Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Quản lý rác thải tại sóc sơn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 148 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là nơi sinh sống của con người, đây cũng là nơi chứa đựng
các rác thải được tạo ra từ mọi hoạt động con người. Trong quá trình phát
triển của con người, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, con người
đã phá hủy môi trường, đã thải ra môi trường quá nhiều rác thải mà không
kiểm soát được, điều đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Vấn đề quản lý
rác thải trở thành bài toán khó giải cho nhiều nước trên thế giới và Việt Nam
là một trong những nước không tránh khỏi vấn đề này.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo
vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng. Tại Đại hội
toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi thông qua Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 gắn với giải quyết các vấn đề môi
trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã
khẳng định “Phát triển nhanh, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn
chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường
nhân tạo và môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học”
Nghị quyết 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra năm quan điểm cơ bản bảo vệ môi trường
của Việt Nam, coi bảo vệ môi trường là một trong nhân tố sống còn của nhân
loại.
Cánh cửa WTO mở ra tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho đất
nước ta. Nhưng đi liền theo đó, sự phát triển nhanh và nóng cũng đặt ra những
thách thức trong việc bảo vệ môi trường.
Trong khi chất lượng cuộc sống của người dân chúng ta ngày càng
được cải thiện và nâng cao thì ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề gây bức xúc,
không chỉ ở thành phố, đô thị mà còn ở vùng nông thôn.Trước đây, nông thôn
1
Việt Nam được xem là nơi thanh bình, trong lành, rác thải ra môi trường có


khả năng đồng hóa tốt. Nhưng hiện nay, ở nông thôn hiện tượng rác xả bừa
bãi từ đầu làng đến cuối làng không còn là chuyện lạ nữa. Theo thông kê, hiện
nay nếu như ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ ngày thì
tại nông thôn, lượng rác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6-
0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông
thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30 – 35 ngàn tấn (INFOTERRA VN
(XL theo thiennhien.net, 1/10/2008) rác thải cần được xử lý và thu gom. Ở
khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, người dân vứt rác
bừa bãi. Công tác quản lý rác thải nông thôn còn kém hiệu quả và chưa được
quan tâm đúng mức. Chính điều đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế của
người dân nông thôn.
Ở nước ta, khu vực nông thôn chiếm trên 70% dân số cả nước và sinh
sống trên một diện tích rộng lớn của đất nước. Đời sống người dân nông thôn
đang dần được cải thiện, nên cùng với sự gia tăng tiêu dùng là sự gia tăng
khối lượng rác thải, đặc biệt thành phần rác thải sẽ đa dạng và phức tạp hơn.
Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn vấn đề thu gom, xử lý rác thải chưa được
quan tâm nhiều nên tỷ lệ thu gom rất thấp (<20%) và không được phân loại từ
nguồn trước khi xử lý hoặc chôn lấp.
Một số nghiên cứu thuộc chương trình phát triển nông thôn bền vững
của Thụy Điển tại Việt Nam (2008) cho thấy rằng các rác thải nông nghiệp
như rơm rạ, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc ở nhiều vùng nông thôn
Việt Nam không được quản lý tốt. Vấn đề này không những gây nên ô nhiễm
môi trường nước và không khí nghiêm trọng mà còn là nguồn phát thải các
khí gây hiệu ứng nhà kính. Ở nông thôn, nhiều nơi sau khi thu hoạch lúa gần
60% lượng rơm rạ không được hộ sử dụng vào mục đích khác mà chủ yếu đốt
trên đồng ruộng khi thời tiết thuận lợi. Điều này không những đã tạo ra chất
khí CO2 mà còn hủy diệt các sinh vật hữu cơ trong đất dẫn đến thoái hóa đất
canh tác. Ngoài ra, nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi thì rơm rạ được
2
người dân thải xuống các kênh mương hoặc sông khi đêm xuống. Đây chính

là nguyên nhân tạo nên chất khí CH4 do rơm được phân hủy trong môi trường
yếm khí. Không những thế, rơm rạ nhiều sẽ làm tắc dòng chảy của kênh
mương và sông gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản của các xã vùng hạ lưu sông. Thêm vào đó, ở địa phương
nông thôn hiện nay thì hoạt động chăn nuôi khá phát triển, tuy nhiên người
dân không biết cách xử lý các rác thải từ hoạt động này. Nhưng có rất nhiều
hộ hoàn toàn không xử lý cũng như quản lí rác thải chăn nuôi. Phân gia súc
gồm trâu, bò và lợn đều được thải tự do ra vườn, sân nhà hoặc đường đi. Do
vậy, không chỉ tạo ô nhiễm môi trường không khí (mùi hôi), nguồn nước sinh
hoạt mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan của thôn xóm. Theo người dân ở đây
phân gia súc kết hợp nước mưa tạo thành các vùng ao tù rất bẩn hay tập trung
ở các con kênh, rạch. Điều này đã dẫn đến việc phát sinh các dịch bệnh như
sốt xuất huyết, tiêu chảy, ghẻ lỡ cho cả người và gia súc.
Sóc Sơn là nằm ở cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội. Trong những
năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, phát tiển kinh tế đã làm cho chất
lượng cuộc sống của người dân trong huyện đã được nâng cao và cải thiện rõ
rệt. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở
nên bức xúc, đặc biệt là lượng rác thải phát sinh hàng ngày có chiều hướng
gia tăng về cả số lượng và thành phần, mà sự quản lý rác thải còn yếu kém
gây khó khăn cho môi trường, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn môi trường nông thôn hiện nay, chúng
tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải ở huyện Sóc Sơn ra sao ? Vai
trò, trách nhiệm của các tổ chức cơ quan cá nhân trong công tác quản lý rác
thải như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong công tác quản
lý rác thải ở huyện Sóc Sơn? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý rác thải nông thôn ở huyện Sóc Sơn - Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
3
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở huyện Sóc Sơn – Hà

Nội, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải
nông thôn ở huyện Sóc Sơn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1)Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải
nông thôn.
(2) Đánh giá thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở huyện Sóc Sơn –
Hà Nội
(3)Đề xuất và định hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý rác thải nông thôn ở huyện Sóc Sơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý rác thải nông thôn và vai
trò các bên liên quan trong quản lý rác thải, chủ thể là :
- Rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp bao gồm: rác thải sau thu
hoạch, rác thải canh tác, rác thải chăn nuôi
- Các tổ chức, đơn vị, hộ, trang trại liên quan vấn đề quản lý rác thải
- Các công cụ trong quản lý rác thải: kinh tế, chính sách
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá thức trạng quản lý rác
thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp; vai trò các bên liên quan trong quản lý
rác thải nông thôn từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý rác thải nông thôn.
- Về không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn 3 xã đại diện cho
huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
- Về thời gian:
4
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2007 – 2009
+ Tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý rác thải nông thôn chủ yếu trong
năm 2009
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 23/12/2009 đến 26/05/2010

PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và phân loại rác thải
 Khái niệm
Theo mục 2 điều 2 của Luật bảo vệ môi trường qui định:
“ Rác thải là chất được loại ra trong quá trình sinh hoạt, trong quá trình
sản xuất hoặc các hoạt động khác. Rác thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc
các dạng khác”
5
Có thể hiểu đơn giản rác thải là chất mà không dùng nữa, chúng không
còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó, là các chất không cần thiết được hình thành
trong quá trình sống và sinh hoạt của con người như rác, bùn, dầu thải, axít thải,
tro bay, chất kiềm thải hay xác của động vật và được loại thải ra môi trường.
- Rác thải và chất gây ô nhiễm không phải là từ đồng nghĩa. Rác
thảitrở thành chất gây ô nhiễm khi nó gây tác hại đến thành phần sống và
không sống của môi trường (Ouano, 1988). Hiểu một cách khác, không phải
tất cả rác thải vào môi trường đều gây ô nhiễm (hình 2.1). Chỉ khi nào rác thải
có tác động tiêu cực hơn tích cực cho môi trường thì nó mới trở thành ô
nhiễm. Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa chất gây ô nhiễm và rác thải
nguồn lợi là do đặc trưng của môi trường, do tính chất, chất lượng rác thải và
thời điểm thải.
Những rác thải chứa các chất dinh dưỡng cần thiết là nguồn lợi thật
sự. Những rác thải có tính trơ hay trung tính có thể gây hại trong giới hạn nào
đó của môi trường, đó là chất gây ô nhiễm. Số lượng rác thải vào môi trường
nhưng không gây ô nhiễm có thể coi là sức tải hay khả năng đồng hóa của
môi trường.
 Phân loại rác thải:
- Theo nguồn gốc phát sinh:
•Rác thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải, là những rác thải tạp

từ các hộ gia đình được loại thải ra môi trường.
•Rác thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại bao gồm: rác
thải công nghiệp, rác thải của các ngành dịch vụ.
•Rác thải nông nghiệp: Sản phẩm từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp
- Theo tính chất vật lý: rác thải, lỏng, khí.
- Theo tính chất hóa học: rác thải kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa,
vải vụn.
6
- Theo tính chất và mức độ độc hại: rác thải đặc biệt.
Dù cách phân loại nào thì mục đích của việc phân loại đó cũng hướng
tới việc nghiên cứu và kiểm soát rác thải có hiệu quả.
 Những nguồn phát sinh rác thải chính:
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): Thực phẩm
thừa, cảton, plastics, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon, các laoij khác, tro, lá cây,
các rác thải đặc biệt (đồ điện, điện tủ hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe…) và
các chất độc hại sử dụng trong gia đình.
- Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm
xăng dầu, gara…): giấy, carton, plastics, gỗ, thức ăn thừa, thủy tinh, kim loại,
các loại rác đặc biệt (đầu mỡ, lốp xe…), rác thải độc hại.
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…): rác thải
giống như rác thải thương mại.
- Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sữa chữa đường sá, di
dời nhà cửa…): gỗ, thếp, gạch, bê tông, vữa, bụi…
- Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi
biển…): các loại rác đường, cành, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển…
- Các nhà máy xử lý ô nhiễm (xử lý nước, xử lý rác thải, xử lý rác thải
công nghiệp…): tro, bùn, cặn…
- Công nghiệp( xây dựng, chế tạo công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng,
lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện…): rác thải từ các quá trình công

nghiệp, các rác thải không phải từ qúa trình công nghiệp như thức ăn thừa,
tro, bã, rác thải xây dựng, các rác thải đặc biệt, các rác thải độc hại…
- Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại…): các loại rác
thải nông nghiệp như rơm rạ, lá cây…, rác thải từ chăn nuôi như phân trâu,
bò, lợn gà , rác thải độc hại như thuốc bảo vệ thực vật,
7
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải
(Nguồn: Nguyễn Thị Trìu, 2009)
2.1.2 Lý luận về quản lý rác thải
2.1.2.1 Khái niệm quản lý và quản lý rác thải
 Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Hồ Văn Vĩnh, 2005). Theo định nghĩa trên
thì họat động quản lý có một số đặc trưng sau:
- Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lý
(cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý
(bộ phận chịu sự quản lý), đây là mối quan hệ ra lệnh – phục tùng, không
đồng cấp và có tính bắt buộc.
- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với
qui luật khách quan.
- Quản lý về công nghệ là sự vận động của thông tin.
Chủ thể qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ)
tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định. Mối quan
Nông nghiệp
Chất thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ

sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí
nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học
8
hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản
lý (hình 2.2 )
Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý
Nói chung quản lý được hiểu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,
giám sát, đánh giá một vấn đề, một lĩnh vực nào đó.
* Khái niệm quản lý rác thải
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP “ Hoạt động quản lý rác thải bao
gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý rác thải,
các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý rác thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi
trường và sức khoẻ con người.”
2.1.2.2 Các nguyên tắc và chức năng quản lý rác thải
a. Nguyên tắc quản lý rác thải
Theo điều 4 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải
phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

- Rác thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng,
xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
Chủ thể quản

Cơ chế quản lý
- Nguyên tắc
- Phương pháp
- Công cụ
-
Mục tiêu
xác định
Đối tượng quản

9
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả
năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài
nguyên đất đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân
loại, vận chuyển và xử lý rác thải.
b. Hệ thống quản lý rác thải
Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt
Việt Nam được minh họa ở sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.3 Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác
thải
(Nguồn:Hoàng Xuân cơ, 2007)
Quản lý rác thải là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống
của con người mà chúng ta phải có kế hoạch tổng thể quản lý rác thải thích
hợp mới xử lý kịp thời và hiệu quả được. Sau đây là hệ thống quản lý rác thải
được minh họa ở sơ đồ 2.4
 Hệ thống quản lý CTR

10
Nguồn phát sinh rác thải
Thu gom
Tách, xử lý, tái chế
Gom nhặt, tách, lưu trữ
tại nguồn
Trung chuyển và vận
chuyển
Tiêu hủy
Sơ đồ 2.4 Hệ thống quản lý rác thải
c. Các chức năng quản lý rác thải
Theo điều 3 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì:
 Phân loại rác thải tại nguồn là sự phân chia rác thải trong gia đình,
những vật chất này bình thường được đưa vào việc thu gom rác thải.
- Phân loại đối với rác thải có thể được đem cho hoặc bán hoặc đổi
- Sự phân loại tại nguồn có tính truyền thống, phương thức này còn có
nguồn gốc tự phát hay ý thức tự nguyện.
 Thu gom rác thải:
“Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.”
Thu gom rác thải ở đô thi đã phức tạp và khó khăn thì thu gom ở nông
thôn lại càng phức tạp hơn. Việc thu gom thường đi qua một quá trình 2 giai
đoạn thu gom rác từ các nhà ở và thu gom về các bãi tập trung chứa rác rồi từ
đó vận chuyển tới trạm trung chuyển.
 Vận chuyển rác thải
Bộ KHCN &
MT
Bộ xây dựng UBND
thành phố

Sở KHCN
& MT
Sở
GTCC
Công ty môi
trường đô thị
UBND cấp
dưới
CTR
11
“Vận chuyển rác thải là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.”
 Xử lý rác thải và các phương pháp xử lý
“Xử lý rác thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
rác thải; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải.”
Hiện nay có 3 phương pháp xử lý rác thải được nhiều nơi áp dụng, đó là:
•Phương pháp ủ sinh học làm phân hữu cơ
•Phương pháp thiêu đốt tại các lò đốt rác
•Phương pháp chôn lấp, thực chất là phương pháp lưu giữ rác
thải trong các hố bãi có phủ lấp đất lên trên. Đây là phương pháp rẻ tiền và
được áp dụng ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, xử lý rác thải
 Tái chế và tận dụng
Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có
thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế
liệu để tái chế.
d. Chi phí quản lý rác thải
Theo Điều 35 của Nghị định qui định rõ về chi phí quản lý rác thải:
 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và chi phí xử lý

rác thải
- Việc quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý rác
thải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của
pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
- Đối với rác thải sinh hoạt, chi phí xử lý được bù đắp thông qua ngân
sách nhà nước ngoài nguồn thu phí vệ sinh từ chủ nguồn thải. Chủ xử lý thu
chi phí từ chủ thu gom, vận chuyển theo hợp đồng dịch vụ.
- Đối với rác thải công nghiệp, chi phí xử lý được thu trực tiếp từ chủ
nguồn thải (trong trường hợp chủ nguồn thải vận chuyển trực tiếp đến cơ sở
12
xử lý hoặc chủ xử lý thực hiện dịch vụ trọn gói thu gom, vận chuyển và xử lý)
hoặc thông qua chủ thu gom, vận chuyển.
- Quản lý chi phí xử lý rác thải sử dụng vốn ngân sách nhà nước được
thực hiện theo quy định hiện hành. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập
và quản lý dự toán dịch vụ công ích xử lý rác thải.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng và ban hành đơn giá dịch vụ
công ích trên địa bàn.
Theo Điều 36 qui định:
 Quản lý chi phí thu gom, vận chuyển rác thải
“Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải bao gồm chi phí đầu tư phương
tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu
gom, vận chuyển rác thải tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị
khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển.”
- Việc quản lý chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt sử dụng vốn ngân sách được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
- Đối với rác thải sinh hoạt, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy
định, chính quyền địa phương trả chi phí bù đắp cho chủ thu gom, vận chuyển
từ nguồn ngân sách địa phương trên cơ sở hợp đồng dịch vụ.
 “Chi phí xử lý rác thải bao gồm chi phí giải

phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết
bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở xử lý rác thải tính theo
thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng rác thải được xử lý.”
2.1.2.3 Các công cụ trong quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế- xã hội của quốc gia”.
(Nguồn: /> Công cụ pháp lý
13
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng một số công cụ pháp lý sau
trong công tác quản lý môi trường nói chung và rác thải nông thôn nói riêng,
bao gồm:
• Luật quốc tế về môi trường
Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa
các quốc gia, giữa quốc gia với tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ
thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm
vi sử dụng của quốc gia.
(Nguồn: />• Luật môi trường quốc gia
Là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh
các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng
hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp
các phương pháp điều chỉnh khác nhau, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả
môi trường sống của con người.
•Quy định là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn
việc thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do Chính phủ trung
ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành.
•Quy chế là các quy định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý rác thải
chẳng hạn như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hnaj của các cơ quan,
Bộ, Sở khoa học, công nghệ và môi trường.
•Chính sách về rác thải giải quyết những vấn đề chung nhất về quan

điểm quản lý rác thải, về các mục tiêu bảo vệ môi trường cơ bản cần giải
quyết trong một giai đoạn dài 10- 15 năm và các định hướng lớn thực hiện
mục tiêu, chú trọng việc huy động các nguồn lực cân đối với mục tiêu về bảo
vệ môi trường.
•Chiến lược trong quản lý rác thải là sự cụ thể hóa chính sách ở một
mức nhất định. Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục
14
tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chúng; trên cơ sở
đó lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định phương hướng biện pháp thực hiện
mục tiêu.
Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp. Đây là loại công
cụ được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ
được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ.
 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
•Các lệ phí: có 3 loại lệ phí được áp dụng cho việc thu gom và đỗ bỏ
rác thải: phí người dùng, phí đỗ bỏ và phí sản phẩm.
- Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng được áp
dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý rác thải. Chúng được coi là những
khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là
biện pháp kích thích. Trong phần lớn trường hợp, phí được tính toán để trang
trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh
hưởng môi trường.
- Phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí
trực tiếp đánh trực tiếp vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra
hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công
nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý rác thải
như giảm bớt rác thải, tái chế và đốt là các phương pháp thân thiện với môi
trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm.
- Phí sản phẩm: phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được
áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu

hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, không trả lại được.
Để đưa ra phương hướng, kế hoạch cho công tác quản lý rác thải , ta có
thể tính được hay ước lượng lượng rác thải sinh hoạt và rác nông nghiệp theo
một số công thức sau:
- Lượng rác thải thực tế được tính theo một số công thức:
- RSH = Số dân × Tiêu chuẩn thải rác
15
- RCN = Số gia súc, gia cầm × Lượng phân thải ra/ đầu gia súc
- RSTH = Lượng cây trồng thu hoạch( Diện tích canh tác) × tiêu chuẩn rác
thải
R CT = Lượng phân bón × tiêu chuẩn thải rác thải/ số lượng phân bón
- Tổng lượng rác phát sinh thực tế:
R = RSH + RCN + RSTH + RCT
- Công thức tính lượng phân gia súc thải ra hàng ngày:
P = (T × 15kg/c.ngày) + (B× 10 kg/c.ngày +(L × 3kg/c.ngày) + (G.V ×
0,1kg/c.ngày)
Trong đó:
P: Tổng lượng phân trung bình thải ra hàng ngày (kg/ngày)
T: Số lượng con trâu (lớn và bé) –(con)
B: Số lượng con bò (lớn và bé) – (Con)
L: Số lượng con lợn (lớn và bé) – (con)
G.V: Số lượng con gà, vịt (lớn và bé…) – (con)
Theo tài liệu hướng dẫn sản xuất khí biogas (Guidebook on biogas
development) của ESCAP, 1980) thì:
- 1 con bò mỗi ngày thải ra khoảng từ 10 -15kg phân
- 1 con trâu mỗi ngày thải ra khoảng từ 15 -20kg phân
- 1 con lợn mỗi ngày thải ra khoảng từ 2,5 -3,5kg phân
- 1 con gà, vịt mỗi ngày thải ra khoảng từ 90gr phân
16
Bảng 2.1 Trung bình lượng phân của gia súc thải ra một ngày

Vùng Trâu (tấn) Bò (tấn) Lợn (tấn)
Cả nước 42850 - 46100 40.000 - 42.900 54.300 - 59.500
ĐBSH 2.500 - 3000 3.300 - 3.600 12.000 - 14.000
Đông Bắc 20.000 – 21.000 6.000 - 6.500 12.000 - 13.000
Tây Bắc 5.400 - 5.600 1.500 - 1.800 2.300 - 2.500
Bắc Trung Bộ 9.000 - 10.000 8.600 - 9.000 8.000 - 8.500
Duyên hải Nam
Trung Bộ
1.900 - 2.000 9.400 - 10.000 4.800 - 5000
Tây Nguyên 750 – 800 4.600 - 5000 2.500 - 2.600
Đông Nam Bộ 2.200 - 2.400 4.800 - 5000 4.700 - 4.900
ĐBSCL 1.100 - 1.300 1.800 - 2.000 8.000 - 9000
(Nguồn: Bài giảng xử lý rác thải nông thôn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái,
Viện khoa học & kỹ thuật môi trường)
- Tính lượng rơm rạ thải ra:
Có nhiều cách tính lượng rơm rạ thải ra nông nghiệp nông thôn:
Cách 1: Có thể tính theo số lượng trung bình khóm lúa /m
2
, sau đó tính
trung bình cho 1ha và trọng lượng trung bình khóm rạ/ha
Thí dụ 1m
2
có 25 – 30 khóm rạ. Trọng lượng khô mỗi khóm rơm rạ là
0,15 – 0,20kg. Như vậy 1ha trồng lúa vụ thải ra khoảng 1,5 -2,0 tấn rơm rạ
Cách 2: Tính theo tỷ lệ % lượng rơm rạ khô trong tổng lượng rơm rạ +
lúa khô/1ha. Tỷ lệ kinh nghiệm này khoảng 20 -30 %, hay trọng lượng rơm rạ
khô bằng 25 -35 % năng suất/ha.
Như vậy biết năng suất của lúa ta có thể ước tính (tương đối) lượng
rơm rạ khô. Thí dụ, năng suất láu là 4 tạ/ha, năng suất (trọng lượng) rơm rạ sẽ
là 1 -1,2 tấn/ha.

17
Bảng 2.2 Thành phần và lượng thải của một số cây trồng
Loại cây
trồng
Phần dư thừa,
thải bỏ
Tỷ lệ thải bỏ
(% NSCT)
Mục đích sử dụng lại ở
nông thôn Việt Nam
Lúa Rơm. rạ
25 – 35
Làm thức ăn cho trâu, bò,
Phủ gốc cây, làm chất đốt,
Lợp nhà, chuồng trại.
Ngô Thân, lá, lõi ngô
40 – 50
Làm chất đốt, thức ăn cho
gia súc.
Khoai lang Dây. lá khoai
2 -3
Làm thức ăn cho gia súc,
làm giống
Sắn Thân. Lá
3 – 5
Làm giống, đốt, rào dậu tạm
thời.
Đậu lạc Thân, lá
15 -20
Làm thức ăn cho gia súc, chất

đốt, ủ phân.
Mía Bã mía, lá mía
40 -50
Chất đốt, thức ăn cho gia súc,
lợp nhà, chuồng trại
Bắp cải Gốc, lá ngoài 2 – 3 Làm thức ăn cho gia súc
Rau cải,
rau muống
và các loại
rau khác
Gốc, lá hỏng
< 2
Làm thức ăn cho gia súc
(Nguồn: Bài giảng xử lý rác thải nông thôn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái,
Viện khoa học & kỹ thuật môi trường)
2.1.3 Vai trò của công tác quản lý rác thải
 Phân loại rác tại nguồn (tại hộ gia đình và công cộng):
Rác thải nông thôn chủ yếu là rác sinh hoạt từ các hộ gia đình và rác
sản xuất nông nghiệp. Trong rác sinh hoạt có nhiều thành phần như rác hữu cơ
(l cây, thực phẩm, cuộng rau…), rác vô cơ có thể tái chế (giấy, chất dẻo, chai
lọ, kim loại…) và rác vô cơ khác (xỉ than, phế thải vụn rời…). Ở nước ta, thành
phần như rác hữu cơ khá cao khoảng 40 - 60%. Vì vậy, nếu tiến hành phân loại
ngay tại nơi phát sinh sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
18
+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh do tách riêng được rác hữu cơ ngay khi
chưa phân hủy, sẽ ngăn chăn ngay nguy cơ ô nhiễm môi trường.
+ Tạo giá trị cho rác thải bằng cách tạo nguồn nguyên liệu từ rác hữu
cơ cho nhà máy chế biến phân vi sinh, đồng thời tạo nguồn nmguyen liệu tái
chế cho các nhà máy từ rác thảivô cơ có thể tái chế.
+ Giảm bớt khối lượng rác thải phải vận chuyển và chôn lấp, tiết kiệm

đất xây dựng bãi chon lấp.
+ Có thêm thu nhập từ rác thải còn giá trị.
Đối với những loại rác không độc hại thì mọi người có thể sử dụng
nhiều cách để làm cho rác mang lại lợi ích qua những việc làm như:
 Tận dụng rác:
Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì
mọi người nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên
nhiên, thời gian và công sức sản xuất ra chúng như:
- Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ không dùng nữa thì cho người
khác tiếp tục dùng. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, quần
áo rách dùng làm giẻ lau
- Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói; chai lọ, bình, hũ dùng
đựng món đồ khác hay tạ thành vật trang trí trong nhà.
- Các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, sành sứ vụn dùng trải đường,
lót nền.
 Tái chế, tái sử dụng
Có thể giúp tăng thu nhập - giảm chi phí sản xuất: nhờ cách tận dụng
nguồn chất thải của con người, các gia đình nông dân có thể làm
phân compost để bón cây, lấy khí biogas, nuôi cá, nuôi trùn cho gà vịt, ….
Đây là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì tiết kiệm được tài
nguyên do dùng phế liệu thay vật liệu gốc, ví dụ giấy vụn, nhựa thải, thủy tinh
19
vỡ, sắt vụn, đồng thời làm giảm lượng rác thải cần xử lý, tiết kiệm diện tích
chôn lấp, giảm tác động tiêu cực tới môi trường.
Tái chế rác chẳng hạn như: kim loại: gồm đồng, kẽm, chì, sắt, thép,
thau được luyện lại và chế tạo ra đồ dùng vật liệu; chai lọ, ống thuốc thuỷ
tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành các dạng chai lọ mới; các đồ
dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ dùng, bao bì,
bục kê Giấy vụn được tái chế thành giấy bao bì, thùng các tông
 Tái sinh rác: Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa,

rau, củ, quả hư hỏng, rác nhà bếp, cành cây, lá cỏ, xác súc vật, phân chuồng
được tái sinh như sau:
- Tập hợp rác hữu cơ ủ thành phân bón cho cây trồng, hoa màu, lúa
thêm tươi tốt và làm cho đất đai màu mỡ, thêm tơi xốp, canh tác hiệu quả lâu
dài.
- Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người và gia súc cho vào
hầm ủ Biogas để tạo thành chất đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Nếu mọi
người, gia đình đều được làm như vậy là đã góp phần giảm lượng rác thải đưa
ra môi trường, giữ cho môi trường được sạch đẹp hơn.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rác thải nông thôn.
 Con người:
- Nhận thức và ý thức của người dân: Tính chất văn hóa và nhận thức xã
hội có vai trò quan trọng đối với sự gia tăng rác thải. Ví dụ ý thức của người dân
không vứt rác ra nơi công cộng sẽ hạn chế chi phí xã hội cho việc thu gom rác
thải tại nơi công cộng. Những vùng mà người dân có trình độ, nhận thức xã hội
cao hơn thì nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề rác thải và tác hại của nó đối với
môi trường và sức khỏe của cộng đồng nên việc quản lý rác thải ở các khu vực
ấy cũng khác so nơi khác.
20
- Trình độ quản lý của cán bộ: ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý rác
thải, nếu cán bộ có trình độ và chuyên môn về lĩnh vực rác thải thì việc quản lý
tốt hơn và chặt chẽ hơn. Nếu cán bộ
-Trình độ cán bộ quản lý: Ở các địa phương khu vực nông thôn nước
ta hiện nay, đặc biệt ở các xã thì lực lượng cán bộ yếu kém về chất lượng và
số lượng trong việc quản lý rác thải. Không có cán bộ chuyên trách về vấn đề
môi trường mà chỉ là cán bộ kiêm thêm vấn đề này, số lượng hầu như ít
thường chỉ có 1 người nên việc quản lý vừa chồng chéo mà còn lỏng lẻo thiếu
trách nhiệm
Nhận thức, thói quen: từ xưa đến nay người dân nông thôn nước ta có
thói quen xả rác một cách bữa bãi. Trước đây, hiện tượng xả rác một cách vô

ý thức chưa làm ảnh hưởng tới môi trường vì môi tường còn có khả năng
đồng hóa cao. Nhưng hiện nay, thì môi trường nông thôn đang ở tình trạng
báo động vấn đề ô nhiễm.
 Mức thu nhập: Mức thu nhập tăng cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự gia
tăng rác thải. Khi tăng thu nhập tăng sẽ tác động tới 2 khía cạnh:
•Sự gia tăng khối lượng rác thải, do tiêu dùng của con người tăng lên
phục vụ nhu cầu cao hơn.
•Sự thay đổi thành phần rác thải: Thu nhập thấp, trình độ xã hội thấp
thì rác thải hữu cơ tăng. Thu nhập cao, trình độ xã hội cao thì rác thải vô cơ
và chất bền vững tăng. Hiện nay, ở các đô thị đang có xu hướng gia tăng đáng
kể rác thải bền vững chẳng hạn như các hộp nhựa và túi nylon đã gia tăng
nhiều lần so với trước đây.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, Đảng và Nhà nước có nhiều chính
sách nhằm thúc đẩy kinh tế của vùng nông thôn đi lên. Khi mà kinh tế của địa
phương được cải thiện thì kéo theo đó cũng là vấn đề của môi trường. Nhiều
địa phương trải thảm cho các nhà đàu tư vào phát triển kinh tế mà còn lỏng
21
lẻo trong vấn đề môi trường. Vì vậy, chính quyền ở địa phương cần kiểm soát
chặt chẽ các dự án đầu tư phất triển kinh tế, phát triển bền vững.
Mặt khác, kinh tế phát triển thì có điều kiện để sử dụng các công nghệ
hiện đại trong xử lý rác thải. Khi kinh tế phát triển đời sống của nhân dân
được cải thiện thì bắt đàu người dân quan tâm đến vấn đề môi trường
 Công nghệ: Công nghệ ở đây được xét 2 khía cạnh
Thư nhất, công nghệ sản xuất: Nếu trong sản xuất chúng ta sử dụng
công nghệ trình độ cao, công nghệ sạch cũng có nghĩa là phát sinh rác thải giảm,
chất lượng sản phẩm tốt kéo dài tuổi thọ sản phẩm, hạn chế việc phát sinh rác
thải, công nghệ đóng gói bao bì thay đổi dẫn đến sự thay đổi về lượng rác thải.
Việc sử dụng các công nghệ xanh hay khoa học công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp đóng góp một phần làm giảm các loại rác thải trong nông nghiệp
Thứ hai, công nghệ xử lý rác thải: Đối với rác thải, xử lý vi sinh, ép

rác thải, chôn lấp rác thải, những công nghệ này đã được nhiều quốc gia sử
dụng và tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng rác thải mà áp dụng công nghệ
phù hợp.
Nếu việc sử dụng công nghệ sạch thì kiểm soát được nguồn phát sinh
rác thải, giảm nhẹ gánh nặng trong công tác quản lý rác thải.
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp của chúng ta còn
đi sau thế giới về công nghệ, do năng lực về tài chính còn hạn chế nhiều
doanh nghiệp vẫn mua công nghệ máy móc cũ lạc hậu từ các nước ngoài về
để sản xuất, dẫu biết các công nghệ đó gây ô nhiễm môi trường chẳng hạn
như việc mua công nghệ sản xuất xi măng lò đứng của Trung Quốc trong khi
ở Trung Quốc thì họ đã bỏ công nghệ này.
Nhìn chung, ở Việt Nam công nghệ xử lý rác thải còn lạc hậu và ít đặc
biệt ở khu vực nông thôn càng ít.
 Chính sách của chính phủ: Vai trò điều tiết của chính
phủ cũng có tác dụng rất lớn đối với sự gia tăng hoặc giảm sút rác thải cũng
22
như trong việc quản lý rác thải, nó gữi vai trò chủ đạo và trong trường hợp nó
có tính chất quyết định. Vi dụ chính phủ ban hành các điều luật qui định cho
quản lý rác thải, quy chế về bao bì hay sử dụng các công cụ kinh tế như công
cụ giấy phép thải,….để hướng tới hạn chế phát thải ra môi trường.
 Vai trò các bên liên quan trong quản lý rác
thải
Quản lý rác thải là trách nhiệm của tất cả mọi người, chứ không của
riêng một ai.
Đầu tiên, vai trò của Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ ban hành
các chính sách về quản lý rác thải và đưa ra các chế tài xử phạt đối với đối
tượng vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Theo điều 5 của Nghị định số
59/2007 NĐ – CP của chính phủ, vai trò của nhà nước trong vấn đề quản lý
rác thải gồm:
- Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý

chất thải rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý rác thải và
hướng dẫn thực hiện các văn bản này.
- Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động
quản lý rác thải.
-Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý
rác thải.
- Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công
trình xử lý rác thải.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt
động quản lý rác thải.
Chính phủ là nơi kiểm soát hay quản lý rác thải cao nhất thông qua
việc các chính quyền cấp dưới như phòng Tài Nguyên – Môi trường huyện,…
đưa ra các quyết định chỉ đạo cho công tác quản lý .
23
Theo Nghi định số 59/2007/NĐ-CP, Điều 28 qui định trách nhiệm của
chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển
rác thải.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức
hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy
hoạch quản lý rác thải; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển rác thải.
- Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng
dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển rác thải trên
địa bàn của mình. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về
quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa
phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
Vai trò của các cơ quan chính quyền Trung Ương hay địa phương thể
hiện qua trình độ quản lý của các cán bộ. Nếu những nhà hoạch định của
chính phủ đưa ra các chính sách, qui định kịp thời và hợp lý thì công tác quản
lý rác thải cũng chặt chẽ hơn và phù hợp hơn.

Vì vậy, trong quản lý rác thải không chỉ là trách nhiệm của cơ quan
nhà nước hay của các nhà chức trách mà của rất nhiều bên liên quan, của
những thành phần phát sinh ra rác thải.
Nhưng một thực trạng ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay, việc
phân cấp nhiệm vụ của cơ quan quản lý rác thải còn chưa rõ ràng. Công tác
quản lý rác thải nông thôn hiện nay tại các địa phương đang trong tình trạng
chồng chéo, nơi thì do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, nơi lại do Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Có nơi trách nhiệm
chồng chéo nhau khiến công tác này lại bị bỏ ngỏ.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số văn bản về quản lý rác thải nông thôn
* Chỉ thị số 36/CT - TW ngày 25 – 6 -1998 của Bộ chính trị
24
Ngày 25/06/1998 Bộ chính trị ban hành chỉ thị 36 về việc tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Chỉ thị nêu rõ: “ …Sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân, là một nội dung không thể tách rời trong đường
lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các
ngành, là cơ sở quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa…”
* Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 thông qua
ngày 29/11/2005
- Luật BVMT Việt Nam 2005 qui định rõ và cụ thể về trách nhiệm,
qui tình, biện pháp quản lý rác thảinhằm hạn chế các tác động xấu của rác thải
đối với môi trường, nhất là các rác thải nguy hại. Đồng thời bổ sung qui định
về trách nhiệm, qui tình, biện pháp quản lý các loại rác thải, lỏng, khí; kiểm
soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (Điều 66); khuyến khích
phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế rác thải để giảm khối lượng rác
thảiphải xử lý cũng như tận dụng rác thải để phục vụ cho các nhu cầu khác
nhau của đời sống con người (Điều 88). Luật BVMT năm 2005 có những qui

định chặt chẽ đối với việc quản lý rác thải nguy hại như qui định việc lập hồ
sơ, đăng ký cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý rác thải nguy hại, phân
loại tại nguồn, thu gom, lưu trữ tạm thời, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chon lấp
rác thải nguy hại (từ Điều 70 đến Điều 76). Luật BVMT Việt Nam năm 2005
cũng qui định về chất lượng trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải; tuyến
đường, thời gian vận chuyển và việc chôn lấp rác thải nguy hại
Luật này nêu rõ: “….rác thải phải được phân loại tại nguồn và chuyển
về khu tập kết rác thải theo qui định về quản lý rác thải; trong trường hợp rác
thải có các yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu trữ, xử lý
theo qui định về quản lý rác thải nguy hại…”
* Nghị định 59/2007/NĐ – CP
25

×