THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC HỘ DÂN DIỆN THU HỒI ĐẤT
TỈNH QUẢNG NAM
THE REAL EMPLOYMENT SITUATIONS OF LABOURERS IN FAMILIES
WHOSE LAND WAS RECOVERED IN QUANG NAM PROVINCE
PHẠM QUANG TÍN
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Những năm gần đây, có nhiều Tỉnh, Thành phố ở Việt Nam thực hiện chính sách đổi đất lấy
hạ tầng và đã tạo ra sự thay đổi rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân, đặc biệt là
những hộ dân bị thu đất để phục cho các dự án. Bài viết này nghiên cứu tình trạng việc làm
của lao động trong các hộ bị thu hồi đất ở Quảng Nam để làm cơ sở xây dựng các chính sách
hỗ trợ, tạo việc làm cho người dân Quảng Nam. Đặt biệt là bộ phận lao động trong các hộ
dân bị thu hồi đất.
ABSTRACT
In recent years, many provinces and cities in Vietnam have implemented the policy of
exchange land for infrastructure which has greatly affected the economic social life. This paper
examines the laborers’ actual job situation in families, especially those whose land was
recovered for projects. in Quang Nam province. The research will serve as basis to build
supporting schemes for these people in Quang Nam province.
Quảng Nam là một trong những tỉnh khó khăn trong khu vực miền Trung và Tây
nguyên, người dân sống chủ yếu dựa vào Nông lâm nghiệp và Thủy sản. Từ khi tái thành lập
tỉnh 1997 đến nay, với mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành một tỉnh có tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, những năm qua Quảng Nam đã triển khai thực hiện
nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội: Chỉnh trang đô thị, xây dựng mới công sở, mở rộng hạ
tầng giao thông, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, Và đã có những thành công nhất
định trong việc thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động như: Khu Công nghiệp Điện Dương
Điện Ngọc, Khu Kinh tế mở Chu Lai. Việc triển khai đồng loại các dự án đã tác động rất lớn
đến đời sống của dân cư. Đặc biệt những hộ nằm trong các khu quy hoạch, giải tỏa, giải
phóng mặt bằng, đất sản xuất bị thu hồi ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm, đời sống kinh tế
xã hội của các hộ dân. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng việc làm để làm cơ sở xây dựng các
chính sách hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho người dân nói chung và các hộ dân bị thu hồi đất
nói riêng là rất cần thiết đối với Quảng Nam hiện nay.
1. Tình hình thu hồi đất và thực trạng đời sống các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất
Bảng 1. Tình hình thu hồi đất của các hộ dân ở Quảng Nam
STT Địa Phương
Số hộ
(hộ)
Số khẩu
(người)
Lao động
(người)
Diện tích bị
thu hồi (m
2
)
Diện tích bị thu hồi
bình quân (m
2
/hộ)
1 Đại Lộc 55
148
102
30.887 561,58
2 Điện Bàn 1.604
7.063 4.275 1.971.355 1.229,02
3 Duy Xuyên 175
804
492
154.430 882,46
4 Núi Thành 362
1.522 961
1.085.613 2.998,93
5 TX-Tam Kỳ 742
3.186 1.951 1.062.394 1.431,80
6 Phú Ninh 117
548
321
298.732 2.553,26
7 Quế Sơn 30
156
86
21.312 710,40
Tổng cộng 3.085
13.427 8.188 4.624.723 1.499,10
Căn cứ số liệu bảng 01 cho thấy, Quảng Nam có 3.085 hộ bị thu hồi đất sản xuất và số
nhân khẩu bị tác động do thu hồi đất là 13.427 người, trong đó có 8.188 người trong độ tuổi
lao động. Tổng diện tích đất sản xuất bị thu hồi 4.624.723 m
2
và bình quân mỗi hộ bị thu hồi
1.499,10 m
2
, giao động trong khoảng 561,58 m
2
-2.998,93m
2
. Huyện Điện Bàn có 1.604 hộ bị
thu hồi đất, có 7.063 người bị ảnh hưởng và có diện tích đất sản xuất bị thu hồi nhiều nhất
Quảng Nam 1.971.355 m
2
,
bình quân mỗi hộ bị thu hồi 1.229,02m
2
. Tiếp theo là Thị xã Tam
Kỳ có 742 hộ và có 3.186 người dân bị ảnh hưởng, bình quân mỗi hộ bị thu hồi 1.431,80 m
2
.
Tuy nhiên, tính theo hộ gia đình thì Núi Thành có diện tích thu hồi bình quân mỗi hộ cao nhất
2.998,93 m
2
. Phú Ninh đứng thứ 2 bình quân mỗi hộ 2.553,26 m
2
.
Bảng 2. Tình hình hỗ trợ đền bù và thực trạng đời sống của các hộ dân
Hỗ trợ đền bù (hộ) Mức độ hỗ trợ (hộ) Mức sống (hộ)
STT Địa Phương
Có Không Thỏa đáng
Không
Thỏa đáng
Không
khó khăn
Khó khăn
1 Đại Lộc 18
37
10
45
25
30
2 Điện Bàn 1.139 465
419
1.185 796
808
3 Duy Xuyên 175
0
101
74
14
161
4 Núi Thành 316
46
216
146
81
281
5 TX-Tam Kỳ 719
23
262
480
398
344
6 Phú Ninh 75
42
0
117
0
117
7 Quế Sơn 12
18
14
16
18
12
Tổng cộng
2.454 631
1.022
2.063 1.332
1.753
Số liệu bảng 02 cho thấy, phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất đều được hỗ trợ
đền bù nhưng vẫn còn 631 hộ chưa được hỗ trợ đền bù, chiếm 25,7% và hầu hết tập trung tại
Huyện Điện Bàn có 465 hộ chiếm 73,7% trong tổng số hộ không được bỗ trợ đền bù ở Quảng
Nam. Nghiên cứu mức độ hài lòng của các hộ dân về mức độ hỗ trợ đền bù, có đến 2.063 hộ
chiếm 66,87% toàn tỉnh cho rằng mức độ hỗ trợ đền bù không thỏa đáng, giá trị các hộ nhận
được từ hỗ trợ đền bù không bù đắp được giá trị mất đi từ việc đất sản xuất của các hộ gia
đình bị thu hồi. Chính vì việc không hỗ trợ đền bù hoặc hỗ trợ đền bù không thỏa đáng làm
cho đời sống của hộ dân bị thu hồi đất sản xuất rơi vào hoàn cảnh khó khăn, có 1.753 hộ
chiếm 56,82%. Đặc biệt, Phú Ninh địa có 100% hộ, mức hỗ trợ đền bù không thỏa đáng và tất
cả các hộ này đều rơi vào hoàn cảnh có mức sống khó khăn. Mục tiêu của tất cả các dự án đều
nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Tuy nhiên, kết
quả phân tích cho thấy mục tiêu này không đạt được và vấn đề đặt ra cần xem xét lại chính
sách thu hồi đất, chính sách hỗ trợ đền bù để giảm thiệt hại cho các hộ dân bị thu hồi đất sản
xuất và đời sống của các hộ dân phải ít khó khăn hơn so với trước khi bị thu hồi đất sản xuất.
2. Thực trạng việc làm của người lao động trong hộ bị thu hồi đất sản xuất
Số liệu bảng 03, cho thấy trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất có 578 người rơi vào
tình trạng thất nghiệp chiếm 8,46% trong tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng
làm việc và nhu cầu việc làm. Trong đó Điện Bàn có số người thất nghiệp cao nhất 273 người
chiếm 47,23%; Núi Thành 168 người chiếm 29,06% và Tam Kỳ 114 người chiếm 19,72%
trong tổng số thất nghiệp của các hộ bị thu hồi đất sản xuất ở Quảng Nam.
Trong tổng số 6.256 người hiện đang tham gia làm việc, có 3.417 người hoạt động
trong ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm 54,62%. Tuy nhiên, những người hiện đang tham gia
làm việc vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu việc (một tuần làm việc ít hơn 40 giờ) 779 người và
không việc làm (có tên trong danh sách của các tổ chức kinh tế nhưng không có việc để làm)
454 người. Tổng số thất nghiệp, thiếu việc làm và không có việc làm 1.811 người chiếm
26,5% trong số người có nhu cầu lao động của các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất. Đặc biệt
đáng quan tâm, Tam Kỳ-Trung tâm hành chính Quảng Nam, nơi có trình trạng thất nghiệp,
thiếu việc làm và không có việc làm cao nhất.
Bảng 3. Thực trạng và cơ cấu việc làm của lao động các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất
Đơn vị tính: người
Lao động trong
các nhóm ngành kinh tế
Tình trạng việc làm của
lao động
STT Địa Phương
Có tham
gia làm
việc
Thất
nghiệp
N-Lâm
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch
vụ
Đủ
việc
làm
Thiếu
việc
làm
Không
có việc
làm
1 Đại Lộc
87
2
33
20
34
72
11
4
2 Điện Bàn
3.358
273
1.651
972
735
3.122
156
80
3 Duy Xuyên
387
3
217
66
104
326
59
2
4 Núi Thành
598
168
446
62
90
465
49
84
5 TX-Tam Kỳ
1.501
114
802
300
399
837
432
232
6 Phú Ninh
263
14
227
3
33
154
64
45
7 Quế Sơn
62
4
41
15
6
47
8
7
Tổng cộng
6.256
578
3.417
1.438
1.401
5.023
779
454
Hình 1. Cơ cấu trình trạng việc làm và lao động của các hộ dân bị thu đất sản xuất
3. Nghiên cứu chất lượng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất
Trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động. Căn số
liệu bảng 04 cho thấy, trình độ học vấn của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất rất
thấp chỉ có 1.916 người tốt nghiệp Trung học Phổ thông, chiếm 23,4%. Trong khi đó, có
3.434 người tương ứng 41,94% có trình độ học vấn chỉ mới tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp
tiểu học. Đối với bộ phận lao động có trình độ học vấn thấp này, vấn đề áp dụng khoa học kỹ
thuật trong sản xuất rất hạn chế, chủ yếu làm việc trong nhóm ngành kinh tế Nông -lâm
nghiệp và trong Khu vực hộ gia đình. Trình độ học vấn thấp dẫn đến vấn đề đào tạo và tái đào
tạo nghề, phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại nên khi bị thu hồi đất
Lao động trong các nhóm ngành kinh tế
54.62%
22.99%
22.39 %
N-Lâm nghiệp
Công nghiệp dich vụ
Tình trạng việc làm
73.5 %
11.4%
15.1%
Ðủ V.lam
Thiếu V.làm
Không V.làm,
T.nghiệp
sản xuất, bộ phận lao động có học vấn thấp rất khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh
mới và khi số tiền có được từ hỗ trợ đền bù không được sử dụng hợp lý cho việc chuyển đổi
ngành nghề, tìm kiếm công việc mới thì lực lượng lao động này có khả năng thất nghiệp rất
cao và cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn.
Lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất phần lớn chưa qua đào tạo (lao động phổ
thông) 6.360 người tương ứng 77,67% trong tổng số lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản
xuất. Trong đó, Điện Bàn có số lao động chưa được đào tạo cao nhất 3.648 người chiếm
57,36% và Tam Kỳ đứng thứ 2 với 1.517 người chiếm 23,85% trong tổng số lao động chưa
qua đào tạo. Chính vì chưa được đào tạo nên vấn đề tìm việc làm của lao động trong các hộ
dân bị thu hồi đất sản xuất gặp nhiều khó khăn, các Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu cần
tuyển dụng lao động có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật nên bộ phận lao động phổ thông
không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này làm cho việc thực hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu lao động trong các nhóm ngành kinh tế của Quảng Nam rất chậm. Hiện
nay lao động làm việc trong nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu
69,71% so với tổng số lao động của Quảng Nam.
Lao động đã qua đào tạo 22,33%, trong đó trình độ Cao đẳng - Đại học chỉ 202 người
tương ứng 2,47% và Trung học - Công nhân kỹ thuật 723 người tương ứng 8,83%. Tổng số
lao động có bằng cấp được công nhận chỉ 11,3% một tỷ trọng rất khiêm tốn so với tổng số lao
động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất. Số công nhân kỹ thuật được đào tạo trong các
làng nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề không được cấp bằng hoặc đang theo học
chưa được cấp bằng là 903 người chiếm 11,03 % so với tổng số lao động trong các hộ dân bị
thu hồi đất sản xuất.
Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản
xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, phần lớn người lao động có trình độ
học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Nên vấn đề nâng cao trình độ học vấn,
đào tạo và tái đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật cho lao động rất bức
bách cần phải giải quyết.
Bảng 4. Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật của lao động
trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất
Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật Số tuyệt đối (người) Tỷ trọng (%)
Chưa tốt nghiệp Tiểu học 843 10,30
Đã tốt nghiệp Tiểu học 2.591 31,64
Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở 2.838 34,66
Đã tốt nghịêp Trung học phổ thông 1.916 23,40
Trình độ
học vấn
Tổng cộng 8.188 100,00
Chưa qua đào tạo 6.360 77,67
CN kỹ thuật không có bằng cấp 903 11,03
Trung học - Công nhân kỹ thuật 723 8,83
Cao đẳng - Đại học 202 2,47
Nghiệp vụ
chuyên môn
kỹ thuật
Tổng cộng
8.188 100,00
4. Kiến nghị của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất
Bảng 5. Kiến nghị của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất
Stt Nội dung Số ý kiến (người) Tỷ trọng (%)
01 Hỗ trợ đào tạo nghề 1.123 25,72
02 Cho vay vốn tạo việc làm 1.438 32,93
03 Thu hút vào các danh nghiệp trên địa bàn 1.663 38,08
04 Xuất khẩu lao động 143 3,27
Tổng cộng
4.367
100,00
Để giải quyết trình trạng khó khăn về việc làm của lao động trong các hộ dân bị thu
hồi đất sản xuất. Có nhiều ý kiến được đưa ra nhưng mong muốn chủ đạo và chính đáng của
người lao động là được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên
địa bàn với 1.663 ý kiến chiếm 38,08% và cho vay vốn để người lao động tự tạo việc làm
1.438 ý kiến chiếm 32,93%. Hỗ trợ đào tạo nghề chưa được người dân coi trọng, chỉ có 1.123
ý kiến chiếm 25,72%. Cho dù đào tạo và tái đào tạo nghề là giải pháp quan trọng nhất để giải
quyết vấn đề lỗi nhịp giữa nhà tuyển dụng và nhu cầu của người lao động. Xuất khẩu lao động
có 143 ý kiến chiếm 3,27%, thấp nhất trong tổng số ý kiến của người dân. Tuy nhiên, xuất
khẩu lao động là một hướng đi để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động không chỉ trong
các hộ bị thu hồi đất mà cả Quảng Nam. Hiện nay xuất khẩu lao động đòi hỏi lao động có tay
nghề, có nghiệp vụ chuyên môn nên vấn đề đào tạo và tái đào tạo nghề là giải pháp trung tâm
của các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động Quảng Nam.
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ có 1.499,10 m
2
, dao động trong
khoảng 561,58 m
2
-2.998,93m
2
đất sản xuất bị thu hồi phục vụ cho các dự án, phần lớn các hộ
dân bị thu hồi đất sản xuất chưa được hỗ trợ đền bù thỏa đáng 2.063 hộ chiếm 66,87%. Chính
điều này dẫn đến đời sống của các hộ dân có rất nhiều thay đổi, nhiều hộ rơi vào tình trạng
đời sống khó khăn 1.753 hộ chiếm 56,82% trong tổng số hộ bị thu hồi đất sản xuất so với
trước khi bị thu hồi đất sản xuất.
Có 3.085 hộ bị thu hồi đất sản xuất và có 13.427 người bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong
đó có 8.188 người trong độ tuổi lao động, điều đáng quan tâm phần lớn những người lao động
này có trình độ học vấn rất thấp, tỷ trọng lao động mới tốt nghiệp tiểu học tương đối lớn
41,94%. Nghiêm trọng hơn, hầu hết chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật 6.360
người chiếm 77,67%, điều này làm cho cung và cầu lao động ở Quảng Nam lệch nhau, người
lao động cần việc làm nhưng không tìm được và doanh nghiệp cần lao động có nghiệp vụ
chuyên môn kỹ thuật nhưng không tuyển dụng được. Cơ cấu lao động của các hộ dân bị thu
hồi đất sản xuất theo ngành nghề chủ yếu làm việc trong Nông - Lâm nghiệp, có 1.032 người
thất nghiệp và không có việc làm chiếm 12,6%.
Để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong hộ bị thu hồi đất sản xuất nói riêng
và Quảng Nam nói chung, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Cần thực hiện tốt hơn nữa việc đào tạo và tái đào tạo trình độ nghiệp vụ chuyên môn
kỹ thuật cho lao động. Đây là giải pháp trọng tâm của các giải pháp, tác động trực tiếp cho
nhu cầu của nhà tuyển dụng và người lao động gặp nhau. Để thực hiện thành công giải pháp
này, phải chi ngân sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động và tuyên truyền mạnh mẽ
tầm quan trọng của việc đào tạo và tái đào tạo đến với người lao động, vì lợi ích lâu dài để
mọi người tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Bên cạnh việc đào tạo tại các trường, trung tâm
hướng nghiệp dạy nghề thì cần chú trọng phát triển các hình thức đào tạo tại các làng nghề
truyền thống và xây dựng các tiêu chuẩn để định kỳ tổ chức cho người lao động có cơ hội sát
hạch để cấp chứng chỉ hành nghề cho lao động.
- Hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi về lãi suất và các điều khoản về tài sản thế chấp để người
lao động có thể tự tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề. Cho vay hỗ trợ đối với người lao
động được tuyển dụng xuất khẩu lao động về các khoản phí có liên quan.
- Tác động đến các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và tham gia đào tạo lao động.
Đặc biệt ưu tiên cho lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất là điều kiện ưu đãi để
cấp giấp phép và hưởng các chính sách ưu đãi khác của Quảng Nam.
- Cần nghiên cứu tính toán chi tiết, cụ thể sự tác động của việc thu hồi đất sản xuất và
có kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trước khi thực hiện việc giải toả mặt bằng
thu hồi đất sản xuất của các hộ dân. Vì có những dự án chưa tính đầy đủ các yếu tố nên có
hiệu quả mang tính cục bộ, chủ đầu tư thu được lợi nhuận từ dự án nhưng xét hiệu quả tổng
hợp toàn bộ dự án thì lợi ích từ dự án không bù đắp được toàn bộ phần thiệt hại dự án gây ra.
Ghi chú: Số liệu từ nguồn: Kết quả điều tra Lao động có nghề của Sở Lao động -Thương
binh và Xã hội Quảng Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kết quả điều tra Lao động có nghề, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Quảng Nam; Tam
Kỳ 06/2006.
[2] Phan Công Nghĩa, Giáo trình thống kê kinh tế I, NXB Giáo dục, 2002
[3] Trần Thị Thu, Tuyển chọn lao động xuất khẩu trong các doanh nghiệp hiện nay: thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 106, 04-2006.