I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
II/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy và học là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Để thực hiện
tốt việc dạy và học, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều kế hoạch như đổi
mới, cải tiến phương pháp dạy học, tổ chức các chuyên đề….
Thực hiện chuyên đề là một trong những nội dung của hoạt động giáo
dục và chất lượng giáo dục thuộc tiêu chí V để đạt trường chuẩn quốc gia.
Trong thư Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi cho ngành giáo dục
vào dịp Lễ khai giảng nêu rõ nhiệm vụ: “Năm học đổi mới quản lý và nâng
cao chầt lượng giáo dục” tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ngày 18 tháng 8 năm 2009 Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam ban
hành chỉ thị 24/CT-UBND về một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009-
2010 với mục tiêu:
*Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
*Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực
quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở, phù
hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được
nâng lên và có dấu ấn địa phương một cách mạnh mẽ.
1
Với mục tiêu, yêu cầu nội dung như đã nêu thì vai trò người quản lý
hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo dạy và học.
Đối với trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm là một trường vùng ven
thành phố Tam Kỳ, đa số phụ huynh học sinh là lao động nghèo, không có
điều kiện quan tâm nhắc nhở con em về việc học tập, còn khoán trắng cho
giáo viên tại trường nên chất lượng học tập có phần hạn chế so với các
trường ở nội thành.
Là cán bộ quản lí ở trường học, tôi cảm thấy rằng việc chỉ đạo thực
hiện chuyên đề là một trong những nhiệm vụ cần thiết để thầy cô giáo có
điều kiện trao đổi, học tập chuyên môn góp phần trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
Do vậy, tôi đã có những biện pháp chỉ đạo thực hiện các chuyên đề
trong những năm học qua ở một phạm vi nhỏ và đã có một số kết quả nhất
định.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Chuyên đề theo tự điển Tiếng Việt có nghĩa là một đề tài, vấn đề
chuyên về một lĩnh vực nào đó, nghiên cứu cụ thể được kiểm định và triển
khai rộng rãi.
Do vậy, toàn ngành giáo dục đã thực hiện rất nhiều chuyên đề trong
dạy và học, nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học.
Thực hiện công văn số 3182/SGD-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2009 của
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam và công văn số 328/CV-PGD&ĐT
ngày 26 thàng 8 năm 2009 của Phòng Giáo Dục và Đào tạo Tam Kỳ về
2
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009-2010 cấp Tiểu
học, trường TH Lê Thị Hồng Gấm đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm, trong
đó có việc thực hiện các chuyên đề về dạy và học.
Là cán bộ quản lí trường học, chúng tôi luôn trăn trở: ngoài việc tham
mưu với lãnh đạo về nội dung kế hoạch, còn phải huy động sự phối hợp với
các đoàn thể cũng như triển khai thực hiện trong đội ngũ nội dung kế hoạch
thực hiện các chuyên đề. Muốn làm được điều này thì phải thực hiện như
thế nào ? Với những biện pháp ra sao ? Để các chuyên đề sau khi triển
khai được sự đồng tình ủng hộ, tiếp tục thực hiện ở các tổ chuyên môn,
nâng chất lượng dạy và học.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Để thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện chuyên đề
là một vấn đề đặt ra rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải tập trung công sức, trí tuệ
của tập thể mới có thể làm được trong tình hình thực tế của nhà trường.
Trường TH Lê Thị Hồng Gấm đã được xây dựng đạt chuẩn vào năm
2004. Với sự tâm huyết tích cực đổi mới phương pháp dạy và học của đội
ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh đã được nâng cao. Nhà
trường được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thành phố Tam Kỳ,
Lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến hoạt động Gíáo dục. Nhờ thế công
tác xã hội hoá giáo dục phát triển rất tốt, tạo điều kiện cho trường hoàn
thành và duy trì tốt chất lượng phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và
trường chuẩn. Đặc biệt là đầu tư vào việc dạy và học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện. Nhiều năm liền trường đạt tiên tiến xuất sắc,
được nhận nhiều bằng khen của các cấp.
3
Hiện nay trường có 19 lớp gồm 570 học sinh với 8 lớp bán trú .
Đội ngũ CB-GV-NV: 36 ( trong đó BGH: 2; TPT: 1; NV: 9; GV: 24,
Đảng viên:10 ).
Về cơ sở vật chất: Nhà trường có 14 phòng trong đó dành riêng 8
phòng cho lớp bán trú. Quang cảnh sư phạm Xanh-Sạch-Đẹp. Công trình
vệ sinh đầy đủ, đảm bảo.
Bên cạnh những thuận lợi về chất lượng giáo dục, về đội ngũ, cơ sở
vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Số học sinh tăng
cơ học, phòng học ít, còn thiếu phòng làm việc, phòng chức năng; đội ngũ
giáo viên có tuổi đời cao.
Xuất phát từ thực trạng như trên về đội ngũ, cơ sở vật chất thì việc
triển khai thực hiện chuyên đề trong dạy học đòi hỏi người cán bộ quản
lý phải kiên trì, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện
cho sát, đúng, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế.
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết những điều đã nêu, tôi đã lập kế hoạch liên tục nhiều
năm và đã áp dụng những biện pháp, nhằm tiến hành việc tổ chức các
chuyên đề như sau:
1. Lập kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng chuyên đề dài hạn, tập trung
đầu tư nhiều năm:
Để việc thực hiện chuyên đề thành công, nhà trường đã gởi mẫu đến
các tổ chuyên môn trong dịp đại hội CB-GV-NV đầu năm yêu cầu đăng ký
các chuyên đề mà tổ chuyên môn cần tập trung bồi dưỡng.
4
Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nhằm củng cố, nâng cao nghiệp
vụ cho các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên theo các chuyên đề về giảng
dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học đồng thời đẩy mạnh việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục, chúng tôi đã gởi lịch thực hiện như sau:
LỊCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐẾ
Thời gian Nội dung Đối tượng thực hiện Điều chỉnh
(Kèm theo phụ lục)
2. Thành lập ban chỉ đạo về việc thực hiện các chuyên đề:
Mục đích nhằm chỉ đạo phong trào, xây dựng kế hoạch triển khai,
theo dõi, điều chỉnh các nội dung chuyên đề cho phù hợp với tình hình thực
tế.
Người cán bộ quản lý muốn có đủ thông tin, các chứng cứ và giải quyết các
vấn đề thì việc thành lập ban chỉ đạo là yêu cầu không thể thiếu trong việc
điều hành các hoạt động.
Hiệu trưởng là người ký quyết định thành lập việc tổ chức, kiểm tra
các chuyên đề làm Trưởng ban.
Phó Hiệu trưởng là phó ban chỉ đạo về nội dung các chuyên đề.
Các thành viên trong ban chỉ đạo gồm 5 tổ trưởng chuyên môn và
trưởng ban thanh tra nhân dân, có nhiệm vụ đôn đốc giáo viên của tổ thực
hiện theo lịch phân công.
Qua việc thành lập ban chỉ đạo đã giúp cho chúng tôi triển khai thực
hiện các chuyên đề từng bước theo định hướng chung của nhà trường phù
hợp và có hiệu quả.(Kèm theo phụ lục)
5
3. Hình thức tổ chức:
Việc tổ chức các chuyên đề có rất nhiều hình thức như bồi dưỡng qua
sinh hoạt chuyên môn tổ, sinh hoạt giao lưu với trường kết nghĩa, sinh hoạt
chuyên môn trường….
Để cho thống nhất về hồ sơ chuyên đề, nhà trường đã chỉ đạo các tổ
thực hiện như: kế hoạch tổ chức, biên bản phân công, nội dung chuyên đề
và giáo án dạy minh họa. Mỗi chuyên đề, sau khi được nhà trường phê
duyệt, tổ lập thành hai bản ( 1 bản gởi trường; 1 bản gởi cho PGD nếu đó là
kế hoạch chuyên đề của Phòng Giáo dục ).
4. Đẩy mạnh việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng :“ lấy
học sinh làm trung tâm” nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng
giáo dục toàn diện qua việc tổ chức thực hiện chuyên đề:
Muốn tạo ra bước phát triển mới về chất lượng, trước hết phải tạo ra
sự chuyển biến thật sự về chất lượng. Muốn có được chất lượng đó thì
người quản lý phải đầu tư về việc tổ chức các chuyên đề để từng bước nâng
dần chất lượng dạy và học. Nhà trường chỉ đạo việc cải tiến phương pháp.
Ví dụ: Chuyên đề Tiếng Việt - Đối với lớp 1 thực hiện môn Học vần,
Lớp 4,5 thực hiện môn Tập đọc- Luyện từ & Câu.
- Cải tiến hình thức soạn bài , tập trung xây dựng tốt hệ thống các câu
hỏi, nhất là các câu hỏi củng cố bài học.
- Mặt khác, đòi hỏi mỗi tổ chuyên môn cũng phải có phương pháp
giảng dạy tích cực hướng tới mục tiêu, phù hợp với công văn 896/BGD&
ĐT ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời đẩy mạnh Ứng
dụng CNTT, làm đồ dùng dạy học…
6
- Xây dựng chuyên đề cải tiến phương pháp giảng dạy nhất là các tiết
luyên tập, ôn tập…
7
8
Tiết Học vần Lớp 1
Tiết học Toán lớp 4
GV đang kiểm tra vở học sinh
Tiết học Luyện Từ và câu lớp 5
(Học sinh đang tham gia trò chơi )
5. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện chuyên đề:
Quyết định sự thành công thực hiện chuyên đề tùy thuộc rất nhiều
vào việc kiểm tra thực hiện các chuyên đề.
Nhà trường tổ chức kiểm tra thực hiện chuyên đề theo định kỳ, kiểm
tra đột xuất. Chúng tôi kiểm tra việc thực hiện chuyên đề qua dự giờ, thể
hiện ở giáo án, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn…
Ví dụ: Luyện từ& câu lớp 5- Bài: Mở rộng vốn từ: Hòa bình.
Tôi dự giờ hai giáo viên cùng một bài dạy để kiểm tra việc tổ chức
các hoạt động dạy và học cũng như việc lồng ghép chuyên đề Giáo dục bảo
vệ môi trường hay chưa?
9
Ở sổ biên bản sinh hoạt chuyên môn tổ, chúng tôi kiểm tra việc tổ
chức thực hiện, việc đúc kết kinh nghiệm của chuyên đề đó như thế nào sau
khi chuyên đề đã triển khai.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Với các biện pháp chỉ đạo việc thực hiện các chuyên đề của những
năm trước đây, chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn, lúng túng khi
tổ chức không có hội trường nhưng nhờ sự đồng thuận, chia sẻ sự thiếu
thốn của đội ngũ nên chất lượng giáo dục được nâng lên khá rõ rệt.
Chúng tôi đã nhận thấy việc thực hiện các chuyên đề ở từng giáo viên
đã đi vào chiều sâu ở từng bài giảng đến với học sinh. Đồng thời chất lượng
học tập cũng được nâng cao ở môn Toán và Tiếng Việt.
(Kèm theo phụ lục)
VII/ KẾT LUẬN:
Những kết quả đạt được về việc tổ chức thực hiện các chuyên đề hết
sức nhỏ bé mà mỗi người quản lí, ai cũng đã từng thực hiện.Trong những
năm chỉ đạo chuyên môn, bản thân tôi cũng rút ra cho mình một số kinh
nghiệm:
a) Phải xây dựng kế hoạch và việc tổ chức thực hiện là những biện
pháp không thể thiếu từ nhà trường đến tổ chuyên môn.
b) Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để
hỗ trợ đắc lực khi tổ chức chuyên đề.
c) Cải tiến phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động
khi thực hiện chuyên đề.
10
d) Chú trọng công tác thanh kiểm tra và rút kinh nghiệm trong việc
chỉ đạo thực hiện ở các chuyên đề được thực hiện nhiều năm mới hoàn
chỉnh.
đ) Phải làm cho mọi giáo viên, các tổ chuyên môn xác định rằng thực
hiện tốt các chuyên đề dạy và học là nhiệm vụ cần thiết để nâng cao chất
lượng dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực
hiện các chuyên đề. Với sự cố gắng của chúng tôi từ việc tiếp thu, học tập,
nghiên cứu các tài liệu để thực hiện các chuyên đề dạy học đến nay nâng
kết quả chất lượng khá rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều trăn trở khi
trường đã đạt chuẩn mà cơ sở vật chất còn chưa đủ thì việc tổ chức các
chuyên đề vẫn chỉ được gói gọn.
Kính mong được đón nhận sự góp ý chân tình của Hội đồng xét duyệt
SKKN để việc chỉ đạo thực hiện các chuyên đề ở trường Tiểu học đạt
kết quả tốt đẹp hơn.
VIII/ĐỀ NGHỊ:
- Để việc tổ chức triển khai các chuyên đề thuận lợi, kính đề nghị các
cấp xúc tiến xây dựng trường giai đoạn hai đúng kế hoạch như đã đề ra.
- Phân bổ kinh phí tổ chức chuyên đề nên được đầu tư hơn.
- Phòng Giáo dục tiếp tục tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề trong hè
cho giáo viên.
Tam kỳ, ngày 24 tháng 3 năm 2010
Người thực hiện
11
LA THỊ VANG
IX/ PHẦN PHỤ LỤC
1/ Kế hoạch thực hiện chuyên đề năm học 2009-2010
2/ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chuyên đề
3/ Các bảng thống kê chất lượng
X/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tự điển Tiếng Việt ( Nhà xuất bản Giáo dục 2006 )
- Công văn số 328 của Phòng GD&ĐT ngày 26/8/2009
12
PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG
GẤM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Số 12/QĐ-HG Tam kỳ, ngày 20 tháng 9 năm
2009
QUYẾT ĐỊNH
13
(V/v Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chuyên đề
Trường TH Lê Thị Hồng Gấm năm học 2009-2010)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM
- Căn cứ chỉ thị 24/CT/UBND ngày 28/8/209 của UBND Tỉnh
Quảng Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2009-2010. Công văn số
3280/SGDĐT ngày 10/8/2009 của SGD và ĐT Quảng Nam và công văn số
328 của PGD&ĐT ngày 26/8/2009 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2009-2010 cấp Tiểu học.
- Căn cứ theo tình hình thực tế của trường.
- Xét yêu cầu công tác và khả năng của cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chuyên đề trường TH Lê
Thị Hồng Gấm thành phố Tam Kỳ năm học 2009-2010 gồm các Ông(bà)
có tên và giữ chức vụ sau đây:
1. Ông: Nguyễn Dinh - Hiệu Trưởng : Trưởng ban
2. Bà: La Thị Vang - Phó Hiệu
Trưởng
: P. Trưởng ban
3. Bà: Dương Thị Thủy
Lợi
- Thư ký Hội
đồng
: Thư ký
4. Bà: Lê Hải Yến - Tổng Phụ trách : Thành viên
5. Bà: Nguyễn Thị Xanh - TT Tổ 1 : Thành viên
14
6. Bà: Lê Thị Lan – TT Tổ 2 : Thành viên
7. Bà: Nguyễn Thị Mùi – TT Tổ 3 : Thành viên
8. Bà: Hồ Thị Thùy Nga – TT Tổ 4 : Thành viên
9. Bà: Trần Thị Em – TT Tổ 5 : Thành viên
10. Bà: Hoàng Thị Hoa
Hòe
– TBTTND : Thành viên
Điều 2: Ban chỉ đạo có kế hoạch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện chuyên đề trong nhà trường đảm bảo, đạt hiệu quả
Điều 3: Các tổ chuyên môn, bộ phận, các Ông (bà) có tên ở điều 1
căn cứ quyết định thi hành
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
-Phòng GD&ĐT: Để báo cáo.
-Tổ chuyên môn: Để phối hợp
-Lưu VP
15
PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG
GẤM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Số: 12/KH-HG Tam kỳ, ngày 20 tháng 09 năm
2010
16
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐẾ
NĂM HỌC 2009 - 2010
- Căn cứ công văn 9992/2006 và thông tư 43 ngày 20 tháng 10 năm
2006 về việc hướng dẫn thanh tra nhà trường.
- Căn cứ công văn số 328 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn
nhiệm vụ năm học 2009-2010
-Căn cứ phương hướng và nhiệm vụ năm học 2009-2010 và tình hình
thực tế nhà trường.
- Năm học 2009-2010 bộ phận chuyên môn nhà trường thực hiện tốt
các chuyên đề như sau :
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Việc thực hiện chuyên đề nhằm bồi dưỡng cho các tổ chuyên môn,
giáo viên giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, đẩy
mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT và
nâng cao chất lượng giáo dục
- Phát huy công tác chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn, năng lực sư
phạm, công tác chủ nhiệm đồng thời khắc phục những tồn tại, mặt hạn chế
của chuyên đề đó để rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, có định hướng bố
sung các biện pháp thực hiện chuyên đề tốt hơn
II/ NỘI DUNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình, thời khóa biểu.
- Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề đã đề ra trong kế hoạch.
17
- Kiểm tra chất lượng, kết quả học tập giảng dạy của HS và GV qua
các chuyên đề.
HỌC KỲ I:
Tháng 9-10: Chuyên đề Giáo dục ATGT.
Tháng 11: Chuyên đề Học vần lớp1.
Tháng 12: Chuyên đề Thể dục Thành phố .
Tháng 1-2: Chuyên đề Toán 2
HỌC KỲII :
Tháng 2: Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5
Tháng 3: Chuyên đề Toán 4
Tháng 4-5: Chuyên đề Giáo dục LS đạo đức địa phương
III/ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM :
- Ban giám hiệu: Lên kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện
chuyên đề theo từng học kỳ hoặc thực hiện chuyên đề theo kế hoạch do
PGD chỉ đạo.
- Dự giờ kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Nhận xét, đánh giá rút
kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề.
- Tổ chuyên môn: Lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra, đánh giá, rút
kinh nghiệm ở từng GV qua việc dự giờ, soạn giảng khi thực hiện chuyên
đề
- Tổ trưởng chuyên môn thực hiện các hồ sơ sau:
+ Báo cáo nội dung chuyên đề, có sự phê duyệt của nhà trường
( Cuối chuyên đề có phần góp ý, đúc kết rút kinh nghiệm).
+ Giáo án dạy minh họa, biên bản sinh hoạt chuyên đề .
18
Tất cả hồ sơ về chuyên đề tổ chuyên môn gởi về trương và lưu lại.
Trên đây là kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra chuyên đề
trong dạy và học của nhà trường. Đề nghị các tổ trưởng chuyên môn triển
khai và thực hiện.
KT Hiệu trưởng
P. Hiệu trưởng
19
LỊCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Năm học: 2009-2010
Thời gian Nội dung Đối tượng
Thành phần
kiểm tra
Điều chỉnh
Tháng
9+10/2010
Chuyên đề
GDATGT
Tổ 3 Tổ kiểm tra
Tháng
11/2010
Chuyên đề Học
Vần
Tổ 1 Tổ kiểm tra
Tháng
01/2010
Chuyên đề Toán Tổ 2 Tổ kiểm tra
Tháng
02/2010
Chuyên đề Toán 2,
Tiếng Việt 5
Tổ 2 + Tổ
5
Tổ kiểm tra
CĐ Tổ 5
chuyển qua
tháng 3
Tháng
03/2010
Chuyên đề Toán 4 Tổ 4 Tổ kiểm tra
Tháng
05/2010
Chuyên đề GD
phần LS địa
phương
Tổ 15 Tổ kiểm tra
Tam kỳ, ngày 20 tháng 09 năm 2010
20
XI. MỤC LỤC
1. Tên đề
tài…………………………………
1
2. Đặt vấn đề
……………………………….
1
3. Cơ sở lí
luận……………………………
1
4. Cơ sở thực
tiễn……………………………
2
5. Nội dung nghiên 3-6
21
cứu……………………
6. Kết quả nghiên cứu
………………………
6
7. Kết
luận…………………………………
7
8. Đề
nghị…………………………………
7
9. Phần phụ
lục……………………………
8-13
10. Tài liệu tham
khảo………………………
8
11. Mục
lục…………………………………
14
22
23