Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.06 KB, 8 trang )

Các hình thức sở hữu hiến định –
Phần 6

2. Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định
2.1. Thực tiễn áp dụng hình thức sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước)
Vấn đề áp dụng hình thức sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) có biểu hiện rất
phong phú tuy nhiên dưới đây chúng tôi chủ yếu đề cập việc Nhà nước quản lý
ngân sách, quản lý vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, việc quản lý đất đai, tài
nguyên,…
DNNN trong cơ chế kinh tế tập trung.
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, với quan niệm đồng nhất kinh tế nhà
nước (quốc doanh) với CNXH; tỷ trọng kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc
dân càng cao thì càng nhiều tính CNXH, nên trong chỉ đạo thực hiện, Nhà nước đã
giành mọi nỗ lực cho việc thúc đẩy nhanh chóng quá trình quốc doanh hoá với
nhiều biện pháp khác nhau, trong đó trước hết và chủ yếu là các biện pháp hành
chính.
Trong thời kỳ này, ở miền Bắc ngay từ đầu những năm 1960, hệ thống DNNN đã
có mặt hầu khắp trong các ngành và các lĩnh vực sản xuất của xã hội và chiếm một
tỷ trọng lớn về giá trị vốn, tổng sản lượng và thu nhập trong nền kinh tế. Theo số
liệu niên giám thống kê 1975, đến năm 1960, khu vực này đã chiếm tỷ trọng:
83,5% trong tổng giá trị tài sản cố định và 79,6% giá trị tài sản lưu động của khu
vực sản xuất vật chất: 38,4% giá trị tổng sản phẩm xã hội; 33,1% thu nhập quốc
dân.
Theo nguồn số liệu trên, tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp do khu vực tư nhân
và cá thể sản xuất ra giảm từ 89,2% (năm 1955) giảm xuống còn 5,0% (năm
1960). Đến đầu năm 1974, giá trị tổng sản lượng công nghiệp của khu vực DNNN
đã tăng đến 72,2%, trong khi đó giá trị này của khu vực tư nhân và cá thể giảm
xuống còn 2,3% (bảng 1)
HTML Code:
Thành phần kinh tế
1955 1957 1960 1965 1971


1973 1974
1. Quốc doanh, công tư hợp doanh
10,8 26,9 57,3 72,8 73,4
70,2 72,2
2. Tiểu thủ công nghiệp
89,2 73,1 42,7 27,2 26,6
29,8 27,8
Trong đó:
+ Tập thể
37,7 23,7 32,1
27,0 25,5
+ Tư nhân và cá thể
89,2 73,1 5,0 3,5 3,5 2,8
2,3
Như vậy, sau 20 năm cải tạo và phát triển kinh tế ở miền Bắc, khu vực kinh tế tư
nhân đã bị vắng mặt gần như hoàn toàn trong tất cả các ngành sản xuất vật chất
của nền kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế XHCN bao gồm khu vực DNNN và
khu vực kinh tế tập thể đã chiếm tuyệt đại đa số trong các ngành.
Hàng năm, các DNNN đóng góp khoảng 30-40% tổng sản phẩm xã hội và 28-30%
thu nhập quốc dân. Phần thu của ngân sách nhà nước từ DNNN và thông qua
DNNN là phần thu lớn nhất và dao động trong khoảng 60-70%.
Các DNNN chiếm khoảng 85% vốn cố định của nền kinh tế, 90% lao động có kỹ
thuật, cán bộ khoa học và quản lý đào tạo có hệ thống của cả nước. Nhà nước cũng
đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực để phát triển các DNNN. Chỉ tính riêng trong
khoảng 10 năm từ năm 1976 đến năm 1985, nhà nước đã phân bố khoảng 60-70%
vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và trên 90% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi
cho các DNNN.
Cũng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đặc điểm về phương diện cơ
chế tổ chức là 2 lĩnh vực nghiên cứu KH&CN và sản xuất tồn tại như hai hệ thống
"ngành dọc" hầu như hoàn toàn độc lập với nhau và rất ít có mối liên hệ. Vì thế, sự

kết hợp cũng như đưa những kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tế sản xuất
nhìn chung còn nhiều hạn chế. Cả hai bên đều không có nhu cầu thực tế, không
tìm thấy lợi ích khi đến với nhau. Đối với cơ quan nghiên cứu khoa học (có tới
163 cơ sở nghiên cứu khoa học của thời kỳ trước năm 1985), việc triển khai các đề
tài nghiên cứu khoa học mang nhiều yếu tố tự thân. Trong khi đó, các DNNN lại
được xem như là một tổ chức hành chính của nhà nước hơn là một đơn vị sản xuất
kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu cấu tạo, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản
xuất XHCN chứ không phải là nhằm mục tiêu kinh tế vì lợi nhuận. Vai trò này của
DNNN được tiếp tục phát huy bởi cơ chế quản lý của Nhà nước với những đặc
điểm chủ yếu sau:
- Nhà nước quản lý DNNN trực tiếp bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Kế hoạch sản
xuất của DNNN được nhà nước quy định chặt chẽ, doanh nghiệp giữ vai trò như
một cơ sở hành chính.
- Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với DNNN. Mối quan hệ giữa nhà nước
và DNNN là quan hệ cấp phát và giao nộp. Về mặt tài chính, DNNN thực hiện
theo nguyên tắc thu đủ chi đủ. Là doanh nghiệp nhưng mục tiêu lợi nhuận không
được đặt ra.
- Nhà nước sử dụng công cụ giá trị một cách hình thức, dùng để tính toán. Giá
được sử dụng như là công cụ tính toán cho việc cấp phát và giao nộp sản phẩm
giữa nhà nước và doanh nghiệp.
- Nhà nước xem nhẹ yếu tố thị trường - nơi quyết định sản xuất cái gì, cho ai và
như thế nào. Bởi vậy, doanh nghiệp không có động cơ phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới để đổi mới công nghệ tạo ra sản
phẩm mới. Cơ chế cấp phát giao nộp sản phẩm thôi thúc các DNNN yêu cầu nhà
nước cấp phát cho các yếu tố đầu vào ở mức độ tối đa. DNNN không phải tìm tòi
nghiên cứu thị trường. Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp diễn ra chậm chạp
và thiếu năng động, thiếu động lực sáng kiến, cải tiến, nên về cơ bản, cho đến
trước thời kỳ đổi mới, sự gắn kết giữa nghiên cứu KH&CN và sản xuất phần lớn
chỉ mang tính chất hình thức. Hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu khoa
học và triển khai công nghệ ở các doanh nghiệp không cao.

Việt Nam, ở thời kỳ trước đổi mới, trong khuôn khổ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, khu vực DNNN giữ một vai trò đặc biệt. Nó được đồng nhất với kinh tế
XHCN. Đổi mới kinh tế mà thực chất là chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh
tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế:
Hơn 10 năm qua nền kinh tế nhà nước đã hình thành và phát triển đồng bộ hơn.
Từng bước đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với DNNN, chuyển từ
cơ chế quản lý hành chính sang mở rộng quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ kinh
doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm của các DNNN. Tạo điều kiện thuận lợi về tài
chính để khuyến khích kinh doanh; bước đầu xử lý có kết quả các vấn đề nợ quá
hạn giữa các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với ngân hàng; thực hiện ưu
đãi tài chính, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, đa dạng hóa các hình thức sở hữu
của các doanh nghiệp được triển khai khá mạnh mẽ và đem lại kết quả nhất định.
Theo đánh giá của các chuyên gia: “Tốc độ tăng trưởng của các DNNN còn chậm,
hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của các DNNN còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm lực và lợi thế sẵn có. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc bảo
toàn và phát triển vốn, tình trạng ăn vào vốn, mất vốn vẫn còn…” Chính vì vậy,
đổi mới căn bản chính sách, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính DNNN là vấn đề
cấp thiết.
-Thực trạng về DNNN, cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN trong thời gian qua
+Thực trạng về DNNN
DNNN phát triển nhanh ở giai đoạn 1991-1995 với tốc độ tăng trưởng bình quân
11,7%, gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Từ 1998 trở lại
đây tốc độ tăng trưởng của DNNN chậm lại nhưng DNNN vẫn tiếp tục đóng vai
trò then chốt trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế
(nộp ngân sách hàng năm chiếm 40% tổng thu NSNN và hơn 50% kim ngạch xuất
khẩu).
Trong những năm qua DNNN đã đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân,
đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế phù
hợp với tình hình có chiến tranh cũng như trong thời kỳ hoà bình. Tuy nhiên,
DNNN vẫn còn yếu kém, tồn tại trong hoạt động. Về khách quan: Do ảnh hưởng

của tình hình kinh tế thế giới, cùng với những thiên tai nặng nề đã làm cho DNNN
gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, giảm hiệu quả kinh tế; DNNN phần lớn
được đầu tư, thành lập trong thời kỳ bao cấp, công nghệ thiết bị lạc hậu, vốn ít
không có khả năng đổi mới công nghệ thiết bị nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Về mặt chủ quan: Số
lượng DNNN vẫn còn nhiều, tản mạn ở nhiều ngành. Lĩnh vực khác nhau, chưa
tập trung vào những ngành then chốt hoặc những ngành mà các doanh nghiệp hoặc
các thành phần kinh tế khác không làm được; Nhà nước chưa có định hướng, quy
hoạch đầu tư ngành hoặc lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế; Nhận thức và thực
hiện cơ chế, chính sách của các Bộ, ngành, địa phương chưa tốt; Tư tưởng muốn
bao cấp lại cho doanh nghiệp; Trình độ của một bộ phận không ít người quản lý
điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường.

×