Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUẨN TRÌNH ĐỘ TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TIẾNG NGA TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGỮ" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.85 KB, 7 trang )

BÀN VỀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUẨN TRÌNH ĐỘ
TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ VÀ KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TIẾNG NGA
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGỮ
A DISSCUSSION ON THE RUSSIAN TESTING STANDARD SYSTEM FOR
SPEAKERS OF RUSSIAN AS A FOREIGN LANGUAGE AND THE
APPLICATION OF THIS SYSTEM TO TRAINING RUSSIAN
UNDERGRADUATES AT CFL’S


NGUYỄN HỮU CHINH
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
NGUYỄN NGỌC CHINH
Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT
Xác định các cấp độ năng lực sử dụng tiếng Nga như một ngoại ngữ và xây dựng hệ thống
bài kiểm tra đánh giá tương ứng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của lý luận cũng như
thực tiễn giảng dạy tiếng Nga hiện nay. Hệ thống thang điểm đánh giá của Liên bang Nga
nằm trong hệ thống đánh giá của ALTE (Association of Language Testors in Europe - Hiệp hội
các nhà kiểm tra ngôn ngữ Châu Âu). Các cấp độ đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nga như
một ngoại ngữ tương ứng với các cấp độ đánh giá năng lực sử dụng các ngôn ngữ châu Âu
khác. Hệ thống thang điểm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nga như một ngoại ngữ gồm có
cấp độ Cơ sở (trong cấp độ này còn có cấp độ Sơ cấp), 4 cấp độ tiếp theo và các đề thi đánh
giá trình độ chuẩn tương ứng các cấp độ trên. Mỗi đề thi đánh giá gồm có 5 bài thi. Việc áp
dụng hệ thống đánh giá độc lập, khách quan, thống nhất này cho phép xác định, đo chuẩn
trình độ tiếng Nga như một ngoại ngữ, góp phần chuẩn hoá, đổi mới phương pháp đào tạo cử
nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nga tại các trường đại học chuyên ngữ nhằm đảm bảo
chất lượng bằng cấp, chứng chỉ đạt trình độ tiếng Nga chuẩn quốc tế.
ABSTRACT


Defining the ability to use Russian as a foreign language and building a reliable testing system
are one of the urgent tasks for both theoretical and practical purposes in the teaching of
Russian as a foreign language. The standard testing and grading system of the Russian
Federation is included in the ALTE (Association of Language Testers in Europe). Levels of
competency in Russian as a foreign language corresponds to those in other European
languages. The Russian testing system for speakers of Russian as a foreign language
consists of elementary and intermediate levels as well as four higher levels of competency in
Russian as a foreign language, and corresponding tests. Each test consists of five sections.
The application of this objective, independent and unified testing system allows measuring Russian
language proficiency. This testing system also supports the standardization and innovation of the
Russian language teaching methods at CFL’s, and ensures the quality of teaching and degrees to
achieve the standardized international language proficiency.


1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, khi quan điểm về tâm lý ngôn ngữ học, ngôn ngữ xã hội học
được lưu ý nhiều trong quá trình dạy học ngoại ngữ, thì phương pháp và phương tiện dạy học
ngoại ngữ đã có nhiều thay đổi, và theo đó là quan niệm về kiểm tra đánh giá, mục đích, nội
dung kiểm tra đánh giá trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của người học cũng có nhiều
thay đổi.
Lý luận dạy học ngoại ngữ hiện đại đã thừa nhận quan điểm về đánh giá năng lực sử
dụng ngoại ngữ theo cấp độ. Theo quan niệm này thì mục tiêu của dạy học ngoại ngữ là xác
định năng lực ngoại ngữ, năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ mà người học thực sự đạt được ở
từng cấp độ, và cả quá trình dạy học ngoại ngữ là quá trình liên tục tổ chức đánh giá trình độ
của người học theo các cấp độ từ thấp đến cao.
Từ năm 1994 tại Liên bang Nga đã có hệ thống kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ
chuẩn quốc gia về trình độ tiếng Nga như một ngoại ngữ. Tuy nhiên, cho tới nay ở các khoa
đào tạo chuyên ngành tiếng Nga của Việt Nam hệ thống kiểm tra đánh giá theo chuẩn nói trên
hoặc chưa được áp dụng, hoặc mới bắt đầu được áp dụng. Thực trạng dạy học ngoại ngữ nói
chung, dạy học tiếng Nga nói riêng ở Việt Nam đòi hỏi cần phải tổ chức lại, hợp lý hơn quá

trình đào tạo, đổi mới nội dung dạy học, cải tiến, hiện đại hoá phương pháp giảng dạy học
ngoại ngữ. Việc áp dụng hệ thống kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ dựa theo chuẩn mực quốc
gia của Liên bang Nga với tư cách là thành viên ALTE có thể góp phần thúc đẩy quá trình đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học tiếng Nga tại Việt Nam.
Mục đích chính của việc áp dụng hệ thống chuẩn quốc gia của Liên bang Nga về kiểm
tra đánh giá là tổ chức việc đánh giá một cách độc lập, dựa theo các công cụ đo chuẩn nhằm
xác định một cách khách quan, thống nhất năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp bằng tiếng
Nga ở từng cấp độ mà người học đạt được. Thang đánh giá trong hệ thống này có Cấp độ cơ
sở, Cấp độ 1, Cấp độ 2, Cấp độ 3, Cấp độ 4. Trong phạm vi Cấp độ cơ sở còn tách ra một cấp
độ thấp hơn gọi là cấp độ Sơ cấp. Hệ thống, thang điểm đánh giá các cấp độ trên đây hoàn
toàn tương ứng với các cấp độ trong các hệ thống đánh giá trình độ sử dụng các ngôn ngữ
châu Âu khác do Hiệp hội đánh giá ngôn ngữ châu Âu xác định.
Cơ sở để phân chia các cấp độ khác nhau trong việc đánh giá trình độ ngoại ngữ chính
là quan niệm về năng lực sử dụng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ mà người
tham dự các kỳ thi có được. Thực tế nhiệm vụ kiểm tra đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ
ở các nước cho thấy tuỳ theo động cơ, mục đích sử dụng ngoại ngữ của người học, ta có thể
phân họ thành ba nhóm sau:
a) Sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trong các lĩnh vực đời
sống xã hội, văn hoá xã hội
b) Sử sụng ngoại ngữ như một phương tiện để nghe bài giảng, học các môn học
chuyên ngành ở đại học, trong đó có cả chuyên ngành ngôn ngữ-ngoại ngữ nhất định.
c) Sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp trong công việc, thực hiện những
yêu cầu, nhiệm vụ do nghề nghiệp đòi hỏi
Tuỳ thuộc vào nhu cầu, đối tượng học ngoại ngữ nêu trên mà xác định chuẩn đánh giá
năng lực ngoại ngữ của từng đối tượng: có các cấp độ đánh giá năng lực chung về ngoại ngữ
đối với mọi đối tượng (ngôn ngữ chuẩn với văn phong trung hoà); trình độ, năng lực sử dụng
ngoại ngữ trong từng lĩnh vực khoa học (ngôn ngữ chuyên ngành khoa học, văn phong khoa
học); trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, trao đổi trong công việc, văn phòng,
sự vụ.
Dựa theo tiêu chí và thang điểm đánh giá năng lực ngoại ngữ do Hiệp hội kiểm tra

đánh giá ngôn ngữ châu Âu xác lập (ALTE), mà Nga là một thành viên, căn cứ vào đặc thù
của tiếng Nga, hệ thống kiểm tra đánh giá chuẩn Quốc gia Liên bang Nga về năng lực sử dụng
tiếng Nga như một ngoại ngữ có thể trình bầy ở sơ đồ sau (tương quan với thang điểm đánh
giá của ALTE về tiếng Anh):

Tương ứng với cấp độ
đánh giá của ALTE
Cấp độ đánh giá
năng lực chung sử
dụng tiếng Nga như
một ngoại ngữ
Khả năng sử dụng
tiếng Nga làm
phương tiện học môn
chuyên ngành
Khả năng sử dụng
tiếng Nga làm
phương tiện giao tiếp
trong công việc
Level 5. Good User
English Certificate of
Proficiency in English
(CPE)
Tiếng Nga. Cấp độ
4
(TPKИ - 4)
Trình độ của nhà
chuyên môn ngôn
ngữ-ngữ văn tốt
nghiệp hệ NCS

Sử dụng tiếng Nga
thông thạo trong giao
tiếp công việc
Level 4. Competent
English Certificate in
Advanced English
(CAE)
Tiếng Nga. Cấp độ
3
(TPKИ - 3)
Trình độ cử nhân
chuyên ngoại ngữ,
ngữ văn
Sử dụng tiếng Nga ở
trình độ cao khi giao
tiếp công việc
Level 3. Independent
English First
Certificate in English
(FCE)
Tiếng Nga. Cấp độ
2
(TPKИ - 2)
Trình độ cử nhân
không chuyên ngoại
ngữ, ngữ văn
Có trình độ cơ bản
sử dụng tiéng Nga
khi giao tiếp công
việc

Level 2. Threshold
English Preliminary
English Test (PET)
Tiếng Nga. Cấp độ
1
(TPKИ - 1)
Có đủ trình độ tiếng
Nga để thi vào đại
học và học các môn
bằng tiếng Nga
Bước đầu biết sử
dụng tiếng Nga để
giao tiếp trong công
việc
Level 1.
Waystage User
English Key English
Test (KET)
Tiếng Nga.
Cấp độ Cơ sở
(ТБУ)

Tiếng Nga.
Trình độ Sơ cấp
(ТЭУ)


Tương ứng với các cấp độ năng lực sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ là
chuẩn mực, quy phạm thống nhất về dạy học ngôn ngữ đó. "Chuẩn mực" ở đây được hiểu là
sự mô tả mang tính dự báo những yêu cầu tối thiểu, bắt buộc đối với mục tiêu và nội dung dạy

học ở từng cấp độ, là chương trình tập trung rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng.
Chuẩn mực năng lực chung sử dụng tiếng Nga gồm 3 phần:
Phần 1 nêu những yêu cầu về năng lực (năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ) mà
người học cần phải đạt được ở mỗi một cấp độ:
- Yêu cầu về năng lực giao tiếp, bao gồm cả ý định, tình huống và chủ điểm giao tiếp,
kỹ năng lời nói trong tất cả các dạng hoạt động cơ bản của giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).
- Yêu cầu về năng lực ngôn ngữ (ngữ âm, chính tả, cấu tạo từ, hình thái học, cú pháp
và từ vựng).
Phần 2 trong chuẩn nêu lên những yêu cầu về trình độ, năng lực sử dụng tiếng Nga mà
người học cần đạt được có lưu ý tới ngôn ngữ chuyên môn, chuyên ngành của người học và
làm việc bằng tiếng Nga.
Phần 3 đưa ra mẫu các bài thi, thang điểm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nga ở từng
cấp độ.
Mỗi đề thi mẫu xác định năng lực chung, chuẩn trình độ tiếng Nga như một ngoại ngữ
gồm có 5 bài thi chuyên biệt. Biết và sử dụng được một ngoại ngữ là một quá trình phức tạp,
đa dạng dần dần hình thành những kỹ năng, kỹ xảo của các loại hình hoạt động lời nói cơ bản
(nghe, nói, đọc, viết), là quá trình nắm vững ngữ liệu từ vựng-ngữ pháp phục vụ cho nhu cầu
giao tiếp thực sự. Năm bài thi chuyên biệt trong mỗi đề thi là:
Bài thi 1: Từ vựng - ngữ pháp
Bài thi 2: Đọc hiểu
Bài thi 3: Nghe hiểu
Bài thi 4: Diễn đạt nói
Bài thi 5: Diễn đạt viết.
Kiến thức, kỹ xảo ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp là những đơn vị được sử dụng trong bài
thi kiểm tra đánh giá. Các nhiệm vụ, bài tập, câu hỏi có trong bài kiểm tra, đánh giá thuộc bất
kỳ cấp độ nào đều được biên soạn dựa trên vốn từ vựng tối thiểu quy định trong "Chuẩn".

2. Tầm quan trọng của kiểm tra, chuẩn đánh giá trình độ tiếng Nga
Hệ thống tổ chức đào tạo và chuẩn đánh giá trên đây có ý nghĩa quan trọng đối với các
loại hình đào tạo, dạy học ngoại ngữ, và càng đặc biệt quan trọng đối với các trường và các

khoa đào tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nga.
Trong quá trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nga tại các trường đại
học chuyên ngữ khoa tiếng Nga, việc áp dụng hệ thống đánh giá vừa trình bầy trên đây với tư
cách là chuẩn đánh giá, công cụ đo khách quan chuẩn trình độ tiếng Nga là đòi hỏi cấp thiết,
bởi vì:
Thứ nhất, dựa theo yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn đánh giá cần thiết phải điều chỉnh
chương trình đào tạo, kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn trình độ.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra đánh giá (đánh giá thường xuyên
và đánh giá tổng kết) tuỳ theo khối lượng giờ học trên lớp.
Sử dụng bài kiểm tra đánh giá theo các cấp độ đã được xây dựng giúp chúng ta dựa
theo kết quả và các tiêu chí khách quan "có được sự so sánh cụ thể giữa trình độ, năng lực
giao tiếp thực tế của người dự kiểm tra với trình độ chuẩn về năng lực sử dụng tiếng Nga như
một ngoại ngữ" [14, 10]. Yếu tố quan trọng góp phần đạt trình độ chuẩn ở từng cấp độ chính
là "chuẩn" trong đào tạo, "chuẩn" về dạy học. Trong hệ thống giáo dục hiện nay "chuẩn" là
yếu tố cần thiết, bắt buộc phải có của qúa trình đào tạo, nó nêu ra những yêu cầu, tham số đối
với từng loại hình đào tạo cụ thể. Trong "chuẩn" mô tả, nêu ra những yêu cầu tối thiểu, bắt
buộc đối với mục tiêu, nội dung dạy học. Đây là khâu chủ đạo của hệ thống phương pháp, của
quá trình đào tạo, bao gồm:
- Xây dựng chương trình đào tạo, lập kế hoạch giảng dạy;
- Biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập;
- Tổ chức quá trình đào tạo;
- Tiến hành kiểm tra đánh giá.
Việc vận dụng hệ thống kiểm tra đánh giá cấp chứng chỉ quốc gia của Liên bang Nga
(cụ thể ở đây là chứng chỉ theo các cấp độ chuẩn quốc tế về năng lực sử dụng tiếng Nga đã
được xây dựng) vào quá trình đào tạo cử nhân tiếng Nga tại trường ĐHNN-ĐHQGHN cần
căn cứ và dựa theo hệ thống phương pháp và các yêu cầu nêu trên. Công việc đầu tiên cần
phải tiến hành là điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi
của hiện tại và trước mắt. Cơ sở để bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo là chuẩn về năng
lực chung sử dụng tiếng Nga, chuẩn về trình độ của cử nhân chuyên ngành tiếng Nga. Đích
mà chúng ta cần đạt tới là "dạy tiếng để người học sử dụng nó như một phương tiện nghe

giảng, học các môn học chuyên ngành và tiếng như một chuyên ngành" [3, 7]. Trình độ của
một cử nhân ngoại ngữ (ở đây là cử nhân tiếng Nga) được xác định là phải có năng lực ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp, kiến thức văn hoá-xã hội và năng lực nghề nghiệp.

3. Yêu cầu cần đạt được ở từng cấp độ kiểm tra, đánh giá chuẩn trình độ tiếng Nga
Như trên chúng tôi đã trình bày, mục đích của bài viết này là phân tích khả năng áp
dụng hệ thống đánh giá đo chuẩn trình độ tiếng Nga đối với sinh viên các trường Đại học
chuyên ngữ, cụ thể là ở khoa tiếng Nga. Vì vậy ở đây chúng tôi không đi sâu trình bầy về yêu
cầu, thời gian, số lượng và loại hình nhiệm vụ làm công cụ đo chuẩn trình độ ở từng cấp độ,
mà chỉ nêu yêu cầu chung nhất phải đạt được ở từng cấp độ, so sánh với chất lượng hiện có
của sinh viên, để từ đó tìm ra giải pháp nhằm đạt chuẩn trình độ quốc tế.
Như trên đã nêu, trong hệ thống đánh giá hiện hành của Nga xác định chuẩn trình độ
chung tiếng Nga như một ngoại ngữ ngoài cấp độ Cơ sở (ở cấp độ này còn có cấp độ Sơ cấp)
có 4 cấp độ (từ cấp độ 1 đến cấp độ 4). Chúng tôi chỉ trình bầy yêu cầu chung của các cấp độ
1, 2, 3, bởi vì đạt được trình độ 3 là mục tiêu mà cử nhân tiếng Nga cần phấn đấu.
Cấp độ 1. Khi có năng lực chung sử dụng tiếng Nga ở cấp độ này, người học về cơ
bản đã có khả năng giao tiếp trong các lĩnh vực đời sống, văn hoá xã hội, có khả năng giao
tiếp trong môi trường nói tiếng Nga (làm việc, học tập, nghỉ ngơi ). Đây là cấp độ chung, bắt
buộc người học tiếng Nga như một ngoại ngữ phải đạt được nếu như họ muốn thi và vào học
tại các trường đại học của Liên bang Nga.
Cấp độ 2. Khi có năng lực chung sử dụng tiếng Nga ở cấp độ này, người học có năng
lực giao tiếp ở mức độ tương đối cao, có thể sử dụng tiếng Nga trong hoạt động chuyên môn
thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Thi đạt và được cấp chứng chỉ trình độ 2 là yêu cầu bắt buộc đối với người nước ngoài
học tại các trường đại học của Nga khi thi tốt nghiệp đại học các ngành khoa học tự nhiên, xã
hội nhân văn, kỹ thuật, y-sinh và kinh tế (trừ ngành ngữ văn chuyên tiếng Nga).
Cấp độ này còn xác định trình độ tiếng Nga của người nhận bằng thạc sỹ chuyên
ngành khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn (trừ chuyên ngành ngữ văn tiếng Nga, phiên dịch,
biên tập, phóng viên, nhà ngoại giao, quản lý khi hoạt động nghề nghiệp trong môi trường nói
tiếng Nga). Đối với người nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học không do Liên bang Nga

cấp thuộc các chuyên ngành cơ khí-kỹ thuật, y-sinh, kinh tế khi thi vào học Sau đại học cũng
cần có trình độ 2 tiếng Nga.
Cấp độ 3. Đạt được trình độ này người học có năng lực cao trong giao tiếp ở mọi lĩnh
vực, có thể sử dụng tiếng Nga trong hoạt động nghề nghiệp như chuyên gia ngôn ngữ, phiên
dịch, phóng viên, nhà ngoại giao, quản lý
Ngoài các cấp độ kể trên xác định chuẩn trình độ chung năng lực sử dụng tiếng Nga
như một ngoại ngữ, trong hệ thống đánh giá của Liên bang Nga còn có hệ thống đánh giá xác
định chuẩn trình độ theo từng chuyên ngành. Đây là những đề thi riêng bổ sung cho các đề thi
xác định trình độ chung như đã trình bầy ở trên. Hai loại đề thi tương ứng theo các cấp độ (đề
thi xác định trình độ chung về tiếng Nga và đề thi xác định trình độ tiếng Nga chuyên ngành)
là công cụ đo chuẩn năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga đối với người nước ngoài (tốt nghiệp
đại học, sau đại học) làm việc trong từng lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Trong các khoa tiếng Nga ở các trường Đại học chuyên ngữ, vấn đề kiểm tra, đánh giá
chuẩn trình độ tiếng Nga đang được các giảng viên và các nhà quản lý quan tâm. Ngoài hệ Sư
phạm tiếng Nga đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo, nhiều trường đã được đào
tạo hệ cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nga, như Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH
Ngoại ngữ, Đại học Huế, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM, Khi tốt nghiệp người sinh viên
đạt chuẩn trình độ tiếng Nga là người phải lần lượt đạt trình độ 1, 2, 3 năng lực chung sử dụng
tiếng Nga và trình độ 1, 2, 3 tiếng Nga chuyên ngành ngôn ngữ, ngữ văn tương ứng.
Đề thi tiếng Nga chuyên ngành ngôn ngữ, ngữ văn Nga cấp độ 1 gồm có 3 bài thi:
- Bài thi 1. Ngữ pháp - từ vựng
- Bài thi 2. Đọc hiểu
- Bài thi 3. Nghe hiểu
Trong mỗi đề thi tiếng Nga chuyên ngành ngữ văn cấp độ 2 và cấp độ 3 có 5 bài thi:
- Bài thi 1. Đọc hiểu
- Bài thi 2. Diễn đạt viết
- Bài thi 3. Ngữ pháp - từ vựng
- Bài thi 4. Nghe hiểu
- Bài thi 5. Nói

Khi người học được cấp chứng chỉ cấp độ 1 (năng lực chung về tiếng Nga) và cấp độ
1 tương ứng (năng lực tiếng Nga chuyên ngành ngữ văn) thì họ đã có kiến thức ngôn ngữ và
kỹ năng lời nói cần thiết đáp ứng về cơ bản nhu cầu giao tiếp, kể cả trong học tập theo chuyên
ngành và họ cũng có thể vào học năm thứ 1 khoa Ngữ văn của các trường đại học Nga. Cuối
cùng khi thi tốt nghiệp, nếu người sinh viên có cả chứng chỉ cấp độ 3 (năng lực chung về
tiếng Nga) và cấp độ 3 (kiến thức tiếng Nga chuyên ngành ngữ văn) thì họ đã có năng lực
giao tiếp ở trình độ cao, có thể làm việc bằng tiếng Nga trong các lĩnh vực chuyên môn như
dạy tiếng Nga ở các trường phổ thông, ở các khoa chuyên ngữ của các trường đại học, làm
công việc nghiên cứu khoa học. Đạt được trình độ này người học có năng lực giao tiếp bằng
tiếng Nga tương đương với người nước ngoài tốt nghiệp khoa ngữ văn tại các trường đại học
của Nga, tương đương với Thạc sỹ tiếng Nga ở các nước (trừ nước Nga).
Căn cứ theo chương trình đào tạo, số giờ sinh viên học trên lớp có thể đặt ra mục tiêu
cho sinh viên khoa NN &VH Nga phấn đấu đạt trình độ sau:
- Hết năm thứ 1: sinh viên đạt cấp độ 1 (năng lực chung về tiếng Nga)
- Hết năm thứ 2: sinh viên đạt cấp độ 2 (năng lực chung về tiếng Nga), cấp độ 1
(tiếng Nga chuyên ngành ngữ văn)
- Hết năm thứ 3: sinh viên đạt cấp độ 2 (tiếng Nga chuyên ngành Ngữ văn)
- Hết năm thứ 4: sinh viên đạt cấp độ 3 (năng lực chung về tiếng Nga), cấp độ 3
(tiếng Nga chuyên ngành Ngữ văn).
Để làm tốt các bài tập trên nhằm đạt được chuẩn, cần thiết phải hoàn thiện tất cả các
khâu của quá trình đào tạo, nhất là đào tạo ngoại ngữ trong điều kiện không có môi trường
tiếng tự nhiên [7, 19].
Từ những điều trình bầy trên đây chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
- Việc áp dụng hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ theo chuẩn đòi hỏi phải có sự bổ
sung, điều chỉnh nhất định chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, tổ chức đào tạo, biên
soạn, lựa chọn giáo trình phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo đạt
trình độ chuẩn.
- Áp dụng hệ thống đánh giá khách quan, độc lập theo chuẩn không loại trừ, mà ngược
lại còn bổ sung hệ thống kiểm tra đánh giá hiện có, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Áp dụng hệ thống đánh giá theo chuẩn là giải pháp đầu tiên hoàn thiện khâu kiểm tra

đánh giá trong quy trình đào tạo, cho phép xây dựng công cụ đo chất lượng đào tạo cử nhân
ngoại ngữ một cách khách quan.

4. Kết luận
Xu thế mới trong dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếng Nga (như một ngoại
ngữ) nói riêng đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp và quy trình đào tạo, bởi vì việc
dạy học ngoại ngữ hiện nay được tiến hành trong điều kiện đang diễn ra những biến đổi to lớn
trong hệ thống giáo dục trên phạm vi toàn cầu. Mục đích, nhu cầu, điều kiện và nội dung dạy
học ngoại ngữ đã có nhiều thay đổi [13,86]. Trong bối cảnh đó việc áp dụng hệ thống đánh
giá, cấp chứng chỉ theo chuẩn trình độ sẽ góp phần nhất định nâng cao chất lượng đào tạo cử
nhân ngoại ngữ ở nước ta. Điều đó càng có ý nghĩa khi năm 2007 là năm tiếng Nga tại Việt
Nam [15].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Государственный образовательный стандарт по русскому языку как иностранному.
Первый сертификационный уровень. Общее владение. М. - СПб. - ЦМО МГУ-
«Златоуст», 1997.
[2] Государственный образовательный стандарт по русскому языку как иностранному.
Первый уровень. Филология. М. - СПб ЦМО МГУ- «Златоуст», 1999.
[3] Типовой тест по русскому языку как иностранному. Первый сертификационный
уровень. Общее владение /- 2- е изд. испр. - М-СПб.: ЦМО МГУ- «Златоуст», 2002.
[4] Типовой тест по русскому языку как иностранному. Первый уровень. Филология.
М. - СПб. - ЦМО МГУ- «Златоуст», 1999.
[5] Балыхина Т. Тестирование и будущее образования России/ Высшее образование
сегодня. М., 2001, № 1.
[6] Балыхина Т. М., Румянцева Н. М., Челышкова М. Б. Педагогический контроль и
тестирование по русскому языку как иностранному: история, опыт, проблемы/
Традиции и новации в профессиональной деятельности преподавателя русского
языка как иностранного: учебная монография- М. - РУДН, 2002.
[7] Бойцова И. А., Нестерова Т. Е., Юрков Е. Е. Контроль аудитивных умений в рамках

сертификационного тестирования /Преподаватель. М., 1998, № 4.
[8] Ву Тхи Нинь. Русский язык во Вьетнамском национальном университете:
проблемы и перспективы/ Вестник МАПРЯЛ, № 44.
[9] Владимирова Т., Красильникова Л. Лингвометодическое обоснование модульного
теста для абитуриентов-филологов/ Преподаватель. М., 1998, №4.
[10] Дьяконов И. А. Российская государственная система тестирования граждан
зарубежных стран по русскому языку/ Традиции и новации в профессиональной
деятельности преподавателя русского языка как иностранного: учебная
монография- М.: РУДН, 2002.
[11] Клобукова Л. П., Нахабина М. М., В.Степаненко В. А. Актуальные проблемы
теории и практики преподавания русского языка как иностранного/Вестник ЦМО
МГУ / Сб. ст. УНЦ ДО МГУ, М., 1998.
[12] Клобукова Л. П., Нахабина М.М., В.Степаненко В.А. Лингвометодические основы
Государственного образовательного стандарта по русскому языку как
иностранному и Типового стандартизированного теста первого уровня/
Преподаватель. М, 1998, №4.
[13] Костомаров В. Г., Прохоров Ю. Е. Язык и культура. Новое в теории и практике
лингвострановедения /Доклад на YШ Конгрессе МАПРЯЛ, ФРГ, Регенсбург, 1994/
М.,1994.
[14] Попова Т. И., Юрков Е. Е. Уровень коммуникативной компетенции как объект
тестирования/ Преподаватель. М, 1998, №4.
[15]

×