Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

nghiên cứu thị trường vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.32 KB, 3 trang )

1. Khái niệm: Thị trường vàng:
- Loại vàng giao dịch: SJC, AAA là những loại vàng được giao dịch chủ yếu trên thị
trường. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam cũng có giao dịch vàng nguyên liệu nhưng
không nhiều
- Chủ thể tham gia: Bao gồm các Ngân hàng thương mại cổ phần, Doanh nghiệp kinh
doanh vàng (những chủ thể đóng vai trò tạo lập giá trên thị trường), nhà đầu tư, cá
nhân…
- Trong thực tế, ít người thanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị thanh
toán, người mua và người bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, chủ yếu là đồng Việt
Nam.
- Có thể nói thị trường vàng Việt Nam diễn ra rất phức tạp, bên cạnh đó còn có mối quan hệ mật
thiết với các thị trường đầu tư khác như: Thị trường chứng khoán, thị trường dầu mỏ, thị trường
tiền tệ…
2. Tổng quan về thị trường vàng của việt nam những năm gần đây:
- Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục tăng mạnh do kinh tế phục
hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng
USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ tiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính. Theo các nhà
phân tích thì đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn. Điều này tạo áp lực cho giới đầu tư
và thôi thúc họ tiến về thị trường kim loại quý, trong đó vàng là một điển hình. Vì thế giá vàng
trong thời gian gần đây liên tục lập kỷ lục mới.
-
Kể từ đầu tháng 5 đến tháng 11/2012, giá vàng thế giới có 4 tháng tăng liên tục (từ tháng 5 đến
tháng 9), giá vàng tăng mạnh nhất trong giai đoạn này vào tháng 8 và tháng 9 với mức tăng
9,6%, và giao dịch trong biên độ 1.685-1.787 USD/oz. Nguyên nhân chính của đợt tăng giá này
do nhà đầu tư kỳ vọng các biện pháp kích thích gần đây của các Ngân hàng Trung ương
(NHTW) sẽ hỗ trợ cho sức tăng hơn nữa của vàng.
- Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không thể đáp
ứng đủ mức cầu. Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn
định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản vì không có nguồn quặng mới đủ để
tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng
vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%.


- Giá vàng trong tuần này nhiều khả năng sẽ cao hơn nữa vì bạo lực Trung Đông và Ukraine gia
tăng, hệ thống ngân hàng châu Âu căng thẳng và đồng USD suy yếu, theo khẳng định của 90%
các chuyên gia tham gia khảo sát mới nhất của CNBC. Vàng đang là nơi trú ẩn tài sản an toàn trong
một thế giới rất bất ổn như hiện nay. Phiên giao dịch cuối cùng của ngày thứ sáu 12-7 đã đánh dấu 6 tuần
vàng liên tục tăng giá, với mức trần 1.345 USD/ounce đạt được hôm 11-7 - cao nhất kể từ tháng 3-2014.
- Diễn biến thị trường vàng trong nước chịu tác động từ sự tăng giảm của giá vàng thế giới, tuy
nhiên luôn chênh lệch cao hơn so với giá thế giới khoảng 3-3,5 triệu đồng/lượng trong vài tháng
trở lại đây. Mặc dù, cơ chế quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư
16/2012/TT-NHNN đã có bước đổi mới cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng,
nhưng hiệu quả của chính sách mang lại chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, chính sách này
cũng hạn chế đáng kể tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng góp phần ổn định tỷ giá ngoại tệ.
3. Ảnh hưởng của thị trường vàng đến nền kinh tế:
Một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động
không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung
và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng
Giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ
mô trong trung hạn. Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động
của giá vàng tăng như sau:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng
người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra
lại loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM bị
giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế
nói chung.
- Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện
bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ
lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường
tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát
- Nguy cơ lạm phát: trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùng vàng để định
giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản. Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng
tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát.

- Thâm hụt cán cân thương mại: Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để
nhập khẩu càng lớn. Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần
đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại.
- Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng:
a. Đồng USD: : Thông thường đồng USD và giá vàng biến động ngược chiều nhau.
Các chỉ số ảnh hưởng đến đồng USD bao gồm: GDP, Lãi suất, lạm phát, thặng dư
thương mại, doanh số bán lẻ, thị trường nhà đất, chỉ số PMI, niềm tin tiêu dùng.
 GDP: Đây là một trong những chỉ số chính do lường “sức khoẻ” của nền kinh tế, được
tính bằng cách cộng tất cả thu nhập của người dân hoặc công tất cả chi tiêu của mọi
thành phần. Do đó chỉ số này tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến đồng tiền và thị trường
chứng khoán của quốc gia đó.
 Lãi suất: Các nguồn vốn ngắn hạn quốc tế có xu hướng chảy vào các quốc gia có lãi
suất cao. Do đó quốc gia nào tăng lãi suất thì nhu cầu đồng tiền đó trên thị trường sẽ
tăng dẫn đến đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng
 Lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI): Thông thường khi lạm phát tăng, Ngân Hàng Trung
ương các nước sẽ xem xét tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Do đó xét về ngắn hạn,
khi lạm phát tăng nhà đầu tư thường mua vào đồng tiền đó
 Cán cân thương mại: Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi
mức chênh lệch dương thì cán cân thương mại có thặng dự. Khi mức chênh lệch âm thì
cán cân thương mại bị thâm hụt. Cán cân thương mại tăng thì đồng tiền quốc gia đó
tăng và ngược lại.
 Doanh số bán lẻ: Đánh giá mức tiêu dùng của người dân, được tính toán dựa trên các
lĩnh vực ôtô, vật liệu xây dựng, doanh số của các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, nhà
thuốc… Doanh số bán lẻ cao cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng do đó đồng tiền
nước đó sẽ tăng giá trị.
 Thị trường nhà đất Mỹ: Các số liệu về giấy phép xây dựng, doanh số mua bán nhà mới,
mua bán nhà hiện có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lãi suất của các Ngân hàng
trung ương do đó nếu thị trường nhà đất khả quan thì nhu cầu đồng tiền của quốc gia
đó sẽ tăng.

 Các chỉ số khác như: Niềm tin tiêu dùng, chỉ số PMI, chỉ số dự báo nền kinh tế, dòng
vốn đầu tư quốc tế
b. Giá dầu: Mỗi khi giá dầu tăng, thị trường lại dấy lên nỗi lo về lạm phát do đó nhu cầu
vàng sẽ tăng. Thông thường giá dầu và vàng biến động cùng chiều nhau. Sau đây là
các thông tin chính ảnh hưởng đến giá dầu thế giới. + Dự trữ dầu thô của Mỹ. + Các
thông tin liên quan đến tổ chức OPEC. + Các thông tin liên quan đến sản lượng
cũng như nhu cầu về dầu thô của thế giới.
c. Chính trị: Bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình chính trị thế giới. Khi tình
hình thế giới căng thẳng, nhu cầu mua vàng sẽ tăng.
5. Kết luận về thị trường vàng:
Có thể nói trong thời gian gần đây thị trường vàng diễn biến rất phức tạp, giá vàng liên tuc tăng
mặc dù nhà nước đã có những chính sách nhằm bình ổn giá vàng trong nước. Tuy nhiên thị
trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhập khẩu, cả về khối lượng và giá cả. Hàng năm,
nước ta nhập khoảng trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước vì vậy khi mà giá
vàng quốc tế lên cao như hiện nay làm cho giá vàng trong nước cung tăng lên theo mặc dù chính
phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để bình ổn giá vàng. Khi giá vàng tăng cao như vậy nó có ảnh
hưởng rất lớn đến các thị trường đầu tư khác như thị trường tiền tệ, chứng khoán, dầu mỏ…

×