Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phần mềm quản lý điểm THCS trường THCS TT trần văn thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG THCS TT TRẦN VĂN THỜI
SÁNG KIẾN
Đề tài:
Phần mềm quản lý điểm THCS
- Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Ứng dụng tiến bộ
KHKT
- Họ và tên người thực hiện: NGUYỄN HOÀNG
PHƯƠNG
- Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Hiệu trưởng
- Sinh hoạt tổ chuyên môn: Toán- Lý – Công Nghệ -
Tin
1
Huyện Trần Văn Thời, tháng
5 năm 2013
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, tại trường THCS TT Trần Văn
Thời, việc đánh giá, xếp loại học sinh vì nhiều lý do
khác nhau, vẫn tồn tại những sai sót nhất định. Nhiều
nhà giáo vì vi phạm vấn đề này mà không được xét thi
đua mặc dù kết quả công tác rất tốt. Đánh giá, xếp loại
không đúng sẽ gặp trở ngại đối với uy tín lãnh đạo
trường về việc điều hành hoạt động dạy học và năng lực
quản lý của hiệu trưởng trong dư luận cha mẹ học sinh;
tâm lý học sinh dễ bị ức chế và hạn chế kích thích sự nỗ
lực phấn đấu học tập, rèn luyện của học sinh.
Từ đó, tôi nghiên cứu, lập trình phần mềm quản lý
điểm giúp giáo viên bộ môn và giáo viên chủ đánh giá,
xếp loại học sinh chặt chẽ, chính xác hơn. Tôi đề xuất
2


tên phần mềm: "Chương trình quản lý điểm THCS".
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chính có liên quan đến đề tài
1.1 Đối với giáo viên
a. Giáo viên chủ nhiệm
Phối hợp với giáo viên bộ môn vào điểm định kỳ
từ sổ điểm cá nhân sang sổ điểm lớp;
Tổng hợp điểm các môn, tính điểm trung bình
môn, học kỳ, cả năm;
Đánh giá hạnh kiểm và xếp loại học lực theo định
kỳ;
Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học
lực lên cấp trên theo định kỳ.
b. Giáo viên bộ môn
Tự viết danh sách học sinh vào sổ điểm cá nhân;
Sử dụng sổ điểm cá nhân, lấy điểm, tính điểm rồi
ghi chép sang sổ điểm lớp;
Cho điểm miệng có ghi trong sổ ghi đầu bài hàng
ngày;
Báo cáo lên cấp trên kết quả đánh giá học lực môn
theo định kỳ.
1.2 Đối với lãnh đạo và quản lý
a. Đối với quản lý
Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp báo cáo của các
giáo viên bộ môn; báo cáo về Phó hiệu trưởng chuyên
môn thống kê, tổng hợp.
Phó hiệu trưởng chuyên môn tổng hợp báo cáo của
giáo viên chủ nhiệm và của tổ trưởng chuyên môn; báo
cáo về Hiệu trưởng và Phòng GD&ĐT.
3

b. Đối với lãnh đạo
Hiệu trưởng cử một giáo viên nhập điểm vào
chương trình tự biên soạn, có trả thù lao từ nguồn huy
động của CMHS;
Hiệu trưởng nhận báo cáo từ giáo viên nhập điểm
và Phó hiệu trưởng chuyên môn kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh để kiểm tra, phê duyệt kết quả theo định
kỳ; báo cáo sơ kết, tổng kết hoặc làm cơ sở xây dựng kế
hoạch tiếp theo; kiểm tra đối chiếu với các loại hồ sơ có
liên quan đến việc đánh giá, xếp loại học sinh.
1.3 Các điều kiện hỗ trợ
Kinh phí chi cho công tác quản lý, điều hành việc
nhập điểm phải huy động từ CMHS; Có ít máy vi tính
cấu hình thấp; Có mạng Internet trong nhà trường; Nhân
viên máy tính tự học là chính.
2. Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp
2.1. Phân tích thực trạng
Các công việc cho công tác nêu ở phần 1 (thực
trạng) trước đây đều thực bằng viết tay, mỗi người tự
soạn ra một mẫu sao cho thuận tiện trong việc làm báo
cáo, do đó không thống nhất biểu mẫu.
Trong danh sách học sinh thứ tự các môn học của
mỗi giáo viên chủ nhiệm được bố trí khác nhau;
Giáo viên bộ môn vào điểm từ sổ điểm cá nhân
sang sổ điểm lớp sai sót, nhầm lẫn vì thứ tự danh sách
không thống nhất giữa sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp;
Vào điểm sổ điểm cá nhân với sổ điểm lớp thứ tự
môn học bị nhầm môn này vào cột môn khác, vì ghi thứ
tự môn học ở các lớp không thống nhất;
4

Tính điểm chậm có thể sai quy định (như việc làm
tròn số), xếp loại hạnh kiểm hoặc đề xuất danh hiệu
khen thưởng sai sót, do sơ xuất trong việc đối chiếu với
xếp loại học lực, ;
Quá trình tổng hợp phải qua nhiều giai đoạn, mất
thời gian, tỷ lệ sai sót trong tổng hợp cao;
Có một giáo viên nhập điểm dễ dẫn đến sai sót
trong quá trình nhập điểm;
Dễ xảy ra tiêu cực trong việc đánh giá, xếp loại
học sinh.
2.2. Các biện pháp
2.2.1 Khảo sát hiện trạng
a. Các nguồn điều tra
Hồ sơ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên,
học sinh, các báo cáo và Thông tư số 58/2011/TT-
BGDĐT, của Bộ GD&ĐT ngày 12/12/2011, V/v ban
hành Quy chế đánh giá HS THCS và THPT.
b. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu tài liệu, báo cáo, các quy định, sưu tầm
trên mạng Internet.
c. Kết quả từ nguồn điều tra
Quản lý điểm học sinh được lưu trữ trên sổ, hồ sơ
học sinh, chưa có phần mềm hoặc tiện ích nào dùng để
quản lý.
c.1 Mỗi giáo viên bộ môn có một sổ điểm riêng (sổ
điểm cá nhân) để ghi điểm của bộ môn/lớp. Giáo viên
bộ môn có thể trực tiếp cho điểm vào sổ điểm lớp (sổ
điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT) nếu thấy điểm đó
không cần phải thay đổi nữa. Định kỳ, giáo viên bộ môn
5

căn cứ sổ điểm lớp để tổng hợp điểm.
Mỗi lớp có một sổ điểm lớp ghi tất cả các môn học
và điểm tổng kết định kỳ trong năm học.
Mỗi loại điểm có hệ số riêng hệ số 1; hệ số 2; hệ số
3 tương ứng kiểm tra miêng và 15 phút; kiểm tra 1 tiết
hoặc thực hành; kiểm tra học kỳ.
* Kết thúc học kỳ I giáo viên thường phải thực
hiện những công việc như sau:
- Tổng hợp bảng điểm trung bình và hạnh kiểm
của học kỳ I;
- Tổng hợp danh sách học sinh được khen thưởng;
- Viết điểm các môn học và sổ liên lạc giữa nhà
trường và gia đình;
- Báo cáo lên cấp trên;
- Ghi học bạ học kỳ I.
* Kết thúc học ky II giáo viên thường phải thực
hiện những công việc sau:
- Tổng hợp bảng điểm trung bình học kỳ II và cả
năm;
- Tổng hợp danh sách học sinh đề nghị khen
thưởng;
- Tổng hợp danh sách học sinh thi lại và gửi lên
nhà trường;
- Tổng hợp danh sách học sinh không đủ điều kiện
lên lớp;
- Viết điểm các môn học vào sổ liên lạc gửi về gia
đình học sinh;
- Đối với học sinh lớp 9 tổng hợp danh sách học
sinh đủ hoặc không đủ điều kiện tốt nghiệp.
c.2 Đối với nhà trường

- Xét duyệt và công bố kết quả đánh giá, xếp loại
6
theo định kỳ (kỳ I, kỳ II và cả năm) có danh sách chi tiết
từng học sinh toàn trường;
- Tổng hợp danh sách học sinh đề nghị công nhận
tốt nghiệp THCS;
- Báo cáo thống kê theo mẫu của bộ phận Chuyên
môn và bộ phận Tổng hợp Phòng GD&ĐT.
c.3 Kết quả nghiên cứu từ tài liệu của Bộ GD&ĐT
đối với học sinh THCS Thông tư số 58/2011/TT-
BGDĐT, của Bộ GD&ĐT ngày 12/12/2011, V/v ban
hành Quy chế đánh giá HS THCS và THPT.
3. Chức năng và ứng dụng
3.1. Yêu cầu
Hệ thống phải hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý
điểm của trường, đảm bảo các yêu cầu sau:
Hệ điều hành Windows XP, Offic2003.
Máy tính có cấu hình cài đặt và chạy được
Microsoft Excel 2003.
- Đơn giản, dễ sử dụng:
Phần mềm cho phép người dùng có trình độ tin học
chỉ ở mức biết soạn thảo văn bản.
- Hiệu quả:
Phần mềm giải quyết được cơ bản các yêu cầu về
quản lý điểm của học sinh trong nhà trường THCS.
- Thiết kế chạy trên môi trường Microsoft Excel
2003 gần gũi, dễ thao tác đối với người dùng.
- Cho phép nhập điểm, xuất mẫu nhập điểm, đọc
điểm trở lại chương trình để cho ra kết quả chung.
- Sau khi ghép nối dữ liệu chương trình tự động

tính toán và cho ra kết quả cuối cùng học kỳ I, học kỳ II
và cả năm.
7
- Đảm bảo cung cấp dữ liệu cho các mẫu báo cáo,
thống kê và in ấn theo yêu cầu của chuyên môn, nhà
trường và Phòng giáo dục.
- Xuất, in sổ điểm cá nhân cho giáo viên bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm,
- In kết quả ghi học bạ cho các giáo viên bộ môn
và GVCN được thuận tiện.
- Tự động tổng hợp kết quả học tập.
- Tự động tính điểm trung bình, xếp loai học lực
học kỳ và cả năm.
- Tự động đánh giá học sinh lên lớp, ở lại, thi lại,
danh hiệu thi đua,
- In phiếu báo kết quả học tập cho mỗi học sinh,
- Thống kê kết quả điểm theo bài kiểm tra, theo
môn học, theo khối lớp.
- Thống kê kết quả học tập của học sinh theo lớp
học.
3.2. Sơ đồ dữ liệu quản lý kết quả học tập và thiết
kế giao diện
a. Giao diện (Hình 1.): (Xem phụ lục)
Tất cả các thao thác dành cho người dùng được
thiết lập tại giao diện của chương trình. Chương trình
được sắp xếp thành 3 khối công cụ chính:
- Khối công cụ khởi tạo và nhập thông tin ban đầu:
Phân công giảng dạy; Danh bạ học sinh (KI, KII);
Bỏ học, chuyển đi, …
- Khối công cụ tương tác với các môn học và báo

cáo Emis:
+ Các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh văn,
Sử, Địa, GDCD, CN, TDục, Nhạc, MT, Tin.
+ Công cụ thống kê Emis kì I và cả năm.
8
- Khối công cụ xem, in kết quả, thống kê và phiếu
điểm học sinh theo từng thời điểm.
b. Chức năng của các khối công cụ và hướng dẫn
sử dụng:
b.1. Khối khởi tạo và nhập thông tin ban đầu:
b1.1 Phân công giảng dạy (Hình 2.): (Xem phụ
lục)
Chọn
Khai báo:
Tên trường, vào ô tương ứng;
Năm học, vào ô tương ứng.
Tên lớp: Nhập vào ô bên phải chữ LỚP.
Nhập họ và tên giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm học kỳ I hoặc học kỳ II
Khởi tạo hệ thống và các thành phần làm việc:
- Bấm hợp phím Ctrl+S chọn nơi lưu trữ tập tin
vừa nhập dữ liệu.
- Khởi tạo sổ điểm bộ môn:
+ Chọn các nút ở cột XUẤT SỔ ĐIỂM CN: Chọn
lần lượt các môn bằng cách Clik chuột vào nút tương
ứng môn nào chương trình sẽ xuất sổ điểm cá nhân môn
đó và tự động lưu trong thư mục người dùng vừa lưu tập
tin ban đầu.
+ Có 2 cách nhập điểm, nhập trực tiếp trên chương
trình thông qua các nút từng môn tương ứng trong giao

diện hoặc nhập vào sổ điểm cá nhân vừa xuất rồi nạp lại
chương trình. Quá trình nạp lại chương trình cũng giống
9
như xuất sổ điểm ra, chỉ cần nhập xong các môn rồi lưu
lại thư mục có tập tin chương trình (không được sửa tên
tập tin sổ điểm bộ môn) chương trình sẽ tìm tập tin
tương ứng từng môn rồi cập nhật và tự động tính điểm.
b1.2 Phần xuất, nhập danh sách học sinh và hạnh
kiểm cũng thực hiện tương tự (Hình 3.) (Xem phụ lục)
Vào danh bạ
- Không nhập số thứ tự, nhập ngày sinh theo quy
ước có dấu (') ở phía bên trái ví dụ: '01/01/2001.
- Đến cuối học kỳ I hoặc học kỳ II nhập xếp loại
hạnh kiểm học sinh.
+ Lưu ý: Nút trở lại giao diện chính: clik vào
sẽ trở lại giao diện chính.
b1.3. Chuyển đi, bỏ học, chết: Thực hiện tương tự
như trên, tuy nhiên không được thay đổi vị trí học sinh
trong danh sách, vì nếu như thế sẽ không chính xác
điểm của học sinh tương ứng. Chỉ xóa bỏ tên những học
sinh chuyển đi, bỏ học, chết ở danh sách tương ứng theo
từng thời điểm.
c. Khối bộ môn và báo cáo Emis (Hình 5.) (Xem
phụ lục)
d. Khối kết quả và tổng hợp kết quả, … (Hình 6.)
(Xem phụ lục)
Nút Giữa kì I, Giữa kì II người dùng tự nhập dữ
liệu vì theo thời điểm dao động máy không thể thống
kê.
Nút lệnh phiếu điểm K1, K2, CN (Hình 7.) (Xem

phụ lục)
Người dùng muốn in phiếu điểm cho học sinh nào
chỉ cần nhập số thứ tự theo danh sách học sinh tương
10
ứng chương trình sẽ tự động hiển thị thông tin quá trình
học tập của học sinh theo từng giai đoạn K1, K2 hoặc
CN.
4. Ứng dụng
Người quản lý gửi file chương trình cho giáo viên
chủ nhiệm;
Giáo viên chủ nhiệm tạo thư mục cho file chương
trình, nhập thông tin học sinh, nhập họ và tên giáo viên
bộ môn sau đó xuất sổ điểm cá nhân và gửi cho giáo
viên bộ môn thông qua Gmail;
Giáo viên bộ môn nhập điểm bộ môn gửi lại cho
giáo viên chủ nhiệm nạp lại chương trình;
Giáo viên chủ nhiệm nhập nhận xét, số ngày nghỉ
và xếp loại hạnh kiểm chương trình cho kết quả học tập
của học sinh.
C. KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết quả, ứng dụng, triển khai
TT
NĂM
HỌC
SỐ
LƯỢNG
THÀNH TÍCH
1
2008 -

2009
66 Tập thể lao động xuất sắc
2
2009 -
2010
57
Tập thể lao động xuất sắc; Bằng
khen 2 năm liền hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ năm học 2008 -
2010
3
2010 -
2011
61 Tập thể lao động xuất sắc
4 2011 - 61 Tập thể lao động xuất sắc; Bằng
11
2012
khen 2 năm liền hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ năm học 2010 -
2012; Cờ thi đua xuất sắc; Thủ
tướng Chính phủ tặng bằng
khen.
5
2012 -
2013
60
Phần mềm được Hội thi ứng
dụng CNTT tỉnh Cà Mau lần
thứ nhất năm 2012 công nhận
đạt giải C. Trường đạt chuẩn

quốc gia năm 2012.
2. Kiến nghị, đề xuất
Nhà nước cần đầu tư, khuyến khích hơn nữa lĩnh
vực sáng tạo phần mềm ứng dụng trong quản lý điều
hành, đặc biệt đối với ngành giáo dục./.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người viết
Nguyễn Hoàng Phương
12
PHỤ LỤC
Thiết lập trong Excel 2003:
Hình 1. Sơ đồ giao diện chính của chương trình quản lý
học sinh THCS
13
Chọn nút
này để cho
Maro hoạt
động.
Hình 2. Phân công giảng dạy và xuất sổ điểm bộ môn,
nạp điểm, hạnh kiểm
14
Hình 3. Danh sách học sinh
15
Hình 4. Mẫu danh sách theo dõi học sinh chuyển đi,
bỏ học hoặc chết
Hình 5. Khối bộ môn và báo cáo EMIS
16
Hình 7. Phiếu điểm dành cho từng học sinh theo thời
điểm K1, K2 và CN
17
Hình 6. Khối kết quả và tổng hợp kết quả, in ấn

phiếu điểm
18
Mẫu 01/ĐN-XDSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TT Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 5 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp
cơ sở huyện Trần Văn Thời
- Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở thị trấn
Trần Văn Thời
- Cá nhân, tổ chức phối hợp: Không
19
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến
năm 2013 như sau:
1. Tên sáng kiến:
Phần mềm quản lý điểm THCS
2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu):
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng
Chính phủ và của Bộ GD&ĐT về ứng dụng CNTT vào
trong quản lý và hoạt động trường học.
Do yêu cầu đổi mới về quản lý giáo dục và ứng
dụng CNTT vào việc quản lý trường học trong thời kỳ
đổi mới hiện nay.
Để đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác,
nhanh và hiệu quả kết quả học tập của học sinh trong
trường THCS hiện nay.

Việc quán triệt thực hiện cuộc vận động "Hai
không" chưa đạt hiệu quả cao.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến
3.1 Thực trạng chính có liên quan đến đề tài
3.2 Phân tích thực trạng và đề xuất các giải
pháp
3.3 Chức năng và ứng dụng
4. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm, PHT, hiệu trưởng ở tất cả các lớp cấp THCS.
5. Hiệu quả đạt được:
Phần mềm ứng dụng quản lý điểm này đã góp
phần tiết kiệm ngân sách hoạt động cho trường hơn 10
20
triệu đồng/năm (chi mua văn phòng phẩm làm báo cáo,
chi thù lao cho người nhập điểm vào máy tính, chi quản
lý điểm, …).
Năm học 2008 - 2009: Có 66/66 giáo viên ứng
dụng phẩn mềm tính điểm đạt hiệu quả cao, góp phần
vào thành tích của trường, cuối năm học được UBND
tỉnh Cà Mau công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất
sắc.
Năm học 2009 - 2010: Có 57/57 giáo viên sử dụng
phần mềm và có một số trường THCS trên địa bàn
huyện chia sẻ để ứng dụng trong quản lý điểm của đơn
vị mình. Cuối năm trường được UBND tỉnh tặng danh
hiệu Tập thể lao động xuất sắc và tặng bằng khen 2 năm
liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2008 - 2010.
Năm học 2010 - 2011: Có 61/61 giáo viên sử dụng
phần mềm và được đánh giá cao trong việc hỗ trợ quản

lý điểm và đánh giá, xếp loại học sinh; tránh được tiêu
cực trong kiểm tra, đánh giá. Cuối năm học được
UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
Năm học 2011 - 2012: Có 61/61 giáo viên sử dụng
phần mềm, hỗ trợ việc trao đổi thông tin liên lạc giữa
nhà trường với CMHS; sử dụng phần mềm để quản lý
điểm hàng tháng, báo cáo điểm kiểm tra thường xuyên,
định kỳ, hàng tháng thông qua Gmail đến hiệu trưởng,
GVCN và CMHS để có cơ sở theo dõi, giám sát mức độ
tiến bộ của học sinh từng giai đoạn. Cuối năm học được
UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; Cờ
thi đua xuất sắc; Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Năm học 2012 - 2013: Có 60/60 giáo viên sử dụng
phần mềm và phần mềm được Hội thi ứng dụng CNTT
tỉnh Cà Mau lần thứ nhất năm 2012 công nhận đạt giải
21
C. Trường được công nhận trường THCS đạt chuẩn
quốc gia năm 2012.
Người đăng ký
Nguyễn Hoàng Phương
Mẫu 02/BC-XDSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
22
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 5 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Phần mềm quản lý điểm THCS.
- Tên cá nhân thực hiện: NGUYỄN HOÀNG

PHƯƠNG
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 06/06/2008 đến
ngày 22/5/2012
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện
sáng kiến:
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng
Chính phủ và của Bộ GD&ĐT về ứng dụng CNTT vào
trong quản lý và hoạt động trường học.
Do yêu cầu đổi mới về quản lý giáo dục và ứng
dụng CNTT vào việc quản lý trường học trong thời kỳ
đổi mới hiện nay.
Để đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác,
nhanh và hiệu quả kết quả học tập của học sinh trong
trường THCS hiện nay.
Việc quán triệt thực hiện cuộc vận động "Hai
không" chưa đạt hiệu quả cao.
Nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý điểm và đánh
giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Dành cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm,
PHT, hiệu trưởng ở tất cả các lớp cấp THCS.
23
3. Mô tả sáng kiến:
Là phần mềm nhập điểm kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra định kỳ và thông tin học sinh, được viết trên
nền Microsoft Excel2003. Chương trình dành cho giáo
viên quản lý điểm và đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
- Thống kê theo dõi xếp loại điểm số hoặc nhận xét
theo từng môn và thống kê cả lớp về trung bình môn,

học lực, hạnh kiểm.
Dễ sử dụng, cho phép chỉnh sửa, in ấn, lưu trữ và
cập nhật dễ dàng.
4. Kết quả hiệu quả mang lại:
Giúp cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
và nhà quản lý đánh giá chính xác kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh. Hỗ trợ người sử dụng tính toán, xếp
loại học lực, hạnh kiểm và xét lên lớp, ở lại lớp, thi lại,
xét tốt nghiệp.
Giúp người dùng thống kê kết quả từng môn học,
từng lớp, từng khối và toàn trường theo từng thời điểm.
Giúp người dùng thực hiện nhanh chóng việc truy cập,
báo cáo và thông tin tương tác với mọi người xung
quanh (phụ huynh, lãnh đạo trường, báo cáo về Phòng
GD&ĐT, giữa các giáo viên bộ môn với GVCN), để có
biện pháp uốn nắn học sinh trong thời gian tới, …
Phần mềm ứng dụng quản lý điểm này đã góp
phần tiết kiệm ngân sách hoạt động cho trường gần 10
triệu đồng/năm (chi mua văn phòng phẩm làm báo cáo,
chi thù lao cho người nhập điểm vào máy tính, chi quản
24
lý điểm, …).
5. Đánh giá về phạm vi, ảnh hưởng của sáng
kiến:
Đã ứng dụng có hiệu quả rất tốt từ năm học 2008 -
2009 đến 2012 - 2013 tại trường THCS, khắc phục được
việc tính nhầm, sai sót cho học sinh. Giúp giáo viên và
người quản lý rút ngắn thời quan, công sức cho việc
đánh giá học sinh, khi chưa áp dụng có thể mất thời gian
rất dài 5 - 7 ngày, khi áp dụng sáng kiến chỉ cần 1 giờ là

hoàn thành việc đánh giá kết quả học sinh.
Phần mềm được Hội thi ứng dụng CNTT tỉnh Cà
Mau lần thứ nhất năm 2012 công nhận đạt giải C.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Nhà nước cần đầu tư, khuyến khích hơn nữa lĩnh
vực sáng tạo phần mềm ứng dụng trong quản lý điều
hành, đặc biệt đối với ngành giáo dục./.
Ngày 25 tháng 5 năm 2013
Ý kiến xác nhận Người báo cáo
của Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Hoàng Phương
25

×