Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỬ DỤNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN VIẾT CHO SINH VIÊN TIẾNG NGA Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.77 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

153

SỬ DỤNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY VÀ HỌC MÔN VIẾT CHO SINH VIÊN TIẾNG NGA Ở
GIAI ĐOẠN ĐẦU
EXERCISE SELECTION AIMED TO IMPROVE THE TEACHING AND
LEARNING OF WRITING SKILL FORVIETNAMESE STUDENTS OF RUSSIAN
IN THEIR FIRST LEARNING STAGES

Nguyễn Thị Diên Chi
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo này xem xét những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong khi học môn viết
tiếng Nga ở giai đoạn đầu và đề xuất một số dạng bài tập phù hợp nhằm giúp họ vượt qua. Một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình dạy-học hiện nay là cải tiến phương pháp giảng
dạỵ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa
nhận rằng kỹ năng viết là một trong những kỹ năng khó phát huy tính chủ động của người học
nhất là với quỹ thời gian eo hẹp như hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó việc lựa chọn một hệ
thống bài tập để dạy viết cho sinh viên chuyên ngữ giai đoạn đầu là một vấn đề trung tâm của
giáo học pháp ngoại ngữ. Chỉ có thông qua việc luyện tập và tự luyện tập người học mới có thể
thành công trong việc học ngoại ngữ nói chung, và kỹ năng viết nói riêng.
ABSTRACT
This article focuses on the difficulties faced by Vietnamese students in in their first
stages of learning writing skill in Russian as a foreign language and suggests suitable exercises
for helping them to study writing better . One of the most essential tasks in today’s training
courses is to improve the method of teaching in order to raise the learners’ sense of initiative.
However, this is not easy to be obtained, especially for the improvement of writing skills due to a
tight class schedule. For this reason, the selection of a writing exercise system for students


majoring in Russian in their early stages of learning is much more essential in foreign language
teaching methods. It is no doubt that practice is the key to the successes in learning a foreign
language in general, and writing skill in particular.

1. Đặt vấn đề
Hàng năm, Khoa tiếng Nga trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng tiếp
nhận khoảng hơn 80% sinh viên ở phổ thông chưa học tiếng Nga - một ngôn ngữ biến
hình. Kết quả là, những sinh viên này gặp không ít khó khăn trong việc nắm vững
những phạm trù ngữ pháp không có trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt. Vì thế
việc dạy sinh viên viết đúng quy cách chữ cái tiếng Nga, nắm được mối tương quan
giữa chữ cái và âm tiếng Nga, viết đúng chính tả và viết đúng câu, đoạn văn và bài liền
ý theo những chủ điểm mà họ nói bằng lời tiếng Nga ở thời kỳ đầu có ý nghĩa quyết
định đối với cả quá trình học tiếng Nga. Hơn nữa, yêu cầu chương trình quy định cho
sinh viên trong học kỳ đầu của năm thứ nhất phải đạt được trình độ tương đương với
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

154

những sinh viên đã dự thi vào đại học bằng môn tiếng Nga. Do đó, để giúp cho sinh
viên mới bắt đầu làm quen với tiếng Nga các dạng bài tập ứng dụng dạy kỹ thuật viết sẽ
giúp sinh viên tự luyện tập thêm sau mỗi giờ học nhằm tránh được những lỗi thường
gặp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của sinh viên và nâng cao hiệu
quả của quá trình dạy-học
2. Giải quyết vấn đề
Dạy học viết tiếng Nga cho sinh viên chuyên ngữ giai đoạn đầu có liên quan
chặt chẽ và ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ
năng khác. Xuất phát từ mong muốn giúp cho sinh viên chu yên ngữ khoa Nga ngay từ
giai đoạn đầu có thể vượt qua và khắc phục được những khó khăn trong việc học môn
viết, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về đặc thù của môn viết, đưa ra
những thủ thuật, phương pháp dạy học có hiệu quả trên cơ sở lý luận đã được kiểm

chứng qua thực tế giảng dạy, qua trao đổi với các đồng nghiệp cùng bộ môn nhằm nâng
cao hiệu quả của quá trình dạy - học môn viết.
Trong chương trình giảng dạy tiếng Nga gần đây nhất đã có sự giảm bớt thời
lượng học các học phần dạy kỹ năng: mỗi môn giảm 1 ĐVHT (15 tiết) (30 tiết thay vì
45 tiết). Vì thế thời gian sinh viên tự học ở nhà là rất lớn. Đây chính là trở ngại không ít
cho sinh viên chuyên ngữ. Do đó, để đạt được kết quả tốt, để thoả mãn yêu cầu, nội
dung chương trình đã được đưa ra chúng ta phải có phương pháp dạy-học phù hợp cùng
với một hệ thống bài tập thích ứng để hình thành và rèn luyện kỹ năng viết. Ngoài ra, hệ
thống bài tập cần phải được xây dựng trên các nguyên tắc chuẩn mực nhằm tạo cho
người học tự tin, hứng thú và tích cực học tập. Xuất phát từ mong muốn giúp cho ngưòi
dạy và học môn viết có hiệu quả trước hết cần phải dựa vào các nguyên tắc chuẩn mực
trong việc dạy và học viết theo giáo học pháp hiện đại.
2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính kết hợp
Trong quá trình dạy và học môn viết các mối quan hệ kết hợp cần bảo đảm bảo
gồm:
- Kết hợp dạy ngữ liệu với rèn luyện kỹ năng lời nói, không được tách rời thành
hai bước riêng rẽ.
- Kết hợp ba bộ phận của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) với nhau, rèn
luyện ngữ âm trên cơ sở những từ đã và đang học, khi dạy từ vựng phải luyện phát âm
và đưa từ vào những mẫu câu đã và đang học; dạy mẫu câu mà nội dung là những từ đã
biết
- Kết hợp bốn kỹ năng lời nói (nghe, nói, đọc, viết) với nhau. Rèn luyện từng kỹ
năng riêng phải nhằm đạt được mục đích thông báo tổng hợp. Việc dạy-học xen kẽ, kết
hợp thứ tự các hoạt động lời nói để hình thành và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp là
nguyên tắc dạy-học có tính đến mọi điều kiện, phương tiện, môi trường giúp cho người
dạy và người học phát huy được khả năng của mình, tiến hành quá trình dạy học đạt kết
quả cao.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

155


- Kết hợp các mặt trong từng kỹ năng lời nói và từng loại ngữ liệu: kết hợp phát
âm với ngữ điệu; kết hợp độc thoại với đối thoại, kết hợp từ pháp (hình thái học) với cú
pháp
2.2. Nguyên tắc tính đến đặc thù của tiếng mẹ đẻ
Sinh viên Việt Nam khi học tiếng Nga tuy có những thuận lợi do ảnh hưởng tích
cực của tiếng mẹ đẻ, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do chuyển di tiêu cực của tiếng
mẹ đẻ. Những thuận lợi và khó khăn thể hiện rõ ở hai cấp độ: cấp độ học kỹ thuật viết
(техника письма) và cấp độ học lời nói viết (bút ngữ) (письменная речь) )
- Tác động tích cực (chuyển di tích cực): Ngoài những hiện tượng khác biệt giữa
ngôn ngữ Nga – Việt, có những hiện tượng giống nhau một cách hoàn toàn hoặc tương
đối trong cả ba bộ phận của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và về kỹ năng thực
hành. Sinh viên của chúng ta đã có kỹ năng, kỹ xảo viết bằng tiếng Việt hoàn chỉnh và
bền vững. Điều này tạo thuận lợi cho người học, họ ít tốn thời gian để hiểu, ghi nhớ và
sử dụng, đồng thời họ cũng nhanh chóng chuyển những hiểu biết và kỹ năng, kỹ xảo sẵn
có của mình từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài. Vì vậy, sự chuyển di theo hướng này
gọi là chuyển di tích cực cần được người dạy và người học tính đến và tận dụng để tiết
kiệm thời gian.
- Tác động tiêu cực (chuyển di tiêu cực): Những hiện tượng giống nhau giữa
tiếng Nga và tiếng Việt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với những hiện tượng khác
nhau. Tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ đơn âm tiết, không biến hình, mẫu tự La tinh, có
nguồn gốc từ tiếng Hán hoặc thuần Việt, còn tiếng Nga là hệ ngôn ngữ đa âm tiết, biến
hình, mẫu tự Slavơ, nguồn gốc từ những từ thuần Nga (hệ Slavơ) và từ các từ gốc Anh,
Pháp, La tinh Trong tiếng Nga còn có quy luật vô thanh hoá, hữu thanh hoá, quy luật
nhược hoá các nguyên âm mà không có trong tiếng Việt, cũng như tiếng Anh.
Nội dung của dựa vào tiếng mẹ đẻ gồm hai điểm lớn:
- Căn cứ vào những đặc điểm của ngoại ngữ cần học và tiếng mẹ đẻ, đối chiếu
với những hiện tượng của hai thứ tiếng đó để lựa chọn ra những ngữ liệu cần thiết và
sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý nhất, phù hợp với những điều kiện dạy và học.
- Làm nổi bật lên những hiện tượng ngôn ngữ khó học, lường trước được những

khó khăn, những lỗi mà người học thường mắc phải. Từ đó, tìm ra con đường ngắn nhất
và có hiệu quả nhất để giúp người học vượt qua những khó khăn, tránh nhầm lẫn, nhanh
chóng nắm được ngữ liệu và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ.
2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính tích cực, chủ động của người học
Tính tích cực thể hiện ở hoạt động của người học. Hoạt động đó có tính chất cá
nhân, chủ động và sáng tạo. Nếu người học thiếu tự giác, không tự lập thì chắc chắn sẽ
không đạt được kết quả tốt khi học ngoại ngữ.
Theo quan điểm của chúng tôi kỹ năng cần tính chủ động của người học nhất là
kỹ năng viết. Vói quỹ thời gian như hiện nay, chúng ta không thể cho sinh viên luyện tất
cả các bài tập viết ngay trên lớp (ngoại trừ một số dạng bài chính tả). Thông thường
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

156

cuối giờ học môn viết giáo viên thường giao cho sinh viên một số bài tập ở nhà: tập
viết, chính tả nhìn, đặt câu, lập dàn ý, viết những bài luận ngắn theo chủ điểm đã cho,
tóm tắt ý của bài, viết lại ý chính hoặc các tình tiết của bài
Vì thế, hệ thống bài tập ứng dụng dạy kỹ thuật viết cần bảo đảm tính vừa sức,
tính phù hợp, tính cập nhật, tính giao tiếp và tính liên kết với các kỹ năng khác là yêu
cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong giai đoạn hiện nay.
Do khuôn khổ bài báo có giới hạn chúng tôi không thể liệt kê tất cả những bài
tập ứng dụng dạy viết ở giai đoạn đầu mà chỉ xin trích dẫn một số bài tập mẫu dạy kỹ
thuật viết dành cho sinh viên mới bắt đầu học tiếng Nga và đồng thời cũng để cho sinh
viên đã học tiếng Nga ở phổ thông củng cố lại phép viết chữ tiếng Nga và luyện viết các
loại bài tập chính tả.
2.4. Các dạng bài tập ứng dụng dạy kỹ thuật viết cho sinh viên tiếng Nga giai đoạn
đầu

2.4.1. Bài tập luyện viết chữ cái Nga
Loại bài tập này sử dụng khi sinh viên mới bắt đầu làm quen với bảng chữ cái

Nga, giúp các em viết đúng quy cách các mẫu chữ cái Nga (chữ hoa, chữ thường). Việc
học cách viết chữ cái tiếng Nga dựa trên qui luật chuyển động của bàn tay viết, vì thế
đều quan trọng là nắm vững quy luật của nó:
- Lướt nhẹ ngòi bút khi viết các nét đưa lên và nhấn mạnh ngòi bút khi viết các nét đưa
xuống;
- Chữ hoa viết to, cao hơn chữ thường, thường có kiểu viết khác chữ thường, chữ hoa
luôn viết trên dòng kẻ;
- Chữ thường viết đều nhau, không cao hơn các chữ khác trong dòng;
- Mẫu chữ viết khác với mẫu chữ in.
2.4.2. Một số bài chính tả mẫu
Sau khi sinh viên đã làm quen và nhận biết bảng chữ cái Nga, có thể làm quen
các loại bài chính tả sau (Một số bài mẫu):
a) 2.4.2.1 Chính tả nghe – viết ( слуховой диктант)
Bài tập 1.
а, ва, да, та, ма, на, за, са, ла, га, ра, фа, ба, ка, ха, па, ша, ча, ха
Hãy nghe và viết những hợp âm sau (Слушайте и пишите следующие
сочетания букв).
о, мо, во, то, ло, зо, со, но, бо, фо, чо, хо, до, ко, го, шо, ро
у, ну, ву, ту, лу, зу, су, бу, фу, чу, ху, ду, ку, гу, шу, ру, му …
Bài tập 2.
1. Меня зовут Саша. А это мой друг. Его зовут Виктор. Мы инженеры. Мы вместе
работаем и отдыхаем. Это наш завод. А это наш клуб.
Hãy nghe và viết đoạn văn sau (Слушайте и пишите следующие текст)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

157

2. Это моя семья. Это мой отец. Его зовут Владимир Михайлович. Он учёный. А
это моя мать. Её зовут Анна Петровна. Она артистка….
b) 2.4.2.2.Chính tả chọn lựa (Выборный диктант)

Bài tập
Меня зовут Николай. В детстве у меня был хороший друг. Мы жили рядом
и поэтому всегда играли вместе. Сейчас мой друг уже инженер. Он работает на
заводе. Недавно я получил письмо.
. Hãy nghe câu chuyện của Nhi-cô-lai, sau đó ghi lại bạn và vợ của bạn anh ấy
bây giờ làm gì, ở đâu? (Слушайте рассказ Николая и записывайте, кем и где
работают его друг и жена его друга.)
В конверте лежала фотография. На фотографии был мой друг и его жена. Я
не сразу узнал её. Я знал её раньше. Это была красивая женщина. Она
учительница и работает в школе. Она весёлая и добрая. Дети очень любят её.
c) 2.4.2.3. Chính tả: Viết câu theo các cấu trúc ngữ điệu (Фразовый
интонационный диктант)
Bài tập.
( Слушайте следующие предложения и подчеркните центр ИК)
Hãy nghe những câu sau và gạch dưới trung tâm ngữ điệu.
1. – Вы едете в Рим – Да, я.
2. – Вы едете в Рим – Да, еду.
3. – Вы едете в Рим – Да, в Рим.
4. – Ты идёшь на балет – Да, на балет.
5. …
d) 2.4.2.4. Chính tả sáng tạo (Творческий диктант c грамматическим
заданием)
Bài tập.
1. Хуан много занимается. Он уже хорошо говорит по-русски.
Hãy nghe những câu sau và nối chúng thành câu phức sử dụng các liên từ sau:
когда, если, потому что, поэтому (Слушайте следующие предложения и
соедините их, используя союзы: когда, если, потому что, поэтому )
2. Пётр не может идти на стадион. Он занят.
3. Борит не пришёл сегодня на занятия. Он заболел.
4. Я дал эту книгу Кате. Я прочитал её.

5. …
e) 2.4.2.5. Chính tả nhìn – viết (Зрительный диктант): Hãy viết lại bài
khoá và đánh dấu câu. (Напишите текст и расcтавьте знаки препинания.)
На уроке
Это аудитория сейчас здесь идёт урок студенты изучает русский язык. они
уже немного читают пишут и говорят по-русски сейчас преподаватель
спрашивает а один студент отвечает он отвечает правильно он хорошо знает
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

158

новые слова преподаватель слушает внимательно он доволен.
f) 2.4.2.6. Tự viết chính tả (Самодиктант)
Bài tập.
Сейчас урок. Мы пишем и говорим по-русски. Сначала мы пишем диктант,
потом мы разговариваем. Преподаватель спрашивает. Мы отвечаем. Когда мы
делаем ошибки, преподаватель исправляем ошибки. Мы отвечаем хорошо.
Hãy viết lại bài khoá sau ở ngôi thứ nhất số ít. (Перепишите следующий
текст на 1-ом лице единственного числа).
Ngoài ra còn có một số dạng bài tập nhằm giúp sinh viên có thể tự làm thêm ở
nhà, nhưng do khuôn khổ bài báo có hạn nên chúng tôi không thể liệt kê chi tiết tất cả
các dạng bài tập.
2.5. Thực tế dạy-học kỹ thuật viết tiếng Nga
Như chúng tôi đã trình bày, đa số sinh viên mới vào khoa tiếng Nga là bắt đầu
học những chữ cái đầu tiên nên sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo viên giai đoạn này
là vô cùng quan trọng. Đối với các em do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ, do ảnh
hưởng về đặc điểm của một ngoại ngữ đã được học chưa hoàn thiện chẳng hạn tiếng
Anh hay tiếng Pháp nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc luyện viết bằng tiếng
Nga. Thực tế trong nhiều năm cho thấy kết quả bài kiểm tra giữa kỳ, bài thi học kỳ của
môn viết ở giai đoạn đầu bao giờ cũng thấp so với các môn khác như: môn nói, nghe,

đọc… Tỷ lệ sinh viên thi lại môn viết giai đoạn đầu chiếm 80%.
Trong hoạt động dạy-học ngoài dựa vào giáo trình chính “Дорога в Россию”
chúng tôi còn biên soạn và đưa vào giảng dạy “Giáo trình dạy viết cho sinh viên tiếng
Nga giai đoạn đầu” từ năm học 2001 cho đến nay. Giáo trình đã cung cấp những kiến
thức cơ bản của môn viết tiếng Nga: phép chấm câu, cách luyện viết các chữ cái tiếng
Nga, các dạng chính tả, bài tập ngữ pháp…
Chính việc xây dựng một hệ thống bài tập luyện kỹ thuật viết đã góp phần phát
huy tính tích cực, chủ động của người dạy và học… Bởi học ngoại ngữ không chỉ là học
kiến thức mà còn là học kỹ năng & kỹ năng chỉ có thể hình thành qua rèn luyện, thực
hành.
Năm học 2002-2003 khi bắt đầu áp dụng giáo trình phụ trợ dạy viết tiếng Nga
cho sinh viên giai đoạn đầu chúng tôi đã dạy thử nghiệm 2 lớp có sử dụng bài tập ứng
dụng là lớp 02CNN01 & 02CNN02 chúng tôi nhận thấy hệ thống bài tập ứng dụng dạy
kỹ thuật viết đã phần nào đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy-học ngoại ngữ, kết
quả của các bài kiểm tra, thi học kỳ đã phần nào đánh giá được nhiệm vụ trọng tâm của
nó. Ngoài thời gian học ở lớp chúng tôi hưóng dẫn các em làm thêm các dạng bài tập
luyện viết ở nhà, đến lớp chúng tôi gọi sinh viên lên sửa một số dạng bài tập tiêu biểu ở
trên bảng, cho sinh viên kiểm tra chéo đồng thời yêu cầu sinh viên về nhà chép lại nhiều
lần những lỗi sai mà các em đã mắc phải. Chúng tôi thu 10% vở bài tập vào cuối tiết
học & những em chưa được sửa bài có thể mượn bạn để biết được mình đúng hoặc sai ở
điểm nào. Qua thời gian dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh đạt môn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009

159

viết ở các lớp có sử dụng giáo trình phụ trợ chiếm 70%. Tuy con số này chưa cao nhưng
cũng phần nào nói lên sự khác biệt của nó khi sinh viên có được thực hành các bài tập
ứng dụng dạy-học viết.
3. Kết luận
Trong quá trình dạy-học tiếng Nga nói chung, dạy và học môn viết tiếng Nga

nói riêng, hệ thống bài tập đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến kết quả học tiếng
Nga như một ngoại ngữ. Chỉ thông qua bài tập những kỹ năng, kỹ xảo lời nói mới được
hình thành, phát triển và hoàn thiện.
Việc xác định các nguyên tắc dạy-học viết và nội dung dạy viết tiếng Nga giai
đoạn đầu cũng như các đặc điểm dạy-học môn viết cho phép chúng tôi rút ra một số kết
luận và kiến nghị như sau:
1. Bên cạnh giáo trình chính thức phù hợp, tuyển tập các bài tập luyện kỹ thuật
viết dành cho sinh viên giai đoạn đầu tự luyện tập ngoài giờ học là nhu cầu cần thiết và
cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tự học.
2. Hệ thống bài tập cần nhằm vào việc nắm vững và kết hợp chặt chẽ để hỗ trợ
lẫn nhau giữa 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
3. Trong hệ thống bài tập dạy viết cần xác định các dạng bài tập khác nhau trong
đó mỗi loại bài tập có mục đích riêng, hệ thống bài tập thực hành dưới dạng nói và viết
càng phong phú bao nhiêu thì càng loại bỏ được lỗi ngữ pháp trong văn viết bấy nhiêu.
4. Hệ thống bài tập ở đây có tính đến đặc điểm, điều kiện dạy và học và các
phương thức để đạt được các mục đích đã đặt ra. Bên cạnh đó hệ thống bài tập ứng
dụng dạy kỹ thuật viết bảo đảm tính vừa sức, tính phù hợp, tính cập nhật, tính giao tiếp
và tính liên kết với các kỹ năng khác.

TƯ LIỆU THAM KHẢO
[1] Беляева Г. В., Сивенко Л.С., Шипицо Л.В. (1999), Пишем правильно, часть
III, М. “Совет”
[2] Климентенко А.Д., Миролюбова А.А. (1987), Теоретические основы
методики обучения иностранным языкам в средней школе, М., “Педагогика”.
[3] Шукин А.Н., Леонтьев А.А., Морковкин В.В., Кочнева Е.М.(1990), Методика
преподавания русского языка как иностранного, “Русский язык”.
[4] Bùi Hiền (1990), Phương pháp hiện đại dạy-học ngoại ngữ, Nhà xuất bản ĐHQG
Hà Nội.
[5] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
dục.

[6] Королева Т.А., Евлева Д.Н., Коршунова Я.В., Леотьев А.А. (1977), Phương
pháp dạy tiếng Nga cho người nước ngoài, Nxb Trường Đại học Sư Phạm Ngoại
ngữ Hà Nội.

×