Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.14 KB, 5 trang )
Các nguyên tắc bầu cử ở nước ta và thực trạng
3 . Các nguyên tắc bầu cử ở nước ta
3.1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông
- Bầu cử phổ thông có nghĩa là bầu cử mang tính rộng rãi, mọi người đều có quyền
đi bầu và có thể được bầu. Bầu cử là họat động của các tầng lớp nhân dân, chứ
không phải là hoạt động mang tính đặc quyền, đặc lợi của riêng giai cấp, tầng lớp,
dân tộc nào.
- Hiến pháp và các Luật bầu cử hiện nay của nước ta đều qui định : Công dân,
không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ
văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân theo quy định của pháp luật
- Pháp luật bầu cử nước ta hiện nay đều qui định theo hướng tạo điều kiện thuận
lợi cho cử tri đi bầu cử và thực tế các cuộc bầu cử cũng cho thấy tỉ lệ cử tri đi bầu
cử ở nước ta và tỉ lệ cử tri so với dân số là rất cao.
Thực tế: còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là vấn đề ứng cử vả
tự ứng cử của người dân (số lượng quá ít và bị lấn át bởi số người được đề cử,
giới thiệu
Cơ chế thực hiện: tự ứng cử đưa ra địa phương, tổ chức và ra Mặt trận Tổ
quốc hiệp thương ==> rất dễ bị loại, các nước khác có vận động tranh cử, tiếp
xúc cử tri rộng rãi.
3.2 Nguyên tắc bình đẳng
- Công dân có quyền bầu cử (đi bầu và ứng cử) , không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư
trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
đều có quyền ứng cử.
- Điều kiện tham gia bầu cử như nhau.
- Mỗi cử tri đều có một lá phiếu (đối với bầu Quốc hội và đối với mỗi cấp trong
việc bầu Hội đồng nhân dân).
- Lá phiếu của mỗi cử tri không ghi tên, có giá trị như nhau.