Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.62 KB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận đều
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khoá luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Kỹ sư Trần Thị
Thu Trang đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Kim Bảng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập
những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khoá
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh


ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Để từng bước hoà nhập với nền kinh tế của đất nước, trong những năm
gần đây nền kinh tế của huyện Kim Bảng đã có những chuyển biến tích cực:
sự gia tăng về số lượng của các công ty lớn nhỏ cùng với sự phát triển của các
dịch vụ, các làng nghề trên địa bàn huyện đã và đang làm thay đổi cuộc sống
của người dân nơi đây. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển đó là tạo ra nhiều
rác thải hơn trong đó có rác thải sinh hoạt gây nên ô nhiễm môi trường. Chính
vì vậy vấn đề rác thải, cách quản lý rác thải ra sao để đạt hiệu quả là vấn đề
được lãnh đạo huyện Kim Bảng rất quan tâm. Do đó huyện Kim Bảng đã áp
dụng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng ở xã Ngọc Sơn,
xã Văn Xá, thị trấn Quế.
Đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa
vào cộng đồng tại huyện Kim Bảng đề tài đã thu được một số kết quả như sau:
1. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt, cộng
đồng, quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng, cơ sở thực tiễn của
công tác quản lý rác thải ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Về thực trạng rác thải của khu vực: lượng rác thải bình quân ở xã
Văn Xá, xã Ngọc Sơn là 0,3kg/người/ngày còn ở khu vực thị trấn Quế cao
hơn là 0,4kg/người/ngày. Với lượng rác trung bình mỗi người thải ra như vậy
so với các địa phương khác ở nước ta là không nhiều nhưng công tác quản lý
rác thải ở các xã, thị trấn còn yếu kém nên tỷ lệ thu gom rác nhỏ; công tác tổ
chức, các điểm thu gom và xử lý rác chưa được hợp lý. Trong thành phần của
rác thải sinh hoạt ở khu vực nghiên cứu thì chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao
xấp xỉ 55%; sau đó đến đất, cát và các tạp chất khác 26,65%.
3. Về mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện
Kim Bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
iii
* Về quá trình hình thành mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào
cộng đồng: mô hình ra đời dựa trên cơ sở đó là lãnh đạo huyện nhận biết được

các vấn đề quản lý rác thải yếu kém ở các xã, thị trấn có tổ thu gom đồng thời
góp phần thực hiện quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 về ban
hành nghị quyết số 41của bộ chính trị, dự án BVMT tỉnh Hà Nam giai đoạn
2006-2010.
* Mục tiêu của mô hình: góp phần giảm sự ô nhiễm của môi trường, tạo
thu nhập cho một số người dân trong xã; cải tiến khả năng quản lý của nhóm
quản lý môi trường ở các làng, xã và huyện về quản lý rác thải ở vùng nông
thôn, nâng cao sự quan tâm của cộng đồng về tái chế, phân loại thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt; làm đẹp mỹ quan của xóm, làng và vùng xung quanh.
* Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện Kim
Bảng cho thấy được sự tham gia phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức và
cộng đồng trong quá trình thực hiện mô hình. Đồng thời cũng thấy được tỷ lệ
thu gom rác thải sinh hoạt khi thực hiện mô hình đã tăng lên khoảng 80%; cơ
sở vật chất trang thiết bị phương tiện vận chuyển còn thô sơ, ít về số lượng,
chủng loại ảnh hưởng tới hiệu quả thu gom rác; nguồn kinh phí để duy trì hoạt
động của tổ thu gom chủ yếu từ người dân đóng góp, mức đóng góp tuỳ thuộc
vào sự thống nhất của người dân trong từng thôn, xóm. Rác thải được phân
loại tại các hộ gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất ít, rác hữu cơ được đem ủ
làm phân compost còn rác vô cơ được đem chôn lấp tại các bãi rác tại mỗi xã,
thị trấn.
4. Khi thực hiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng
đồng đã đem lại hiệu quả về kinh tế: tiết kiệm được diện tích chôn lấp, tận
dụng được tài nguyên rác; hiệu quả về xã hội: tạo công ăn việc làm cho người
thu gom rác, đảm bảo sức khỏe cho người dân địa phương; hiệu quả về môi
trường: giảm lượng phát thải ra môi trường, giảm sự ảnh hưởng tới các thành
phần ra môi trường.
iv
5. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình quản lý rác thải
sinh hoạt dựa vào cộng đồng
* Thuận lợi:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách: công tác BVMT ngày càng được chính
quyền các cấp ở địa phương quan tâm. Được thể hiện qua các văn bản về kế
hoạch, chương trình, quyết định nhằm BVMT khu vực tỉnh Hà Nam nói
chung và các huyện trong tỉnh nói riêng.
Thứ hai, sự tham gia tích cực của các đoàn, hội và của người dân địa
phương trong các phong trào thu gom rác thải làm sạch đường làng, ngõ xóm.
* Khó khăn:
Thứ nhất, về khía cạnh thể chế chính sách: các văn bản pháp luật chưa
đủ mạnh để xử phạt, răn đe; đồng thời lực lượng cán bộ chuyên ngành môi
trường còn thiếu và yếu nên chưa đủ để giám sát chặt chẽ những hoạt động về
môi trường cũng như phổ biến pháp luật về môi trường.
Thứ hai, về mặt kĩ thuật: cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu gom chưa
đầy đủ, đã có sự phân loại rác tại nguồn nhưng với tỷ lệ thấp.
Thứ ba, về vấn đề tài chính: kinh phí đầu tư cho công tác BVMT còn
eo hẹp vì còn nhiều vấn đề cần ưu tiên để đầu tư. Do vậy, mô hình quản lý rác
thải ở địa phương chưa thực sự có hiệu quả.
Thứ tư, về ý thức của người dân: một bộ phận người dân đã nhận thấy
tác hại của ô nhiễm môi trường nhưng do thói quen nên họ vẫn thải rác bừa
bãi. Bên cạnh đó thì một bộ phận người dân nhận thức về vấn đề BVMT vẫn
còn thấp gây nên ô nhiễm môi trường.
6. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình, đề tài đã đưa ra các
giải pháp: về kỹ thuật; về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường; về phía cộng đồng dân cư; về phía chính quyền địa phương.
v
7. Từ các vấn đề đã nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, đối với UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Kim Bảng: xây
dựng đồng bộ các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý chất thải;
tăng cường kiểm tra xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về môi trường;
có sự phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành để thực hiện việc BVMT đạt hiệu
quả; cử cán bộ môi trường đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những địa bàn

xung quanh về công tác quản lý rác thải.
Thứ hai, đối với cơ quan chính quyền địa phương: cần tuyên truyền, tập
huấn nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân; ban hành những nội quy,
quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường ở xã, thị trấn; nâng cao thu
nhập cho người làm công tác vệ sinh môi trường; nâng cao chất lượng thu
gom rác thải.
vi
MỤC LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 - 2009) 32
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 -
2009) 35
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007
– 2009) 39
Bảng 4.1 Khối lượng rác thải trong vùng nghiên cứu 43
Bảng 4.2 Thành phần rác thải sinh hoạt tại vùng nghiên cứu 44
Bảng 4.3 Thành phần rác thải trong tương lai tại vùng nghiên cứu 45
Bảng 4.4 Đánh giá chung về chủ hộ tiến hành điều tra 51
Bảng 4.5 Vật dụng chứa rác của hộ điều tra 52
Bảng 4.6 Sự phân loại rác thải trong hộ gia đình 55
Bảng 4.7 Thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác trong vùng nghiên
cứu 58
Bảng 4.8 Kết quả về điều tra thời gian thu gom rác thải 59
Bảng 4.9 Khối lượng rác thải ra ở khu vực nghiên cứu 61
Bảng 4.10 Kết quả tổng hợp về đánh giá hiệu quả thu gom rác thải 62
Bảng 4.11 Một số bãi rác chính tiến hành quan sát 64
Bảng 4.12 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Điền 65
Bảng 4.13 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân xóm 10 - thị trấn Quế 66
Bảng 4.14 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Phương Khê 67

Bảng 4.15 Mức thu nhập của người thu gom rác 69
Bảng 4.16. Các khả năng có thể giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phải chôn
lấp trong dòng thải từ nơi phát sinh đến nơi chôn lấp cuối cùng 73
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng …………………… 50
Hình 4.2 Tác động của rác thải đến môi trường và sinh vật ……………… 72
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1 Lý do không phân loại rác………………………………………….56
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
BVMT : Bảo vệ môi trường
CC : Cơ cấu
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CN - XD : Công nghiệp - xây dựng
GTSX : Giá trị sản xuất
NL - TS : Nông lâm - thuỷ sản
TM - DV : Thương mại - dịch vụ
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
SL : Số lượng
XLCT : Xử lý chất thải
UBND : Uỷ ban nhân dân
x
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải đã và đang gây ra áp lực lớn cho các đô thị. Đô thị có quy mô
càng lớn, mức sống cư dân đô thị càng cao thì áp lực rác thải càng tăng.
Những thành phố lớn ở nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Cần Thơ….đã và đang phải chịu nhiều hậu quả nặng nề về môi trường

do rác thải gây ra. Không chỉ có đô thị mà hiện nay các vùng nông thôn cũng
đang đối diện với vấn đề rác thải sinh hoạt. Quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao
nhưng đồng thời thì lượng rác thải ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự đa
dạng về sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đã làm
cho rác thải trở nên đa dạng nhiều về chủng loại và khó phân huỷ dẫn đến ô
nhiễm môi trường. Mặt khác do chưa hiểu biết hoặc người dân có ý thức chưa
cao đối với tác hại của rác thải đến môi trường, cũng như sự thiếu đầu tư các
phương tiện thu gom và xử lý rác của chính quyền địa phương đã làm cho rác
thải sinh hoạt ngày càng nhiều và gây nên ô nhiễm. Một khi không được xử lý
và quản lý đúng đắn chúng sẽ gây ra nhiều tác hại đến môi trường như: làm
ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Nhưng nếu
chúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài
nguyên có giá trị thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập
cho người dân.
Huyện Kim Bảng là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam.
Huyện nằm gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B và vùng du lịch nổi tiếng
chùa Hương Tích của Hà Nội ở phía Tây. Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho
huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội, từng bước hoà
nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực. Trong những năm qua để thực hiện
đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế của huyện đã có
những chuyển biến tích cực: sự gia tăng về số lượng của các công ty lớn nhỏ
1
cùng với sự phát triển của các dịch vụ, các làng nghề trên địa bàn huyện đã và
đang làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên mặt trái của
sự phát triển đó là tạo ra nhiều rác thải hơn trong đó có rác thải sinh hoạt gây
nên ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và các hệ sinh
thái ngày càng bị đe dọa bởi công tác quản lý, quy hoạch xử lý rác thải chưa
được triệt để còn gây nhiều tác động xấu đến đời sống của người dân. Chính
vì vậy vấn đề rác thải, cách quản lý rác thải ra sao để đạt hiệu quả là vấn đề

không chỉ lãnh đạo huyện Kim Bảng mà cả cộng đồng đều rất quan tâm. Vậy
mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở huyện Kim Bảng hiện nay ra
sao? Hiệu quả hoạt động của mô hình thế nào? Những thuận lợi, khó khăn mà
mô hình gặp phải là gì? Những biện pháp nào được áp dụng nhằm nâng cao
hiệu quả mô hình? Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng
đồng tại huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại
huyện Kim Bảng - Hà Nam; phân tích những thuận lợi, khó khăn mà mô hình
gặp phải.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình
quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải dựa vào
cộng đồng;
- Thực trạng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại
huyện Kim Bảng - Hà Nam;
- Đánh giá hiệu quả của mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào
cộng đồng tại huyện Kim Bảng - Hà Nam;
2
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình quản lý
rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện Kim Bảng - Hà Nam;
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
mô hình;
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu đối tượng chịu ảnh hưởng từ công tác
quản lý rác thải đó là hộ gia đình. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các tổ
chức, đơn vị có liên quan đến vấn đề quản lý rác thải.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu mô hình quản lý rác
thải dựa vào cộng đồng tại huyện Kim Bảng-Hà Nam.
- Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Kim
Bảng - Hà Nam.
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu sử dụng số liệu nghiên cứu trong 5 năm từ năm 2006 đến
năm 2010.
+ Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành từ tháng 12 đến tháng 4
năm 2010.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
2.1.1 Những khái niệm có liên quan
* Khái niệm về rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt)
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học,
các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả……
* Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng
Khái niệm về cộng đồng cũng có nhiều quan điểm khác nhau:
- Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung,
hoặc có cùng tình trạng tương tự nhau về một khía cạnh nào đó. (Nguồn: từ
điển Anh Việt-Đại học Oxford)
- Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội nói chung
có những điểm giống nhau và gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
(Nguồn: từ điển Tiếng Việt, 2005)
- Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người
sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh

học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào
đó. (Nguồn: Lê Chí An, năm 2002)
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), Cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia
sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông
qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.(Nguồn: Trương Văn Tuyển, 2007)
Tổng hợp các khái niệm trên ta thấy những yếu tố chính cấu thành nên
4
cộng đồng là: con người, môi trường mà trên đó họ có những tác động tương
tác chia sẻ với nhau và tính chất loại hình tương tác đó.
Như vậy ta có một khái niệm tổng hợp về cộng đồng như sau: cộng đồng
là một tập thể có tổ chức, có chung một môi trường mà trên đó họ sống hoặc tác
động qua lại lẫn nhau để chia sẻ những quan tâm và những lợi ích chung.
Tổ chức cộng đồng: là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng
đồng được tăng sức mạnh bởi các kiến thức, kỹ năng, phát hiện nhu cầu và
các vấn đề, lựa chọn ưu tiên, huy động tài nguyên và cùng giải quyết vấn đề.
Tổ chức cộng đồng là một kỹ thuật với mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ
động với tư cách tập thể của người dân vào phát triển. Nó nhằm tăng sức
mạnh cho cộng đồng để tự quyết định về sự phát triển của mình và sự định
hình của tương lai mình.(REDO-trường công tác xã hội và phát triển cộng
đồng-đại học philippines). (Nguồn: Lê Chí An, năm 2002)
Nghị định 88/2003/NĐ-CP coi các tổ chức cộng đồng là hội và được quy định
pháp lý như sau:
- Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức những công dân, tổ chức
Việt Nam đủ tiêu chuẩn là hội viên theo quy định tại điều lệ hội, tự nguyện
xin gia nhập hội đều có thể trở thành hội viên.
- Thống nhất về đối tượng hội viên, là nơi tập trung của những cá nhân,
tổ chức cùng nghành nghề, cùng giới hay cùng sở thích…
- Mục đích tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.

- Hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, góp phần vào việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Về cơ sở pháp lý, các tổ chức dựa vào cộng đồng có thể chia làm 3
nhóm cơ bản:
Hội và hiệp hội là các tổ chức xã hội thành lập theo các quy định pháp
lý về hội và hiệp hội như sau: hội khuyến học Việt Nam, hội bảo vệ tài
5
nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam… cho đến nay có khoảng 300
hội hoạt động ở phạm vi địa phương.
Các tổ chức tự quản ở các cơ sở thành lập theo các quy định pháp lý về
các tổ chức tự quản như: câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ vay vốn, tổ hoà
giải, nhóm tín dụng tiết kiệm, nhóm sở thích.
Các tổ chức kinh tế-nghề nghiệp thành lập theo các quy định pháp luật
về tổ chức kinh tế hợp tác như: hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
chi hội, nghề cá…(Nguồn: Trương Văn Tuyển, 2007)
*Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng:
- Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư
vấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển hay
một qui hoạch phát triển kinh tế vùng, khu vực, hoặc kế hoạch sử dụng tài
nguyên. Đây là cơ hội để người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình và bằng
cách đó họ có thể làm ảnh hưởng đến sự ra quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều này sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch của một vùng rộng lớn, hoặc cũng
có thể là một dự án nhỏ.
- Hình thức tham gia của cộng đồng có thể khác nhau: có thể là một
chính sách về môi trường, qui hoạch vùng, xây dựng các nhà máy, khu công
nghiệp. Mức độ và loại hình tham gia của cộng đồng ở từng vùng mang tính
đặc trưng riêng, đặc biệt còn tùy thuộc vào tâm lý, trình độ dân trí và khả
năng nhận thức những vấn đề liên quan đến ý kiến tham vấn, đóng góp của
cộng đồng.(Nguồn: )

Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà
cồng đồng tác động đến hướng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng
cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc
các giá trị khác mà họ mong muốn.
6
Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng
đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ
thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của
người nghèo để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được
trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài
trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh
vực, các dự án trên thế giới. (Nguồn: Nguyễn Đình Hương, 2007)
2.1.2 Quá trình phát triển sự tham gia của cộng đồng
Trước những năm 80, các hoạt động, các chương trình có mục tiêu
phục vụ cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơ
quan trung ương. Thời kỳ này, người ta mới khuyến khích sự tham gia của
các ngành vào chương trình hay hoạt động. Sự hiện diện của các cộng đồng
còn rất ít. Vì thế tính bền vững của chương trình hay hoạt động không được
đảm bảo. Khi kết thúc chương trình hay hoạt động do Chính phủ hay nhà đầu
tư tài trợ, các kết quả của nhiều dự án không được duy trì và phát huy tốt ở
các địa phương.
Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động, các chương
trình được phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, đặc biệt
là áp dụng cho các chương trình của tổ chức phi Chính phủ, chương trình thí
điểm liên quan nhiều đến cộng đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá
đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ
môi trường, các quỹ xã hội, v.v… Với cách tiếp cận này, các Chính phủ, các
nhà đầu tư và nhất là các nhà tài trợ ở các nước phát triển đã đưa ra các sáng
kiến thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Kết quả cho thấy tính bền vững
được tăng cường, nhưng quy mô còn hạn hẹp và tính đồng thời trong tham gia

của cộng đồng vào các khâu của chương trình, hoạt động còn hạn chế.
Cách tiếp cận phát triển định hướng cộng đồng hay còn gọi là phát triển
dựa trên cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000. Các chương trình,
7
dự án phát triển định hướng cộng đồng có đặc điểm là trao cho cộng đồng
quyền kiểm soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập
kế hoạch, thiết kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng.
Các chương trình phát triển định hướng cộng đồng ở thời kỳ này có quy
mô lớn hơn so với chương trình có sự tham gia của cộng đồng và không chỉ
dừng lại ở sự tham gia mà tăng cường sự quản lý của cộng đồng và sự tham
gia của chính quyền địa phương, gắn kết với cải cách ở mức độ rộng hơn và
tính thực thi cao hơn. Mức độ trao thẩm quyền khác nhau trong các chương
trình, dự án. Mức trao thẩm quyền thấp nhất là các tổ chức nhà nước và nhà
đầu tư quản lý nguồn vốn đầu tư và thực hiện các hoạt động, nhưng có lấy ý
kiến tham vấn của tổ chức cộng đồng. Mức trao thẩm quyền cao là tổ chức
cộng đồng tham gia vào kiểm soát các quyết định đầu tư, quản lý các nguồn
vốn đầu tư và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động. Mức trao quyền cho tổ
chức cộng đồng phụ thuộc vào các yếu tố:
- Năng lực và sự sẵn sàng của cộng đồng để huy động và tổ chức;
- Sự sẵn sàng và phương pháp mà các cấp chính quyền cao hơn trao
quyền cho cấp dưới;
- Sự hạn chế của khung pháp lý đối với cộng đồng trong việc tiếp nhận quyền
kiểm soát các nguồn vốn nhà nước hay nhà tài trợ phát triển chính thức (ODA);
- Khoảng cách xa xôi của các cộng đồng có thể gây khó khăn cho việc
thực hiện;
- Trình độ học vấn của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tài
liệu của chương trình, dự án và báo cáo;
- Tính chất của công việc sẽ tiến hành.
Tuy nhiên, phát triển định hướng cộng đồng không phải là thích hợp và
mang lại hiệu quả với mọi trường hợp. Có các trường hợp mà tư nhân hay tổ

8
chức công đảm nhiệm tốt hơn như trường hợp xây dựng và quản lý cầu lớn,
các dịch vụ mà tư nhân mang lại ích lợi lớn hơn cho địa phương…
Việc phát triển định hướng cộng đồng thích hợp khi các nhóm cộng
đồng có lợi thế cạnh tranh, như các hàng hóa, dịch vụ quy mô nhỏ đòi hỏi sự
hợp tác của địa phương (ví dụ thu gom chất thải tại địa phương), các hàng hóa
sử dụng chung (như thủy lợi), các hàng hóa công (bảo dưỡng đường sá, công
trình hạ tầng của thôn, xã) và các chương trình hay hoạt động mà vấn đề giao
việc quản lý ở cấp thấp nhất thích hợp.
2.1.3 Chất thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường
* Tác hại của chất thải sinh hoạt đến môi trường nước
Chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị
phân huỷ nhanh chóng.
Tại các bãi chất thải, nước có trong chất thải sẽ được tách ra kết hợp
với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành
nước rò rỉ,….Nước rò rỉ di chuyển trong bãi chất thải sẽ làm tăng khả năng
phân huỷ sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây
ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong
quá trình phân huỷ sinh học, hóa học,….nhìn chung mức độ ô nhiễm trong
nước rò rỉ rất cao.
Ngoài ra nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại, chúng có
thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước
ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng
nghiêm trọng cho sức khoẻ con người hiện tại và cả thế hệ mai sau.
* Tác hại của chất thải sinh hoạt đối với môi trường không khí
Các loại chất thải dễ bị phân huỷ (như thực phẩm, trái cây hỏng,…),
trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35
0
C và độ

ẩm 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí
9
ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường, sức khoẻ và khả năng hoạt
động của con người.
* Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường đất
Thành phần chất thải khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa, rác làm
vườn, kim loại, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp,….có thể xử lý chất thải bằng cách chế
biến, chôn lấp, nhưng bằng cách gì thì môi trường đất cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đất
trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt
các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước….
Với một lượng chất thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch
của môi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm
hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm
sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô
nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước
trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
Đối với chất thải không phân huỷ (nhựa, cao su,…) nếu không có giải
pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất.
Ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đất là việc tích tụ các chất chứa kim
loại nặng, sơn, các chất khó phân huỷ như nylon, sành sứ…trong đất. Các
chất này được giữ lại trong đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất sau này.
Chất nhiễm bẩn quan trọng nhất là kim loại nặng. Kim loại nặng được coi
là yếu tố cần thiết cho cây trồng, tuy nhiên chúng cũng được coi là chất ô nhiễm
đến môi trường đất nếu chúng có nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của
sinh vật. Tác động này ảnh hưởng lâu dài đến việc sử dụng đất sau này.
* Tác hại của chất thải đến cảnh quan môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Chất thải phát sinh từ các khu dân cư, nếu không được thu gom và xử
lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư.

1
Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các rác thải hữu cơ, xác súc vật chết… ,tạo điều kiện tốt
cho muỗi, ruồi sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người và có nguy cơ trở
thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong rác có
thể gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch,
thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao….
Phân loại, thu gom và xử lý chất thải không đúng quy định là nguy cơ
gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp
phải các chất thải nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích,
mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hoá….
Tại các bãi chất thải lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra
nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực:
gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng
các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Chất thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố
gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ
thống thoát nước khu dân cư.
2.1.4 Lý luận về quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
* Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả cao
là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community - Based Environment
Managerment - CBEM). Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở
nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội
dung của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý môi
trường. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường,
họ trực tiếp tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu
bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và
nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên,
11

thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng,
trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc
đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Mô hình là một phương tiện cho người dân
trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này đưa ra
một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các
bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng; tạo cơ hội cho cộng đồng
tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị. Do đó, đây là một
cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các
vấn đề của khu vực, duy trì tính công khai từ đó tạo hiệu quả cao trong việc
xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Với những lý do đó,
tiếp cận, áp dụng và nhân rộng mô hình này là một trong những bước đi quan
trọng hướng tới một xã hội phát triển bền vững.
Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM): Là phương
thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa
phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết
vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo
hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án
tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực, Và đồng quản lý tài nguyên đó thông
qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi
chính phủ và cộng đồng dân cư.
* Khái niệm quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Về cơ bản, quản lý dựa vào cộng đồng là một khái niệm rất đơn giản,
xuất phát từ thực tế ngư dân và những cộng đồng ven biển, là những người
mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển nên có vai trò rộng
lớn trong việc quản lý những tài nguyên này. Khái niệm này phù hợp với
quan điểm phổ biến là những quyết định quản lý tốt nhất thường xuất phát
trực tiếp từ chính cấp độ đó.
12
Chính ý nghĩ cho rằng những người sử dụng tài nguyên và những cộng
đồng này nên có trách nhiệm trước tiên đối với việc quản lý tài nguyên của họ

đã làm cho quản lý dựa vào cộng đồng khác với những phương pháp quản lý
tài nguyên khác vốn có xu hướng ít liên quan với những người dân sống lệ
thuộc nhất vào tài nguyên và cộng đồng của họ.
Cùng với ý tưởng những người sử dụng tài nguyên nên là những nhà
quản lý tài nguyên đầu tiên thì cũng cần giả định rằng họ phải sẵn sàng và có
năng lực để làm điều này. Quản lý dựa vào cộng đồng đòi hỏi các cá nhân phải
làm việc chung với nhau vì các lợi ích chung và họ phải quan tâm đến những
ảnh hưởng của hành vi của mình đối với cộng đồng, đối với nguồn tài nguyên.
Bên cạnh sự chú ý vào các trách nhiệm tập thể để tự cai quản, quản lý
dựa vào cộng đồng cũng bao hàm sự bảo tồn hay nói cách khác là ý thức của
người sử dụng tài nguyên.
Trong khi những quan điểm trên cho thấy một định nghĩa cơ bản của
quản lý dựa vào cộng đồng thì trong thực tế tồn tại nhiều điều phức tạp hơn.
Rắc rối nảy sinh khi cố gắng xác định ai quản lý và quản lý cái gì? Nếu như
quản lý dựa vào cộng đồng cho thấy bản chất của một cơ cấu tổ chức trong đó
người dân địa phương có thể phối hợp giải quyết những vấn đề phức tạp và có
mối liên hệ với nhau đang ảnh hưởng đến cộng đồng thì ai sẽ quyết định ai là
thành viên của cộng đồng và vấn đề nào họ đang phải đối mặt?
Quản lý dựa vào cộng đồng có thể được xem xét từ hai phương diện.
Thứ nhất từ phương diện trao quyền hành hợp pháp để quản lý tài nguyên,
quản lý dựa vào cộng đồng là một quy trình trao quyền hành cho cộng đồng
và người sử dụng tài nguyên, do đó họ có quyền sử dụng và quản lý đối với
các tài nguyên ven biển. Quy trình này có thể xem như là một phần của những
phong trào rộng lớn hơn để cộng đồng có thể đạt được sức mạnh kinh tế và
quyền lực lớn hơn. Thứ hai là về năng lực của cộng đồng để tiến hành các
hoạt động quản lý, đặc biệt như nghiên cứu hay lập kế hoạch phát triển quản
13
lý. Lúc này quản lý dựa vào cộng đồng được xem như là một hệ thống các kỹ
năng để tiến hành các hoạt động quản lý được thực hiện bởi người dân địa
phương thay cho chính quyền.

* Vai trò của cộng đồng đối với chất thải kinh tế
Kinh tế chất thải là một phạm trù đề cập đến những khía cạnh kinh tế
trong quá trình xử lý chất thải, từ khâu phát sinh, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải cũng như áp dụng các công cụ
kinh tế trong quản lý chất thải. Dân chúng trong cộng đồng đều trực tiếp hay
gián tiếp liên quan đến các khâu này với tư cách hoặc là chủ thể của hoạt
động, hoặc và là đối tượng thụ hưởng hay đối tượng chịu tác động của các
hoạt động đó về mặt kinh tế hay vệ sinh, sức khỏe, hoặc cả hai. Các hoạt động
kinh tế từ chất thải ở nước ta chủ yếu được tiến hành với quy mô nhỏ, gắn với
kinh tế cá thể hay phi hình thức như: hoạt động mua bán đồng nát chủ yếu là
cá thể mà số đông là phụ nữ thực hiện; phân loại rác tại nhà cũng là phần việc
gắn với phụ nữ hoặc trẻ em; nhặt rác, bới rác tại bãi chôn lấp cũng là nhóm
đối tượng phụ nữ và trẻ em là chủ yếu. Họ là những người nghèo, có vị trí
thấp trong xã hội. Các nhóm đối tượng này không chịu sự điều tiết của các
quy chế, quy định như đối với các tổ chức hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, các hoạt động tái chế quy mô nhỏ ở thôn xã cũng hoạt động dưới
hình thức phi chính thức. Chính vì vậy, tổ chức cộng đồng có vai trò quan
trọng đối với các thành viên của mình thông qua các quy định của cộng đồng.
Phát triển sự tham gia của cộng đồng về kinh tế chất thải chính là mở
rộng vai trò quản lý của quần chúng nhân dân đối với chất thải. Mở rộng
chuyển dịch năng lực quản lý chất thải về khía cạnh kinh tế từ trung ương tới
địa phương, từ cấp lãnh đạo đến người dân, tăng cường sự tham gia của mọi
người dân đối với rác thải. Mọi người dân được tham gia vào quá trình xác
định lợi ích và ra quyết định, tăng cường mối quan hệ cộng tác giữa chính
quyền trung ương với các cấp địa phương trong vấn đề quản lý chất thải mang
14
lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.
Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải thể
hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, tính phức tạp, đa dạng về nhiều mặt của kinh tế chất thải cần

huy động sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi
người trong xã hội, bất kể họ thuộc đối tượng nào. Việc phát sinh chất thải
không chỉ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác
mà ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày. Trung bình, lượng chất thải sinh hoạt
chiếm từ 50 – 70 % tổng lượng thải của một địa phương hay quốc gia. Mọi
người dân đều tham gia vào quá trình phát sinh chất thải này dưới các giác độ
khác nhau. Các hoạt động liên quan đến phân loại tại nguồn hay vận chuyển
chất thải cũng thu hút nhiều nhóm đối tượng khác nhau: nhóm những người
nội trợ trong gia đình, nhóm những người nhặt rác, nhóm những người thu
gom rác cấp tổ dân phố, thôn/xã, nhóm những người thuộc Công ty Môi
trường Đô thị,…
Thứ hai, cộng đồng đảm bảo cho hoạt động quản lý chất thải phát triển
bền vững bởi lẽ:
+ Cộng đồng có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, chính vì vậy
họ nắm rõ các đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn,
nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của quản lý chất thải ở
địa phương. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở
thực tiễn và đây là căn cứ đảm bảo cho tính khả thi của các quyết định về
quản lý chất thải về mặt kinh tế. Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thải
rắn không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương, mà
phải phân cấp cho các địa phương quyết định trên cở sở lấy ý kiến cộng đồng.
+ Cộng đồng là những người triển khai mọi hoạt động, chính sách, chiến
lược, chương trình.
15

×