Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn thí điểm ứng dụng phần mềm moodle để xây dựng e-learning tại trường thpt nguyễn hữu cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.93 KB, 12 trang )

















































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOODLE

ĐỂ XÂY DỰNG E-LEARNING
TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH











Người thực hiện: Phan Quang Vinh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục þ
- Phương pháp dạy học bộ môn: 1
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 1
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác




Năm học: 2010-2011



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phan Quang Vinh
2. Ngày tháng năm sinh: 01-01-1958
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: F5/17 Kp 1, phường Long Bình Tân, Biên Hoà, Đồng Nai
5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ 061.3931723 (NR); ĐTDĐ: 0909595055
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 1979
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán và Tin học
Số năm có kinh nghiệm: 32
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm học 2006-2007: Tích hợp Quản lý nề nếp vào phần mềm Quản lý
điểm của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
+ Năm học 2007-2008: “ Phần mềm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ
thông”.
+ Năm học 2008-2009: “Sử dụng một số biện pháp quản lý để đẩy mạnh
việc thực hiện cuộc vận động “HAI KHÔNG” ở trường THPT Nguyễn Hữu
Cảnh”.
+ Năm học 2009-2010: “Xây dựng phòng học trực tuyến để nâng cao chất
lượng giảng dạy và giáo dục”.










BM02-LLKHSKKN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của
phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những
người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm
nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online
và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp
cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí.
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở nhiều cuộc hội thảo về E-learning. Một số
trường học đã đưa E-learning vào trong giảng dạy.
Trong năm học 2010-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã tổ chức
bồi dưỡng nhận thức về CNTT cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và tập huấn
kỹ thuật ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle để xây dựng hệ thống E-
learning cho giáo viên cốt cán của các cơ sở giáo dục.
Trên phạm vi toàn cầu cũng như trong cả nước, E-learning là một vấn đề
không mới, nhưng cho đến thời điểm này, ở Đồng Nai thì chưa có trường THPT
nào triển khai ứng dụng. Nhằm giúp cho giáo viên và học sinh của trường tiếp cận
với kênh dạy - học mới, tôi đã tổ chức thí điểm ứng dụng Moodle để xây dựng hệ
thống E-learning tại trường.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
- Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo nêu rõ: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương

pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu
quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông
tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua
mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi
lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin
do khoảng cách địa lý đem lại.”
- Trong chỉ thị 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo tiếp tục nhấn mạnh : “…Xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn
học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh
giá. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và
học”.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
* Vài nét về moodle:
· Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, là một hệ thống quản lý học tập
(Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course
Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở
(do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học
trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
· Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong
lĩnh vực giáo dục.
· Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian
ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp
Moodle.
· Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng
cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.
· Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã
nguồn mở khác.
· Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao
đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.

* Nội dung và biện pháp thực hiện:
- Sau khi Sở GD&ĐT tập huấn bồi dưỡng sử dụng moodle để tổ chức e-
learning cho giáo viên cốt cán (trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã cử 5 giáo viên
tham gia), trường đã tổ chức nhóm thực hiện thí điểm, phân công công việc cho
các thành viên.
- Kết hợp với các chuyên gia tư vấn, thực hiện cài đặt Moodle lên website
của trường www.thptnhc.net .

- Chuẩn bị bài giảng mẫu và phân công phụ trách các nội dung để tập huấn
cho giáo viên.
- Triển khai tập huấn cho các giáo viên Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học và
Tiếng Anh (đây là những bộ môn có khả năng triển khai thực hiện), nhằm bồi
dưỡng nhận thức cho giáo viên và hướng dẫn cách thức thực hiện. Kết quả: có 32
giáo viên tham gia.

(Lớp tập huấn sử dụng Moodle tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh)

- Thiết kế cấu trúc giao diện.

- Biên soạn và tổ chức các khoá học e-learning.








- Nội dung các khoá học có thể là
bài giảng, bài tập thảo luận, kiểm tra

trực tuyến, … Mỗi học sinh được cung
cấp 1 tài khoản, sau khi đăng nhập thành
công, học sinh có thể tham gia khoá học.



III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Việc triển khai ứng dụng E-learning đã thực sự trao quyền chủ động học
tập cho học sinh và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai
trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì
nay các thầy cô chuyển sang giữ vai trò là người điều phối theo kiểu dạy học
hướng tập trung vào học sinh. Hoạt động dạy – học này có thể thực hiện một cách
tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng internet.
Nếu các chương trình dạy học đa môi trường (multimedia) và được chuẩn bị chu
đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu môi trường (hypemedia) giúp
cho việc tự học của học sinh trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Học sinh có thể tập trung theo nhóm để hoàn thành các công việc được
giao ở bất cứ nơi nào có kết nối internet, trao đổi thảo luận với giáo viên thông qua
e-mail hoặc chat.
- Đối với các bài kiểm tra online: học sinh sẽ làm bài tại thời điểm được
qui định. Sau khi làm bài xong, nộp bài, hệ thống sẽ chấm điểm và thống kê, phân
tích các kết quả để giáo viên
Sau đây là một vài ví dụ:
* Học sinh làm bài kiểm tra online :




………



Sau khi học sinh nộp bài, hệ thống sẽ tự chấm điểm và cho kết quả :





Điểm trung bình của bài thi:

- Kết quả được phân tích dưới dạng biểu đồ :

Bài giảng hay bài tập tự luận thường được đưa lên theo định dạng file.pdf,
học sinh tải về làm, có thể thảo luận nhóm hoặc trao đổi với giáo viên thông qua
diễn đàn.


* Sơ bộ đánh giá kết quả :
Việc triển khai thí điểm E-Learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, một vài kết quả thu được là:
· Quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn.
· Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
· Học sinh cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong học tập.
· Học sinh chủ động hơn và đóng góp nhiều ý kiến rất bổ ích.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Qua thí điểm áp dụng tại đơn vị tôi nhận thấy E-learning có những ưu điểm
và nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
+ Đối với giáo viên: E-LEARNING tạo môi trường giảng dạy mới cho giáo
viên, cung cấp công cụ cho giáo viên soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý học
sinh, hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy,

cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy….
+ Đối với học sinh: E-LEARNING hỗ trợ học tập một cách linh động và tích
cực. E-Learning cho phép làm việc và học tập trực tuyến, nghiên cứu và làm các
bài tập, thi trắc nghiệm. E-Learning là một môi trường mới, là cơ hội cho học sinh,
hỗ trợ các bạn học tập tại trường hoặc ở nhà. E-Learning là cách dễ nhất giúp học
sinh tự chủ trong học tập và thực hiện những cam kết học tập của bản thân với thời
gian và nỗ lực của họ. Tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình,
download các nguồn tài nguyên được cung cấp, học sinh có thể chia sẻ tài nguyên
với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia sẽ việc học của mình
với bạn bè, trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. Tạo môi trường học tập cộng tác
giúp cải thiện các khuyết điểm mà các phương pháp truyền thống mang lại như: tạo
cho người học khả năng tự tin hơn khi phát biểu ý kiến của mình (nhược điểm của
PPDH theo nhóm nhỏ), ….
+ Đối với công tác quản lý: E-LEARNING đòi hỏi người quản lý phải năng
động, sáng tạo hơn trong công tác quản lý chuyên môn. E-Learning góp phần hạn
chế tiêu cực trong dạy thêm và học thêm.
* Nhược điểm:
+ Vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai giáo viên, giáo viên phải đầu
tư nhiều hơn và nhiều kỹ năng E-LEARNING cần tiếp tục được nghiên cứu đầy đủ
hơn.
+ Không thể đưa vào các môn học đòi hỏi dạy kỹ năng (dù dùng video cũng
có hạn chế), thích hợp với một số đối tượng tự giác và hăng say học tập, học viên
cần có một số kỹ năng nhất định mới có thể tham gia đầy đủ…
- Khuyến nghị:
E-Learning mở ra một khả năng tương tác tối đa giữa người học và người
dạy đồng thời khai thác nguồn thông tin vô tận của nhân loại. E-LEARNING
hiện nay thực sự là cuộc cách mạng bởi sức mạnh, khả năng linh hoạt và tính
hiệu quả của nó. Một lớp học truyền thống làm cho học sinh gần gũi, chia sẻ, thân
thiện hơn. Một lớp học E-learning (100%) có tính ảo, học sinh ít biểu lộ được tình
cảm. Do đó, nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa E-learning và dạy học truyền

thống thì sẽ tạo môi trường học tập tốt và quá trình dạy – học sẽ phát huy hiệu quả
hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 và chỉ thị 3399 /CT-
BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. www. Moodle.org và một số bài viết về moodle và e-learning trên
internet.
VI. LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Ông Hoàng Ngọc Lân – PGĐ Trung tâm Tin học và
Ngoại ngữ Đồng Nai đã tích cực hỗ trợ về mặt kỹ thuật; cảm ơn các ông (bà)
Hoàng Việt Hưng, Hà Tân Hoà, Trần Thị Thu Hiền, … là các giáo của
trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã tích cực tham gia thực hiện thí điểm E-
learning tại trường.


NGƯỜI THỰC HIỆN





Phan Quang Vinh










SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hoà., ngày tháng 5 năm 2011

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010-2011
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOODL ĐỂ XÂY DỰNG E-
LEARNING TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Họ và tên tác giả: Phan Quang Vinh Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục þ - Phương pháp dạy học bộ môn: 1
- Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: 1
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 1
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có þ
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả þ
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt þ Khá 1 Đạt 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt þ Khá 1 Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt þ Khá 1 Đạt 1

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ




×