Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "“VĂN HOÁ LỜI NÓI” TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.76 KB, 7 trang )

“VĂN HOÁ LỜI NÓI” TRONG VIỆC GIẢNG DẠY
TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
“THE CULTURE OF SPEECH” IN TEACHING RUSSIAN AS A FOREIGN
LANGUAGE IN THE COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES OF
DANANG UNIVERSITY


TRỊNH THỊ THÁI HÒA – PHẠM THỊ HỒNG
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT
Trong bài viết này tác giả bàn về một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất
lượng giao tiếp của cử nhân ngoại ngữ với người nước ngoài - văn hoá lời nói. Bốn nhiệm vụ
được đặt ra để nghiên cứu: văn hoá lời nói, ánh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp; mục
đích của học phần “Văn hoá lời nói”; chương trình học; hình thức kiểm tra đánh giá.
ABSTRACT
This article is focused on one of the most important elements affecting the communication
quality between foreign languages bachelors and foreigners - the culture of speech. Four
research tasks are suggested to be carried out such as the culture of speech and its effects on
the quality of communication; the aims of the course “the culture of speech”; curriculum; the
ways of testing and assessment.


1. Đặt vấn đề
“Văn hoá lời nói” được xác định là những khuôn mẫu, là toàn bộ các biện pháp sử
dụng ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Cần thiết phải giáo dục cho người học tiếng mẹ đẻ
cũng như ngoại ngữ ngay từ đầu xây dựng ý thức nói năng cho chuẩn mực, theo những thói
quen đã thành truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời có tập quán xây dựng những lời nói
phản ánh một cách sát đúng, sinh động những tư tưởng, tình cảm chân thành của mình, chứ


không phải những lời khuôn sáo chung chung. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải rèn luỵện cho
người học có được kỹ năng làm cho văn bản, phát ngôn thích hợp với điều kiện giao tiếp.
Trong đời sống thực tế, không ít những trường hợp người nói làm hỏng lời nói của mình
không phải vì nói sai, kiến nghị của mình nêu ra không hợp lý mà là vì nói không đúng lúc,
đúng chỗ, không phù hợp với tuổi tác, địa vị, với hoàn cảnh với tâm lý người nghe [7, tr. 21].
Chúng tôi đơn cử một ví dụ: Người Nga không phải dễ dàng giải thích với người nước ngoài
nguyên nhân tại sao cùng một người lúc thì gọi là Михаил Петрович, lúc thì gọi là Мишка,
lúc thì gọi là господин (hay гражданин) Иванов, lúc lại là Мишенька. Thậm chí người nước
ngoài nghiên cứu tiếng Nga cũng rất khó phân biệt sự khác nhau trên
Như vậy dạy “Văn hoá lời nói” cho sinh viên tiếng Nga ở Trường Đại học Ngoại Ngữ,
Đại học Đà Nẵng là việc làm cần thiết.

2. Văn hoá lời nói, ảnh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp
Các thuật ngữ văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lờì nói đã bắt đầu được sử dụng ở trong
giới nghiên cứu tiếng Nga vào những năm hai mươi, đặc biệt là từ khi viện nghiên cứu khoa
học về văn hoá lời nói được thành lập và đi vào hoạt động (1925 - 1933). Để thấy được sự
khác nhau căn bản giữa hai khái niệm văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lời nói cần phân biệt rõ
hai khái niệm ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ như một hệ thống các phương tiện ngôn ngữ
(chính tả, ngữ pháp, từ vựng v.v ) tạo nên phần quan trọng nhất của hoạt động lời nói, nhưng
không phải là đồng nhất với nó. Những phương tiện ngôn ngữ này tồn tại trong ý thức của
mỗi thành viên dùng ngôn ngữ đó - tất nhiên với mức độ phong phú sâu sắc khác nhau ở
những cá nhân khác nhau. Trong bài viết của mình Sosiur viết: “Ngôn ngữ không phải là hoạt
động lời nói”. Trong khi đó đối với khái niệm lời nói thì chủ yếu vẫn là hoạt động lời nói mà
trong đó người nói sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ để tạo ra phát ngôn (những văn bản) tức là
những phương tiện ngôn ngữ giúp người nói đạt được những mục đích thực tiễn nhất định
trong đời sống. Lời nói “hành vi có ý chí và lý chí”một mặt đòi hỏi những phát ngôn (những
văn bản) trong đó người nói sử dụng các mã tự ngôn ngữ nhằm thể hiện những ý nghĩ của
mình, mặt khác đòi hỏi phải có một cơ chế tâm sinh lý cho phép người nói thể hiện một cách
khách quan những phát ngôn (những văn bản) này. [5, tr 96]. Căn cứ vào sự khác nhau giữa
ngôn ngữ và lời nói ở trên chúng ta đã có thể phân định rõ các khái niệm văn hoá ngôn ngữ và

văn hoá lời nói. Graudina và Sưraev viết: “Chúng ta có thể nghiên cứu văn hoá ngôn ngữ Nga
cổ và Hy lạp cổ không nhất thiết phải nghiên cứu hoạt động lời nói bằng các ngôn ngữ này.
Đồng thời, trong khi đi sâu phân tích văn hoá lời nói Nga hiện đại thì không nhất thiết phải đả
động đến văn hoá ngôn ngữ Nga cổ thời Vladimer Suzdalski (XII - XIII BB.). Vì trong mọi
trường hợp đối tượng nghiên cứu đều khác nhau”.
Mặc dù trước thế kỷ 20 trong giới nghiên cứu tiếng Nga không sử dụng các thuật ngữ
văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lời nói, song học thuyết về văn phong, nội dung của lời nói
chuẩn mực, về thuộc tính và phẩm chất cơ bản của nó đã được tồn tại từ lâu đời. Học thuyết
này đã được ngành khoa học cổ nhất - mỹ từ học nghiên cứu. [3, tr 2]
Văn hoá lời nói là một khái niệm đa nghĩa. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này dù
chưa thoả mãn nhưng chúng tôi có thể hiểu văn hoá lời nói chính là những chuẩn mực giao
tiếp ổn định, bền vững và hoàn thiện có giá trị tinh thần được tiếp xúc, trao đổi với nhau
thông qua lời nói, văn tự trong mối quan hệ cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội và nhân
loại.[8, tr. 167]
Như vậy theo định nghĩa trình bày trên đây văn hoá lời nói được xác định là những
khuôn mẫu, là toàn bộ các biện pháp sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Thực tế giao
tiếp cho thấy trong hoạt động lời nói phong phú, sinh động, người nói thường sử dụng những
phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của các dạng, các kiểu ngôn ngữ trong những kết hợp rất đa
dạng để tạo nên những văn bản (phát ngôn) nhất định. Khi muốn tác động vào lý trí của người
nghe thì người nói thường xây dựng lời nói của mình dựa vào những yếu tố của ngôn ngữ phi
nghệ thuật - dạng viết, còn khi muốn tác động vào tình cảm của người nghe thì người nói
thường xây dựng lời nói của mình dựa vào những yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật - dạng nói.
Nói rộng ra, chính là trong hoạt động lời nói hiện thực, đặc biệt là dạng nói, mới xuất hiện sự
luân phiên pha trộn, xuyên thấm của nhiều phong cách. Tóm lại, để đạt được mục đích giao
tiếp của mình người nói không những phải sử dụng các chuẩn mực ngôn ngữ mà còn làm cho
các phát ngôn của mình phù hợp với điều kiện giao tiếp.

3. Mục đích của học phần “Văn hoá lời nói”
Học phần này nhằm rèn luyện ở người học kỹ năng, kỹ xảo sử dụng đúng, chuẩn mực
các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, v.v ), làm quen với các chuẩn mực

của tiếng Việt và tiếng Nga hiện đại dưới dạng nói và viết, rèn luyện ở người học khả năng
nhạy cảm ngôn ngữ để sử dụng lời nói của mình phù hợp với điều kiện giao tiếp, đúng lúc,
đúng chỗ, phù hợp với tuổi tác, địa vị, với hoàn cảnh và tâm lý người nghe.

4. Chương trình học
Học phần “Văn hoá lời nói” có thể được đưa vào chương trình học của sinh viên năm
một, hai, ba, tư chuyên ngữ với mức độ từ dễ đến khó, vì, theo chúng tôi, vốn ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp của sinh viên cũng được nâng dần từ thấp đến cao có thể giúp cho họ lĩnh hội
tốt các kiến thức về văn hoá lời nói, có khả năng làm cho lời nói của mình không những đúng
mà còn hay.
Song trong bài viết này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc dạy “Văn hoá lời nói”
cho sinh viên năm ba và tư chuyên ngữ tiếng Nga. Thời lượng của học phần là 15 tiết cho
năm ba và 30 tiết cho năm tư.
Chương trình học bao gồm:
- Tiêu chí ngôn ngữ, vai trò của nó trong việc hình thành ngôn ngữ văn học.
- Các dạng nói và viết của hoạt động lời nói
- Các tiêu chuẩn: chính xác, đúng đắn, thẩm mỹ và mang tính giao tiếp của hoạt động
lời nói dưới dạng viết và nói
- Văn phong chức năng của ngôn ngữ hiện đại:
* văn phong khoa học và những tiêu chí; phạm vi hoạt động học tập và nghiên cứu
khoa học;
* văn phong hành chính sự nghiệp: các thể loại khác nhau của nó; những công thức
ngôn ngữ của các văn bản hành chính; ngôn ngữ và phong cách của các công lệnh; ngôn ngữ
và phong cách của thư công việc; ngôn ngữ và phong cách của các tài liệu chỉ dẫn; nguyên tắc
thiết lập hồ sơ giấy tờ;
* văn phong báo chí và đặc thù ngôn ngữ báo chí dưới dạng nói và viết; những bài
phát biểu của các nhà hùng biện trước khán thính giả, nguyên tắc soạn thảo chúng;
* văn phong hội thoại
* văn phong tiếng Nga thực hành: các hiện tượng đồng nghĩa và trái nghĩa; bổ sung
vào vốn từ vựng những từ mới và các từ ngoại lai;

* văn phong ngữ pháp: sự phù hợp giữa các dạng của chủ ngữ và vị ngữ; các dạng chi
phối; sử dụng các dạng danh từ, tính từ và số từ;

5. Cách thức kiểm tra đánh giá
Để kiểm tra và đánh giá kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cần dựa vào các chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực phát âm: học sinh phải phát âm đúng và chuẩn mực tất cả các âm trong
chuỗi lời nói. Nói có ngữ điệu đúng và phù hợp với ngữ cảnh và mục đích giao tiếp.
- Chuẩn mực về từ vựng và ngữ pháp: lựa chọn từ đúng, sử dụng các danh từ, đại từ,
tính từ, động từ ở các dạng ngữ pháp đúng phù hợp với ngữ cảnh và mục đích giao
tiếp.
- Chuẩn mực của phong cách (văn hoá lời nói) là toàn bộ những chỉ dẫn thể hiện
những tính quy luật bắt buộc ở một thời kỳ nhất định của ngôn ngữ trong việc lựa
chọn và kết hợp những chuẩn mực ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách của hoạt
động lời nói, với các kiểu và thể loại văn bản. Chuẩn mực phong cách gắn với một
phạm vi đặc trưng của hoạt động lời nói, với một kiểu thể loại văn bản cụ thể.

Trong phần này chúng tôi chủ động đề xuất cách kiểm tra đánh giá hết học phần “Văn
hoá lời nói” dưới dạng viết. Bài thi được làm trong 90 phút. Mỗi bài thi có thể có 02 - 05 đề.
Mỗi đề bao gồm 05 bài tập. Mỗi sinh viên làm một đề. Các đề được phát theo thứ tự từ
1,2,3,4,5 // 6,7,8,9,10 // nhằm giúp cho sinh viên độc lập suy nghĩ, không có hiện tượng
quay cóp, chất lượng được đánh giá đúng thực chất.
Các sinh viên làm bài vào tờ giấy có điền họ tên, số báo danh, địa chỉ, số đề trên lề tờ
giấy của mình.
Bài kiểm tra cần được viết bằng bút mực cẩn thận, sạch sẽ.
Sau đây chúng tôi đề xuất 02 đề của một bài thi làm ví dụ:

Đề 1

Bài tập1: Hãy đọc những đoạn trích dưới đây và xác định chúng thuộc loại văn phong
nào. Hãy tìm những cấu trúc trong bài để chứng minh và nêu ra các đặc trưng cơ bản của

văn phong đó. Hãy đánh dấu câu.
А. Уже древнегреческие мыслители видели что помимо общего в том масштабе
в каком его постигают “частные науки” есть общее и большего масштаба а именно в
отдельности для каждой из трех основных областей действительности природы
человеческого общества сознания. Но существует и всеобщее которое присуще
земному универсуму в целом и выражается в законах и категориях типа необходимость
случайность причинность связь время и т.п. Таким образом структурное поле общего
включает в себя конкретно- общее (компетенция отдельных наук) наиболее общее
каждой из трех основных областей действительности и всеобщее (компетенция
философии).
Б. Согласно Гражданскому кодексу Российской Федерации обществом с
ограниченной ответственностью далее ООH признается утвержденная одним или
несколькими лицами коммерческая организация уставный капитал которой разделен на
доли определенные учредительными документами. В отличие от акционерного
общества право на долю подтверждается не ценной бумагой акцией а лишь
свидетельством которое в соответствии с уставом ООH может выдаваться его
участникам учредителям.
В. Можно ли давать урок если нет классной комнаты Сдавать экзамен без
зачетки в кармане Входит ли вдыхание меловой пыли полной грудью необходимой
составной частью в процесс получения высшего образования Вот Джо Мартин
например так не думает Ему 41 год он не последний человек в одной из страховых
компаний Индианаполиса и в то же время студент университета Дьюка во время
перерыва на обед или вечером когда жена мистера Мартина уже спит Джо садится за
клавиатуру компьютера входит в Интернет и начинает грызть гранит науки в том месте
которое ему обозначил профессор стоящий на кафедре в семи сотнях километров от его
дома.

Bài tập2: Hãy sử dụng một trong những từ đồng nghĩa đã cho ở trong ngoặc thay cho
các dấu hoa thị trong câu.
1) По приглашению друзей мне *** (довестись, посчастливиться, прийтись,

удасться) ***(побывать в, посетить) Баньске-Бистрице.
2) Чтобы ТЭЦ могла полностью обеспечить город теплом, *** (необходимо,
нужно, требоваться) *** (нарастить, повысить, увеличить) ее энергетические мощности
и *** (построить, провести, проложить) новые тепломагистрали.
3) В нашем крае много (далекие, дальние, отдаленные, удаленные) населенных
пунктов, в них *** (жить, обитать, проживать) до трети населения.
4) Было *** (наглядно, предметно) *** (показан, продемонстрирован), что
комплексное *** (использование, применение) технических средств на *** (занятия,
уроки) *** (во много раз, заметно, значительно, неизмеримо, несравненно, ощутимо,
существенно) *** (повышать, увеличивать) *** (отдача, продуктивность,
производительность, эффективность) *** работа, труд) педагога.

Bài tập3: Hãy chỉ ra những lỗi lời nói do sử dụng không đúng các từ ngoại lai trong
các câu sau và sửa chúng.
1) Деятельность редакции по уточнению текстов лимитирована утратой части
манускриптов.
2) Контингент студентов растет, и надо сказать еще об одном симптоме этого
факта.
3) Победителями тендера стал консорциум западных и российских банков,
который возглавил CS First Boston. Имидж РАО серьезно пострадал, как и престиж его
главного акционера – государства.
4) Двадцать лет своей автобиографии он посвятил выведению новых сортов
земляники.

Bài tập 4: Hãy sửa những lỗi thuộc về văn phong trong khi sử dụng các danh từ, tính
từ và số từ.
1) Четверым балеринам предложили участвовать в конкурсе.
2) Так мы и живем: семь в одной комнате.
3) Горнодобывающая промышленность является одной из самых важнейших
отраслей народного хозяйства.

4) В этой нелегкой ситуации нами принимаются меры по отысканию наиболее
оптимального варианта.

Bài tập5: Hãy chọn dạng đúng của chủ ngữ và vị ngữ sao cho chúng phù hợp với
nhau.
1) На выставке (экспонируется - экспонируются) более 30 различных моделей,
каждая из которых – точная копия корабля.
2) Подавляющее большинство электората в этот день (отправилось -
отправились) на свои дачные участки.
3) От множества следов по снегу может показаться: десяток росомах (бегали -
бегало - бегал), но это следы одного дикого зверя.
4) Американцы с помощью радиопередатчиков, укрепленных в ошейниках
росомах, попытались проследить за перемещением зверей и их судьбой. Из двадцати
пяти за короткое время восемнадцать (погибли - погибло), в пятнадцати случаях они
стали (жертвой - жертвами) охоты.

Đề 2

Bài tập1: Hãy đọc những đoạn trích dưới đây và xác định chúng thuộc loại văn phong
nào. Hãy tìm những cấu trúc trong bài để chứng minh và nêu ra các đặc trưng cơ bản của
văn phong đó. Hãy đánh dấu câu.
А. Бежать с помощью водки и наркотиков нынче не модно Зато тысячи парней и
девушек вечера и даже ночи напролет проводят в обнимку с компьютером На его
экране они видят то что хотят а не то что им навязывает общество в образе телевизора
молочного магазина или родного института Одна из самых любимых фишек молодежи
хакерство Можно забраться в Интернет и скачивать оттуда рефераты курсовики
дипломные работы Час работы в Интернете стоит от доллара до пяти зато сколько
кайфа И еще В мире компьютерных грез никто не задает вопросов типа А какая идея
тебе близка
Б. Дополнительное предположение о том что полезность или прибыль каждого

экономического субъекта максимизируется заложенное в качестве предпосылки в
неоклассическую экономическую теорию необходимо для того чтобы предметом
анализа было устойчивое а значит оптимальное для всех состояние когда дальнейший
обмен или дальнейшее производство приведут к снижению благосостояния кого-либо
из участников Проверить соответствует ли поведение потребителя или управляющего
максимизации полезности обычно невозможно поскольку его функция полезности нам
заранее неизвестна
В. При предъявлении претензий по количеству и качеству поставленного товара
поставляющая Сторона в обязательном порядке прилагает к заявлению о претензии
следующие обосновывающие ее документы транспортный документ а в
соответствующих случаях и коммерческий акт составленный органами транспорта
рекламационный акт составленный с участием представителя Стороны получающей
товар либо официальной контрольной организации или другой компетентной
незаинтересованной организации Стороны получающей товар

Bài tập2: Hãy tìm các từ đồng nghĩa đúng nhất cho các từ in nghiêng và sửa câu.
1) Самолет подвержен действию перепадов стужи и тепла.
2) Месторождения нефти в Среднем Приобье расположены далеко от
железных дорог.
3) С изумлением мы узнавали свою группу крови.
4) До сих пор у нас применяется бензиновый двигатель, который потребляет
дорогое топливо в значительных размерах.

Bài tập 3: Hãy chỉ ra những lỗi lời nói do sử dụng không đúng các từ ngoại lai trong
các câu sau và sửa chúng.
1) Доверительные трастовые операции широко развиты за рубежом.
Потребность в трастовых услугах, которые гарантируют целостность ваших
сбережений, в России возникла в связи с накоплением отдельными гражданами и
организациями значительных финансовых ресурсов и необходимостью умело
распорядиться этими средствами.

2) Древние наши города явились цитаделью русского национального зодчества.
3) Эксклюзивные скидки.
4) Вместе с руководителем пресс-службы Игорем Игнатьевым мы придумали
имидж комнаты для брифингов, появилась стойка, эмблема, создан свой
телерадиокомплекс.

Bài tập 4: Hãy sửa những lỗi thuộc về văn phong trong khi sử dụng các danh từ, tính
từ và số từ.
1) Во время перерыва в холле продолжают спорить. Подойдем поближе к этим
троим студентам, послушаем, что они говорят.
2) Эти двести метров, отделяющие оба института, учебный и исследовательский,
преодолеть не так уж трудно.
3) Бытовые условия в поселке оказались более предпочтительнее, чем в
леспромхозе.
4) Это наиболее характернейшие заболевания у детей такого возраста.

Bài tập5: Hãy đưa ra các nhận xét đúng về các thành phần chính trong các câu dưới
đây. Trong trường hợp cần thiết hãy sửa những lỗi lời nói và biên tập chúng thành bài khoá.
1) Большинство горняков, получивших зарплату за первое полугодие, осталось
не-удовлетворенными компенсацией.
2) Несколько книг из библиотеки моего отца оказалось утерянными.
3) Операцию сделал молодой хирург Иванова Н.С., недавно защитившая
кандидат-скую диссертацию.
4) Живым организмам необходима одинаково как влага, так и тепло.

6. Kết luận
Sau khi nghiên cứu vấn đề nêu trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Văn hoá lời nói được hiểu là những định chuẩn được tinh tuyển có ảnh hưởng đến
hiệu quả giao tiếp.
- Văn hoá lời nói được coi là tiêu chí để đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi

một cá thể tham gia giao tiếp dưới dạng nói và viết.
- Việc dạy “Văn hoá lời nói” cho sinh viên chuyên ngữ tiếng Nga như một học phần
bắt buộc là việc làm cần thiết, bởi học phần này sẽ cung cấp cho người học những kiến
thức chuẩn mực về ngôn ngữ và cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong
giao tiếp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Голуб И.Б, Стилистика русского языка, Москва, 1997.
[2] Максимова В., Русский язык и культура речи, М., Гардарик, 2000.
[3] Граудина ЛК, Ширяев ЕН, Культура русской речи, ИздНОРМА, Москва,
2003.
[4] Розенталь Д.Э., Практическая стилистика русского языка, Москва, 1998.
[5] Ф Д Соссюр, Курс общей лингвистики, Труды по языкознанию, Москва, 1977.
[6] Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Phong cách tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1993.
[7] Đỗ Hữu Châu, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông
trung học phục vụ cải cách giáo dục môn Tiếng Việt lớp 10, Vụ Đào tạo và Bồi
dưỡng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1990.
[8] Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Trẻ, 1999.
[9] Phạm Vũ Dũng, Văn hoá giao tiếp, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996.

×