Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế - Phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.06 KB, 18 trang )

Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế -
Phần 2

2. THỰC TIỄN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1 Những thành tựu
Về thực tiễn, sự phát triển đa dạng và đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế những năm qua, đặc biệt trong năm
năm 2001 - 2005 chính là thắng lợi đầy sức thuyết phục của đường lối phát triển
kinh tế nhiều thành phần. Mỗi thành phần kinh tế và loại hình tổ chức sản xuất,
kinh doanh thích ứng với những đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cùng
phát triển và đều góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát huy mọi nguồn
lực trong nước cũng như ngoài nước làm nên một nền kinh tế Việt Nam sống
động, có tốc độ tăng trưởng cao, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật. Riêng
kinh tế Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục được đổi mới và phát huy vai trò chủ
đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh
tế, bảo đảm tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Một trong những đặc trưng của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là hoạt
động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh
tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành
phần kinh tế khác khó thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc
kinh nghiệm quản lý. Với đặc trưng này, các tập đoàn kinh tế đã có vai trò tích cực
đối với việc phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể, các tập đoàn kinh tế đã góp
phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo
nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu,
đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng và có tốc độ
tăng trưởng cao trong cơ cấu và tốc độ tăng trưởng được tính theo thành phần kinh
tế. Tốc độ tăng GDP của kinh tế nhà nước trung bình trong năm năm 2001-2005
đạt mức 7,46%, tuy có thấp hơn chút ít tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh
tế cùng kỳ (7,51%) nhưng vẫn là thành tích đáng ghi nhận.


Qua bảng số liệu bên dưới cho thấy tổng thu nhập GDP từ các thành phần kinh tế
từ năm 2004-2009 cho thấy thành phần kinh tế kinh tế có sức tăng trưởng tăng dần
qua các năm đển hình là năm 2009 544.942 tỷ đồng so với năm 2008. Đồng thời
khi Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007 cho thấy VN cũng đã thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài dẩn đến nền kinh tế có vốn đầu nước có sức tăng
trưởng mạnh các qua các năm điển hình là năm 2009 tăng 30.375 tỷ đồng so với
năm 2008.Các thành phần kinh tế còn củng có sức tăng trưởng nhiều qua các năm
từ 2004-2009
TỔNG THU NHẬP GDP TỪ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ( 2004-2009)


+ Tuy còn những nhược điểm trong tổ chức và hoạt động nhưng không thể phủ
nhận các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã sản xuất ra một lượng hàng hóa lớn phục
vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng khá cao, có vai trò quan
trọng trong việc giúp Chính phủ điều tiết, ổn định nền kinh tế. Nhất là trong
thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn thì việc Nhà nước nắm vững được những
ngành sản xuất thiết yếu lại càng trở nên quan trọng. Từ năm 2008 đến nay, mặc
dù giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ, các
Tập đoàn KTNN vẫn đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn giá cả những mặt
hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống (xăng dầu, điện, đạm, khí hoá lỏng, than
.v.v.), tránh gây xáo trộn cho nền kinh tế và xã hội.
Trong khoảng thời gian cuối năm 2008 và năm 2009 chịu sự chi phối không nhỏ
của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước
của ta đã có nhiều nỗ lực góp phần đáng kể vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm
chế lạm phát, cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt nắm giữ vị trí
then chốt, làm công cụ vật chất để Đảng – Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
VD1: Dưới sự chỉ đạo của chính phủ tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam đã điều
tiết giá xăng dầu khi giá xăng dầu trên thế giới có sự tăng giá cao và đột biến khi

giá cả hàng hóa trên thị trường đang cao. Sự tác động kịp thời của tập đoàn dầu
khí đã làm dịu bớt đi áp lực tăng giá cả hàng hóa khi mà xăng, dầu là một trong
những loại nhiên liệu tác động trực tiếp đến giá cả của nhiều loại hàng hóa khác.
Việc kìm hãm giá xăng, dầu cũng là một biện pháp hữu hiệu để chống lạm phát
góp phần ổn định giá cả hàng hóa làm ổn định nần kinh tế cũng như ổn định xã
hội.
VD2: dưới sự chỉ đạo của chính phủ các doanh nghiệp KD gạo đã bán gạo thấp
hơn giá thị trường khi mà giá gạo bị đầu cơ tăng đột biến trong thời gian trước.
Ngoài ra các tập đoàn nhà nước còn là những đơn vị tiên phong trong việc đầu tư
vào những vùng khó khăn, những ngành kinh tế mang tính xã hội cao nhưng mang
tính kinh tế thấp…
2.2 Một số hạn chế
Trong một số lĩnh vực cụ thể, hoạt động của một số tập đoàn hiện mang tính độc
quyền, chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Một số
doanh nghiệp chưa thoát khỏi tư duy của cơ chế bao cấp, xin cho, không dám chịu
trách nhiệm, Sự tồn tại và phát triển của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước
chủ yếu là dựa vào khai thác lợi thế về độc quyền và vị trí chi phối đối với nhiều
sản phẩm và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, tận dụng các ưu đãi của Nhà
nước về điều kiện hoạt động, đặc biệt là sử dụng đất đai, vay vốn tín dụng
Những lợi thế và ưu đãi đó làm cho nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước sinh ỷ
lại, không quan tâm nâng cao trình độ công nghệ và quản lý, không coi trọng năng
suất và hiệu quả; nguy hại hơn nữa là khiến cho môi trường kinh doanh của nước
ta không bảo đảm tính cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp; do
đó hạn chế động lực quan trọng nhất của kinh tế thị trường.
Hiệu quả hoạt động của DN, tập đoàn kinh tế Nhà nước còn thấp,[B]các DN tỉ
lệ nợ trên vốn rất cao, không an toàn, đầu tư còn dàn trải, việc phát triển một số
DN mới không liên quan đến ngành, nghề chính của tập đoàn kinh tế Nhà nước
dẫn đến phân tán nguồn vốn và chứa đựng thêm nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Trình độ công nghệ, năng suất lao động của khá nhiều tập đoàn còn thấp, việc đổi
mới tổ chức, quản lý trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước còn chậm, sức cạnh

tranh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế và chưa
tương ứng với đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của Nhà nước cho các Tập đoàn
kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỉ lệ cao (trên dưới một nửa, trong tổng đầu tư xã hội,
nhưng tỉ lệ đóng góp vào thu nhập quốc dân (GDP) không cân xứng, chỉ ở mức 37
– 39% và tạo công ăn việc làm cho khoảng 4,4% tổng số lao động. Suốt hàng chục
năm, khu vực kinh tế nội địa, mà có lẽ chủ yếu là kinh tế Nhà nước luôn luôn nhập
siêu ở mức cao, khu vực đầu tư hơn mức nó tạo ra rất nhiều trong thời gian dài. Sự
kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước là một trong những nguyên nhân
chính góp phần không nhỏ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát.
Thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính
của các Tập đoàn KTNN. Hiện nay, chưa có thống kê tổng thể nào cho thấy các
Tập đoàn KTNN đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính lỗ lãi ra sao (Hiện nay, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được coi là đầu tư
nhiều ra ngoài lĩnh vực chính). Bộ Công Thương đánh giá việc mở rộng đa ngành,
đa nghề ra nhiều lĩnh vực không phải sở trường như tài chính, ngân hàng đã
phần nào làm giảm năng lực và sự tập trung nguồn lực của các tập đoàn vào lĩnh
vực chính.
VD: Việc đầu tư thiếu trọng điểm và không hiệu quả của tập đoàn công ngiệp tàu
thủy việt nam là một điển hình khi mà trong vọn viện 3 năm trời tập đoàn này đã
thành lập gần 200 cty con với đủ mọi nghành nghề. Chính việc mở rộng quy mô
này cộng với sự quản lý yếu kém của đội ngũ lãnh đạo của tập đoàn đã làm cho
tập đoàn làm ăn thua lổ 120.000 tỷ đồng.
2.3 Nguyên nhân hạn chế
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
+ Trong các DNNN một thực tế thấy rõ là thiếu động lực để phát triển khi nói
đến kinh tế tư nhân, chúng ta đều nghĩ đến các ông chủ quên ăn, quên ngủ lo
cho "túi tiền" của mình bị vơi đi, hay doanh nghiệp làm ăn thất bại, thua lỗ,
dẫn tới phá sản. Động cơ phát triển của kinh tế tư nhân thật rõ ràng, xuất
phát từ nhu cầu cá nhân, nhu cầu thực sự của mỗi con người, còn cá nhân
mang "màu áo" nhà nước, cũng là con người với những ước mơ bình thường,

nhu cầu bình thường nhưng sự khác biệt về môi trường làm việc đã làm thay
đổi tư duy suy nghĩ và tư duy hành động.Một suy nghĩ ai cũng biết là "cha
chung không ai khóc". Các kinh nghiệm thất bại từ quản lý kinh tế nhà nước
theo lối "hợp tác xã", nửa đêm không ai muốn thức dậy để xả nước ngoài
ruộng lúc 2-3 giờ sáng, vì không có động lực phấn đấu làm việc! Làm cũng
như không làm, "ăn đồng, chia đủ", không ai hơn ai, cá mè một lứa, thui chột
cả tư duy phát triển, làm giàu. Ai có ý kiến khác lãnh đạo bị cho là "thể
hiện", phá cách, phải chịu trách nhiệm trước tập thể, tốt nhất ngồi yên sẽ yên
thân. Vai trò làm chủ của nhà nước tại hầu hết các DNNN chưa được "luật
hóa" hay cụ thể hóa rõ ràng dẫn tới buông lỏng không theo kịp các diễn biến
kinh tế - xã hội, gây phá sản, thất thoát lớn tài sản công rất nhiều.
+ Qua thực tiễn, mấy năm hoạt động cho thấy: trình độ cán bộ lãnh đạo,
quản lý của Công ty mẹ (Vinashin) nói riêng và các DN, các Công ty, các tập
đoàn kinh tế nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn
kinh tế lớn, đặc biệt là những người đứng đầu còn hạn chế về năng lực, không
ít cán bộ, lãnh đạo chẳng những trình độ mọi mặt hạn chế mà còn biểu hiện
thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái
vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước
2.3.2 Nguyên nhân khách quan
“Sự cố” của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin vừa qua, cũng như
một số thiếu sót, khuyết điểm của một số tập đoàn kinh tế Nhà nước có liên quan
đến một số cơ quan tham mưu thuộc Chính phủ, một số địa phương và một số
cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết
điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện
chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn, chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt
chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, Từ năm 2006 – 2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán,
kiểm tra, thanh tra, nhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình
hình và những yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng của tập đoàn, chưa đưa ra
được những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời có hiệu quả mặc dù

những biểu hiện về những khó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được các cơ
quan trông tin đại chúng và dư luận phản ánh, cảnh báo từ rất sớm và nhiều lần.
3. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp
3.1 Đánh giá chung
3.1.1 Kinh tế Nhà nước có thực sự chủ đạo?
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, vừa được Ban
chấp hành Trung ương Đảng công bố. Trong đó khẳng định: “Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và
điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện
thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
Đây là vấn đề gây nhiều tranh luận, vì từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN) thời gian qua, cụ thể câu chuyện Tập đoàn Vinashin, càng
khiến các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định và 86 triệu người dân Việt Nam trăn
trở.
Chúng ta cần nhìn nhận lại tính đúng đắn và cần thiết của khẩu hiệu “kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo” trong giai đoạn mới của phát triển đất nước.Theo TS Lê
Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, khi trao đổi với báo chí về vai trò
kinh tế Nhà nước trong bối cảnh hiện nay để góp ý cho dự thảo Văn kiện Đại
hội XI đã nhận xét: “Việc xác định vai trò kinh tế Nhà nước làm chủ đạo nền
kinh tế đất nước trước đây đã gây nhiều tranh cãi. Từ thực tế hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thời gian qua, cụ thể nhất là câu chuyện của
Vinashin lại càng gây tranh cãi nhiều hơn. Đã đến thời điểm cần nhìn thẳng vào sự
thật xem kinh tế Nhà nước có thực sự chủ đạo hay chỉ mới được khoác vào một
cái áo rất đẹp đẽ nhưng thực chất bên trong không phải thế”. Ông cũng lưu ý trên
khắp thế giới không có một nước nào có câu này cả, ngay Trung Quốc cũng không
đặt vấn đề này. Vấn đề ở đây là phải xác định làm sao để nền kinh tế tăng trưởng,
bền vững, có hiệu quả.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nghĩa là có tài sản và có năng lực tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội vì vậy doanh nghiệp, ở góc nhìn của luật
chủ thể, thực sự là một con người. Mà đã được nhân cách hóa, thì doanh nghiệp

phải chịu sự chi phối của nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trước pháp luật,
một trong những nguyên tắc tạo thành nền tảng của một hệ thống pháp lý lành
mạnh, vốn được coi là điều kiện cần cho sự bảo đảm công bằng, trật tự trong xã
hội có tổ chức.
Chủ trương trao cho doanh nghiệp nhà nước vai trò chủ đạo trong nền kinh tế có
định hướng phải tuân thủ nguyên tắc đó. Điều này có nghĩa là dứt khoát không thể
tạo ra, bên cạnh một khung pháp lý dùng chung cho các doanh nghiệp loại khác,
một hệ thống pháp lý riêng cho doanh nghiệp nhà nước với nhiều ngoại lệ mang
tính ưu đãi, đặc quyền. Trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh
nghiệp vẫn tồn tại dai dẳng. Ví dụ, trong mối quan hệ với các thiết chế công và cả
với các ngân hàng, thế của doanh nghiệp nhà nước vẫn tỏ ra vượt trội so với các
doanh nghiệp không phải nhà nước: gọi cửa dễ hơn, giao tiếp thân quen hơn, thủ
tục gọn hơn, điều kiện giao kèo thông thoáng thuận lợi hơn… Đáng nói là lợi thế
đó trong phần lớn trường hợp không phải do doanh nghiệp nhà nước tự tạo ra bằng
các kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở tuân thủ
các luật chơi chung về cạnh tranh, các kết quả có tác dụng gầy dựng uy tín xã hội
và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó chủ yếu hình thành từ việc khai thác
những suy nghĩ xã hội tồn tại dai dẳng như những định kiến về thành phần này,
thành phần nọ trong hệ thống kinh tế của quốc gia.
Cho đến bây giờ, doanh nghiệp nhà nước trong tâm trí của con người ta vẫn được
hiểu là doanh nghiệp của Nhà nước, nghĩa là của một nhà đầu tư đồng thời nắm
quyền lực công. Thái độ ứng xử xã hội phổ biến, thôi thúc bởi lợi ích, cũng có xu
hướng theo đó mà thích nghi. Ngân hàng có thể chấp nhận cho doanh nghiệp vay
với những điều kiện dễ dãi; các chủ thể quan hệ kinh doanh, tiêu dùng thích chọn
doanh nghiệp nhà nước để đối tác. Lý do chính không phải là xã hội tin tưởng vào
sức sống, khả năng phát triển ổn định của bản thân doanh nghiệp nhà nước. Đơn
giản, trong trường hợp có rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán, thì doanh
nghiệp nhà nước thường có Nhà nước như là một người bảo trợ rộng lượng sẵn
sàng dang tay cứu giúp và thừa sức chi trả thay.
Nhìn vào hệ thống quản lý kinh tế đang vận hành, dễ có cảm giác rằng thay vì làm

như thế, Nhà nước lại nhận lấy cho mình nhiệm vụ khẳng định vị trí chủ đạo của
doanh nghiệp nhà nước. Thế là xuất hiện những đứa con cưng được các bậc cha
mẹ có thế lực hà hơi tiếp sức một cách đầy thiên vị và được nuông chiều trong một
sân chơi đầy ắp tiện nghi. Không ít trong số đó đã hư hỏng và người lãnh hậu quả,
rốt cuộc, là NN
Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước chưa được chứng minh trong thực
tế. Kinh tế tập thể thì có vấn đề về chế độ sở hữu cần làm sáng tỏ; thêm vào đó, do
nhiều nguyên nhân, hợp tác xã ở nước ta phát triển chậm, sức sống còn hạn chế.
Vì thế, khẳng định kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân không những trái với thực tế mà còn
cản trở việc tạo lập môi trường kinh doanh trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, lành
mạnh phù hợp với kinh tế thị trường.
3.1.2 Kinh tế nhà nước nên đầu tư vào những ngành nào?
Trong nền kinh tế, luôn có những lĩnh vực khó, đòi hỏi vốn lớn, trình độ kỹ thuật
cao, lãi suất lại thấp, do đó khu vực ngoài nhà nước hoặc không đủ sức làm, hoặc
không muốn làm. Nếu những lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế thì với tư cách lực lượng kinh tế của Nhà nước, kinh
tế nhà nước phải đứng ra gánh vác, dù rằng năng suất, hiệu quả trực tiếp không
cao. Nhà nước cần làm và có thể làm tốt hơn tư nhân xét cả về mặt hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội trong các ngành thuộc 4 lĩnh vực trọng điểm là :
(1) Định hướng chiến lược
(2) Cơ sở hạ tầng
(3) An sinh xã hội và
(4) An ninh quốc gia.
Ngoài các ngành đó, kinh tế tư nhân có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn kinh tế Nhà
nước ở các ngành khác, thì tạo điều kiện để tư nhân đảm nhiệm.
Đây là cơ sở để chúng ta rà soát, sắp xếp lại các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước,
tránh tình trạng để các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước gây nhiều sai phạm như
đã được nói đến nhiều thời gian gần đây.
3.2 Đề xuất một số giải pháp

3.2.1 Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay?
Cần có một cơ quan giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước, thường xuyên
tiến hành, tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá đúng thực trạng tình
hình hoạt động của mỗi tập đoàn, trên cơ sở đó công khai, minh bạch tình hình tài
chính cũng như họat động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế. Nhà nước
cần thiết lập một hệ thống thông tin, thông suốt và thiết lập một hệ thống thông tin
minh bạch về hoạt động của các Tổng Công ty, các tập đoàn Kinh tế Nhà nước
hàng quý, hàng năm các đơn vị phải có báo cáo trung thực đầy đủ mọi hoạt động
của mình từ sản xuất, kinh doanh về đơn vị cấp trên hoặc các cơ quan giám sát của
Nhà nước.
Các đơn vị thuộc tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước hiện nay cần phải rà soát lại
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để kiên quyết giảm bỏ những khâu
trung gian, những lĩnh vực đầu tư ít hiệu quả. Cùng với việc tổ chức lại sản
xuất một cách hợp lý thì một biện pháp quan trọng là gom vốn, dồn vốn để đầu tư
vào các phương tiện, thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Các công ty cần xác định lại mục
tiêu chiến lược của mình là gì, mặt hàng, sản phẩm chiến lược gì là chính.
Nhà nước cần kịp thời chấn chỉnh việc mở rộng đa ngành của các tập đoàn,
Tổng Công ty mở rộng đa ngành, nhưng ít, hoặc không liên quan đến ngành sản
xuất chính của đơn vị. Thời gian tới cần định hướng để các tập đoàn đầu tư vào
những ngành nghề liên quan đến ngành nghề chính của mình, tận dụng được thế
mạnh của mình. Ví dụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư vào viễn thông
là có hiệu quả vì tận dụng được hệ thống cáp, hay Tập đoàn Than- Khoáng sản
Việt Nam (TKV) đầu tư vào điện cũng có lợi vì dùng than làm nguyên liệu cho
nhà máy nhiệt điện… Đối với các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp
Nhà nước phải xác định được giá trị đích thực của họ đóng góp đối với nền kinh tế
và đối với xã hội.
Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách
đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho DN Nhà nước hoạt động, đồng thời

tạo sự cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, tiếp tục đổi
mới công tác quản lý, Nhà nước đối với DN, Nhà nước và đổi mới hoạt động của
bản thân DN Nhà nước.
Phải cải cách cả thể chế, bộ máy Nhà nước. Nhà nước không nên trực tiếp tham
gia vào kinh doanh mà tập trung làm tốt giáo dục, y tế, tổ chức kết cấu hạ tầng,…
Còn tất cả việc kinh doanh phải để nền kinh tế làm. Không thể nào một ông vừa
làm thứ trưởng, vừa làm chủ tịch HĐQT như hiện nay
Đi liền với các việc làm trên, một vấn đề có ý nghĩa quyết định là việc tiếp tục đổi
mới nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong các DN,
các Tổng Công ty và các tập đoàn Kinh tế Nhà nước. Trong công tác xây dựng
Đảng, một nhân tố mang ý nghĩa quyết định là việc sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ.
Cần chăm lo việc xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi ở các tập đoàn, Tổng Công ty
Nhà nước, có cơ chế đãi ngộ, thu hút những người quản lý giỏi tham gia điều
hành DN; mở rộng hình thức hợp đồng thuê cán bộ quản lý giỏi đã nghỉ hưu,
nghiên cứu chế độ kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số cán bộ quản lý giỏi ở một
số lĩnh vực quan trọng.
3.2.2 Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
thành phần kinh tế?
Để phát huy tính cạnh tranh trên cơ sở phát huy tối đa mọi nguồn lực của người
dân để kinh tế dân doanh phải được phát triển. Tất cả thành phần kinh tế cạnh
tranh bình đẳng chứ không cần phải nhấn mạnh “ông” nào chủ đạo. Vì vậy, cụm
từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” cần được xóa bỏ hoặc thay bằng cụm từ
“kinh tế nhà nước giữ vai trò hướng đạo” (hoặc “hướng dẫn” hay “dọn đường”,
hoặc một từ ngữ nào đó phù hợp hơn với những ý tưởng trình bày dưới đây. Đây
không phải là thay đổi từ ngữ, mà là thay đổi cơ bản tinh thần luận điểm.Trước
đây thường nói là “chủ đạo”, nhưng cũng chưa có định nghĩa rành mạch. Cả một
thời kỳ dài nó được hiểu đồng nghĩa với nắm các vị trí then chốt (dẫn tới thâu tóm
dành độc quyền), phải đi đầu về mọi mặt (dẫn tới đòi ưu tiên, đòi điều kiện thuận
lợi).“Chủ đạo” được hiểu nặng về đòi hỏi đối với Nhà nước và xã hội. Còn “hướng
đạo” cần hiểu ngược lại, nặng về nghĩa vụ mà kinh tế nhà nước phải đảm nhiệm

với Nhà nước và xã hội.
Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, không
nên lập thêm các tổng công ty Nhà nước hay xí nghiệp quốc doanh không thuộc
các ngành trọng tâm, trọng điểm, lập thêm như vậy là đi ngược lại với xu hướng
đổi mới đã và đang diễn ra, xét cả về lý luận, chính sách và thực tiễn. Vì thế, thay
vì lập thêm các tập đoàn Nhà nước, cần tạo hành lang pháp lý cho việc thành
lập và phát triển các tập đoàn tư nhân, xây dựng các tập đoàn tư nhân trở
thành những trụ cột của nền kinh tế. => Đây là một khả năng hoàn toàn hiện
thực trong nền kinh tế thị trường nơi tư nhân là một động lực chính.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tập đoàn kinh tế, không phân biệt
thành phần kinh tế thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân, vừa tạo điều kiện để
Nhà nước chuyển bớt một phần các nguồn lực đầu tư sang các lĩnh vực hiệu quả
hơn xét cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, giảm bớt những thất thoát, lãng
phí như đã xảy ra, vừa tăng cường huy động sự tham gia đóng góp của các thành
phần kinh tế ngoài Nhà nước, các nguồn vốn xã hội vào tiến trình phát triển và đào
luyện được những doanh nhân đích thực cho đất nước. Đã đến lúc cần thống nhất
quan điểm kinh tế nhà nước không cạnh tranh với kinh tế ngoài nhà nước,
mà tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Bây giờ không
có chuyện “ai thắng ai”, mà phải là “cùng thắng”. Cái gì tư doanh làm được và
làm tốt, kinh tế nhà nước không cần tham gia vì còn nhiều việc khác khó hơn đang
chờ. Làm vậy mới thể hiện đúng tinh thần của đường lối đổi mới của Đảng và bản
chất của Nhà nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh
doanh.
2/ Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam: tác giả Trần Thị Minh Châu (báo Tuổi trẻ).
3/ “Hãy để kinh tế Nhà nước cạnh tranh bình đẳng!” - Theo Thu Hằng- Pháp luật
TPHCM.
4/ Khi nào Việt Nam có nền kinh tế thị trường thực thụ? Tác giả: Đỗ Đức Định.

5/ Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, NXB CTQG Hà Nội, 4-2010.
6/ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG Hà Nội 2006.

×