Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

sáng tạo, đổi mới trong phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 26 trang )

    

Người viết: BÙI THỊ KIM THÚY
Giáo viên lớp 5
1
Trường tiểu học: HỒ VĂN CƯỜNG
Tháng 03 năm 2008
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Phần lớn học sinh tiểu học còn chưa xác định rõ ràng
mục đích việc học tập là gì. Trong thực tế hiện nay, không ít
em còn học là do bị ép buộc hoặc học chỉ để thầy cô, cha mẹ
vui lòng… Điều đó cho thấy nhận thức và nhu cầu học tập của
HS còn chưa cao, các em sẽ dễ dàng nhàm chán, không hứng
thú đến trường nếu như trong quá trình dạy học, giáo viên
không nắm rõ đặc điểm tâm lí của HS và không thay đổi cách
thức dạy học của mình ở từng bài, từng tiết học. Thực trạng đó
cho thấy: giáo viên chúng ta cần phải đổi mới cách thức dạy
học làm sao để tạo cho HS sự hứng thú, có nhu cầu nhận thức
và chủ động tích cực trong việc học tập của mình.
- Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng đồng
nghiệp một số kinh nghiệm thực tế của việc “Sáng tạo đổi
mới trong phương pháp dạy học tích cực” mà tôi đã thực
hiện được nhằm mang đến sự hứng thú và nhận thức đúng đắn
việc học tập từ đó phát triển những kĩ năng cần có cho các em
học sinh.

PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận
2


- Chúng ta đang dần đến nền kinh tế tri thức của thế kỉ
XXI, đó là nơi đòi hỏi HS phải có những kĩ năng tư duy bậc
cao để tự tin phát triển năng lực của mình. Phương pháp giáo
dục cũ không thể xây dựng và phát triển cho HS những kĩ
năng đó, vì thế GV cần nhận thức được tầm quan trọng của
việc đổi mới phương pháp dạy học trong xu thế hiện nay.
- Theo công văn số 8232/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo
dục Đào tạo ban hành ngày 08/08/2007 và công văn số
2029/GDĐT-TH của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
28/08/07 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-
2008 đối với GDTH chỉ đạo: tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy học và thực hiện theo tinh thần văn bản 896/BGDĐT-
GDTH ngày 13/02/2006, khuyến khích giáo viên dạy học theo
từng nhóm đối tượng học sinh, không máy móc, rập khuôn,
hình thức. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông
tin nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Trong suốt quá trình thực hiện đổi mới giáo dục phổ
thông, việc giảng dạy chương trình luôn đi đôi với đổi mới
phương pháp dạy học.
Vì thế ta có thể nói: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn
đề then chốt trong xu thế giáo dục hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn
3
- Các phương pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những
mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng
thú học tập cho học sinh. Trong những năm đầu đổi mới giáo
dục, rất nhiều những phương pháp dạy học mới đã được vận
dụng vào quá trình giảng dạy. Mỗi phương pháp đều có giá trị
riêng và tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp
phụ thuộc phần lớn vào khả năng vận dụng của giáo viên.

Trước nhu cầu và tình hình đó, trong nhiều năm qua được sự
chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM, Phòng Giáo dục Quận Tân
Phú đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên
nhằm giúp giáo viên định hướng và thực hiện đúng việc đổi
mới phương pháp giáo dục. Trong suốt thời gian hè của năm
học 2006-2007 đến nay, giáo viên chúng tôi được liên tục tiếp
cận nhiều phương pháp dạy học mới, học được nhiều kĩ năng
vận dụng từ những lớp tập huấn như Chương trình khởi đầu
của Intel; Phương pháp tổ chức học nhóm tích cực; Phương
pháp dạy học tích cực bộ môn… Qua các lớp tập huấn này, tôi
đã có thêm hành trang tự tin để đổi mới dạy học nhằm phát
huy cao nhất khả năng và vốn sống của học sinh.
- Trong nhiều năm giảng dạy qua, điều làm tôi băn khoăn
nhất là một số học sinh vẫn còn rất thụ động, tự ti, kĩ năng
giao tiếp rất kém; các em có biểu hiện rụt rè, không tham gia
vào các hoạt động trên lớp, có một số hầu như cô lập với mọi
người, cũng có em đã bật khóc trước lớp khi được tôi mời lên
4
trình bày ý kiến. Trước tình hình học sinh như thế, thiết nghĩ
người giáo viên cần phải làm mọi cách để giúp đỡ các em có
được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú, chủ động trong học
tập; giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ
năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã mạnh dạn vận
dụng, kết hợp sáng tạo những phương pháp dạy học mới vừa
được tiếp cận vào thực tế giảng dạy.
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Học sinh tiểu học là đối tượng đang chuyển từ giai đoạn
vui chơi sang giai đoạn học tập. Các hứng thú về nhận thức, về
tìm hiểu thế giới xung quanh bộc lộ và phát triển rất rõ rệt.
Thế nhưng, sự hứng thú ấy của học sinh lại phụ thuộc phần

lớn vào khả năng tổ chức, năng lực điều hành các hoạt động
của giáo viên. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp giáo dục
một cách hiệu quả nhằm mang lại những điều tốt nhất cho học
sinh, trước hết giáo viên chúng ta cần phải:
 Đổi mới tư duy, tự hoàn thiện các kĩ năng của một
người giáo viên từ đó tiến hành đổi mới một cách
đúng đắn.
 Nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, vận
dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp vào
giảng dạy để vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp
5
với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của cơ
sở.
1/ Đổi mới tư duy, tự hoàn thiện các kĩ năng của một
người giáo viên từ đó tiến hành đổi mới một cách đúng
đắn.
- Việc giáo dục học sinh ở trường tiểu học không chỉ giúp
các em tiếp thu tốt các kiến thức trong SGK mà còn phải
trang bị cho các em đầy đủ những kĩ năng để có thể hiểu
và giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống.
Điều đó cho thấy vai trò của người giáo viên hết sức quan
trọng. Đã có lúc tôi tự hỏi: “Bản thân mình đã phát triển
hoàn chỉnh các kĩ năng phục vụ cho việc giảng dạy
chưa?”. Đó là vấn đề tôi hết sức băn khoăn bởi có lúc tôi
chưa thật tự tin khi xử lý một số tình huống phát sinh
trong lớp học, còn lúng túng trong việc tổ chức lớp học
sao cho thật hiệu quả để rèn luyện và phát triển cho học
sinh những kĩ năng cần có…Chính chương trình khởi đầu
Intel đã phần nào giúp tôi giải quyết được một số vướng
mắc của bản thân.

- Chương trình khởi đầu Intel bồi dưỡng cho giáo viên
chúng tôi rất nhiều kĩ năng, trong đó quan trọng nhất là 3
nhóm kĩ năng:
 Kĩ năng phát triển tư duy.
6
 Kĩ năng lập kế hoạch hành động.
 Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Tiếp cận và vận dụng vào thực tiễn, tôi nhận thấy tính
hiệu quả rõ rệt mà chương trình đã mang lại cho công tác
giảng dạy của chúng tôi.
Trong những năm học trước đây, tôi thường xây dựng
các kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bồi dưỡng, phụ
đạo học sinh theo một lề lối cũ. Đó là những kế hoạch
theo khuôn khổ quen thuộc và có lúc hiệu quả chưa
cao bởi nó không hoàn thành đúng theo trình tự thời
gian hoặc những tác động trong thực tế gây khó khăn
cho việc theo đuổi các kế hoạch ban đầu. Nhưng khi
được tiếp cận với kĩ năng lập kế hoạch hành động của
chương trình Intel, những kế hoạch chủ nhiệm lớp, kế
hoạch bồi dưỡng và phát triển kĩ năng cho học sinh…
được tôi xây dựng trong năm học này phần nào luôn
đạt hiệu quả bởi ở từng kế hoạch hoạt động, tôi luôn
chủ động về việc thực hiện mục tiêu, liệt kê rõ từng
bước mình đã thực hiện thế nào, dự đoán những thử
thách có thể xảy ra, xác định rõ các nguồn tài nguyên
để từ đó vận dụng linh hoạt những giải pháp phù hợp
và kịp thời.
7
Bên cạnh đó, kĩ năng phát triển tư duy của Intel còn
giúp bản thân tôi hoàn thiện hệ thống câu hỏi đặt ra

cho học sinh. Thực tế cho thấy, hệ thống câu hỏi
trong quá trình học tập không chỉ là con đường dẫn
đến nguồn tri thức mà học sinh cần lĩnh hội mà nó
còn có tác dụng khuyến khích phát triển tư duy có
phân tích của học sinh ở mức cao nhất. Trong những
giờ học trước đây, hệ thống câu hỏi mà tôi đặt ra tuy
phù hợp với các đối tượng học sinh nhưng vẫn còn
hạn chế bởi mục đích khai thác câu hỏi chủ yếu để
học sinh hiểu rõ nội dung mà chưa chú trọng rèn các
hoạt động tư duy cho các em. Khi tìm hiểu về bảng
phân loại kĩ năng tư duy của Bloom, ở mỗi bài học tôi
luôn xem xét và đánh giá các câu hỏi có sẵn trong
sách giáo khoa theo mức độ đi từ Biết -> Hiểu -> Vận
dụng -> Phân tích -> Tổng hợp -> Đánh giá, rồi từ đó
tôi soạn ra một hệ thống câu hỏi vừa đảm bảo việc
khai thác nội dung bài học vừa rèn kĩ năng tư duy cho
các em.
 Ví dụ thực tế việc Dạy bài tập đọc “Phân xử tài tình”
(STV 5, tập 2 , trang 46-47) ở năm học 2006-2007 và
năm học 2007-2008
8
Thời
gian
Hệ thống câu hỏi được đặt với HS Mục tiêu
Năm
học
2006-
2007
CHỦ YẾU DỰA VÀO SGK
1/ Hai người đàn bà đến công đường nhờ

quan phân xử việc gì?
2/ Quan đã dùng biện pháp nào để tìm người
lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng kẻ
không khóc là kẻ cắp?
3/ Quan đã làm gì để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà
chùa?
4/ Vì sao quan lại dùng cách trên? Chọn ý trả
lời đúng:
 Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy
mầm.
 Vì biết kẻ gian quá lo lắng sẽ lộ mặt.
 Vì cần có thời gian để thu thập chứng
cứ.
5/ Quan án phá được vụ án nhờ đâu?
- Chủ yếu
tìm nội
dung, ý
nghĩa của
bài đọc.
Năm
học
2007-
2008
1/ Ai là người phải xử các vụ án và vì sao
phải làm công việc đó?
2/ Hãy kể lại 2 vụ án.
3/ Tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 vụ
kiện.
- Hiểu nội
dung bài

đồng thời
phát triển kĩ
năng tư duy
của học
sinh từ thấp
đến cao.
9
4/ Quan án tìm thủ phạm trộm tiền nhà chùa
bằng cách yêu cầu mọi người cầm nắm thóc
trong tay và chạy đàn vì:
 Ông tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy
mầm.
 Ông biết kẻ gian quá lo lắng sẽ lộ mặt.
 Ông cần có thời gian để thu thập chứng
cứ.
5/ Sắm vai 1 trong 2 vụ án.
6/ Thảo luận nhóm kể lại một việc cho thấy
thầy cô đã phân xử tài tình với hành vi học
sinh.
Qua thực tiễn, tôi nhận thấy ngày càng tự tin hơn về kĩ năng đặt
câu hỏi của mình, từ đó vận dụng linh hoạt vào thực tế giảng
dạy với mong muốn luôn kích thích sự phát triển tư duy học
sinh.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong nền kinh tế toàn
cầu, mỗi cá nhân có thể gặp những thử thách ngày
càng lớn về xử lí thông tin, về cộng tác, giao tiếp và
ứng dụng công nghệ. Vì vậy, kĩ năng sử dụng công
nghệ thông tin mà chương trình Intel muốn trang bị
10
cho giáo viên chúng ta là hết sức cần thiết. Vì là khóa

học khởi đầu nên đối với các giáo viên dù chưa có
điều kiện tiếp xúc với công nghệ cũng nắm bắt cách
thực hiện một cách dễ dàng. Bản thân tôi sau khi tiếp
cận lớp học này, kĩ năng sử dụng công nghệ trở nên
thuần thục hơn, nó đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công
tác chủ nhiệm như việc tính điểm số, làm các hồ sơ sổ
sách quản lí học sinh… Hơn nữa, nó còn giúp công
tác giảng dạy của tôi đạt hiệu quả hơn bởi tôi thường
xuyên cập nhật các thông tin mới nhất, những tư liệu
trực quan sinh động, đẹp mắt có tính thực tế để áp
dụng vào các bài học, từ đó giúp các em hiểu sâu hơn
các kiến thức, gắn kiến thức thu được không xa rời
thực tiễn.
- Chính vì vậy, người giáo viên phải luôn nhận thức một
cách đúng đắn: phải tự rèn luyện, hoàn thiện những kĩ
năng về công nghệ, kĩ năng tư duy và sự cộng tác… để từ
đó vận dụng các phương pháp dạy học sao cho kích thích
hứng thú say mê học tập và khả năng sáng tạo của tất cả
học sinh.
2/ Nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, vận
dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp vào giảng
11
dạy sao cho vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp với
đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của cơ sở.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo ra một môi
trường học tập giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ
năng. Môi trường đó có những đặc điểm gì? Đó phải là nơi mà
học sinh chủ động khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy
nghĩ sáng tạo, đẩy mạnh sự hợp tác lẫn nhau; là nơi thuận lợi
để hình thành nhân cách và kĩ năng sống. Một trong những

phương pháp tạo ra môi trường đó chính là phương pháp dạy
học theo nhóm.
Trong nhiều năm qua, phương pháp này đã được đông đảo
giáo viên vận dụng nhằm mục đích đổi mới giáo dục. Thế
nhưng phương pháp học nhóm đã bộc lộ một số hạn chế bởi:
hoạt động này thường tập trung vào một số đối tượng khá giỏi
trong khi đó các em yếu kém chỉ ngồi xem hoặc tụt hậu không
theo kịp các bạn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?
Phương pháp nhóm tích cực là một giải pháp hữu hiệu.
a) Phương pháp nhóm tích cực
- Đến với lớp tập huấn các phương pháp nhóm tích cực, tôi
thực sự tâm đắc về sự phong phú đa đạng cũng như hiệu quả
mà các phương pháp này mang đến. Phương pháp nhóm tích
cực gồm 15 phương pháp:
 Tập trung học tập
12
 Làm dấu, trích đoạn
 Lớp học lắp ghép
 Kim tự tháp
 Đôi bạn học tập
 Phóng viên
 Nói chuyện tay ba
 Thẻ lựa chọn (thẻ hiểu hoặc không hiểu)
 Thẻ cấu trúc
 Di chuyển trạm
 Suy nghĩ – Trao đổi – Chia sẻ
 Ba đi – Một ở lại
 Đàm phán hòa bình
 Nói chuyện vòng tròn
 Thẻ ôn bài

Trình tự thực hiện của phương pháp đòi hỏi học sinh phải
luôn ở thế chủ động chiếm lĩnh kiến thức, điều đó sẽ nảy sinh
nhu cầu học tập tích cực, học sinh phải tự giải quyết các nhu
cầu và thông qua đó các kĩ năng sẽ dần được phát triển. Ngoài
ra các phương pháp nhóm tích cực này còn đặc biệt phát triển
các kĩ năng cần thiết cho học sinh để có thể đáp ứng được nhu
cầu của xã hội hiện nay. Cụ thể như:
 Phương pháp “Phóng viên” sẽ phát triển kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng viết…
13
 Phương pháp “Trò chuyện tay ba” sẽ phát triển các kĩ
năng nghe, chia sẻ, kĩ năng nói…
 Phương pháp “Kim tự tháp” phát triển kĩ năng quyết
định nhanh, kĩ năng tư duy…
- Nắm được đặc điểm các phương pháp, trong từng hoạt
động của tiết học, tôi luôn nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng
phối hợp nhịp nhàng phương pháp học nhóm tích cực với các
phương pháp học khác sao cho thu hút các em cùng tham gia
chiếm lĩnh kiến thức. Phụ trách dạy chuyên sâu phân môn
Tiếng Việt ở 4 lớp Năm, tôi nhận thấy mỗi lớp học có đặc
điểm riêng:
 Lớp 5/1: phần lớn học sinh nhanh nhẹn, sôi nổi, tự
tin, có số ít các em ít trao đổi chia sẻ ý kiến.
 Lớp 5/2: đa số là học sinh nam, các em rất hiếu động,
khả năng tập trung nghe giảng không lâu, hay nói
chuyện và kĩ năng diễn đạt còn yếu.
 Lớp 5/3: phần lớn học sinh nhanh nhẹn, năng nổ, một
số học sinh còn nhút nhát.
 Lớp 5/4: học sinh hiền, lớp học trầm, các em còn thụ
động, ít trao đổi chia sẻ ý kiến.


Với đặc điểm các lớp như thế, tôi tổ chức giảng dạy ở mỗi
lớp với các phương pháp dạy học khác nhau.
14
Ví dụ: Hoạt động khởi động trước khi vào bài mới
Lớp Cách tiến hành
5/2 Sử dụng phương pháp “Tập trung” dưới nhiều hình
thức nhằm thu hút sự chú ý của các em.
5/4 Tạo khí thế sôi động bằng những trò chơi “Kim Tự
Tháp”, “Tiếp sức”…
5/1 và
5/3
Tạo ra tình huống liên quan nội dung bài học để kích
thích học sinh.
Mặc dù hoạt động khởi động diễn ra trong thời gian ngắn
nhưng lại có tác dụng rất lớn đến hiệu quả của tiết học. Bởi
nếu giáo viên tạo được sự hứng thú ngay từ đầu tiết học sẽ tạo
ra động lực thúc đẩy các em khám phá những kiến thức tiếp
theo.
- Ngoài ra, trong các hoạt động, tùy nội dung bài học, tôi đã
sử dụng những phương pháp như trò chuyện tay ba, đôi bạn
học tập, lớp học lắp ghép hoặc phương pháp ba đi một ở lại để
thay thế cho phương pháp nhóm trước đây.
Ví dụ:
 Ở năm học trước, khi dạy bài tập đọc: “Sự sụp đổ của chế
độ a-pac-thai” (STV5, tập 1, trang 54), tôi đã yêu cầu học
sinh thảo luận nhóm đôi trả lời 2 câu hỏi:
15
Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân
biệt chủng tộc?

Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pac-
thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
Quan sát học sinh thảo luận, tôi thấy có nhóm phối hợp trả
lời rất tốt nhưng đồng thời có nhóm chỉ có 1 em hoạt động, em
còn lại thụ dộng lắng nghe, hoàn toàn không phản hồi. Kết quả
khi trình bày ý kiến có em không thể trả lời được.
 Ở năm học này, cũng với bài đọc đó, khi trả lời 2 câu hỏi
trên, tôi sử dụng phương pháp đôi bạn học tập. Quan sát cho
thấy tất cả học sinh kể cả các đối tượng thụ động, nhút nhát
cũng đều phải tự nghiên cứu trả lời câu hỏi rồi chia sẻ câu
trả lời cùng bạn kế bên. Kết quả là các em trả lời rất tốt 2
câu hỏi ấy.
-> So sánh hai cách thức tổ chức trên cho thấy: phương pháp
đôi bạn học tập hiệu quả hơn bởi toàn bộ các em đều nắm
được nội dung đồng thời kĩ năng nghe, chia sẻ, trình bày ở các
em được phát triển.
 Một thực tế khác, trước đây khi dạy phân môn Tập làm văn,
tôi thường vất vả trong việc chỉnh sửa bài làm của các em
(dàn ý, đoạn văn, bài văn) bằng cách gọi các em đọc lại bài
làm của mình rồi cùng cả lớp nhận xét, thống nhất chung.
16
Kết quả cho thấy rất nhiều học sinh không lắng nghe, có khi
lắng nghe cũng chưa tự tin nhận định bài làm của bạn trước
lớp nên đôi lúc việc sửa bài cho học sinh không đạt hiệu
quả. Thế nhưng cũng việc làm đó, ở năm học này, tôi cảm
thấy tiết học thật sự hiệu quả khi sử dụng phương pháp trò
chuyện tay ba kết hợp đàm thoại, chia sẻ. Mỗi nhóm ba học
sinh sẽ là một lớp học thu nhỏ của các em. Lần lượt từng
bạn sẽ đọc bài làm của mình rồi sẽ được nghe lời nhận xét,
góp ý từ phía 2 bạn. Cách tổ chức ấy không những giúp các

em học hỏi những cái hay, khắc phục những lỗi sai từ bài
làm của bạn mà qua đó còn rèn cho các em kĩ năng lắng
nghe tích cực, kĩ năng nhận xét, chia sẻ và trình bày ý kiến.
Với các em học sinh tự ti, nhút nhát, việc biết đưa ra ý kiến
chủ quan của mình trong nhóm nhỏ dù chưa chất lượng
nhưng đối với tôi đó là một thành công ngoài mong đợi. Tôi
tin rằng trong thời gian sắp tới, các em sẽ mạnh dạn trình
bày những ý kiến của mình trước lớp học hoặc trước đám
đông.
- Không những thế, các phương pháp nhóm tích cực còn có
cách chia nhóm học sinh hết sức đa dạng, phong phú. Các em
có thể ngồi theo nhóm ngẫu nhiên, nhóm cùng trình độ… qua
đó khả năng tiếp xúc với các bạn trong lớp được nhiều hơn,
17
quan hệ bạn bè từ đó được mở rộng. Các em tỏ ra hứng thú,
tích cực hơn khi tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức.
 Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, các tiết học của lớp
tôi rất nhẹ nhàng, học sinh học rất hứng thú. Điều tạo nên
kết quả đó chính là việc tôi đã kết hợp sáng tạo những
phương pháp dạy học nhóm tích cực cùng với nhiều
phương pháp dạy học khác. Và một trong những phương
pháp mà tôi cũng rất tâm đắc và thường xuyên vận dụng:
đó là phương pháp tích cực bộ môn (trò chơi học tập
Toán và Tiếng Việt).
b) Phương pháp tích cực bộ môn (trò chơi học tập Toán và
Tiếng Việt).
- Phương pháp tích cực bộ môn là phương pháp rất phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Với tinh thần “Học
mà chơi, chơi mà học”, các em sẽ nắm kiến thức một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên, thoải mái. Từ đó, các em có thể tự tin vận

dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống của mình. Bên cạnh đó,
qua tham gia trò chơi học tập, học sinh được rèn luyện sự tự
tin, bạo dạn trước đám đông, có tinh thần ham học hỏi, phát
huy tính tích cực chủ động của các em trong học tập.
- Phương pháp tích cực bộ môn Toán và Tiếng Việt giới thiệu
rất nhiều những trò chơi học tập như: bingo, tập trung, câu cá,
đổ xúc xắc, trò chơi Ô, hình ảnh biết nói…
18
- Khi được tiếp cận với phương pháp này, tôi và các đồng
nghiệp trong khối nhanh chóng tiến hành làm các đồ dùng học
tập để phục vụ giảng dạy. Tùy vào mục tiêu, nội dung bài, tôi
vận dụng các trò chơi học tập ấy để học sinh có thể chơi theo
nhóm hoặc chơi cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng
học sinh và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. Qua các
giờ học Toán cho thấy các em rất tích cực, nhanh nhẹn, ham
muốn được tham gia và háo hức chờ đợi đến lượt mình chơi
mặc dù phải tiếp xúc với những con số khô khan, những bài
toán cần phải tính. Hoặc qua các giờ Tiếng Việt, những kĩ
năng về sử dụng từ ngữ, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết văn ở
các em học sinh nâng lên rõ rệt; trí tưởng tượng sáng tạo của
các em phong phú hơn rất nhiều.
 Sau đây là hai câu chuyện trong số các câu chuyện mà học
sinh lớp tôi đã sáng tác khi
tôi tổ chức hoạt động trò
chơi “Câu chuyện từ hình
ảnh” trong giờ Tập làm văn:
Ôn tập văn kể chuyện (lớp
5)
19
- Cách tổ chức tiết học: Mỗi nhóm học sinh nhận được 4

hình ảnh bất kì, nhiệm vụ của các em là sắp xếp các hình
ảnh và tạo ra câu chuyện liên quan đến 4 hình ảnh đó.
Với 4 hình là quả cà chua, con sóc, bông hoa râm bụt,
gà mẹ cùng các quả trứng, các em đã sáng tác câu
chuyện:
20
CÀ CHUA TÌM MẸ
Một buổi sáng đẹp trời, trong một khu vườn nhỏ, một trái cà chua chín đỏ vừa mới
ra đời. Cà chua thắc mắc: “Mẹ mỉnh đâu rồi nhỉ, đi tìm mẹ thôi”. Đến một góc rừng,
thấy một chú sóc, cà chua bèn hỏi: “Bác sóc ơi, bác biết mẹ cháu là ai không?”
Sóc bảo:
- Trông cháu giống con của chị gà mái bên kia rừng quá, hay là cháu sang ấy thử
xem.
Sang đến khu vườn bên kia, cà chua thấy cô gà mái, bèn hỏi: “Cô gà mái ơi, cô có
phải là mẹ của cháu không?”
Gà mái nhìn cà chua rồi nói:
- Cô không phải là mẹ của cháu đâu! Cô thấy cháu màu đỏ, còn con cô có đỏ
đâu. Cháu thử đến dòng suối nhỏ xem.
Đến bên kia dòng suối, cà chua hỏi một bông hoa râm bụt: “Cô ơi, cô là mẹ của
cháu phải không?”
Râm bụt thấy bèn bảo:
- Cô đỏ như cháu nhưng cô không phải mẹ cháu đâu, cô là hoa còn cháu là quả
cơ mà! Cháu từ đâu đến?
Cà chua buồn bã trả lời: “Cháu đến từ khu vườn bên kia đó, xa lắm ạ!”
Hoa râm bụt bảo:
- Vậy đúng rồi, mẹ cháu ở khu vườn đó đấy, mẹ cháu là những quả cà chua đỏ
thắm.
- Cháu về với mẹ đây.
Cà chua mừng rỡ và trở về với khu vườn thân yêu.
21

Với 4 hình là chú chuột mặc áo giáp, con kanguru,
chiếc xe đạp, một lễ hội, các em đã sáng tác câu
chuyện:
Qua việc vận dụng các trò chơi học tập kết hợp nhịp nhàng với
các phương pháp giảng dạy cho thấy: học sinh ngày càng sáng
tạo hơn trong học tập, trí tưởng tượng của các em ngày càng phát
triển phong phú.
III/ TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1/ Đối với học sinh:
22
CHÚ CHUỘT VÀ CHIẾC XE ĐẠP ĐIỆN
Ngày xửa ngày xưa, vào một buổi sáng ở vương quốc nọ, Đức vua mở ra một cuộc
đua. Ai thắng sẽ được cưới công chúa. Và mọi người nô nức đến tham dự.
Các thí sinh vào vị trí đua và đợi nghe khẩu hiệu để bắt đầu. Anh kanguru nhanh
chóng vượt qua mọi đối thủ và đứng ở vị trí đầu. Chạy một lát, anh quay lại thấy
không ai bằng mình cả nên chạy chậm lại. Một chú chuột mặc áo giáp nhìn thấy vậy,
lập tức nhảy lên xe đạp điện phóng về đích đầu tiên. Kết quả chú chuột cưới được
công chúa.
Bảng thống kê kết quả học tập của học sinh lớp 5/1
Học sinh
giỏi
Học sinh
tiên tiến
Học sinh
trung bình
ĐẦU NĂM
13 (29,5%) 19 (43,2%) 12 (27,3%)
CUỐI HKI
20 (45,5%) 21 (47,7%) 3 (6,8%)
- Qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi

nhận thấy không khí trong các tiết học năm nay khác hẳn
so với những năm học trước. Học sinh luôn học tập với
tâm trạng hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say mê và tích
cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Dựa vào bảng thống
kê kết quả học tập cho thấy, các em có sự tiến bộ rõ rệt
trong học tập, số lượng học sinh giỏi và tiên tiến tăng,
học sinh trung bình giảm. Không những việc học tập có
tiến bộ mà các em còn phát triển các kĩ năng: nghe, nói,
hợp tác… một cách rõ rệt.
- Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy của
các em phát triển hơn nhiều so với đầu năm. Nếu như
trong những tiết học trước đây, các em chỉ đặt những câu
hỏi như: “Bạn suy nghĩ gì về nhân vật đó?” hoặc “Bạn
học hỏi được điều gì ở nhân vật đó?” …thì đến nay
23
những câu hỏi của các em trở nên thông minh hơn: “Nếu
bạn là nhân vật đó, bạn sẽ làm gì?” hay “Bạn hãy so sánh
tính cách của hai nhân vật?” Ngoài ra, các em còn biết
lập cho mình những kế hoạch học tập ở lớp, ở nhà và cả
kế hoạch giúp đỡ những bạn học chậm.
- Đối những học sinh thụ động nhút nhát, các em đã dần
mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Trong các giờ học, các em đã
có ý kiến chia sẻ với thầy cô, với bạn bè và nhiều em đã
có khả năng trình bày suy nghĩ trước lớp.
- Mối quan hệ bạn bè trong lớp ngày càng tốt đẹp hơn, các
em luôn biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học
tập.
2/ Đối với phụ huynh học sinh:
- Mặc dù trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã
trình bày và phân tích rõ những hiệu quả của phương pháp dạy

học tích cực mới nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng,
chưa tin tưởng. Họ sợ con em mình không đảm bảo kiến thức
khi thấy các em chơi trong giờ học hoặc lượng bài tập về nhà
ít hẳn đi. Nhưng thông qua kết quả học tập và chính sự tiến bộ
rõ rệt của các em, tôi đã thuyết phục được họ. Phụ huynh cảm
thấy hài lòng khi con em mình trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát,
biết đưa ra ý kiến cá nhân và nhất là ý thức học tập của các em
ngày càng được nâng cao.
24
3/ Với BGH và đồng nghiệp:
- Trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học tích
cực, tôi và đồng nghiệp luôn nhận được sự động viên và ủng
hộ từ phía BGH.
Hầu hết các tiết học mà đồng nghiệp dự hoặc Ban giám hiệu
trường kiểm tra đột xuất, lớp tôi luôn được đánh giá là lớp học
sinh động, hiệu quả, học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực tham
gia các hoạt động. Vì thế, lớp tôi luôn được chọn thực hiện
những tiết thao giảng, chuyên đề để giới thiệu cho các đồng
nghiệp toàn trường.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- “ Sự đổi mới luôn chứa đựng những mạo hiểm nhưng những
lợi ích mà nó mang lại là vô cùng quý giá” (Theo tinh thần lớp
học Intel)
PHẦN C: KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục,
thiết nghĩ đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề vô cùng
quan trọng. Chính việc vận dụng những phương pháp dạy học
tích cực đã giúp tôi từng bước hoàn thiện những kĩ năng sư
phạm, từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng
dạy. Trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học

tích cực này, sự say mê học tập và những tiến bộ rõ rệt của
học sinh chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn nỗ lực và
phấn đấu không ngừng. Việc áp dụng giảng dạy theo hướng
25

×