Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

skkn một vài biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường th lê thị hồng gấm thành phố tam kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 19 trang )









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN VIỆC GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM THÀNH
PHỐ TAM KỲ





2. Đặt vấn đề:
Ở nước ta hiện nay an toàn giao thông (ATGT) là một trong những
vấn đề lớn được xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây, số vụ tai nạn
giao thông xảy ra ngày càng nhiều, số người tử vong tăng theo từng ngày,
từng giờ đã lên đến mức báo động. Vì vậy, năm 2012 vừa qua xác định là
“Năm an toàn giao thông”. Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ, sự nỗ lực của các bộ, Ban an toàn giao thông Quốc gia, các cấp, các
ngành trong việc thực hiện các giải pháp cấp bách lâu dài về đảm bảo trật
tự an toàn giao thông. Công tác tuyên truyền, cổ động phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự an toàn giao thông sâu rộng trong tầng lớp nhân dân đã
được các cấp, các ngành chú trọng.


Tuy nhiên, từ nhận thức đến ý thức tự giác chấp hành luật giao thông
của người tham gia giao thông vẫn còn một khoảng cách khá xa nên tai nạn
giao thông vẫn còn là vấn nạn, là hồi chuông cảnh báo cho mọi người.
Theo thống kê của ban an toàn giao thông Quốc gia vào năm 2012 cả
nước xảy ra 36,423 vụ tai nạn giao thông làm chết 9,880 người, bị thương
38,498 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 35.820 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 9.540 người, bị thương 38.170 người. Tuy số vụ tai nạn giao thông, số
người chết, số người bị thương có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn đó
nỗi lo cho mọi người khi tham gia giao thông.
Để giải quyết vấn đề về tai nạn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của
chính phủ, các cấp, các ngành, cơ quan thông tấn báo chí mà là trách nhiệm
của mọi người công dân.
Được chứng kiến, được biết, nhiều tai nạn giao thông xảy ra, chúng
ta dễ dàng nhận thấy ngoài những nguyên nhân chất lượng đường sá kém,
tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán thì nguyên nhân
chính vẫn là do con người khi tham gia giao thông uống nhiều rượu bia
vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, chở vượt quá số người quy định,
lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ đèn tín hiệu
giao thông, lấn đường, không đội mũ bảo hiểm Tất cả những sai phạm
trên đều bắt nguồn từ việc thiếu ý thức, không tuân thủ luật lệ giao thông,
không nghĩ đến sự an toàn cho mình và cho người khác.
Với con số phản ánh về số vụ tai nạn giao thông, số người chết, bị
thương là yêu cầu đặt ra cao hơn nữa đối với nhà trường trong công tác
giáo dục. Đã đến lúc chúng ta đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu, sáng tạo,
chủ động và tích cực hơn để việc giáo dục an toàn giao thông không chỉ là
hình thành ý thức cho học sinh mà qua các em, nhà trường chuyển những
thông điệp về thực hiện an toàn giao thông đến với phụ huynh và toàn xã
hội.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tình cấp thiết của việc giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói



riêng, trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, ngành Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Tam Kỳ đã chỉ đạo các trường trên địa bàn Thành phố thực hiện giảng
dạy nghiêm túc chương trình Giáo dục an toàn giao thông, phát động
hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012”, đa dạng hóa các hoạt động
ngoại khóa về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tổ chức hội thi,
giao lưu tìm hiểu về an toàn giao thông với các nội dung phong phú như: “
Chúng em với pháp luật”, “ Chúng em với an toàn giao thông”. Đặc biệt
trong năm học 2012-2013, ngành đã phát động và tổ chức Hội thi “Tìm
hiểu về an toàn giao thông”, với nội dung phong phú, thiết thực, hiệu quả,
đã thực sự có tác động đến CBGVNV , học sinh trong toàn ngành và có sức
lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngay từ đầu năm học Ngành đã chỉ
đạo tổ chức hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì
tai nạn giao thông” (Ngày 19/11/2012)
Là cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục an toàn
giao thông đối với học sinh tiểu học đạt kết quả nhằm hình thành thế hệ
tương lai có ý thức khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông, thì việc giáo dục văn hóa giao thông để học sinh nhận thức và
hình thành ý thức, biết vận dụng thực hành là vấn đề quan trọng. Bởi thế,
tôi đầu tư nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp chỉ đạo và thực hiện
việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị
Hồng Gấm thành phốTam Kỳ” với mong muốn giáo dục ý thức - hình
thành kỹ năng cho học sinh khi tham gia giao thông và chuyển tải thông
điệp về an toàn giao thông đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội
3. Cơ sở lý luận:
Từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 32/2007/NQ-CP
ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao
thông và ùn tắc giao thông” Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cấp

bách:
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật
tự an toàn giao thông.
- Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toan giao thông
thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông
vận tải
- Chú trọng về kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thật của
phương tiện giao thông vận tải.
- Đề ra các giải pháp đối vơi người điều khiển phương tiện.
- Giảm thiểu tai nạn giao thông
Trước tình hình về tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, Trong
những năm sau đó các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ đã
được ban hành. Nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông. Năm 2010,
Chính phủ ban hành Nghị quyết 34/2010 NĐ-CP ngày 02/4/2010 về quy


định ban hành xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Nhìn chung, Chính phủ, các bộ
và ban An toàn giao thông đã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo việc
thực hiện an toàn giao thông. Tuy nhiên, người tham gia giao thông vẫn
còn đứng ngoài cuộc.
Theo thống kê của Ban an toàn giao thông trong vòng 12 năm qua,
số vụ tai nạn giao thông tăng lên gấp 4 lần theo điều tra theo chấn thương
liên trường (vmis) trong năm 2001 có 4100 trẻ em chết do tai nạn giao
thông, tương đương 11 em chết /1 ngày. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2
lần tỉ lệ trể em gái.
Bà Isabelle Bardem, trưởng phòng phòng chống tai nạn giao thông
thương tích trẻ em của UNICEF nói: “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng
nặng nề đối với trẻ em Việt Nam, không chỉ rất nhiều trẻ em trực tiếp bị tai

nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ
em khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông
cướp đi sinh mạng hoặc tàn tật”.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, ở cấp Quốc gia UNIEF cùng với
bộ y tế, Ủy Ban dân số gia đình trẻ em và Ban an toàn giao thông Quốc gia
đã triển khai các hoạt động nhằm làm tăng nhận thức về phòng tránh tai
nạn giao thông với nhiều hoạt động được triển khai như:
-Đặt biển báo hiệu giảm tốc độ, đèn tín hiệu, vạch kể đường dành
cho người đi bộ.
- Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong
trường học giúp học sinh có kỹ năng khi tham gia giao thông để phòng
tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy.
- Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người (Trong nhà
trường- cơ quan - địa phương).
Để việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh đạt mục tiêu đề ra
góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông tiếp tục thực hiện bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, năm 2013, theo định hướng của Chính phủ với chủ đề
“Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự
giác của người tham gia giao thông”. Trên cơ sở chỉ đạo của các cấp và
ngành giáo dục đào tạo Thành phố Tam Kỳ, tôi tiến hành đi sâu nghiên
cứu và tổ chức thực hiện “Các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Th Lê Thị Hồng Gấm
TP Tam Kỳ” với những bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện tình hình địa
phương và của trường.
4. Cơ sở thực tiễn:
Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học nhằm trang bị
cho các em hệ thống những quy tắc, quy định dành cho người khi tham gia
giao thông góp phần hình thành văn hóa giao thông, giúp các em có hành
vi, lối cư xử đúng nguyên tắc trên cơ sở nhận thức và ý thức khi tham gia
giao thông.



Hiện nay, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn
giao thông tại trường như thế nào là hiệu quả phù hợp với tình hình nhà
trường, địa phương là vấn đề đặt ra đối với những người làm công tác giáo
dục như chúng tôi.
Trường TH Lê Thị Hồng Gấm toạ lạc trên đường Thanh Hoá thuộc
phường Hòa Hương Thành phố Tam Kỳ. Địa điểm trường đóng cách 2 ngã
tư, ngã tư thứ nhất là Phan Châu Trinh - Thanh Hóa, là nơi giao nhau của
tuyến đường Quốc lộ 1A và Thanh Hóa lưu lượng giao thông trên đường
đông đúc, phức tạp. Ngã tư thứ hai Ngô Thì nhậm- Thanh Hoá là nơi giao
nhau của con đường đến chợ Hoà Hương và đường đi biển Tam Thanh. Cả
ngày trên đường tấp nập người và xe qua lại. Hơn nữa trục đường Thanh
Hóa lại là điểm đặt của hai trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ và trường
Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm những lúc tan trường có hơn cả ngàn học sinh
tham gia giao thông. Số phụ huynh có con em học tại trường khoảng 30%
gia đình sống bằng nghề nông, lao động phổ thông như: Làm thợ mộc, thợ
nề, buôn bán nhỏ lẻ đời sống còn khó khăn, ít có thông tin và hiểu biết về
luật giao thông. Học sinh là con em của những gia đình này phần lớn đi bộ
hoặc đi xe đạp đến trường, khoảng 70% học sinh được ba mẹ chở đến
trường bằng xe máy. Với tình hình về đường sá, lưu lượng người tham gia
giao thông hằng ngày trên đường, hoàn cảnh sống của phụ huynh, số học
sinh tham gia giao thông hằng ngày đến trường như vậy thì công tác giáo
dục trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần
thiết mà nhà trường phải đầu tư.
5. Nội dung nghiêm cứu:
Tiếp tục thực hiện việc giảng dạy an toàn giao thông theo chỉ đạo
của ngành, tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh,
qua chương trình chính khóa, qua việc lồng ghép tích hợp và tổ chức các
hoạt động ngoại khóa nhằm làm cho đội ngũ CB-VG-NV và học sinh nhận

thức sâu sắc hơn về trật tự an toàn giao thông và chuyển tải thông điệp về
trật tự an toàn giao thông đến các bậc phụ huynh và toàn xã hội, tôi thực
hiện việc giáo dục an toàn giao thông tại trường bằng các biện pháp như
sau:
5.1 biện pháp 1: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch.
Mục đích: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch “Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị
Hồng Gấm” giúp chúng tôi xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung và định
hướng, quy trình thực hiện cho đội ngũ.
Để công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh đạt kết quả tôi lập kế hoạch thực hiện như sau:
Quản lý và chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện giảng dạy chương trình
an toàn giao thông và lồng ghép việc vào giáo dục an toàn giao thông vào
các môn học.


Chỉ đạo Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp với Ban kỷ luật
trật tự theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông trong
giáo viên, học sinh. Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lập kế hoạch
tham mưu Hiệu trưởng tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông
qua hoạt động ngoại khóa và đầu tư xây dựng mô hình an toàn giao thông
thực hiện theo Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012.
Vào đầu năm học 2012 - 2013 thực hiện công văn 454/CV-PGD-ĐT
ngày 17/9/2013 của phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố Tam Kỳ về việc
đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, tôi xây
dựng kế hoạch tập trung và các công tác trọng tâm:
1/ Tiếp tục triển khai thực hiện “Năm an toàn giao thông Quốc gia
2012” theo chỉ đạo.
2/ Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về luật
đường bộ trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

3/ Chỉ đạo giảng dạy nghiêm túc chương trình chính khóa và lồng
ghép giáo dục an toàn giao thông nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức
cho học sinh.
4/ Đưa nội dung về giáo dục an toàn giao thông ngay trong ngày
“Toàn dân đưa trẻ đến trường”.
5/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các Hội thi tìm hiểu về an toàn
giao thông, phát động học sinh tham gia cuộc thi “Giao thông thông minh”.
6/ Thành lập ban trật tự kỷ luật để hướng dẫn học sinh khi tan trường
tránh ùn tắc giao thông.
7/ Tổ chức ký cam kết trong tháng an toàn giao thông.
8/ Tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông năm
2012 (19/11/2012) vào tiết chào cờ thứ 2 ngày 12/11/2012 và đọc diễn văn
tưởng niệm các nạn nhân của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia và dành
1 phút tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông. Với cách lập kế
hoạch như trên giúp tôi thực hiện công tác giáo dục an toàn an toàn giao
thông trong năm học có chiều sâu và đạt hiệu quả.
Như vậy lập kế hoạch là chức năng không thể thiếu được trong quá
trình tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường - Chính
biện pháp lập kế hoạch giúp tôi triển khai thực hiện công tác giáo dục an
toàn giao thông đi đứng hướng, đạt mục tiêu đề ra.
5.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo dạy có chất lượng chương trình Giáo dục an
toàn giao thông và lồng ghép việc giáo dục an toàn giao thông với các
môn học khác
Mục đích: Giúp học sinh nắm những quy tắc, nguyên tắc để phòng tránh
tai nạn và chuyển tải thông điệp về thực hiện ATGT đến mọi người khi
tham gia giao thông.
Nghiên cứu chương trình giáo dục an toàn giao thông ở lớp 1 lớp 4
mỗi lớp có 6 bài, lớp 5 có 5 bài được phân bổ như sau:




Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 1:

Bài 1: An toàn và nguy hiểm.
Bài 2: Tìm hiểu đường phố.
Bài 3: Đèn tín hiệu giao thông.
Bài 4: Đi bộ an toàn trên đường.
Bài 5: Đi bộ và qua đường an toàn.
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe
máy.


Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 2:

Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi
trên đường phố.
Bài 2: Tìm hiểu đường phố.
Bài 3: Hiệu lệnh của Cảnh sát giao
thông và biển báo hiệu giao thông
đường bộ.
Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn.
Bài 5: Phương tiện giao thông
đường bộ.
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe
máy.

Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 3:


Bài 1: Giao thông đường bộ.
Bài 2: Giao thông đường sắt.
Bài 3: Biển báo hiệu giao thông
đường bộ.
Bài 4: Kĩ năng đi bộ và qua đường
an toàn.
Bài 5: Con đường an toàn đến
trường.
Bài 6: An toàn khi đi ô tô, xe buýt.


Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 4:

Bài 1: Biển báo hiệu giao thông
đường bộ.
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và
rào chắn.
Bài 3: Đi xe đạp an toàn.
Bài 4: Lựa chọn đường đi an toàn.
Bài 5: Giao thông đường thủy và
phương tiện giao thông đường
thủy.
Bài 6: An toàn khi đi trên các
phương tiện giao thông công cộng.

Chương trình Giáo dục ATGT lớp 5:

Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ.

Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
Bài 3: Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao
thông.
Bài 4: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Bài 5: Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông.

Thực hiên kế hoạch năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Tam Kỳ, tôi chỉ đạo bộ phận chuyên môn lập phân phối


chương trình mỗi bài dạy thành 5 tiết. Trong đó có 2 tiết lý thuyết và 3
tiết thực hành. Đối với lớp Một thực hiện dạy lồng ghép “ Pokemon cùng
em học an toàn giao thông”, “Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao
thông” Tổ chức thao giảng, chuyên đề, chú trọng đến các tiết thực hành
cho học sinh.
- Ví dụ: Đi bộ an toàn của lớp 1: Cho học sinh thực hiện theo mô hình
của trường, sử dụng đèn tín hiệu.
- Cho học sinh thực hiện đi xe đạp an toàn với mô hình tự xây dựng.
Ngoài tiết dạy chương trình chính khóa, tôi còn tổ chức lồng ghép
nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các môn Đạo đức, Tự nhiên Xã
hội, …
Đối với môn TNXH:
Ví dụ ở lớp 2: Môn tự nhiên xã hội: bài 19: Đường giao thông,
Bài 20:An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Ở lớp 3 Bài 33:An toàn khi đi xe đạp
Đối với môn Đạo đức: Trong chương trình có 3 tiết dành cho phần dạy
nội dung của địa phương tôi chỉ đạo dạy 2 tiết còn lại 1 tiết giảng dạy về
an toàn giao thông tại địa phương.
Với cách chỉ đạo thực hiện như trên học sinh nhận biết được cơ
bản các loại đường giao thông, các loại phương tiện giao thông, kỹ năng

đi bộ, đi xe đạp và qua đường an toàn, biết được một số hiêu lệnh của
cảnh sát giao thông, các loại biển báo, tác dụng của chúng. Qua đó, các
em biết vận dụng vào thực tế khi tham gia giao thông và còn là tuyên
truyền viên cho các bậc cha mẹ và mọi người.



Bài 2: Tìm hiểu đường phố(Lớp 1) Bài 3: Hiệu lệnh của Cảnh sát
Giao thông (Lớp2)



Bài 3: Đi xe đạp an toàn. (Lớp 4) Bài 3: Biển báo hiệu giao thông
đường bộ.(lớp 3)

Bài 3: Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông. (Lớp 5)

5.3. Biện pháp 3: Thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong ngày
Hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”:
Mục đích: Qua việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tôi muốn
chuyển tải thông điệp đến phụ huynh học sinh.
Trong ngày Hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường” đối với học sinh
tiểu học là một ngày quan trọng, nhất là các em học sinh lớp 1. Trong
ngày đầu tiên của năm học đa số các em học sinh tiểu học được bố mẹ
đưa đến trường và cùng tham dự Lễ khai giảng. Ngoài các nghi thức đón
học sinh lớp 1, các nghi thức của buổi lễ - Trong phần Hội tôi phát động
trong học sinh tiếp tục hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012” với
các phano tuyên truyền trước cổng
- Cổng trường em an toàn giao thông.
- An toàn giao thông nụ cười tuổi thơ.

Học sinh từ khối 2 khối 5 chuẩn bị các băng rôn tuyên truyền:
- An toàn giao thông là bạn, tai nạn là thù.


- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
- Đèn đỏ đứng lại, đèn xanh đi tiếp.
- An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông.
- Không được chở quá số người quy định khi tham gia giao thông.
- Lạm dụng rượu, bia hiểm họa an toàn giao thông.
- Lái xe bằng cả trái tim.
- Đằng sau tay lái là gia đình và người thân.
-Một người có ý thức chấp hành luật giao thông đem lại hạnh phúc
cho nhiều người.
- Đi đến nơi, về đến chốn.
- Dừng đèn đỏ - chứng tỏ văn minh.
- Chạy chậm một chút, quan sát kỹ hơn.

Ngoài ra, trong nội dung tuyên truyền tôi đưa ra các nội dung và tổ
chức cho học sinh thi tìm hiểu và nhận biết biển báo giao thông, các quy
định đối với người tham gia giao thông.
Với cách tổ chức giáo dục an toàn giao thông như trên ngay từ đầu
năm học tôi đã trang bị cho các em học sinh một số quy tắc, quy định
biển báo và đặc biệt hơn chúng tôi đã chuyển tải được thông điệp về an
toàn giao thông đến với phụ huynh.



Tuyên truyền giáo dục trong ngày Hội “ Toàn dân đưa trẻ đến trường”.


5.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình an toàn giao thông.


Mục đích: Qua việc xây dựng mô hình an toàn giao thông chúng tôi
muốn thực hiên Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 cùng với
ban kỷ luật trật tự, chuyển tải được thông điệp đến phụ huynh: “An
toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”, góp phần gìn giữ an ninh
trật tự trên địa bàn.
Để cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh chấp hành nghiêm túc
trật tự an toàn giao thông đường bộ tôi xây dựng mô hình an toàn giao
thông và thành lập ban chỉ đạo thực hiện mô hình an toàn giao thông gồm
có Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó hiệu trưởng phó ban, Ban đại diện
cha mẹ học sinh là thành viên, đại diên các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng
chuyên môn là thành viên. Theo triển khai của Chính phủ ở các Thành
phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh học sinh phải được đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy cùng bố mẹ. Đối với trường,
tôi xây dựng mô hình vận động phụ huynh tham gia. Hằng ngày, phụ
huynh đưa đón con em đi học bằng xe máy 100% phải đội mũ bảo hiểm,
chấp hành mọi quy định khi tham gia giao thông, không chở 2-3 em,
không đứng trên lề đường Thanh Hóa, đưa đón học sinh trật tự, tuân thủ
theo quy định của nhà trường, ký cam kết thực hiện năm an toàn giao
thông
Với cách xây dựng mô hình như trên đến hôm nay phụ huynh học
sinh nhà trường đã có ý thức trong việc tham gia giao thông.



Học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.




5.5 Biện pháp 5: Tổ chức giáo dục an toàn giao thông qua chương
trình ngoại khóa.


Mục đích: Đa dạng hoá các hình thức giáo dục an toàn giao thông, góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông.
Ngoài việc trang bị kiến thức cho các em học sinh trong toàn
trường qua các tiết dạy, tiết thực hành ở lớp Bộ phận chuyên môn còn tổ
chức Hội thi “Tìm hiểu an toàn giao thông” qua hình thức - Rung chuông
vàng - Nhìn hình đoán ý - Xem đoạn phim về an toàn giao thông bình
luận nhanh. Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn tổ chức các
Hội thi tìm hiểu an toàn giao thông bằng sân khấu hóa như: Thi hát, biểu
diễn các bài hát về giao thông, nghe nhạc đoán lời bài hát (Các bài hát về
giao thông dành cho Thiếu nhi). Thi thơ ca, hò vè chủ đề “An toàn giao
thông”, thi vẽ tranh nhanh với hình thức nghe bài hát về an toàn giao
thông, vẽ theo thông điệp trong bài hát. Thi vẽ tranh trưng bày với chủ đề
“An toàn giao thông là bạn, tai nạn là thù”. Đặc biệt là phần ngoại khóa
“Nói chuyện, giao lưu gặp gỡ với chú công an giao thông”. Các em được
giao lưu, nói chuyện và được biết thêm nhiều về cách xử lý các tình
huống khi tham gia giao thông. Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
còn lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào trong Hội trại thông qua
các trò chơi dành cho các em khối 4,5 “Xe đạp chậm”, “ Chọn đường đi
an toàn”…
Các hoạt động ngoại khóa, Hội thi nêu trên vừa tạo cho các em có
cơ hội giao lưu, học hỏi trau dồi kiến thức về an toàn giao thông, là sân
chơi kết nối, tạo mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh
với thầy cô giáo trong trường, học sinh với mọi người ngoài xã hội và
điều đặc biệt quan trọng mối quan hệ này được kết nối qua thông điệp về

an toàn giao thông đến với phụ huynh và toàn xã hội
Hoạt động ngoại khóa an toàn giao thông tổ chức đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung, cách thức tổ chức sinh động, gần gũi, dễ
nhớ. Mỗi Hội thi, mỗi buổi ngoại khóa đã đem đến kết quả cao với học
sinh toàn trường. Không dừng ở đó, các học sinh đạt kết quả cao trong
các lần thi, các lần ngoại khóa tại trường được chọn đi thi “Tìm hiểu an
toàn giao thông” do Thành phố tổ chức và em Nguyễn Đắc Hoàng Yến
được chọn đi thi cấp Tỉnh.




Học sinh giao lưu với chú Thi tiểu phẩm “Lỗi tại con”
Công an Thành Phố.

6. Kết quả:
Từ biện pháp lập kế hoạch, chỉ đạo giảng dạy có chất lượng
chương trình giáo dục an toàn giao thông chính khóa, chú trọng tiết thưc
hành, giáo dục an toàn giao thông qua ngày Hội toàn dân đưa trẻ đến
trường, xây dựng mô hình an toàn giao thông đến việc đa dạng hoá các
hình thức giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoại khoá, tôi nhận
thầy rằng: “Biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị Hồng Gấm Thành phố Tam
Kỳ” đã thực sự có tác động đến đội ngũ CB-GV-NV, học sinh và đặc biệt
là đến với phụ huynh.Với việc tham gia Hội thi “Chúng em với pháp
luật” tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản học sinh nhà trường đạt giải
nhất toàn đoàn, Tham gia Hội thi “Tìm hiểu về an toàn giao thông” do
ngành Giáo dục – Đào tạo Tam Kỳ tổ chức giáo viên tham gia dự thi đạt
giải nhì và đạt giải nhì toàn đoàn, có học sinh tham gia thi “Tìm hiểu an
toàn giao thông” cấp Tỉnh. Tất cả các kết quả thu được đều là niềm vui

lớn nhất đối với chúng tôi vì trong mỗi ngày đến trường các em đi cùng
bố mẹ đều đội mũ bảo hiểm, đối với phụ huynh học sinh đã vào cuộc
cùng với nhà trường hưởng ứng thực hiện công tác an toàn giao thông,
chấp hành quy định của trường không đưa xe vào sân trường, không đậu
đỗ xe trên lề đường Thanh Hóa khi đưa đón học sinh Tình trạng ùn tắc
giao thông trước trường trong thời giao tan trường không còn xảy ra. Đây
là tín hiệu vui là kết quả mà tôi hằng mong muốn.

7. Kết luận:


Qua thời gian nghiên cứu, đầu tư tổ chức thực hiện tôi nhận thấy
rằng:
Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh không phải một sớm
một chiều mà thành công được. Nó đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, bền bỉ,
thực hiện thường xuyên, liên tục và bằng cả tâm huyết của mình. Với
trường Tiểu Học Lê Thị Hồng Gấm đã có được nhiều tín hiệu vui, học
sinh được trang bị kiến thức về an toàn giao thông, có tác động thực sự
khi các em tham gia giao thông, phụ huynh đã vào cuộc bằng việc ký cam
kết cùng nhà trường việc thực hiên các quy định về an toàn giao thông
Phải khẳng định rằng:
- Lập kế hoach và triển khai kế hoạch là biện pháp thường xuyên
liên tục và không thể thiếu được trong quá trình quản lý điều hành những
hoạt động chung cũng như hoạt động chỉ đạo về công tác giáo dục an
toàn giao thông trong nhà trường.
- Phải trang bị cho đội ngũ giáo viên về mặt lý luận cũng như điều
kiện tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
thông qua việc nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa PPDH
và chú trọng công tác thực hành.
- Phải tạo điều kiện để giáo viên thực hiện, trao đổi kinh nhiệm và

học tập lẫn nhau để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thiếu sót qua việc
tổ chức chuyên đề, Hội thi, ngoại khóa về giáo dục an toàn giao thông.
- Phải linh động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động ngoại
khoá và phối hợp với phụ huynh học sinh để nâng cao hiệu quả của việc
giáo dục an toàn giao thông.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình chỉ đạo và
tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại
trường TH Lê Thị Hồng Gấm. Với sự nổ lực cố gắng của tôi từ việc
nghiên cứu tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp đến việc tổ chức thực hiện.
Đến nay việc giáo dục an toàn giao thông đã mang lại những kết quả
đáng mừng: Học sinh được trang bị một số kiến thức cơ bản, biết đi bộ
như thế nào là an toàn, nhận biết được các biển báo khi tham gia giao
thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy cùng người lớn, phụ huynh đã vào
cuộc…
Tuy nhiên, những cố gắng và những việc làm trên chưa phải là tối
ưu, chắc chắn còn phải tiếp tục đầu tư hơn nữa. Kính mong đón nhận
được sự góp ý của Hội đồng nghiên cứu khoa học các cấp cũng như của
đồng nghiệp để việc gíáo dục an toàn giao thông cho học sinh mang lại
kết quả góp phần cùng toàn xã hội trong công tác lập lại trật tự an toàn
giao thông.


8. Đề nghị:


- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu cấp trên đầu tư tài liệu
giảng dạy cũng như hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình an toàn giao thông.
- ban an toàn giao thông địa phương đặt tín hiệu đến ngã tư Ngô Thời
Nhậm và Thanh Hóa.
- Tham mưu cấp trên hoàn thành đoạn đường Thanh Hóa trước trường để

phòng tránh tai nạn giao thông.


NGƯỜI THỰC HIỆN


Võ Thị Lý



































9. Phần phụ lục

Nghe nói chuyện và giao lưu trả lời câu hỏi về trật tự an toàn giao
thông với chú Công an giao thông Thành phố.


Ngoại khóa “Chúng em với an toàn giao thông”


Tham gia thi “Tìm hiểu về an toàn giao thông” do Thành phố tổ chức.



Toàn cảnh Hội thi “Tìm hiểu an toàn giao thông” do trường tổ chức.


Phần thi vẽ tranh các nhân và vẽ tranh tập thể trong Hội thi “Tìm hiểu
về an toàn giao thông” do trường tổ chức.



Học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.



Mục lục

TT TIÊU ĐỀ TRANG


1
2
3
4
5








6
7
8
9
10
11
12


Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu:
- Biện pháp 1: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch
- Biện pháp 2: Chỉ đạo dạy có chất lượng chương
trình giáo dục ATGT
- Biện pháp 3: Thực hiện giáo dục ATGT trong
ngày Hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”.
- Biện pháp 4: Xây dựng mô hình ATGT.
- Biện pháp 5: Tổ chức giáo dục ATGT thông qua
chương trình ngoại khóa.
Kết quả
Kết luận
Đề nghị
Phụ lục
Mục lục
Tài liệu tham khảo
Phiếu đánh giá xếp loại

1
1
2
3
4
4
5
6

7
8
9
10
11
12
12
13
14, 15
16
17
18























Tài liệu tham khảo

1- Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”.
2- Thông tin từ Ban an toàn giao thông Quốc gia (Trang tin điện tử).
- Triển khai thực hiện tháng cao điểm hưởng ứng “Năm an toàn giao
thông 2012”.
- Triển khai hoạt động hưởng ứng ngày thế giưói tưởng niệm các nạn
nhân tử vong vì tai nạn giao thông.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông 2013: Những giải pháp đột phá.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường.
3- Sách giáo khoa, giáo viên dạy an toàn giao thông.
4- Các văn bản chỉ đạo của ban nan toàn giao thông

×