Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế - Phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.14 KB, 13 trang )

Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế -
Phần 1

Đề xuất một số giải pháp
3.2.1 Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay?
Cần có một cơ quan giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước, thường xuyên
tiến hành, tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá đúng thực trạng tình
hình hoạt động của mỗi tập đoàn, trên cơ sở đó công khai, minh bạch tình hình tài
chính cũng như họat động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế. Nhà nước
cần thiết lập một hệ thống thông tin, thông suốt và thiết lập một hệ thống thông tin
minh bạch về hoạt động của các Tổng Công ty, các tập đoàn Kinh tế Nhà nước
hàng quý, hàng năm các đơn vị phải có báo cáo trung thực đầy đủ mọi hoạt động
của mình từ sản xuất, kinh doanh về đơn vị cấp trên hoặc các cơ quan giám sát của
Nhà nước.
Các đơn vị thuộc tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước hiện nay cần phải rà soát lại
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để kiên quyết giảm bỏ những khâu
trung gian, những lĩnh vực đầu tư ít hiệu quả. Cùng với việc tổ chức lại sản
xuất một cách hợp lý thì một biện pháp quan trọng là gom vốn, dồn vốn để đầu tư
vào các phương tiện, thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Các công ty cần xác định lại mục
tiêu chiến lược của mình là gì, mặt hàng, sản phẩm chiến lược gì là chính.
Nhà nước cần kịp thời chấn chỉnh việc mở rộng đa ngành của các tập đoàn,
Tổng Công ty mở rộng đa ngành, nhưng ít, hoặc không liên quan đến ngành sản
xuất chính của đơn vị. Thời gian tới cần định hướng để các tập đoàn đầu tư vào
những ngành nghề liên quan đến ngành nghề chính của mình, tận dụng được thế
mạnh của mình. Ví dụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư vào viễn thông
là có hiệu quả vì tận dụng được hệ thống cáp, hay Tập đoàn Than- Khoáng sản
Việt Nam (TKV) đầu tư vào điện cũng có lợi vì dùng than làm nguyên liệu cho
nhà máy nhiệt điện… Đối với các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp
Nhà nước phải xác định được giá trị đích thực của họ đóng góp đối với nền kinh tế


và đối với xã hội.
Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách
đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho DN Nhà nước hoạt động, đồng thời
tạo sự cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, tiếp tục đổi
mới công tác quản lý, Nhà nước đối với DN, Nhà nước và đổi mới hoạt động của
bản thân DN Nhà nước.
Phải cải cách cả thể chế, bộ máy Nhà nước. Nhà nước không nên trực tiếp tham
gia vào kinh doanh mà tập trung làm tốt giáo dục, y tế, tổ chức kết cấu hạ tầng,…
Còn tất cả việc kinh doanh phải để nền kinh tế làm. Không thể nào một ông vừa
làm thứ trưởng, vừa làm chủ tịch HĐQT như hiện nay.
Đi liền với các việc làm trên, một vấn đề có ý nghĩa quyết định là việc tiếp tục đổi
mới nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong các DN,
các Tổng Công ty và các tập đoàn Kinh tế Nhà nước. Trong công tác xây dựng
Đảng, một nhân tố mang ý nghĩa quyết định là việc sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ.
Cần chăm lo việc xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi ở các tập đoàn, Tổng Công ty
Nhà nước, có cơ chế đãi ngộ, thu hút những người quản lý giỏi tham gia điều
hành DN; mở rộng hình thức hợp đồng thuê cán bộ quản lý giỏi đã nghỉ hưu,
nghiên cứu chế độ kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số cán bộ quản lý giỏi ở một
số lĩnh vực quan trọng.
3.2.2 Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
thành phần kinh tế?
Để phát huy tính cạnh tranh trên cơ sở phát huy tối đa mọi nguồn lực của người
dân để kinh tế dân doanh phải được phát triển. Tất cả thành phần kinh tế cạnh
tranh bình đẳng chứ không cần phải nhấn mạnh “ông” nào chủ đạo. Vì vậy, cụm
từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” cần được xóa bỏ hoặc thay bằng cụm từ
“kinh tế nhà nước giữ vai trò hướng đạo” (hoặc “hướng dẫn” hay “dọn đường”,
hoặc một từ ngữ nào đó phù hợp hơn với những ý tưởng trình bày dưới đây. Đây
không phải là thay đổi từ ngữ, mà là thay đổi cơ bản tinh thần luận điểm.Trước
đây thường nói là “chủ đạo”, nhưng cũng chưa có định nghĩa rành mạch. Cả một
thời kỳ dài nó được hiểu đồng nghĩa với nắm các vị trí then chốt (dẫn tới thâu tóm

dành độc quyền), phải đi đầu về mọi mặt (dẫn tới đòi ưu tiên, đòi điều kiện thuận
lợi).“Chủ đạo” được hiểu nặng về đòi hỏi đối với Nhà nước và xã hội. Còn “hướng
đạo” cần hiểu ngược lại, nặng về nghĩa vụ mà kinh tế nhà nước phải đảm nhiệm
với Nhà nước và xã hội.
Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, không
nên lập thêm các tổng công ty Nhà nước hay xí nghiệp quốc doanh không thuộc
các ngành trọng tâm, trọng điểm, lập thêm như vậy là đi ngược lại với xu hướng
đổi mới đã và đang diễn ra, xét cả về lý luận, chính sách và thực tiễn. Vì thế, thay
vì lập thêm các tập đoàn Nhà nước, cần tạo hành lang pháp lý cho việc thành
lập và phát triển các tập đoàn tư nhân, xây dựng các tập đoàn tư nhân trở
thành những trụ cột của nền kinh tế. => Đây là một khả năng hoàn toàn hiện
thực trong nền kinh tế thị trường nơi tư nhân là một động lực chính.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tập đoàn kinh tế, không phân biệt
thành phần kinh tế thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân, vừa tạo điều kiện để
Nhà nước chuyển bớt một phần các nguồn lực đầu tư sang các lĩnh vực hiệu quả
hơn xét cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, giảm bớt những thất thoát, lãng
phí như đã xảy ra, vừa tăng cường huy động sự tham gia đóng góp của các thành
phần kinh tế ngoài Nhà nước, các nguồn vốn xã hội vào tiến trình phát triển và đào
luyện được những doanh nhân đích thực cho đất nước. Đã đến lúc cần thống nhất
quan điểm kinh tế nhà nước không cạnh tranh với kinh tế ngoài nhà nước,
mà tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Bây giờ không
có chuyện “ai thắng ai”, mà phải là “cùng thắng”. Cái gì tư doanh làm được và
làm tốt, kinh tế nhà nước không cần tham gia vì còn nhiều việc khác khó hơn đang
chờ. Làm vậy mới thể hiện đúng tinh thần của đường lối đổi mới của Đảng và bản
chất của Nhà nước ta.
1. Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế
1.1 Khái niệm
1.1.1 Kinh tế:
Là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước liên quan đến toàn
bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình sản xuất, trao

đổi hang hóa, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. (trích Từ điển bách
khoa toàn thư trực tuyến)
1.1.2 Chế độ kinh tế:
Là một chế định của luật hiến pháp Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh những quan hệ trong việc xác định mục đích và chính sách
phát triển kinh tế của Nhà nước; chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; các
nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng trong xã hội.
Tổng quan vai trò Hiến định đối với nền kinh tế:
Ø Luật Hiến pháp nghiên cứu những vấn đề cơ bản của chế độ kinh tế như:
Ø Mục đích, phương hướng, các thành phần kinh tế của Nhà nước.
Ø Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
Ø Những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân.
1.1.3 Các quy định của hiến pháp đối với các thành phần kinh tế:
HIẾN PHÁP NĂM 1946:
Ø Không đề cập đến các thành phần kinh tế, chỉ đề cập đến quyền tư hữu của công
dân được đảm bảo (Điều 12)
HIẾN PHÁP NĂM 1959:
Ø Chỉ đề cập kinh tế quốc doanh và kinh tế HTX
Ø Điều 12: Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân, giữ vai trò lãnh
đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên
Ø Điều 13: Kinh tế HTX thuộc hình thức sở hữu của tập thể nhân dân lao động
HIẾN PHÁP NĂM 1980
Ø NN chủ trương thực hiện nền KTQD chủ yếu có 2 TP là KT quốc doanhthuộc
sở hữu toàn dân và kinh tế HTX thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Ø Cơ sở hiến định: Điều 18
HIẾN PHÁP NĂM 1992:
Ø NN phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của NN theo định hướng XHCN.
Ø Cơ sở hiến định: Điều 16 (HP sửa đổi bổ sung 2001)

Ø Cơ cấu KT nhiều TP với các hình thức tổ chức SX, KD đa dạng dựa trên chế độ
sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng. Các thành phần KT : KTNN , KT
tập thể, KT cá thể, KTTB tư nhân và KTTB NN, KT có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.4 Khái niệm thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế là tổng hợp sức mạnh có tổ chức của lực lượng kinh tế dựa
trên một chế độ sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
- Tại Điều 16, HP 1992 (đã sửa đổi, bổ sung 2001), xác định các thành phần kinh
tế gồm 6 thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đến ĐH toàn quốc lần thứ X xác định, ở nước ta có 5 thành phần kinh tế: kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư
bản tư nhân) kinh tế tư bản nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Ø Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện,
xuất hiện dưới hình thức sở hữu nhà nước. (Điều 19)
Ø Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu chung của một nhóm, một tập đoàn
người, một cộng đồng dân cư nhất định.(Điều 20)
Ø Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu của tư nhân. (Điều 21)
Ø Thành phần kinh tế tư bản nhà nước dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước
XHCN và tư bản tư nhân
Ø Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp liên doanh, 100%
vốn đầu tư nước ngoài (điều 25)
1.1.5 Thái độ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế
Ø Điều 16: Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp
thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN
Ø Điều 22: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật…
1.1.6 Ý nghĩa
- Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế có ý nghĩa to lớn trong việc phát
huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân, của các
thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân - một nguồn lực giàu tiềm năng của

dân tộc ta - để góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đẩy nhanh và nâng cao
hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động
về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống
kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển
kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế là cơ sở pháp lý quan trọng, góp
phần tạo tiền đề để hình thành và phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta.
1.1.7 Hạn chế:
- Các thành phần kinh tế được quy định trong hiến pháp quá cụ thể, trong khi xác
định kinh tế nhiều thành phần thì không nên “quy hoạch” cụ thể là 5 hay 6 thành
phần, điều này rất dễ dẫn tới tình trạng giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn không ổn
định, khi thực tiễn kinh tế thay đổi, trên thực tế đã xảy ra, sau 2001 sửa đổi bổ
sung HP, đến ĐH X của Đảng lại xác định lại các thành phần kinh tế, và không
biết sau này sẽ còn sửa đổi nữa không?=èĐây là một vần đề còn bỏ ngõchưa được
các Đại hội Đảng đề cập nhiều đến các vấn đề này.
- Cách đặt vấn đề trong Hiến pháp vừa nói các thành phần kinh tế cạnh tranh bình
đẳng lại vừa bảo kinh tế Nhà nước là chủ đạo là mâu thuẫn. Bởi vì trong nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN của chúng ta, trong lúc khuyến khích tất cả
các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng thì Đảng và Nhà nước luôn
khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Mặt khác, theo quan điểm của cá
nhân chúng tôi thì điều này không đảm bảo được tính xác định chặt chẽ về hình
thức của văn bản quy pham pháp luật.
1.2 Vai trò hiến định của thành phần kinh tế Nhà nước
1.2.1 Vai trò hiến định:
Điều 19: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, là lực lượng vật chất quan trọng
để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và thúc đẩy các
thành phần kinh tế khác cùng phát triển. “Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập

thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”
1.2.2 Tổng quan về kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các
tài nguyên quốc gia và các tài sản sở hữu nhà nước như hầm mỏ, đất đai, rừng,
biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu
hạ tầng kinh tế – xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác…
Nội hàm “kinh tế nhà nước” rộng hơn “kinh tế quốc doanh”. Nó không chỉ bao
gồm các DNNN, mà còn bao gồm tất cả các lực lượng kinh tế của Nhà nước và
trước hết là tất cả các doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước (chỉ những
doanh nghiệp này mới được gọi là DNNN).Tiếp đến là phần vốn nhà nước tại các
công ty cổ phần. Các công ty cổ phần là doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp, không thể
gọi là DNNN, dù Nhà nước có nắm giữ cổ phần khống chế. Nhưng Nhà nước phải
coi phần vốn này là lực lượng kinh tế của mình và thông qua cơ chế quản lý công
ty cổ phần hướng hoạt động của các công ty này theo những mục tiêu Nhà nước
mong muốn.
Ngoài ra, kinh tế nhà nước còn gồm các đầu tư của ngân sách nhà nước và của các
quỹ đầu tư công, trong đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có vị trí rất quan trọng.
Rồi đến các chính sách tín dụng, thuế, chi tiêu công, v.v… đều là những lực lượng
kinh tế mà Nhà nước cần biết tận dụng.
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì tập đoàn kinh tế là nhóm các
công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý
và hoạt động của Tập đoàn kinh tế. Đến nay, Chính phủ đã thành lập 12 tập đoàn
kinh tế nhà nước theo hai mô hình, đó là:
- *Tổ chức lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91): gồm 10 tập
đoàn:
o Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam,
o Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,
o Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam,
o Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam,

o Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,
o Tập đoàn Dệt may Việt Nam,
o Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
o Tập đoàn Bảo Việt,
o Tập đoàn Viễn thông Quân đội,
o Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
- *Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: 02 tập đoàn là:
o (1) Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp
các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí
chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty
Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng, Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, trong đó Tổng
công ty Sông Đà làm nòng cốt;
o (2) Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ
hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nhà và
đô thị, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cấp thoát nước, bao gồm: Tổng
công ty Phát triển Nhà và Đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công
ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty
Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam, trong đó Tổng công ty
Phát triển Nhà và Đô thị làm nòng cốt.


×