Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường giao thông nông thôn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 83 trang )




ĐỀ TÀI

Lập kế hoạch và ngân
sách cho công tác nâng
cấp đường giao thông
nông thôn
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


1

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT 3
B2-1 CHÍNH SÁCH/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
TRUNG HẠN CỦA QUỐC
GIA VÀ TỈNH 4
1.1 - Xem xét chiến lược và chính sách của Quốc gia và của Tỉnh 4
1.2 - Xem xét các ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
6
1.3 - Xem xét chiến lược phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn 8
B2-2 LẬP DANH SÁCH DÀI 11
2.1. Mục tiêu phát triển đường bộ của tỉnh – Xác lập mục tiêu trung hạn 11
2.2. Xác lập mục tiêu trung hạn 14
2.3. Tham gia của cộng đồng 15
2.4. Phân loại đường 18
2.5 - Sàng l


ọc danh sách tuyến đường đưa vào dự án GTNT3 19
2.6 - Thu thập dữ liệu về đường 19
2.7 - Các vấn đề về môi trường 22
2.8- Đánh giá tác động xã hội 25
2.8.1 - Giải phóng mặt bằng và tái định cư 25
2.8.2 - Phát triển dân tộc thiểu số 29
B2-3 PHÂN TÍCH KINH TẾ 32
3.1 - Khái niệm cơ bản 32
3.2 - Các bước tiến hành phân tích kinh tế 35
3.2.1 - Đánh giá giao thông 35
3.2.2 - Dự báo giao thông 36
3.2.3- Dự toán chi phí Dự án 36
3.2.4 - Dự tính các lợi ích của Dự
án 37
3.2.5 - Thực hiện phân tích kinh tế 38
3.2.6 - Phân tích độ nhạy 39
3.3 - Phân tích ngưỡng 40
3.3.1 - Giới thiệu 40
3.3.2 - Đầu vào yêu cầu 40
3.3.3 - Phân tích ngưỡng 41
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


2
3.3.4 - Tính toán kết quả 42
3.4. Phân tích bằng bảng tính excel 43
3.4.1 - Giới thiệu 43
3.4.2 - Mô hình khai thác 43
3.4.3 - Hạn chế 47

3.5 - Minh họa – Phân tích ngưỡng và phân tích bằng bảng tính excel 47
3.5.1 - Minh họa – Phân tích ngưỡng 47
3.5.2 - Minh họa phân tích bằng bảng tính excel 48
B2-4 XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN 61
4.1. Định nghĩa và khái niệm 61
4.2. Các bước xếp thứ tự ưu tiên 61
4.3 - Ưu tiên đường tiếp cận cơ bản 63
4.4 - Ưu tiên đường nâng cấp, cải tạ
o 63
4.5 - Cấu trúc danh mục đường ưu tiên 65
B2-5 KẾ HOẠCH XÂY LẮP TRUNG HẠN 66
5.1 - Sự cần thiết của kế hoạch trung hạn 66
5.2. Các bước lập kế hoạch trung hạn 66
5.3 - Nguồn vốn và phân bổ vốn 68
5.3.1 - Nguồn vốn 68
5.3.2. - Cơ cấu phân bổ vốn của tỉnh 69
5.4 - Các kịch bản phân bổ ngân sách và kế hoạch năm 70
5.4 - Lập kế hoạch trung hạn 72
5.5 - Các kế
hoạch năm thứ nhất, thứ 2 & 3 74











Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


3
KHÁI QUÁT


Giới thiệu khóa học

Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường giao
thông nông thôn.

Mục đích

Hoàn thành khóa học, học viên có thể:
- Lập kế hoạch giao thông trung hạn phù hợp với chính sách ưu
tiên phát triển của tỉnh và của chính phủ.
- Lập chương trình công tác hàng năm theo mục tiêu của Kế hoạch
giao thông trung hạn, theo thời kỳ và ngân sách thường niên.
- Áp dụng phương pháp luận, các bước giản đơn trong việc lập Kế
hoạch giao thông trung hạn, kế hoạch công tác hàng năm.
- Thực hiện phân tích kinh tế và ưu tiên các tuyến đường thông
qua mô hình tính toán b
ằng excel đơn giản.
- Thiết lập cơ sở dữ liệu tại cấp tỉnh.


Nội dung




B2-1


B2-1

B2-1

B2-1


B2-1


Chính sách, kế hoạch phát triển trung hạn của
Quốc gia và Tỉnh

Lập danh sách dài
Phân tích kinh tế
Xếp thứ tự ưu tiên
Kế hoạch xây lắp trung hạn
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


4
B2-1 CHÍNH SÁCH/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
TRUNG HẠN CỦA QUỐC GIA VÀ TỈNH



Mục đích

Hoàn thành tiết học, học viên:
- Hiểu cơ bản về chiến lược và chính sách Quốc gia và của Tỉnh về
phát triển kinh tế xã hội
- Nắm được các điểm cơ bản của quy hoạch phát triển vùng của
Tỉnh
- Nắm được các điểm cơ bản của chiến lược phát triển đường
GTNT của Quốc gia và của Tỉnh


1.1 - Xem xét chiến lược và chính sách của Quốc gia và của Tỉnh
Chính sách, kế hoạch và chiến lược quốc gia thiết lập nên chương trình phát
triển kinh tế trong tương lai một cách nhất quán theo từng giai đoạn. Nó cho phép
chuyển đổi các mục tiêu/mục đích dài hạn thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện
dự án trung hạn.
Ví dụ, Chính phủ Việt Nam lập Chính sách và Chiến lược Kinh tế Xã hội dài
hạn (10 năm) xác định các mục tiêu và chỉ ra các định hướng, các chiến lược. Nó là
c
ơ sở cho chuẩn bị các kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương. Chính phủ
cũng thiết lập (trong chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia), các Kế hoạch 5 năm
Phát triển Kinh tế - Xã hội (1996-2000, 2001-2005 và 2006-2010) để làm cơ sở cho
việc chuẩn bị các kế hoạch năm, các kế hoạch phát triển của tỉnh và thành phố.
Thông qua việc thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách trung tâm, Vi
ệt
Nam sẽ có khả năng đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ (MDGs), như là
giảm 50% đói nghèo trong giai đoạn 1990-2015. Chính phủ đồng thời cũng ban hành
các tài liệu chiến lược phát triển khác như là đường lối chiến lược phát triển bền vững
như là Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững Quốc gia (Chương trình Nghị sự

Quốc gia 21), Chiến lược Bảo vệ Môi trường Qu
ốc gia, Tầm nhìn 2020 (NSEP), và
Chiến lược Tổng thể Tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS).
Một trong những định hướng phát triển ngành lĩnh vực, vùng kinh tế liên quan
đến GTNT là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn vì trước mắt và trong nhiều năm nữa. Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông
thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Cụ thể là:
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


5
- Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, xây
dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng
suất cao.
- Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ KCHT kinh tế, xã hội ở nông thôn. Thúc
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển
mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao.
- Đẩy mạ
nh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Tăng cường công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, chú trọng phát triển
kinh tế trang trại, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Định hướng chính sách phát triển vùng
Chính sách phát triển vùng được cụ thể hóa bằng những định hướng như sau:
- Tạo điều kiện cho tất cả các vùng trong cả nước phát triển mạnh hơn trên cơ
sở phát huy lợi thế
so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí mỗi vùng và liên
vùng bằng các chính sách mang tầm vĩ mô từ chính phủ.
- Tăng cường sự liên kết giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng để khắc phục
rỏ rệt tình trạng chia cắt theo địa giới hành chính.

- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là mạng lưới giao thông, thủy
lợi, cung cấp nước sạch, phát triển giáo dục đào tạ
o, nâng cao trình độ dân trí
và chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt đối với các vùng nông thôn khó khăn.
- Phát triển quy hoạch tổng thể để hình thành các đô thị trung tâm cấp tỉnh.
- Từng bước rút ngắn và tiến tới xóa bỏ khoảng cách về trình độ phát triển xã
hội giữa các vùng.
- Nâng dần vị thế kinh tế của các vùng nghèo trong tổng thể nền kinh tế cả
nước, đẩy nhanh tốc
độ xóa đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước và đặt biệt
ở các vùng khó khăn.
- Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó
khăn, nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các doanh
nghiệp nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại các vùng khó khăn.
Chiến lược đầu tư phát triển GTNT
Chi
ến lược đầu tư phát triển giao thông nông thôn được tập trung vào các lĩnh
vực chính như sau:
- Xác định chức năng kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng của các khu vực
nông thôn:
Việc xác định đúng đắn chức năng kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng của
các khu vực giúp hỗ trợ để đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng đắn,
nâng cao hiệu quả đầu tư đối với phát triể
n kinh tế và đảm bảo an ninh quốc
gia.
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT



6
- Xóa bỏ khoảng cách chênh lệch phát triển kinh tế và đời sống xã hội giữa các
vùng, miền:
Để xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về phát triển kinh tế và xã hội giữa các
vùng, chiến lược phát triển GTNT cần phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
không những của từng vùng mà còn của các khu vực kinh tế phát triển khác
nhau ngay trong một vùng.
- Dự báo tiềm năng nhu cầu vận tải:
Việc d
ự báo tiềm năng phát triển vận tải hàng hoá và hành khách ở khu vực
nông thôn dựa trên dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách chung của
toàn quốc, kết hợp với mức tăng trưởng GDP, mức tăng trưởng dân số, khả
năng đô thị hoá của các vùng, các phân tích, đánh giá các nguồn số liệu khác.
- Xác định rõ vai trò, chức năng của các phương thức vận tải
Trong xây dựng chiến lược vai trò, chức năng c
ủa từng phương thức vận tải
phải được định nghĩa và xác định rõ ràng, trong đó vai trò và chức năng (phục
vụ) của hệ thống GTNT cần được xác định rõ trong mạng lưới GTVT tổng thể
của quốc gia. Phát triển quy hoạch mạng lưới đường GTNT phù hợp, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược đầu tư cũng như
bảo trì hệ thống
này.
- Phân cấp mạng lưới GTVT theo chức năng
Việc phân cấp mạng lưới GTVT theo chức năng đúng theo thông lệ quốc tế
cũng đã được trình bày trong Chiến lược phát triển GTVT quốc gia. Theo đó
mạng lưới cho các phương thức vận tải được chia làm 3 loại: chính yếu, thứ
yếu và cấp 3. Loại chính yếu (loại 1) có tầm quan trọng quốc gia, trong đó loại
thứ yếu (loại 2) liên kết các trung tâm phát triển của tỉnh với mạng lưới chính
yếu. Mạng lưới loại 3 mang đến các tiếp cận phù hợp đến từ các khu vực còn

lại.
- Quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn
Quy hoạch mạng lưới đường GTNT được thực hiện trên cơ sở để đảm bảo tính
kết nối liên tục trong hệ thống mạng lưới đường, đảm bả
o tỉ lệ phát triển phù
hợp của các loại đường trong mạng lưới, và đảm bảo kết nối phù hợp theo
quan điểm an toàn giao thông và thuận lợi trong quản lý mạng lưới đường.
1.2 - Xem xét các ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh
Trong một tỉnh qui hoạch đường giao thông nông thôn phải xét đến các ưu tiên
phát triển được lập trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh và được cơ cấu
để phù hợp với nhu cầu giao thông cấp tỉnh.
Đối với mục đích lập kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu đầu tư phát triển, các tuyến
đường có thể được phân ra thành ba loại chính.
• Các đường tiếp cận c
ơ bản
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


7
• Các đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội (các đường kết nối với Dự án/ Khu
qui hoạch phát triển đặc biệt)
• Các đường cải tạo nâng cấp
Các đường tiếp cận cơ bản
Cung cấp các đường tiếp cận cơ bản là quyết định chiến lược của chính phủ với
mục đích hướng tới sự phát triển toàn diện kinh tế xã h
ội của đất nước, yêu cầu cung
cấp đường nối các thôn xóm với nhau và nối với các xã, đồng thời đảm bảo nối xã
với các trung tâm của tỉnh.

Các tuyến đường phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội (các đường kết nối với các
Dự án/ Các khu qui hoạch phát triển đặc biệt)
Để phát triển kinh tế xã hội tỉnh, giảm nghèo, kích thích sản xuất nông nghiệp và
các hoạt động liên quan đến s
ản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp nông
thôn, một số vùng trọng điểm chính cần được xác định một cách liên tục. Nếu không
phối hợp các hoạt động này với sự phát triển của mạng lưới đường thì sẽ có ảnh
hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các ưu tiên phát triển kinh tế -
xã hội được thiết lập trong các kế hoạch phát triể
n tổng thể của một tỉnh sẽ là tiền đề
cho công tác lập qui hoạch và cung cấp các tuyến đường tiếp cận/ đường kết nối.
Các đường cải tạo nâng cấp
Các tuyến đường hiện có cần cải tạo nâng cấp do điều kiện đường hiện tại và/
hoặc do sự tăng trưởng của giao thông vượt quá năng lực thiết kế của đường. Công
tác c
ải tạo nâng cấp có thể là xây dựng lại tuyến đường, nâng cấp hay mở rộng
đường. Việc cải thiện các tuyến đường sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế do giảm các
chi phí vận doanh của xe và tiết kiệm chi phí đi lại của hành khách và chi phí vận
chuyển hàng hóa. Quyết định cho cải tạo các tuyến đường phụ thuộc vào tình trạng
đường hiện tại và lưu lượng xe trên đường.
Tuy nhiên, đối vớ
i từng tỉnh việc áp dụng phương pháp sắp xếp ưu tiên đầu tư
tuyến đường GTNT cần kết hợp với các tiêu chí về kinh tế - xã hội sẽ giúp cho các
tỉnh đưa ra được lộ trình đầu tư phát triển hợp lý mạng lưới đường GTNT, đem lại lợi
ích cho người dân nông thôn có thể tiếp cận với các vùng KT-XH như: chợ, trạm y tế,
giáo dục và thông tin đại chúng.
Việc xem xét đến các kế
hoạch chiến lược của Quốc gia và của Tỉnh với nhiều
tiêu chí tổng hợp như vậy là một việc khó khăn phức tạp. Vì vậy, một cách làm được
thống nhất chung đối với lập kế hoạch và phân bổ vốn cho hệ thống đường giao

thông nông thôn, như sau:
- Xác định lĩnh vực ưu tiên cho mỗi vùng, mỗi tỉnh: Xây dựng đường tiếp cận
cơ bả
n cho các xã chưa có đường tới trung tâm xã, cụm xã. Đối với các xã cù
lao, ưu tiên xây dựng các bến cho phà, ghe thuyền.
- GTNT có tác dụng rất lớn đến đói nghèo và tăng trưởng, vì vậy lĩnh vực ưu
tiên tiếp theo là các vùng kinh tế kém phát triển hơn để tối đa hóa số người
hưởng lợi từ nền kinh tế, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


8
- Đối với các vùng kinh tế phát triển hơn sẽ phải xem xét nhiều đến khía cạnh
thương mại của các dự án (lưu lượng vận tải lớn, kích thích kinh tế phát triển)
và khả năng có thể huy động được vốn từ dân hoặc các nguồn khác.
- Tất cả các dự án phải nằm trong kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Xem xét cân đối giữa đầu t
ư phát triển và bảo trì.
Thứ tự như được trình bày trên đây cũng chính là cơ sở sắp xếp ưu tiên cho các
hoạt động xây dựng, nâng cấp và bảo trì cho mạng lưới đường GTNT. Các dự án
được xếp ưu tiên cao hơn sẽ được đưa vào thực hiện trước. Với các dự án còn lại,
kinh phí có đến đâu sẽ làm đến đó theo đúng thứ tự ưu tiên được xác định.
1.3 - Xem xét chiến lược phát triển hệ thống đường giao thông
nông thôn
Theo tính toán sơ bộ để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn từ 2006-
2010 thì tổng kinh phí cho đầu tư phát triển và bảo trì đường bộ nông thôn là khoảng
trên 41.728 tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển GTNT là 38.280 tỷ chiếm 91,6%.
Chiến lược phát triển GTNT cho các xã khó khăn chưa có đường đến trung tâm

xã, cụm xã
Việc xây dựng đường đến các xã chưa có đường là ưu tiên cao nhất của chính phủ
trong việc xoá
đói giảm nghèo, xoá những vùng trắng về đường giao thông , hội nhập
các khu vực nông thôn có nhiều điều kiện khó khăn (vùng sâu vùng xa, địa hình núi
cao, hiểm trở hoặc bị chia cắt bởi các sông kênh) vào nền kinh tế. Ðây là các xã chủ
yếu tập trung ở các vùng nghèo như Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Bắc, Ðông Bắc và Tây Nguyên, Ðồng bằng sông Cửu Long. Việc huy động sức dân
sẽ trở thành gánh nặng cho những người nghèo và cũng sẽ v
ượt quá khả năng ngân
sách của các tỉnh nghèo, thu không đủ chi.
Chiến lược xây dựng GTNT khu vực kinh tế phát triển
Sự phát triển kinh tế nông thôn nhanh tại các khu vực này sẽ gia tăng nhanh
chóng lưu lượng vận tải và nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải có trọng tải lớn.
Việc xây dựng hệ thống công trình cầu đường giao thông nông thôn cần đáp ứng nhu
cầu này. Chiến lược phát triển giao thông nông thôn tại các vùng này tậ
p trung vào:
- Nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến tại các trung tâm đạt tiêu chuẩn đường
cấpVI, V hoặc đường có cấp cao hơn phù hợp với lưu lượng vận tải, mặt
đường nhựa hoá hoặc bê tông xi măng hoá.
- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nông thôn nối các cụm đô thị
nông thôn, nối về các khu dân cư nông thôn đạt cấp tiêu chuẩn cấp A trở lên
đảm bảo giao lưu hàng hoá và sinh ho
ạt của người dân nông thôn một cách
thuận tiện nhất.
- Nâng cấp cải tạo các trục đường thôn, xóm đảm bảo đạt tiêu chuẩn cấp B trở
lên.
- Xây dựng hệ công trình (cầu, cống, rãnh) đồng bộ, đặc biệt là hệ thống cầu
trên đường huyện, đường xã chính yếu đạt tiêu chuẩn H13-X60 trở lên.
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:

Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


9
Giai đoạn 2006 - 2010:
- Ðối với đường huyện: Nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 100%, trên 90%
đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, hệ thống cầu cống có tải trọng thiết kế
H13-X60 trở lên, hệ thống rãnh dọc hoàn chỉnh và đồng bộ.
- Ðối với hệ thống đường xã: Nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 80%,
đường xã đạt cấp A trở lên, hệ thống cầu cống trên đường xã có tả
i trọng thiết
kế H8 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng bộ.
- Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: Ðường thôn xóm đạt cấp B trở lên, phục
vụ tốt nhu cầu dân sinh của người dân địa phương.
Giai đoạn 2011 - 2020
Ðây là một giai đoạn phát triển cao hơn của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì
vậy, hệ thống công trình giao thông nông thôn cần đạt được các chỉ số sau:
- Ðố
i với đường huyện: tiếp tục nâng cấp hệ thống đường huyện về chất lượng
mặt đường, 100% đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, hoàn chỉnh hệ thống
cầu cống đạt tải trọng H13-X60 trở lên, tiếp tục nâng cấp hệ thống rãnh dọc
hoàn chỉnh, đồng bộ.
- Ðối với hệ thống đường xã: nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 100%, nâng
dầ
n chất lượng đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên khoảng 50%, tiếp tục
nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống cầu cống và rãnh thoát nước.
- Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: nâng dần các đường thôn xóm đạt tiêu
chuẩn cấp A trở lên (khoảng 50%), nâng cao chất lượng các công trình thoát
nước (hệ thống cầu, cống, rãnh), đảm bảo thông thoát tốt, đáp ứng tốt nhu cầu
dân sinh.

Việc phát triển GTNT ở các khu v
ực kinh tế phát triển này sẽ chủ yếu dựa vào
nguồn lực tại địa phương. Vì vậy cần có cơ chế huy động vốn bền vững phát triển và
bảo trì GTNT.
Chiến lược xây dựng GTNT khu vực kinh tế còn kém phát triển
Chiến lược đầu tư phát triển giao thông nông thôn cần tập trung ưu tiên mở
mới các tuyến đường tới các khu vực dân cư (cụ thể là đường loại B-GTNT trong giai
đ
oạn ngắn hạn), nâng cấp, cải tạo các tuyến đường cốt yếu đạt tiêu chuẩn cấp A-
GTNT trở lên, nối với các trung tâm phát triển (các thị trấn, thị tứ, các trục đường cấp
cao của quốc gia) nhằm rút ngắn khoảng cách các vùng kém phát triển và các vùng
phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, thúc đẩy buôn bán giữa
các vùng. Ðể giảm gánh nặng về bảo dưỡng
đường cho các khu vực còn nghèo, tùy
theo từng điều kiện cụ thể và điều kiện địa chất, địa hình, các tuyến đường cốt yếu
này cần xây dựng mặt đường nhựa hay bê tông xi măng, những khu vực bằng phẳng
có thể làm đường cấp phối.
Ðối với các tuyến đường nội xã, liên thôn, cần đầu tư xây dựng đường đạt tiêu
chuẩn cấp A, B, kết cấu nhựa, bê tông xi m
ăng và cấp phối tùy theo từng điều kiện cụ
thể (địa hình, địa chất), hoàn chỉnh đồng bộ các công trình thoát nước (cống, rãnh).
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


10
Từng bước nâng cấp hệ thống đường nội thôn, xóm, đường ra đồng. Cụ thể lộ trình
thực hiện theo các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn như sau:
Giai đoạn 2006-2010
Trong giai đoạn này, khi kinh tế của các vùng kém phát triển này còn thấp hơn

nhiều so với mức bình quân chung trong cả nước, hệ thống giao thông nông thôn cần
đạt được:
- Ðối với đường huyện: nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 50%, kho
ảng
50% đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, V trở lên, hệ thống cầu cống trên
đường huyện có tải trọng thiết kế H13-X60 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng
bộ.
- Ðối với hệ thống đường xã: nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 40%, đường
xã đạt tiêu chuẩn cấp A trở lên, hệ thống cầu cống trên đường xã có tải trọng
thiết kế H8 trở lên, hệ th
ống rãnh dọc đồng bộ.
- Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn cấp B trở
lên, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh.
Giai đoạn 2011-2020
Ở giai đoạn này, hệ thống công trình giao thông nông thôn cần được phát triển
như sau:
- Ðối với đường huyện: 100% đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, nhựa hóa (hoặc bê tông
xi măng hóa) đạt 100%, hệ thống cầu cống trên đường huy
ện có tải trọng thiết
kế H13-X60 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Ðối với hệ thống đường xã: nâng dần chất lượng khoảng 50% đạt tiêu chuẩn
cấp VI trở lên, nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) khoảng 70%, tiếp tục
nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống cầu, cống và rãnh thoát nước.
- Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: khoảng 30% đạt tiêu chuẩn c
ấp A trở lên ,
nâng cao chất lượng các công trình thoát nước (hệ thống cầu, cống, rãnh), đảm
bảo thông thoát tốt, đáp ứng tốt nhu cầu dân sinh.






Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


11
B2-2 LẬP DANH SÁCH DÀI

Mục đích

Hoàn thành tiết học, học viên có thể:
- Lập danh sách dài cho kế hoạch giao thông trung hạn phù hợp
với chính sách ưu tiên phát triển của tỉnh và của chính phủ.
- Lập danh sách dài cho chương trình công tác hàng năm theo mục
tiêu của Kế hoạch giao thông trung hạn, theo thời kỳ và ngân sách
thường niên.
- Áp dụng phương pháp luận, các bước giản đơn trong việc lập Kế
hoạch giao thông trung hạn, kế hoạch công tác hàng năm.



2.1. Mục tiêu phát triển đường bộ của tỉnh – Xác lập mục tiêu trung
hạn
Chuẩn bị một “danh sách dài” các tuyến đường là bước đầu tiên trong việc xây
dựng kế hoạch phát triển trung hạn mạng lưới đường trong 5 năm, phù hợp với giai
đoạn kế hoạch phát triển trung hạn của tỉnh và của quốc gia. Danh sách dài được
chuẩn bị cơ bản dựa trên xem xét các ưu tiên phát triển của tỉnh, huyện, xã đã được
xác định trong giai đoạn kế hoạch trung hạn củ
a tỉnh. Ở giai đoạn chuẩn bị danh sách

dài, tất cả các loại đường (đường tiếp cận cơ bản, đường nối các dự án/các vùng qui
hoạch phát triển đặc biệt và đường cải tạo nâng cấp) đều được lựa chọn mà không có
sự phân biệt, dựa trên mục tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch trung hạn của
tỉnh và sự tham vấn cộng đồng.
Mục tiêu đầ
u tiên của công tác quy hoạch phát triển đường nông thôn là xác lập
các mục tiêu và xây dựng các chiến lược để chuẩn bị một kế hoạch năm với nguồn
ngân sách nhất định. Các công việc lập quy hoạch, kế hoạch và ngân sách cho Dự án
GTNT3 phải phù hợp với Quy hoạch phát triển đường bộ và ưu tiên của Tỉnh. Quy
hoạch phát triển đường nông thôn có thể được lập chung cho toàn tỉnh, kế hoạch năm
có thể chia thành các hạ
ng mục tùy theo mục tiêu và nguồn vốn.
Mục tiêu phát triển của Dự án GTNT3 là nhằm giảm đói nghèo bằng cách cải
thiện các tuyến đường của các xã đến các chợ, các khu vực dịch vụ kinh tế, xã hội.
Điều này có thể đạt được bằng cách loại bỏ 2 sự yếu kém sau: (i) tiếp cận và (ii) sự
yếu kém của hệ thống thể chế tỉnh trong việc lập kế hoạch và chươ
ng trình bảo dưỡng
và cải tạo các tuyến đường. Loại bỏ sự yếu kém thứ nhất sẽ đảm bảo được rằng Dự án
GTNT3 tạo ra lợi nhuận ngắn và trung hạn. Loại bỏ sự yếu kém thứ 2 sẽ tạo ra lợi
nhuận trong thời hạn dài hơn và liên tục.
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


12
Dự án GTNT3 xây dựng dựa trên nền tảng công viêc đã được thực hiện trong 2
dự án GTNT trước đây, Dự án GTNT1 và Dự án GTNT2. Bằng cách cải thiện sự tiếp
cận và đảm bảo sự liên tục của quá trình kế hoạch. Dự án GTNT3 sẽ chuẩn bị nền
tảng cho việc áp dụng một khả năng tiếp cận lĩnh vực lớn, tránh được việc phải thực
hiện song song c

ơ cấu thực hiện dự án với sự đầu tư toàn bộ ngân sách, mà ở đó vốn
đầu tư của các nhà tài trợ không được xác định riêng rẽ với vốn của Nhà nước.
Có 33 tỉnh hợp lệ tham gia Dự án GTNT3. Khung công việc lập quy hoạch, kế
hoạch và ngân sách được trình bày trong hình sau.

Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


13
Khung công việc lập quy hoạch, kế hoạch và ngân sách




Quy hoạch tổng thể
và ưu tiên của tỉnh

Số liệu kiểm kê và
tình trạng đường sơ bộ

Đếm xe
Số liệu kinh tế - xã hội
các xã

Danh sách dài các
tuyến đường
Có số liệu
đếm xe
Ước tính lưu lượng giao

thông (từ số liệu KTXH)
Chuẩn bị số liệu chạy mô hình phân tích kinh tế đường nông thôn
b
ằ l

Chương trình xây lắp
năm
Không

Phân tích kinh tế sử dụng
mô hình bảng tính Excel
(
IRR > 12%
)

Xếp thứ tự ưu tiên theo
chỉ số “Đường nâng cấp”
Sàng lọc sơ bộ kinh tế
(EIRR >12%) hoặc phân
tích ngưỡng
Chuẩn bị số liệu phân tích

Sàng lọc sơ bộ môi trường
Sàng lọc sơ bộ xã hội
Sơ bộ xếp thứ tự ưu tiên và
lựa chọn tu
y
ến
Khái toán
Cân đối nguồn vốn Dự án GTNT3

của tỉnh
Nghiên c
ứukhả thi các tuyến đ
ư
ờng đ
ã
đư
ợcs
àng l
ọcchoDự
án GTNT3
Sàng l
ọcs
ơ b
ộ các tuyến đ
ư
ờng cho Dự án GTNT3
Dự toán chi tiết
Đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động môi trường
Cân đối nguồn vốn Dự án
GTNT3 của tỉnh
Ch
ốtdanhmục
ưutiênvàchu
ẩnbị kế hoạch xây lắpnăm
Số liệu kiểm kê và tình
t
r
ạn

g
đ
ư
ờn
g
Số liệu phương tiện và đếm
xe

Chọn các tuyến đường
khả thi về kinh tế và có
khả năn
g
tri

n khai
Chính sách an toàn xã hội
Chính sách an toàn môi trường

Thực hiện chương trình

y
lắ
p
năm
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


14
Kế hoạch trung hạn 5 năm

Chiến lược và ưu tiên phát triển quốc gia được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm (Hiện đang thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm
2006 - 2010). Kế hoạch này sẽ nêu rõ mục tiêu phát triển và chiến lược phát triển đối
với tất cả các ngành. Tại cấp tỉnh, có các ưu tiên phát triển kinh tế xã hội cần phải
được giải quyết và hỗ trợ bởi mạng lưới đường nông thôn tốt hơn. Giai đọan của các
kế hoạch trung hạn của các tỉnh phải phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia.
Kế hoạch phát triển giaot hông vận tải trung hạn cần được xây dựng bao gồm các nội
dung cơ bản sau:
• Các điểm chính của chiến lược và ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội quố
c gia (theo
ngành) trong giai đoạn 5 năm
• Các điểm chính của chiến lược và ưu tiên phát triển kinh tế của tỉnh trong giai
đoạn 5 năm và quan hệ với chiến lược và ưu tiên quốc gia
• Cơ sở kinh tế - xã hội của tỉnh
• Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải
• Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
• Đánh giá nhu cầu giao thông (theo từ
ng chuyên ngành: bộ, sắt, sông, biển, không)
để đáp ứng nhu cầu đi lại hiện tại và tương lai.
• Đánh giá khoảng cách cung – cầu đối với từng chuyên ngành vận tải và xây dựng
một kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của từng giai đoạn.
• Đánh giá nhu cầu đầu tư và nguồn vốn.
• Khung thể chế và chính sách để thực hiện kế hoạch
Các t
ỉnh thuộc Dự án GTNT3 đã xây dựng kế hoạch phát triển giao thông vận tải
trung hạn (5 năm) và dài hạn (10-20 năm). Đây phải là cơ sở để phát triển mạng lưới
đường nông thôn trong kế hoạch trung hạn (5 năm) và danh sách (trong trường hợp
Dự án GTNT3 là Danh sách dài) các tuyến đường nông thôn cần xây dựng, cải tạo.
Trên cơ sở danh sách này, lập kế hoạch năm theo thủ tục lựa chọn đường được nêu
trong các phầ

n sau.

2.2. Xác lập mục tiêu trung hạn
Nhiệm vụ lập chương trình và ngân sách trong Dự án GTNT3 nhằm lựa chọn được
các tuyến đường và xây dựng một kế hoạch đầu tư trong nhiều năm trong khuôn khổ
nguồn vốn Dự án phân bổ cho các tỉnh.
Lập danh sách dài tuyến đường cho dự án GTNT3
Trên cơ sở danh sách các tuyến đường giao thông nông thôn trong Quy hoạch phát
triển GTVT và nguồn vốn phân bổ cho 33 tỉnh thuộc Dự án GTNT3, tiến hành lựa
chọn các tuyến đường đư
a vào dự án GTNT3 theo phương pháp phân kỳ. Để làm việc
này, thực hiện lựa chọn cần phải thực hiện theo các bước sao cho các tuyến đưa vào
Dự án GTNT3 sẽ đảm bảo:
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


15
a) Lợi ích kinh tế lớn nhất cho nền kinh tế
b) Tác động môi trường và xã hội nhỏ nhất; và
c) Có thể thực hiện được trong phạm vi thời gian và nguồn vốn của Dự án
Trong khuôn khổ Quy hoạch GTVT của tỉnh, nguyên tắc chung áp dụng cho việc
chọn tuyến cho Dự án GTNT3 như sau:
• Ưu tiên đầu tư nâng cấp, cải tạo mạng lưới đường nông thôn của tỉnh

Đảm bảo kết nối mạng lưới tốt nhất sẽ là một khía cạnh quan trọng trong khi
lựa chọn tuyến
• Tổng chi phí đầu tư 1 cầu không được lớn hơn 150.000USD
• Xem xét các tuyến đường, đặc biệt đối với đường tiếp cận cơ bản, sẽ được ưu
tiên đầu tư bằng nguồn vốn khác của Chính phủ như trái phiếu Cân đối kế


hoạch phân bổ nguồn vốn khác của Tỉnh.
Các phần tiếp sau đây nêu rõ chi tiết các bước lựa chọn và xếp thứ tự ưu tiên và chốt
danh sách các tuyến đường đưa vào Dự án GTNT3.
2.3. Tham gia của cộng đồng
Một điều rất quan trọng là các yêu cầu của cộng đồng phải được đưa vào trong
danh sách dài của các tuyến. Thông qua việc tham vấn và các thảo luận với đại diện
của các thôn, xã và tỉnh, các tuyến đường/ các tuyến kết nối được họ yêu cầu phải
được đưa vào danh sách dài tuyến. Quá trình tham vấn cộng đồng để lựa chọn tuyến
có thể bắt đầu ở cấp xã và cuối cùng là ở
cấp tỉnh.
Mục đích của tham gia công đồng là hỗ trợ thực hiện Nghị Quyết 79 về Quy
chế Dân chủ cơ sở và Nghị định 80 về Giám sát của cộng đồng trong đầu tư và giúp
xây dựng. Đây là việc làm quan trọng giúp kết hợp nhu cầu của địa phương với ưu
tiên phát triển đường nông thôn tại bước đầu lập kế hoạch (xây dựng kế hoạch trung
hạn và lập danh sách dài), và tại bước sau của Dự án, khi hoàn thiện thiết kế và thi
công dự án đường nông thôn. Do kế hoạch phát triển GTVT của tỉnh phải phù hợp ưu
tiên kinh tế - xã hội của tỉnh và quốc gia nên sẽ áp dụng phương pháp lập kế hoạch từ
trên – xuống dưới, trong khi sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch
sẽ theo phương pháp từ dưới lên.
Tại bước lập kế
hoạch, sự tham gia của cộng đồng được thực hiện tại cấp
huyện, tại tất cả các huyện trong tỉnh, Phòng Xây dựng – Công nghiệp/Hạ tầng huyện
mời đại diện của nhân dân từ các huyện và xã đến để tham vấn lên danh sách tuyến
đường cần xây dựng, nâng cấp, cải tạo trong vòng 5 năm tới. Danh sách tuyến phải
được lập tại các cuộc họp này sau khi thảo luận về t
ầm quan trọng của các tuyến
đường và sự cần thiết phải xây dựng, nâng cấp, cải tạo trong vòng 5 năm tới. Tất cả
các tuyến đường đề xuất đều phải có số liệu sơ bộ: tên đường, chiều dài, loại mặt
đường, tầm quan trọng của tuyến (kết nối các xã, huyện với xã, huyện với tỉnh, kết

nối với khu công nghiệp, chợ nông sản, đườ
ng tiếp cận cơ bản, ) Đây là bước đầu
tiên để thiết lập cơ sở dữ liệu các tuyến đường xem xét đưa vào kế hoạch 5 năm và
cần đảm bảo rằng các tuyến đường đưa vào danh sách sẽ đóng góp cho phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh. Tại bước này, danh sách tuyến đề xuất cần được UBND
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


16
huyện phê duyệt và chuyển về Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh rà soát, tập hợp đưa vào kế
hạch trung hạn phát triển GTVT.
Vì vậy, kế hoạch trung hạn phát triển GTVT sẽ bao gồm các tuyến đường phục
vụ ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia cũng như các tuyến đường do
cộng đồng đề xuất.
Hình trình bày Khuôn khổ tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế
hoạch, lập và th
ực hiện kế hoạch năm.
D ỏn Giao thụng Nụng thụn 3 Khúa o to:
Lp k hoch v ngõn sỏch cho cụng tỏc nõng cp ng GTNT


17
Giai đoạn
dự án
tham vấn bớc thực hiện công khai
n

p k
ế

t
quả thực
hiện tham
vấn/công
khai
lập chủ
trơng
đầu t
Thực hiện lựa
chọn tuyến đầu
t trên cơ sở qui
hoạch v nhu
cầu của địa
phơng
Lập Danh sách tuyến đầu t
năm trình PMU5 sau khi có
ý kiến của UBND tỉnh
Không yêu cầu
Không yêu cầu
Tham vấn
không chính
thức trong quá
trình điều tra,
khảo sát, thu
thập thông tin,
TĐC, MT
Kỹ thuật
Lập Dự án
đầu t
Xã hội Sng lọc

xã hội: Kế hoạch TĐC đầy
đủ hay rút gọn hoặc cam
kết không có GPMB; Đánh
giá ảnh hởng XH v lập
KH PTDTTS hoặc không
Môi trờng
Sng lọc môi
trờng v
Chuẩn bị Bản
cam kết bảo vệ
môi trờng
(Khung chính
sách MT)
- Văn bản khẳng
định kế hoạch
năm đã đợc
công khai tại trụ
s
ở UBND tỉnh.
Công khai tạiTrụ
sở UBND xã v
trụ sở Sở GTVT
trớc khi trình
UBND Huyện
phê duyệt
- Xác nhận của
lãnh đạo các xã,
của Sở GTVT về
việc thực hiện
công khai thông

tin
- Biên bản họp dân
thực hiện tham
vấn cộng đồng
Thực hiện Kế hoạch phát
triển dân tộc thiểu số đợc
phê duyệt ( trình duyệt v
lựa chọn đơn vị thực hiện
các kế hoạch hnh động)
TĐC+GPMB: Đo đạc kiểm
đếm chi tiết, áp giá, lập PA
b

i th

ng GPMB
Công khai bản dự
thảo tại UBND
xã, PPMU trớc
khi trình UBND
tỉnh phê duyệt
- Biên bản họp
dân thực hiện
tham vấn cộng
đồng
thực
hiện kế
hoạch
năm
Họp dân phổ

biến thông tin
dự án, các tác
động môi
trờng, các
chính sách về
đền bù,. v
nghe ý kiến của
ngời dân
(Mục5.2 khung
chính sách
GPMB-TĐC)
khung sự tham gia của cộng đồng trong dự án GTNT3
lập kế
hoạch
năm
Kế hoạch năm trình UBND
tỉnh phê duyệt
Sng lọc GPMB
Sng lọc DTTS
Không
phải
đánh
giá v
lập KH
DTTS
Lập KH
TĐC đầy
đủ hay
rút gọn
Tham vấn chính

thức nhóm ngời
DTTS để lập KH PT
DTTS (Mục 7.10.5
Khung chính sách
PT DTTS)
Tham vấn chính
thức ngòi bị ảnh
hởng để lập KH
TĐC đầy đủ hay rút
gọn (Mục 5.1
khung chính sách
GPMB-TĐC)
Trụ sở UBND
tỉnh
Đánh
giá ảnh
hởng
xã hội
v lập
KH
DTTS
Cam kết
không

GPMB
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


18


2.4. Phân loại đường
Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh sẽ chịu trách nhiệm lập Quy hoạch tổng thể phát
triển GTVT tỉnh, và danh sách dài các tuyến đường đầu tư trong Dự án GTNT3. Có
thể phân loại đường nông thôn trong Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh thành
các loại sau:
Các tuyến đường trong danh sách dài cần được phân loại thành 3 nhóm sau
đây:
a) Đường tiếp cận cơ bản (BAR)
Một đường tiếp cận cơ bản (BAR) có thể được định nghĩa mộ
t cách chính xác hơn là
đường mà cung cấp:
Khả năng thông qua,
(i) Có khả năng kết nối với mạng lưới đường cao hơn,
(ii) Có đủ khả năng tiếp cận tới các điểm kinh tế và xã hội địa phương,
(iii) Có đủ khả năng đáp ứng cho các hoạt động trong nội khu vực và
(iv) Có khả năng đáp ứng cho các loại phương tiện phổ biế
n ở nông
thôn.
b) Đường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (phục vụ khu công nghiệp, chợ nông
sản, kết nối với vùng sâu, vùng xa ); và
c) Đường nâng cấp cải tạo (đường hiện tại cần nâng cấp, như đường đất lên đường
cấp phối hoặc nhựa)
Các tuyến đường thuộc loại (a) và (b) sẽ hoặc là đường xây dựng mới hoặc là
đường nâng cấp cải t
ạo và lý do để đưa vào quy hoạch mang tính chất chính sách và
phục vụ chiến lược kinh tế - xã hội nhiều hơn. Các tuyến đường nâng cấp cải tạo
thuộc loại (c) thiên về lưu lượng giao thông trên tuyến và lợi ích của việc nâng cấp
cải tạo đối với nền kinh tế. Vì thế, đường giao thông nông thôn (Đường huyện và xã)
có lưu lượng giao thông cao hơn và cần nâng cấp cải tạo thì xếp vào loại (c).

Cách phân loại nh
ư trên sẽ giúp ích cho việc lựa chọn thích đáng và có hệ thống,
và quan trọng hơn nó sẽ đảm bảo rằng các đường rất cần thiết sẽ không bị đưa ra
trong quá trình lựa chọn (như là do ngân sách hạn chế nên không thể chọn tất cả các
đường trong danh sách dài trong giai đoạn lập kế hoạch trung hạn) chuẩn bị “danh
sách ngắn” các tuyến đường.
Để phục vụ và duy trì (chủ yếu trên quan đi
ểm tài chính) sự phát triển cân đối của
một tỉnh, đầu tư phát triển đường bộ phải vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đóng góp
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh cần thực hiện các bước
sau để lập danh sách dài các tuyến đường đề xuất cho Dự án GTNT3.
a) Lập khái toán chi phí xây dựng tất cả các tuyến đường thuộc cả 3 loạ
i nêu trên
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


19
b) Trên cơ sở kinh nghiệm các năm trước, dự đoán tổng ngân sách của tỉnh từ tất
cả các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả trái phiếu) cho đường giao thông
nông thôn trong gian đoạn triển khai dự án GTNT3.
c) Xác định các tuyến đường có thể được đầu tư từ ngân sách tỉnh theo thứ tự ưu
tiên – trước hết xem xét đường tiếp cận cơ bản, tiếp theo là đường ph
ục vụ
phát triển kinh tế xã hội và cuối cùng là đường nâng cấp, cải tạo. Trong trường
hợp ngân sách tỉnh không đủ đầu tư hết các tuyến đường loại (a) và (b), các
tuyến này có thể đưa cùng vào danh sách các tuyến loại (c) để xét đầu tư trong
Dự án GTNT3.
d) Sau khi loại trừ các tuyến đường đã được xác định đầu tư bằng nguồn ngân
sách Nhà nước/trái phiếu chính phủ, lên danh sách các tuyến đường còn lại

(Danh sách dài D
ự án GTNT3) – Đây là các tuyến đường đề xuất đầu tư cho
Dự án GTNT3.

2.5 - Sàng lọc danh sách tuyến đường đưa vào dự án GTNT3
Danh sách dài bao gồm các tuyến đường đề xuất thực hiện trong thời gian triển
khai Dự án GTNT3 và có thể Dự án GTNT3 không đủ đầu tư hết các tuyến đường
trong danh sách dài. Có thể lập nghiên cứu khả thi cho tất cả các tuyến trong danh
sách dài rồi xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn tuyến đầu tư hoặc tiến hành sàng lọc để loại
bớt các tuyến đường không đáp ứng được các tiêu chí sơ bộ v
ề xã hội, môi trường và
kinh tế. Cách làm thứ 2 thực tế hơn vì số lượng tuyến trong danh sách dài của các
tỉnh thường rất nhiều và nằm rải rác trong phạm vi rộng, địa hình phức tạp, rất khó
khăn và tốn kém để lập báo cáo khả thi cho tất cả các tuyến đường.
Vì vậy, trước khi lập báo cáo khả thi (cần thu thập đủ số liệu và yêu cầu phải
có kinh phí), các tuyến đường trong danh sách dài cần được sàng l
ọc sơ bộ về xã hội
và môi trường tránh bị loại sau này trong bước nghiên cứu khả thi, làng phí thời gian
và tiền của. Sau khi các tuyến đường đã qua sàng lọc sơ bộ môi trường và xã hội, tiến
hành phân tích kinh tế sơ bộ để xếp thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư, làm cơ sở chọn
tuyến lập báo cáo khả thi.
2.6 - Thu thập dữ liệu về đường
Để lựa chọn các tuyến đưa vào danh sách ngắn, yêu cầu có bộ số liệu đủ và
thích hợp. Các số liệu này cần được cập nhật thường xuyên. Bộ các số liệu cùng với
các giải thích cần thiết được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.1 - Dữ liệu về đường làm cơ sở lựa chọn tuyến
Số
hiệu
Tên dữ liệu Giải thích
1 Tên đường Tên của tuyến đường cùng với điểm đầu và điểm cuối

2
Đường được sử
dụng quanh
năm (Có
/Không)
Đường có thể tiếp cận trong tất cả các tháng trong năm (Có - có
thể tiếp cận; Không - không thể tiếp cận được trong tất cả các
tháng trong năm)
3
Phân loại theo
chức năng
Đường tiếp cận cơ bản - Đường phục vụ phát triển kinh tế, xã hội
- Đường cải tạo nâng cấp
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


20
4 Loại đường D-Đường Huyện, C-Đường xã , V-Đường làng, O-Đường khác
5 Cấp đường Cấp IV, Cấp V, Cấp VI, Loại A, Loại B, Loại AH, Loại khác
6 Loại mặt đường
Đường nhựa, đường bê tông xi măng, đường cấp phối, đường
đất, đường khác
7 Chiều dài (Km) Khoảng cách đoạn tuyến tính bằng Km
8
Chiều rộng mặt
đường (m)
Chiều rộng phần xe chạy tính bằng m
9
Chiều rộng lề

đường (m)
Chiểu rộng lề đường tính bằng m (cả đường có rải mặt và không
rải mặt)
10
Tính trạng
đường
vào số liệu độ ghồ ghề IRI (tham khảo Bảng 1 - phụ lục 1)
11 Giao thông
Xe đạp, xe súc vật kéo, xe máy, xe công nông, xe con, xe buýt
nhỏ, xe buýt lớn, xe tải nhỏ, xe tải trung, xe tải lớn, xe tải 3 trục -
lưu lượng của xe/ ngày đêm và lưu lượng xe con qui đổi.

12
Các vấn đề cần
quan tâm về
môi trường
(Có/Không)
Có - nếu tuyến đường đi qua các rừng bảo tồn hay các khu bảo
tồn thiên nhiên hay vùng đệm của chúng, Không - nếu không đi
qua các khu vực này
13
Các vấn đề xã
hội cần quan
tâm (Có/
Không)
Có - nếu có các ảnh hưởng xã hội lớn và Không - nếu có ảnh
hưởng xã hội nhỏ hoặc không có ảnh hưởng
14
Dân số được Dự
án đường phục

vụ
Áp dụng phương pháp được xây dựng trong Bảng 2, Phụ lục 1
15
Dân số nghèo
được hưởng lợi
từ dự án đường
Tỉ lệ nghèo ( số người nghèo trên tổng dân số) ở cả các cấp
tỉnh/huyện/xã/thôn xóm nhân với tổng dân số được phục vụ bởi
dự án đường
16
Khu vực dân cư
được phục vụ
(%)
Áp dụng phương pháp được xây dựng trong Bảng 2 - Phụ lục 1
17
Khu vực nông
nghiệp được
phục vụ (%)
Áp dụng phương pháp được xây dựng trong Bảng 2 - Phụ lục 1
18
Các tuyến
đường là đường
hiện có hay
đường mới
E- Đường cũ, N- Đường mới


Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT


21

Bảng 2.2 - Mẫu biểu Số liệu thống kê đường
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
TT
Huyện Đường Mã
đường
Cấp
đường
Loại
đường
(huyện,
xã,
thôn
xóm)

Chiều
dài
(km)
Kết cấu
mặt
đường
Loại địa
hình
Lưu
lương
xe
(PCU)
Số
người

nghèo
hưởng
lợi
Số
người
không
nghèo
hưởng
lợi
Cầu và
công
trình
thoát
nước
ngang
Khái
toán
tổng
mức
đầu tư
( tỷVND)
Đường
tiếp cận
cơ bản
BAR

Tình
trạng
đường
(đo

bằng
độ gồ
ghề
quốc tế
IRI)
Ghi
chú
1

Đường X VI Huyện 5 Cấp phối Trung du 100 1500 400
Cầu
bản
BTXM
L= 6m
4.5 Có 6.5

2

Đường Y A Xã 4 Đất
Đồng
bằng
25 600 400
Ngầm


5 Không 8.0










Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT

22

2.7 - Các vấn đề về môi trường
Xây dựng một tuyến đường mới hay mở rộng một tuyến đường cũ có thể gây
ảnh hưởng đến con người và các tài sản dọc theo tuyến. Nó cũng có thể yêu cầu các
hoạt động như chặt cây cối hay các hoạt động gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên
môi trường gây tác động bất lợi đến môi trường. Để đảm bảo sự phát triển bền vững
của khu vực dự
án, cần phải giảm thiểu các ảnh hưởng này hay là khi danh sách dài
tuyến đường được đưa ra lựa chọn các tuyến liên quan ít hoặc không liên quan đến
các vấn đề về môi trường. Như vậy, sẽ rất hữu ích nếu tiến hành sàng lọc môi trường
và xã hội ngay từ giai đoạn ban đầu để giải quyết các vấn đề về cơ bản về môi trường
xã hội đối với các tuyến đưa vào danh sách dài. Trình t
ự thực hiện cho công tác này
được giải thích chi tiết trong tài liệu đào tạo liên quan đến quản lý môi trường và xã
hội.
Tác động của dự án GTNT3 đối với môi trường được dự báo là các tác động
nhỏ và chủ yếu là có lợi. Dự án bao gồm rất nhiều khoản đầu tư nhỏ cho cải tạo và
nâng cấp các tuyến đường huyện và đường xã, điều này có nghĩa là nó chỉ gây ra
những tác động về môi tr
ường trong phạm vi giới hạn và có tính chất địa phương.
Các hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường hay phá

hủy môi trường sống tự nhiên. Việc cải tạo và nâng nấp đường sẽ tạo ra những lợi ích
về mặt môi trường, chẳng hạn như việc xây dựng hệ thống thoát nước tốt hơn và độ
ổn định của đất được t
ăng cường.
Quy trình thủ tục đánh giá môi trường áp dụng cho công tác cải tạo đường
giao thông nông thôn 3 được xây dựng trên kinh nghiệm của GTNT2. Quy trình đánh
giá môi trường dựa trên những quy định của Chính phủ Việt Nam và được tăng
cường khi áp dụng phối hợp với Chính sách Điều hành có liên quan của Ngân Hàng
Thế Giới.
Các thủ tục về môi trường của Chính phủ Việt Nam áp dụng theo Thông tư
490/1998. Theo Thông tư này, dự án được chia làm hai loại là Lo
ại I và Loại II. Dự
án Loại I: Các dự án được thực hiện trong các khu vực nhạy cảm về môi trường, yêu
cầu phải có báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường. Dự án Loại II là tất cả các dự án
khác và yêu cầu phải có bản Đăng ký Đạt Tiêu chuẩn Môi trường (viết tắt là RMES).
Trừ khi nằm trong khu vực nhạy cảm về môi trường, phần lớn các hoạt động cải tạo
đường bộ yêu cầu phả
i được cấp bản Đăng ký Đạt Tiêu chuẩn Môi trường.
Các thủ tục này được dùng đối với những tuyến đường yêu cầu Bản Đăng ký
Đạt tiêu chuẩn Môi trường. Nếu các tuyến đường yêu cầu Bản đánh giá Tác động môi
trường, PPMU sẽ liên lạc với Sở TN&MT đơn vị tư vấn các thủ tục tiến hành đánh
giá Tác động môi trường.
Chính sách Điều hành (OP) của Ngân Hàng Thế Giới có liên quan g
ồm có: OP
4.01 “Đánh giá Môi trường”; OP 4.04 “Môi trường sống Tự nhiên” và OPN 11.03
“Quản lý Tài sản Văn hóa của các Dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ”.
Khi so sánh với các thủ tục của Ngân Hàng Thế Giới, các thủ tục của Chính
phủ Việt Nam cần phải được tăng cường bằng cách đưa vào các phần sau:
- Công tác Tham vấn Cộng đồng;
- Công khai Thông tin cho Cộng đồng; và

Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT

23

- Lập Kế hoạch Quản lý Môi trường.
Những mục này sẽ được đưa vào thủ tục áp dụng cho Dự án GTNT3. Thủ tục
thực hiện chính sách an toàn môi trường của Dự án GTNT3 được chia thành 02 phần
chính sau:
 Sàng lọc môi trường cho các tuyến đường đề xuất đưa vào Kế hoạch
Công tác năm (Giai đoạn lập Kế hoạch Năm).
 Đánh giá môi trường và phê duyệt đánh giá môi trường cho các tuyến
đườ
ng (giai đoạn triển khai thực hiện từng tuyến đường).
Các thủ tục được trình bày sẽ được sử dụng ở cấp tỉnh và tuân theo
Khung chính sách đã được Bộ giao thông vận tải phê duyệt trên cơ sở ý kiến của Nhà
tài trợ và các Bộ, cơ quan liên quan.
Trình tự triển khai:
Giai đoạn lập Kế hoạch năm
• Nội dung yêu cầu:
- Sàng lọc môi trường cho các tuyến đường/c
ầu trong Kế hoạch năm theo mẫu -
Khung chính sách môi trường đã được Bộ GTVT phê duyệt.
- Đưa kết quả sàng lọc môi trường vào Kế hoạch công tác năm trình UBND tỉnh
phê duyệt. (Kế hoạch năm sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt sẽ trình WB
thông qua PMU5).
- Gửi một bản sao kết quả sàng lọc môi trường cho Sở TNMT tỉnh để biết thông
tin (c.c cho PMU5).
• Trách nhiệm các bên:
- Cán bộ môi trường của PPMU thuộc Sở GTVT tỉnh thực hiện nội dung yêu

cầu.
- PMU5 xem xét trước khi trình WB và Bộ GTVT chấp thuận Kế hoạch năm.
- WB/DFID kiểm soát nội dung đầy đủ các phần của Kế hoạch năm.
• Thời gian yêu cầu:
- Theo tiến độ qui định của việc trình Kế hoạch năm.
Giai đoạn triển khai thực hiện
• Trình tự thực hiện:
- Sau khi có kết quả sàng lọc ở bước lập kế hoạch năm sẽ xác định được hai
mức độ thực hiện chính sách môi trường ở giai đoạn thực hiện:
+ Đối với dự án loại I: Sở GTVT (hay PPMU) thuê Tư vấn chuyên ngành lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) trình Sở TNMT thẩm định.
+ Đối với dự án loại II: Sở GTVT (PPMU) thực hiện Bản
đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường cho từng tuyến đường hoặc cầu theo mẫu trong Khung
chính sách đã được Bộ GTVT phê duyệt trình Sở TNMT để xin cấp Chứng
nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo:
Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT

24

- Trình tự thực hiện
Dự án loại II:
+ Tham vấn cộng đồng (biên bản họp dân) phổ biến về dự án và các vấn đề
môi trường, xã hội liên quan trong quá trình lập Bản đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường.
+ Sau khi hoàn thành bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, công khai nội
dung Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và kế hoạch QLMT tại trụ sở
Sở GTVT đồng thời công khai Kế hoạch QLMT tại tr
ụ sở UBND các xã

có tuyến đường đi qua.
+ Trình Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn và Kế hoạch QLMT đính kèm lên Sở
TNMT tỉnh để xin cấp Chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
Dự án loại I:
+ Tư vấn chuyên ngành thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Trình tự triển khai và các thủ tục tham vấn cộng đồng, công khai thông tin
và kế hoạch quản lý môi trường tương tự như dự án loại II.
• Trách nhiệm các bên
- PPMU thuộc Sở GTVT thực hiện nội dung theo mẫu đính kèm Khung chính
sách môi trường đã được Bộ GTVT phê duyệt và trình Sở TNMT tỉnh xem xét
cấp chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
- PMU5 kiểm soát kết quả thực hiện, xem xét sự tuân thủ tất cả các nội dung
theo khung chính sách đã được phê duyệt trước khi có văn bản cho phép triển
khai đấu thầu.
• Yêu cầu gửi kết quả cuối cùng cho PMU5 gồm:
- Chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho tuyến đường/cầu (dự
án loại II) hay Kết quả thẩm định môi trường (dự án loại I) do Sở TNMT tỉnh
cấp;
- Biên bản họp dân tại các xã nơi có tuyến đường đi qua để thực hiện tham vấn
cộng đồng (nên kết hợp với cấu phần xã hộ
i và phổ biến thông tin dự án);
- Xác nhận của UBND các xã về việc đã thực hiện công khai Kế hoạch quản lý
môi trường.
- Văn bản của PPMU về việc đã thực hiện công khai các tài liệu môi trường
(Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Dự án loại I hoặc Bản Đăng ký
đạt TCMT đối với Dự án loại II, và Kế hoạch quản lý môi trường) tại Sở
GTVT.
• Thời gian yêu cầu
- Các tài liệu trên là một trong các điều kiện để PMU5 cho phép triển khai công
tác đấu thầu.

- Nên tiến hành ngay khi kế hoạch năm được phê duyệt và kết hợp cùng với cấu
phần xã hội (họp dân phổ biến thông tin dự án và tham vấn )

×