2. Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế
3. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch
1.1.3 Tài nguyên du lịch
- Theo Luật du lịch (số 44/2005/QH11 do quốc hội ban hành ngày 14/06/2005-
chƣơng 1): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử

dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- PGS.TS. Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những thông tin, vật chất, năng
lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là thành
tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay, khối óc của
con người làm nên, những khả năng của loài người… Được sử dụng phục vụ cho sự phát
triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.”
Và nhƣ vậy, tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề để phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với
du khách, tạo hiệu quả du lịch cao.
1.2. Lễ hội và tác động của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch

5
1.2.1. Lễ hội và giá trị của lễ hội
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, trang 674, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2002
thì: Lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người
đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản
thân họ chưa có khả năng thực hiện.
- Lễ hội gồm hai thành tố: Phần “lễ” và phần “hội”…
- Cùng nghiên cứu và có cách tổng hợp chung hơn nhƣng cũng bao quát và sát thực hơn,
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có tổng hợp thống kê đƣợc 5 thể loại lễ hội chính sau:
 Lễ hội dân gian
 Lễ hội tôn giáo
 Lễ hội lịch sử cách mạng
 Lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài vào
 Các lễ hội khác
 Lễ hội mang lại lợi ích về kinh tế trực tiếp
- Lễ hội giải quyết đƣợc bài toán tạo ra công ăn việc làm và phát triển nhiều ngành
nghề kinh tế của địa phƣơng.
- Lễ hội tạo cơ hội cho các ngành nghề của đơn vị có hội đƣợc quảng bá, giao lƣu vào

hợp tác về kinh tế liên vùng và liên quốc gia rộng lớn. Cũng từ đó, lễ hội và làng nghề có cơ
hội bảo tồn thông qua con đƣờng du lịch lễ hội
- Lễ hội tạo ra môi trƣờng văn hóa truyền thống lành mạnh.
- Lễ hội du lịch cũng là cơ hội để địa phƣơng có cơ hội trao đổi đồng ngoại tệ, tạo ra
giá trị thặng dƣ từ khách du lịch quốc tế đem lại.
- Du lịch lễ hội là cơ hội giới thiệu và tôn vinh các di sản văn hóa của địa phƣơng đến
với các tổ chức bảo tồn và thông tin thế giới…
1.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Có nhiều con đƣờng bảo tồn Lễ hội nhƣ: Bảo tồn vốn tri thức văn hóa dân gian đƣợc
tích lũy trong lễ hội; đƣa thành các điều cụ thể trong luật giáo dục dƣới hình thức ngoài trời,
seminar, tham quan gặp gỡ các nghệ nhân trình diễn lễ hội, tham dự lễ hội trực tiếp và tính
vào giờ học ngoại khóa ở trƣờng học. Bảo tồn lễ hội thông qua trái tim nhân dân cũng là một
cách làm khôn ngoan và khả thi mang tính giáo dục cao.
Khi phát huy và bảo tồn mặt mạnh của lễ hội để phục vụ du lịch, du khách tham dự lễ
hội thu đƣợc những thành quả lớn về tâm hồn, là những ích lợi tinh thần không thể định lƣợng
thô thiển theo cách thông thƣờng.

1.2.3. Tác động của của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
- Du lịch và lễ hội có mối quan hệ hữu cơ, là tài nguyên tạo ra sức hấp dẫn để góp
phần làm cho du lịch phát triển.
- Du lịch lễ hội góp phần tôn tạo và phát huy các giá trị của lễ hội.

6
- Hoạt động du lịch lễ hội thúc đẩy hoạt động giao lƣu văn hoá một cách trực tiếp và
nhanh nhất.
- Tạo nên một nguồn kinh phí thu về để „nuôi hội‟, để „bảo tồn hội‟
- Du lịch góp phần giới thiệu giá trị lễ hội của đất nƣớc, địa phƣơng qua xúc tiến du
lịch lễ hội
-Giáo dục lòng yêu nƣớc, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, tác động tiêu cực của du lịch lễ hội đối với lễ hội cũng cần đƣợc chú ý, nhƣ

khả năng gây ra ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên, văn hoá- xã hội, tác động không lợi đến di sản
vật thể và phi vật thể của không gian lễ hội.
1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch
1.3.1. Một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ du lịch ở các
nước phát triển
- Kinh nghiệm ở Anh
- Ở Nhật Bản
- Một số nƣớc phát triển nhƣ Đức, Pháp, Đông Âu, Ailen
- Kinh nghiệm của Lễ hội Alarde ở Fuentarribia (Tây Ban Nha)
- Kinh nghiệm của Indonexia…
Nhƣ vậy, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phát triển du lịch ở các nƣớc phát triển
đã tôn trọng đủ 3 nguyên tắc là:
a. Nguyên tắc thị trường
b. Nguyên tắc kinh tế
c. Nguyên tắc bảo tồn
1.3.2. Bài học vận dụng cho Bắc Ninh
- Phải có quan điểm rõ ràng về bảo tồn và phát triển Lễ hội trong việc kinh doanh du
lịch ở Bắc Ninh.
- Phải kiểm kê và kiểm soát nhất định với lễ hội hiện nay
- Đặt vấn đề đặt lợi ích cộng đồng cƣ dân nơi có lễ hội vào trung tâm trong quá trình
phát triển du lịch lễ hội. Bên cạnh đó rất cần chú ý khôi phục và phát triển các ngành thủ công
truyền thống của địa phƣơng có lễ hội để công ăn việc làm.
- Kiện toàn thể chế quản lý, kiểm soát tốt các hoạt động du lịch lễ hội thông qua quy
hoạch và kế hoạch phát triển du lịch lễ hội một cách khoa học và hợp lý. -
Ƣu tiên hơn nữa đến lễ hội truyền thống dân gian trong phát triển du lịch lễ hội. Bảo tồn và
phát triển sự độc đáo riêng có của từng làng quê Bắc Ninh
- Ƣu tiên đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông thủy, bộ thuận lợi đến những làng quê có lễ
hội muốn khai thác để phát triển du lịch lễ hội.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 2 : THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH


7
2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát về Bắc Ninh và Du lịch Bắc Ninh
- Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nằm trong tiểu vùng du
lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ. Với các tiềm năng sẵn có thực sự thuận lợi về: Vị
trí địa lý thuận lợi, Giao thông, nhiều phƣơng tiện vận chuyển công công cộng ; Có lịch sử vẻ
vang, là xứ sở của chùa chiền. Bắc Ninh cũng là đất từng có nhiều ngƣời đạt danh hiệu Trạng
Nguyên nhất trong lịch sử Việt Nam với 15/49 ngƣời, đƣợc vinh dự đƣợc nhà nƣớc phong kiến từng
cho lập văn miếu; bảo tồn đƣợc nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian vafheej thống các làng
nghề nổi tiếng trong cả nƣớc
- Du lịch Bắc Ninh tồn tại hai “thực trạng” đó là tính: “Tiềm năng” và “tiềm ẩn” sâu
sắc
2.1.2. Lễ hội ở Bắc Ninh
2.1.2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh:
- Theo thống kê của TS. Trần Đình Luyện: Bắc Ninh có tới 547 lễ hội truyền thống
diễn ra hàng năm. Theo thống kê lễ hội của Cục Văn hóa Cơ sở (tập 1, xuất bản năm 2008)
thì toàn tỉnh Bắc Ninh có 442 lễ hội. Lễ hội truyền thống của Bắc Ninh diễn ra suốt bốn mùa
trong năm nhƣng phần lớn lễ hội nơi đây thƣờng đƣợc tổ chức vào mùa xuân. Hầu nhƣ ngày
nào của ba tháng ngày xuân ở vùng quê Bắc Ninh cũng có lễ hội Quy mô và tính chất hội
làng ở Bắc Ninh đã chứng tỏ mối quan hệ nguồn gốc và truyền thống đồng thời cũng phản ánh
những nét chung trong phong tục, truyền thống sinh hoạt văn hóa và đời sống tâm linh, tín
ngƣỡng tôn giáo của vùng. Lễ hội Bắc Ninh có nội dung lịch sử và ý nghĩa về giáo dục sâu sắc.
2.1.2.2. Giá trị của lễ hội Bắc Ninh:
- Biểu hiện qua sinh hoạt cộng đồng phong phú, sinh động trong suốt lễ hội. Có giá trị
về sự hài hòa các tôn giáo cùng tồn tại; Là hoạt động sinh hoạt mang tính văn hóa nghệ thuật
đặc sắc và hấp dẫn…Có nhiều lễ hội mang tầm quốc gia và cũng là hoạt động lễ hội là hoạt
động có giá trị sinh hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh đặc biệt.

2.2. Công tác bảo tồn phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở
Bắc Ninh
2.2.1. Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội
Nghị quyết trung ƣơng 5 khóa 8, chỉ thị số 27-CTTW của Bộ Chính Trị, chỉ thị số
14/1998/CT-TTg của Thủ Tƣớng Chính Phủ và luật di sản văn hóa trên lĩnh vực lễ hội.
Chƣơng trình thực hiện hội nghị lần thứ 5 khóa 8 của tỉnh ủy Bắc Ninh. Chỉ thị số 27-CT/TW
của Bộ Chính Trị và chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ Tƣớng Chính Phủ Các hoạt động bảo
tồn đã có tính chất quy mô và thời sự nhất định
2.2.2. Phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh
- Là một loại hình du lịch của con ngƣời dựa vào lễ hội để khai thác các giá trị tổng
hợp của truyền thống và hiện đại trong lễ hội, diễn ra vào một thời điểm lựa chọn dựa trên các
điều kiện về văn hóa, lịch sử, xã hội của địa bàn nhất định.

8
Mục tiêu khoa học của bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa lễ hội trong
kinh doanh du lịch

Lợi ích cho lễ hội truyền
thống
Lợi ích cho đơn vị tổ chức
Lợi ích cho cộng đồng có lễ hội Bắc Ninh
Lợi ích về mặt kinh tế
-Là con đƣờng mang lại sự thỏa mãn mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng
và đất nƣớc có lễ hội thông qua du lịch.
- Du lịch lễ hội còn là sự phối hợp tổ chức và hành động giữa các doanh nghiệp du lịch dƣới
sự tổ chức điều phối của nhiều cơ quan, địa phƣơng để tổ chức liên hoan du lịch, lễ hội du lịch,
Festival văn hóa nghệ thuật.
-Quảng bá về địa phƣơng nơi tổ chức lễ hội, để các công ty du lịch đƣa khách tới tham
gia các hoạt động diễn ra trƣớc và trong suốt thời gian liên hoan du lịch lễ hội.

-Cần phải có các biện pháp điều chỉnh chênh lệch cung cầu đồng bộ, các phƣơng án
đối phó với thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho khách khi
đi du lịch lễ hội. Các đơn vị tổ chức cần nắm đƣợc chắc các nội dung hoạt động trong lễ hội
sắp đến, chuẩn bị các điều kiện cụ thể cho du khách có thể tham gia hội tốt nhất.
- Chú trọng hơn trong công tác quảng bá, tiếp thị với thị trƣờng khách du lịch đa dạng
- Cần có “chiến lƣợc dài hơi chuyên nghiệp” cho việc tổ chức kinh doanh du lịch
nhằm vào đối tƣợng khách quốc tế và đa dạng hóa thị trƣờng khách ở Lễ hội Bắc Ninh
-Thực hiện “bảo tồn-phát triển- tài nguyên lễ hội và Du lịch cần đảm bảo theo mô hình
bảo tồn du lịch lễ hội bền vững:
Hình 2.6. Bản chất của vấn đề bảo tồn và phát triển du lịch lễ hội
Bắc Ninh đối với giới nghiên cứu và người làm du lịch
















Tóm lại, Để mục tiêu bảo tồn và phát triển lễ hội đƣợc thực thi đòi hỏi các biện pháp
nghiên cứu để các 4 nhân tố tham gia vào bảo tồn, nuôi dƣỡng và kinh doanh lễ hội đều đƣợc
tham gia, đánh giá đúng, có biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đúng đắn… Bốn nhân tố này

tham gia hữu cơ vào sản phẩm kinh doanh du lịch lễ hội mà không thể bỏ đi hay coi nhẹ bất
kỳ nhân tố nào.

9
2.3. Đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội phục vụ phát triển du
lịch trong thời gian vừa qua
2.3.1. Những ưu điểm của việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ du lịch
thời gian qua và nguyên nhân
2.3.1.1. Ưu điểm:
- Cơ sở hạ tầng du lịch có sự quan tâm nhất định của nhà nƣớc và tỉnh…
- Nhân lực đa dạng, có đầu tƣ và phát triển nguồn nhân lực cho ngành trong tƣơng lai.
Tăng cƣờng vai trò của Ban tổ chức hội và lực lƣợng công an, dân quân tự vệ tại những lễ hội
quan trọng.
- Nội dung tổ chức hội: Nhiều nội dung dân gian đƣợc phục hồi tƣơng đối bài bản và
tiêu biểu của vùng quê Kinh Bắc
- Nhiều tệ nạn tiêu cực đã đƣợc thống kê, và để ý trong việc xử lý
- Sự đồng tình của cƣ dân có lễ hội Bắc Ninh
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị phục vụ cho du
lịch lễ hội thời gian qua:
- Công tác quản lý đƣợc thực hiện tốt
- Việc thực hiện hoạt động lễ hội nói riêng và việc đƣa lễ hội vào kinh doanh du lịch
nhận đƣợc sự hƣởng ứng của ngƣời dân
- Xác định đƣợc, biết đƣợc cách tổ chức lễ hội.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Ở nhiều lễ hội, Ban tổ chức lễ hội mới chỉ cho du khách thấy đƣợc tính dân tộc mà
chƣa nhấn mạnh đƣợc tính riêng, tính miền và tính dân gian của Bắc Ninh.
- Đầu tƣ tu sửa và nâng cấp hạ tầng lễ hội mới chỉ dừng ở mức có nhƣng chƣa đúng
tiến độ và sát sao với tình hình thực tế

- Đội ngũ lực lƣợng an ninh chƣa thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn và xử lý các
hình ảnh xấu ảnh hƣởng đến tình yêu lễ hội của du khách thập phƣơng
- Một số di tích bị xuống cấp, hƣ hại do thời gian mà chƣa có biện pháp đầu tƣ và tu
sửa kịp thời.
- Nhiều Du khách đi lễ hội nhƣng “thƣơng mại hóa niềm tin và mong ƣớc của mình”
- Chƣa xây dựng đƣợc ý thức cho du khách với vấn đề bảo tồn tài nguyên
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tiêu cực còn tồn tại trong việc bảo tồn và phát triển
du lịch lễ hội Bắc Ninh:
- Chƣa định hƣớng đƣợc tốt và rõ ràng giữa vấn đề bảo tồn và phát triển
- Việc thực hiện còn chƣa theo nguyên tắc phát triển bền vững
- Làm du lịch lễ hội còn mang tính tự phát
- Chƣa có những biện pháp thực sự hữu hiệu với các tình trạng hệ thống xấu trong lễ
hội.

10
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2


Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở BẮC NINH
3.1. Định hướng phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh:
- UBND tỉnh Bắc Ninh, sở Thƣơng mại và du lịch Bắc Ninh trƣớc đây và sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch hiện nay đề ra quan điểm phát triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội ở
tỉnh Bắc Ninh nói riêng: nhanh và bền vững; đẩy mạnh xúc tiến và tuyên truyền, quảng bá du
lịch, tập trung đầu tƣ một số khu, tuyến, điểm du lịch lễ hội quan trọng. Xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng,
phong phú, chất lƣợng, giàu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh.
3.1.2. Chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch

3.1.2.1. Tổ chức không gian cho lễ hội
Thời gian tới, không gian du lịch lễ hội đƣợc ƣu tiên theo trục quốc lộ số 1A nối thị xã
Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội ở phía Tây Nam, với Bắc Giang, Lạng Sơn ở phía Bắc. Bắc Ninh
sẽ có 4 cụm du lịch chính là:
1.Cụm trung tâm thành phố Bắc Ninh và phụ cận…
2.Cụm Lim và Phật Tích. Với các lễ hội tiêu biểu…
3.Cụm Thuận Thành…
4. Cụm Đền Đô, Đình Bảng…
3.1.2.2. Tổ chức thời gian và cơ sở hạ tầng cho du lịch lễ hội
- Quy hoạch lễ hội đƣợc quan tâm, các khu dịch vụ ăn uống, cửa hàng văn hóa
phẩm, trò chơi dƣợc diễn ra ngoài khu di tích; công tác vệ sinh; an toàn thực phẩm.
- Tổ chức lễ hội mang tính xã hội hóa cao, kêu gọi và huy động nhiều nguồn
đầu tƣ khác nhau.
- Việc lồng ghép giữa tổ chức lễ hội với hoạt động xúc tiến, quảng bá loại hình
du lịch văn hóa đã bắt đầu đƣợc quan tâm.
- Nội dung các lễ hội đều có giá trị nhân văn sâu sắc, phù hợp với bản sắc văn
hóa quê hƣơng, góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
2.1.2.3. Tổ chức về các điều kiện xã hội và nhân lực
- Xã hội: Tạo môi trƣờng xã hội lễ hội an toàn, lành mạnh và văn minh, lịch sự để du
lịch lễ hội có điều kiện phát triển và lan tỏa ở Bắc Ninh thông qua các chính sách tuyên
truyền, vận động, khen thƣởng và phê bình tại các đơn vị làng, xóm, thôn, xã, phƣờng.
- Nhân lực: Nâng cấp đồng bộ nguồn nhân lực du lịch trực và gián tiếp

11
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Bắc Ninh trong phát triển du lịch lễ hội
3.2.1.1. Những thuận lợi:
- Tài nguyên lễ hội Du lịch Bắc Ninh có bản sắc riêng. Cơ sở hạ tầng vận động theo xu
hƣớng thị trƣờng thời mở cửa
- Bắc Ninh ngày nay là điểm đến của nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc…

- Đa số cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân đã có ý thức về việc tham gia và
phát triển du lịch tỉnh nhà nói chung; “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ; nhân
dân hƣởng ứng, đạt nhiều kết quả tốt.
- Công tác tuyên truyền, đào tạo nhân lực tại các cơ quan, doanh nghiệp, các điều kiện
phát triển du lịch có sự quan tâm
Có đƣợc những thành tựu thuận lợi kể trên là do: Tốc độ tăng trƣởng GDP cả nƣớc từ
0,7-0,8%/năm, tình hình chính trị ổn định tạo tiền đề cho phát triển du lịch nói chung từ đó
kích cầu du lịch; xu hƣớng phát triển du lịch cả nƣớc ngày một gia tăng từ 10-12%/năm. Về
phía tỉnh đã cố gắng quan tâm đầu tƣ đồng bộ hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản và công tác quản
lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc tăng cƣờng tạo sự liên kết giữa các tỉnh đƣa nguồn khách đến
Bắc Ninh.
3.2.1.2. Những khó khăn:
- Các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn chƣa đồng bộ, khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa
các dịch vụ còn thấp.
- Cơ sở vật chất kinh doanh du lịch còn chƣa thực sự cao…
- Một số điều khoản về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội chƣa cụ thể trong
hƣơng ƣớc dẫn đến tình trạng chung chung, chƣa giải truyết triệt để
- Hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng cáo còn chƣa có đƣợc đúng mức và
chuyên nghiệp
- Vấn đề bảo tồn môi trƣờng lễ hội chƣa đƣợc thực hiện tốt
- Hạn chế về chất lƣợng nguồn nhân lực
- Sản phẩm du lịch lƣu niệm Bắc Ninh còn nghèo nàn và lạc hậu, cách phục vụ du lịch
lễ hội còn chƣa chuyên nghiệp.
Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể ngắn gọn kết luận từ thực tế nghiên cứu là
do: Các cấp, các ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm đầu tƣ phát triển du
lịch lễ hội ở Bắc Ninh. Công tác lập quy hoạch các khu, tuyến, điểm, vốn đầu tƣ về hạ tầng và
các khu du lịch, kinh phí cho việc tuyên truyền quảng bá còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát
triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch còn ít về số lƣợng, yếu về
năng lực chuyên môn và năng lực tài chính, chƣa đủ sức thực hiện đầu tƣ các sản phẩm du
lịch, chƣơng trình, tour du lịch chƣa đa dạng và hấp dẫn khách, đồng thời chƣa lôi cuốn và thu

hút khách đến với thị trƣờng du lịch Bắc Ninh. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng
chƣa đƣợc coi trọng và phong phú, nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, và thiếu hẳn một
chiến lƣợc tuyên truyền, thông tin về tiềm năng lễ hội, các giá trị bản sắc văn hóa truyền

12
thống ở tỉnh với khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về nhân lực
cũng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển du lịch lễ hội của Bắc Ninh.
3.2.2. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh
3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội du lịch Bắc Ninh một cách
chuyên nghiệp
3.2.2.2. Ƣu tiên và tập trung vốn để hoàn thiện các quy hoạch tổng thể, chi tiết cho
từng khu, tuyến, điểm du lịch và hạ tầng du lịch lễ hội
3.2.2.3. Thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ hội theo đúng
định hƣớng bảo tồn và phát triển tài nguyên lễ hội trong kinh doanh du lịch
3.2.2.4. Tổ chức nâng cấp, mở rộng các lễ hội truyền thống theo hƣớng cuốn hút tự
nhiên trong kinh doanh du lịch:
+ Phải tạo tính hoành tráng cho lễ hội du lịch
+ Phải tạo nên tính độc đáo trong lễ hội
+ Phải thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ:
+ Tổ chức lễ hội Bắc Ninh như một sự kiện trong kinh doanh du lịch…
Hình 3.6. Thống kê điều tra mong ước các nhóm đối tượng và biện pháp
tác động phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh
Nhóm đối
tượng
Mong đợi
Biện pháp tác động
Ngƣời dân ở
các cộng đồng
sở tại
- Tính hoành tráng

của lễ hội
- Lợi ích kinh tế, xã
hội và văn hóa mà lễ
hội có thể đem lại
cho cộng đồng
- Tuyên truyền chủ trƣơng nâng cấp lễ hội
của làng thành lễ hội cấp tỉnh, phân tích
những lợi ích mà họ đƣợc hƣởng và nghĩa vụ
mà họ cần đóng góp.
- Chủ thể lễ hội là chính nhân dân ở các cộng
đồng sở tại (chính họ tuyên truyền và mời
mọc những ngƣời quen của họ đến với lễ hội)
Khách du lịch

- Thỏa mãn nhu cầu
tâm linh
- Hiếu kỳ với cái
giật gân, cái mới
- Tính giải trí cao
- Tổ chức và chính thức hóa những hình thức
trình diễn tôn giáo- tín ngƣỡng (ví dụ liên
hoan hầu đồng có sự giám sát quản lý về nội
dung và biểu diễn ở một số lễ hội lớn ở Bắc
Ninh)
- Sử dụng nghệ thuật đƣơng đại nhƣ là
những thành tố hữu cơ của lễ hội (nhƣ body
art, các trình diễn thi „ngƣời đẹp vùng Quan
họ hàng năm) kèm theo tên tuổi của những
nghệ sỹ đƣơng đại nổi tiếng
- Nhiều hoạt động phụ trợ nhƣ mua bán, trò

chơi, thi đấu và thƣởng thức nghệ thuật

13
Báo giới

- Có những tin tức
mới, nóng hổi, giật
mình
- Phong phú về nội
dung, đa dạng về
hình thức
- Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái khác
thƣờng
- Gắn với tên tuổi của những nghệ sỹ nổi
tiếng
- Bên cạnh lễ hội chính, cần có những hoạt
động nghệ thuật, giải trí nhƣ những festival
phụ, hỗ trợ
Các nhà tài trợ
(thƣờng chỉ
thực hiện đƣợc
từ năm thứ hai
trở đi)
- Quy mô lễ hội phải
lớn, thu hút đƣợc
hàng vạn ngƣời
- Những lợi ích về
quảng cáo
- tăng vốn xã hội
- Những tài liệu làm bằng cứ về số lƣợng

ngƣời tham gia lễ hội, số lƣợng các báo, các
Website đƣa tin về lễ hội)
- Tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức (thể
hiện ở các hình thức quảng bá, tuyên truyền
nhƣ họp báo, truyền hình trực tiếp, các tài
liệu về lễ hội đƣợc in ấn công phu…và uy tín
của nhà tổ chức)
- Cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao
cấp của địa phƣơng

3.2.2.5. Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên
địa bàn thông qua việc tuyên truyền, hƣớng dẫn, kiểm tra, thực hiện luật du lịch trên địa bàn
lễ hội Bắc Ninh
3.2.2.6. Khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bằng
nhiều biện pháp
3.2.2.7. Đƣa cộng đồng địa phƣơng vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội
trong kinh doanh du lịch

3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch
- Có quy định, hƣớng dẫn cụ thể hơn về nghi thức trong việc tổ chức lễ hội
- Tập huấn, mở hội thảo, phát hành, in ấn những ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu để
tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
- Tiếp tục có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm chỉ thị 27-CT/TW
của Bộ Chính trị, Quy chế 308/2005/QDD-TTG của thủ tƣớng chính phủ.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế 308/2005/QDD-Ttg;
- Đầu tƣ kinh phí xây dựng mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ
chức lễ hội cho vùng, miền để từ đó nhân rộng mô hình.
- Xây dựng bản đồ du lịch Bắc Ninh nhằm: Phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của
khách du lịch. Phục vụ quy hoạch du lịch. Công tác tiếp thị, quảng bá.

- Tăng cƣờng sự hiệu quả về quản lý nhà nƣớc.

14
- Xây dựng và điều chỉnh việc lập quy hoạch các dự án du lịch chính nhƣ: Đền Dầm,
Phật tích, khu Quan họ Cổ Mễ…
- Quan tâm và tổ chức tốt các chƣơng trình du lịch của riêng Bắc Ninh nhƣ: “Kinh
Bắc- điểm đến du lịch lễ hội Quan họ” hay “Bắc Ninh- Điểm hẹn du lịch lễ hội Bắc Bộ” (hàng
năm); “Du lịch cuối tuần Bắc Ninh” (Hàng tuần, hàng tháng); “Bắc Ninh tourist” …
3.3.2. Với chính quyền địa phương các cấp tại Bắc Ninh
-Gắn bó ba thành tố là bộ phận quản lý Lễ hội, phát triển kinh tế du lịch Bắc Ninh và
bảo vệ môi trƣờng Bắc Ninh đem đến một định hƣớng mới cho quản lý mang tính bền vững
cho lễ hội
-Sớm xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế quản lý, phát huy di sản lễ hội ở Bắc
Ninh, xác định rõ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của các ngành, các địa phƣơng trong
Tỉnh để phát huy tính độc lập, năng động của từng đơn vị và nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt
động của hệ thống các đơn vị hữu quan trong các lĩnh vực tại tỉnh.
-Thực hiện tốt lý thuyết về bảo tồn và phát triển du lịch lễ hội trong kinh doanh du
lịch…
3.3.3. Với các cơ sở đào tạo du lịch (các trường, khoa, trung tâm có đào tạo về nhân
lực cho ngành du lịch)
- Tăng cƣờng các hoạt động học tập ngoại khóa tại điểm.
- Tăng cƣờng tính chủ động sáng tạo ngành của sinh viên du lịch hơn nữa
- Tăng cƣờng khả năng sử dụng ngoại ngữ thực tế cho ngƣời học sau khi ra trƣờng
3.3.4. Với doanh nghiệp du lịch:
- Đầu tƣ nâng cấp sản phẩm du lịch và phát triển các tuyến du lịch lễ hội mới để thu
hút khách, mở rộng quan hệ liên kết với các doanh nghiệp mạnh trong và ngoài nƣớc để khai
thác các nguồn khách về địa phƣơng.
- Xây dựng quan hệ tốt với Ban quản lý và cộng đồng sở tại; hình ảnh và điểm đến đẹp
về Lễ hội Bắc Ninh trong du khách trong và ngoài nƣớc.
- Cập nhật các thông tin cụ thể về lễ hội thƣờng niên.

- Tăng cƣờng hơn các hoạt động quảng cáo, Pr về hình ảnh lễ hội Bắc Ninh theo đặc
thù năm hay lễ hội từ trƣớc các thời điểm “thời vụ lễ hội Bắc Ninh”…
- Luôn hƣớng sự phát triển du lịch, khai thác sự phát triển của du lịch lễ hội dựa trên
nguyên tắc thỏa mãn, kết hợp 4 đối tƣợng tham gia vào du lịch bền vững là: Doanh nghiệp-
Ban quản lý (chính quyền địa phƣơng)- Khách du lịch- Tài nguyên tốt…



KẾT LUẬN
1. Định hƣớng của đề tài là tiếp cận du lịch từ ngả đƣờng bảo tồn và phát triển di
sản văn hóa. Lấy một phần tƣ liệu văn hóa ở một quy mô hẹp là lễ hội làm chất bột, chúng tôi
cố gắng gột nên hồ là đề tài « Bảo tồn và Phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc

15
Ninh phục vụ phát triển Du lịch». Ở đây, lễ hội không đƣợc tiếp cận nhƣ một hiện tƣợng văn
hóa đơn thuần mà đƣợc dùng nhƣ những công cụ, những hiện tƣợng ý thức để quy chiếu và
xem xét dƣới góc nhìn du lịch học. Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu ở đây là một địa phƣơng rất
đặc sắc của châu thổ Bắc Bộ cổ truyền.
2. Dù còn hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận đề tài theo
phƣơng pháp liên ngành, từ các ngả đƣờng tâm lý học, xã hội học, sử học, nhân học văn hóa,
và chủ yếu là du lịch học…
3. Việc nghiên cứu những khái niệm về du lịch và vấn đề bảo tồn, phát huy các
giá trị của lễ hội phục vụ phát triển du lịch, đã và đang là vấn đề nóng hổi của giới truyền
thông và các thế hệ nghiên cứu, quan tâm. Điều đó góp phần làm phong phú cho kho tàng lý
luận về du lịch.
4. Bên cạnh đó, trong mục tiêu hƣớng đích chỉ ra các tài nguyên văn hóa của lễ
hội phục vụ cho phát triển du lịch chúng ta cũng thấy có nhiều kinh nghiệm của một số địa
phƣơng khác hay quốc gia khác đã thực hiện thành công có thể định hƣớng cho Bắc
Ninh…Tất nhiên, mỗi một lễ hội có tài nguyên lễ hội đƣợc bảo tồn sẽ có những yếu tố khác
biệt nhất định khi đặt nó trong sự ứng dụng cho việc bảo tồn lễ hội trên quê hƣơng quan họ

Kinh Bắc, nhƣng sự tham khảo này cũng có giá trị khoa học và thực tiễn nhất định trong thực
hiện và cụ thể hơn khi ứng dụng và lồng ghép cho lễ hội Bắc Ninh.
5. Tất cả những nội dung tiêu biểu dễ tìm, dễ thấy trong lễ hội Bắc Ninh cho ta
một bức tranh tiêu biểu, đầy màu sắc để khẳng định, nơi đây không chỉ là một trong những
vùng văn hóa tiêu biểu truyền thống của Bắc Bộ mà còn là một trong những vùng văn hóa có
bảo tồn các giá trị của lễ hội hết sức đặc sắc, cuốn hút và dƣờng nhƣ cũng rất có duyên, có tố
chất trong việc đƣa vào tập trung khai thác và bảo tồn nhƣ một trong những tài nguyên chính
của ngành du lịch Việt Nam. Điều đó đã đƣợc nhiều phƣơng tiện truyền thông, Đảng và Nhà
nƣớc, cùng nhiều nhà nghiên cứu có liên quan đến Kinh Bắc xƣa thừa nhận qua bài viết báo
cáo, hay công trình khoa học liên quan và làm nền tảng. Cũng từ sự quan tâm của Đảng, Nhà
nƣớc, Bộ Văn Hóa Thể thao Du lịch ngày nay, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Bắc Ninh-
các cơ quan hữu quản đó mà một số vấn đề có liên quan để phát triển du lịch về cơ sở hạ tầng,
kiến trúc thƣợng tầng đã đƣợc cơ bản kiến lập hoặc đang đƣợc sửa chữa để bảo tồn hay đầu tƣ
cho tài nguyên văn hóa của Bắc Ninh nói chung và tài nguyên lễ hội Bắc Ninh của ngành du
lịch nói riêng… Những yếu tố đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Ngành du lịch có thể
dang tay và thỏa sức hoạch định, nghiên cứu để phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh nhƣ một
trong những thế mạnh của ngành….
6. Nhằm phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh một cách chuyên nghiệp còn tồn tại
một số vấn đề bất cập nguy hại mà nếu „cứ để vậy‟ không bảo tồn kịp có thể dẫn tới sự hao
tổn về tài nguyên văn hóa lễ hội… Nhƣng về cơ bản, tác giả vẫn có một niềm tin lạc quan
rằng, khi tài nguyên du lịch lễ hội đƣợc quan tâm hơn nữa, đƣợc đề xuất và đầu tƣ, điều chỉnh
một cách kiên quyết cho định hƣớng phát triển du lịch Bắc Ninh hơn nữa thì vấn đề phát triển
du lịch lễ hội bền vững ở Bắc Ninh là việc hoàn toàn có thể làm đƣợc.

16
7. Tính chân thực và cập nhật về thông tin hợp pháp nhiều chiều của các giải
pháp đồng bộ phát triển du lịch Bắc Ninh đƣợc coi là phƣơng tiện trung gian hữu ích phục vụ
tốt cho quản lý du lịch. Đó là mục tiêu, động lực sâu sắc tạo thƣơng hiệu do trấn Kinh Bắc có
diện mạo mới ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Sự hữu cơ và tƣơng tác qua lại giữa lễ hội
và phát triển du lịch tại Bắc Ninh là không thể tách rời. Bởi đầu tƣ và thực hiện tốt gần 50 lễ

hội quan trọng của Bắc Ninh cũng chính là cú hích rất đáng kể với sự phát triển của du lịch
nói riêng, phát triển kinh tế nói chung cho vùng đất rất đặc trƣng này của Bắc Bộ
Di sản văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng là nguồn sáng tạo. Sự sáng tạo dẫn tới cội
nguồn của truyền thống văn hóa nhƣng chỉ phồn thịnh khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Vì lý do đó, lễ hội phải đƣợc giữ gìn, đề cao và chuyển giao cho các thế hệ tƣơng lai nhƣ là
bằng chứng cho kinh nghiệm và khát vọng của con ngƣời để khuyến khích sáng tạo trong tất
cả sự đa dạng của nó và truyền đi một cuộc đối thoại chân chính giữa các nền văn hóa. Bởi
vậy, việc nghiên cứu khai thác và phát huy các giá trị của lễ hội ở Bắc Ninh để phục vụ du
lịch cho xứ Kinh Bắc này cũng không phải là một ngoại lệ.
8. Trong mối quan hệ tƣơng tác giữa lễ hội và du lịch thì lễ hội là nguồn lực, là
một trong những bảo đảm cho sự phát triển du lịch bền vững cùng làng nghề, nghệ thuật trình
diễn, danh thắng… Chính hệ thống lễ hội dầy đặc với gần 50 lễ hội cốt lõi đặc sắc đã làm nên
thƣơng hiệu cho du lịch Bắc Ninh.
9. Do lễ hội tập trung vào khoảng thời gian là mùa xuân nên việc điều chỉnh lƣu
lƣợng du khách đến lễ hội theo thời điểm, đặc biệt ở những lúc cao điểm để công việc tổ
chức, thực hiện và cơ sở hạ tầng dịch vụ không bị quá tải là nội dung quan trọng mà Bắc Ninh
cũng cần lƣu ý. Quản lý lễ hội gắn với sự phát triển du lịch Bắc Ninh là một bài toán nan giải,
đòi hỏi quản lý hai nhân tố văn hóa và kinh tế sao cho kế hợp với nhau hài hòa, cùng tồn tại
và phát triển vững bền. Nó đòi hỏi những giải pháp đồng bộ về quản lý. Nó đòi hỏi ý thức của
toàn dân. Nó đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, của Tổng cục –Bộ Văn hóa Thể
thao Du lịch và các cơ quan hữu quan. Muốn giải đƣợc bài toán đó cần có thông tin. Nghĩa là,
chúng ta cần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn lịch sử sâu sắc và xây dựng hồ sơ đầy đủ hệ
thống các lễ hội Bắc Ninh để phát triển một hệ thống thông tin hiện đại có năng lực phục vụ
đắc dụng cho du lịch tỉnh nhà và truyền đi một cuộc đối thoại chân chính giữa Bắc Ninh và
các tỉnh khác, giữa văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa khác.!.
10. Cuối cùng, chúng tôi mong mỏi rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này
sẽ là một đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học du lịch nói chung, du lịch vùng
miền và du lịch Bắc Ninh nói riêng.

References


17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo tổng kết công tác 1998 và chƣơng trình công tác năm 1999. Sở Thƣơng
mại và Du lịch Bắc Ninh
2. Công văn của Viện nghiên cứu phát triển du lịch gửi sở Thƣơng mại và Du lịch
về việc xem xét quy hoạch du lịch Bắc Ninh, 1998
3. Dƣơng Văn Sáu (2004) , Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trƣờng
ĐH Văn Hóa, Hà Nội
4. Đề án phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (2007), Sở Thƣơng Mại và Du lịch Bắc
Ninh.
5. Địa chỉ Hà Bắc (1982), Ty Văn hoá Hà Bắc
6. Thanh Hƣơng, Phƣơng Anh (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Tập1
7. Thanh Hƣơng, Phƣơng Anh (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Tập2.
8. Trần Đình Luyện (Chủ biên) (1997), Văn hiến Kinh Bắc
9. Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đến 2010 (1997), Sở Thƣơng mại
và Du lịch Bắc Ninh
10. Tờ trình về việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các di tích lịch sử văn hoá
(1998), Sở Văn hoá Thông tin Bắc Ninh
11. Lê Trung Vũ, Thạch Phƣơng (1995), 60 lễ hội Việt Nam truyền thống. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội
12. Bộ Văn hoá Thông tin (1994 & 2001), Quy chế lễ hội.
13. Bùi Thiết, Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo (1996), Từ điển lễ tục Việt Nam,
NXB Văn hoá Thông tin, 620 trang
14. Bùi Thiết (2000), Từ điển hội lễ Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 567 trang
15. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong xã
hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội
16. Đinh Gia Khánh (1999), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, NXB Khoa học
Xã hội, 263 trang

17. Đinh Thị Phƣơng Dung (1999), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, ĐH Quốc
Gia Hà Nội
18. NXB Chính trị Quốc gia (2002), Luật Di sản văn hoá và nghị định hướng dẫn
thi hành, Hà Nội, 97 trang
19. NXB Chính trị Quốc gia (1999), Pháp lệnh Du lịch, Hà Nội, 32 trang
20. Ngô Đức Thịnh (1999), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền ” Tạp chí Văn hoá

18
nghệ thuật số 11 (185), trang 36
21. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thờ thành Hoàng Hà Nội, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, trang 26.
22. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tr.33
23. Phan Hữu Dật (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, NXB
Khoa học Xã hội
24. Phan Hữu Dật (chủ biên) (1992), Văn hoá - Lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam
Á, NXB Văn hoá Dân tộc
25. Tô Ngọc Thanh (1994), Niềm tin và lễ hội, trong sách Đời sống xã hội hiện đại-
GS Đinh Gia Khánh- GS Lê Hữu Tầng chủ biên: NXB Khoa học xã hội , Hà Nội,
tr.267-272 (Trang 25)
26. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở văn hóa Thông Tin Bắc Ninh,
Tr.12
27. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hoá Thông tin
28. Trần Từ (1991), “Từ một vài “trò diễn” trong lễ hội làng”, Tạp chí Nghiên cứu
Văn hoá Nghệ thuật, Số 3 (98),trang 17
29. Trần Quốc Vƣợng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá
Dân tộc - Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, 984 trang
30. Trần Ngọc Thêm (1997)), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh, 682 trang.
31. Trần Nhoãn (2001), Tổng quan cơ sở du lịch và cơ sở lưu trú du lịch, NXB Khoa
học xã hội

32. Trịnh Hiểu Vân (2010), Giá trị lễ hội các dân tộc Châu Á trong đời sống xã hội
đương đại,Tham luận của viện KHXH Vân Nam, Trung Quốc
33. Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn Quốc gia (1994), Lễ hội truyền thống
trong đời sống xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội.
34. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội, truyền thống và hiện đại, NXB Văn
hoá, 1984
35. UNESCO – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (2002), Tính đa
dạng của Văn hoá Việt Nam: Những tiếp cận về sự bảo tồn, Hà Nội, 201 trang
36. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Văn hoá dân gian (1990), Quan niệm về
Folklore, H.: NXB Khoa học Xã hội.
TIẾNG ANH
35. David Harrison (2010), Tham luận phát triển du lịch lễ hội, H: Bộ văn hóa thể thao

19

Du lịch, thuộc: Trƣờng Quản lý Khách sạn và Du lịch, Khoa Kinh tế- Thƣơng mại, Đại
học South Pacific
36. Nguyen Van Huy and Laurel Kendall (editors)(2003), Vietnam – Journeys of Body,
Mind, and Spirit American Museum of Natural History, Vietnam Museum of Ethnology.
37.Vietnam National Administration of Tourism (1998), “Clasified Hotels in Vietnam”,
Center for Tourism Advertisment and Promotion – Institute for Tourism Development
Research.
38.Vietnam fetecs traditionnelles et évéments (2002 – 2003), Administration Nationale
du Tourisme du Vietnam, 23 page.
39.Lonely Planet. Vietnam (1999), Lonely Planet Publications Pty Ltd A.C.N 005 607
983, 192 Barwood Rd, Hawthorn, Victoria 3122, Australia, 618 page.
40.Pirojnik (1985), Cơ sở địa lý dịch vụ và du lịch (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải
biên dịch), tr.57


×