TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
152
HÀNH VI CHIẾN LƯỢC GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ
TRONG VIỆC HÀNH THÀNH CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI
STRATEGIC BEHAVIOURS OF GOVERNMENTS IN THE FORMATION
OF TRADE POLICY
NGUYỄN TRUNG KIÊN
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Áp dụng lý thuyết trò chơi trong thươ ng mại quốc tế, bài viết này phân tích việc lựa
chọn chính sách thương mại thông qua trò chơi thuế quan giữa các chính phủ trong thị
trường quốc tế cạnh tranh không hoàn hảo. Nội dung phân tích tập trung làm sáng tỏ
vài trò của sự tương tác chiến lược tron g việc hình thành chính sách thương mại của
mỗi quốc gia.
ABSTRACT
Applying the game theory to international trade, this paper analyses the selection of
trade policy through the tariff game between governments in imperfect international
competition. The analysis focuses on clarifying the role of strategic interaction in the
formation of each country’s trade policy.
1. Mở đầu
Thương mại tự do giữa các quốc gia là chính sách thương mại lý tưởng mà các
quốc gia đều hướng đến. Thương mại tự do sẽ cho phép gia tăng phúc lợi quốc gia và
giảm các thiệt hại của xã hội trong sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù, các nhà kinh tế
thường tranh luận việc chệch hướng khỏi thương mại tự do làm giảm phúc lợi xã hội,
trong thực tế, hầu như không có quốc gia nào tiếp cận hoàn toàn thương mại tự do. Các
quốc gia phát triển hay đang phát triển đều sử dụng các biện pháp thuế quan mặc dù biết
bảo hộ làm giảm lợi ích xã hội trên phạm vi thế giới. Rõ ràng, phải chăng có các nền
tảng lý thuyết chi phối đến việc lựa chọn chính sách thương mại của các quốc gia.
Trong những năm gần đây, các nhà kinh tế học đã sử dụng lý thuyết trò chơi
(game theory) vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế. Điều đặc biệt là lý
thuyết này quan tâm đến sự tương tác của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người
tiêu dùng, chính phủ trong việc ra quyết định. Trong các tình huống tương tác này, các
chủ thể cạnh tranh lẫn nhau và không biết chắc chắn đối thủ sẽ làm gì; nhưng tất cả đều
biết rằng kết cục của các tương tác phụ thuộc nhiều vào điều mà mỗi bên quyết định
làm. Chính vì vậy chính sách thương mại của các quốc gia có thể hình thành do sự
tương tác hành vi chiến lược giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thế giới.
Phần còn lại của bài viết này có bố cục như sau. Phần 2 giới thiệu nền kinh tế
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
153
của hai quốc gia. Phần 3 mô tả trò chơi thuế quan tương tác giữa hai quốc gia. Cuối
cùng, hàm ý và kết luận được đề cập ở phần 4.
2. Tình huống
Chúng ta xem xét hai quốc gia 1 và 2 có các điều kiện kinh tế giống hệt nhau. Ở
mỗi quốc gia có 3 chủ thể kinh tế: chính phủ ấn định mức thuế quan; một công ty sản xuất
hàng hóa cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu; và người tiêu dùng mua hàng hóa
của công ty trong nước hay công ty nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Nếu tổng
số lượng hàng hóa trên thị trường ở quốc gia i (i=1,2) là Q
i
ii i i
P (Q ) a Q
= −
thì hàm cầu nghịch (inverse
demand function) được giả định là (1) (a
i
>0, i=1,2), trong đó P
i
Công ty ở mỗi quốc gia i ( gọi tắt là công ty i) sản xuất một số lượng
chính là
mức giá cân bằng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo ở mỗi quốc gia.
h
i
q
cho tiêu
thụ trong nước và
f
i
q
cho xuất khẩu. Do vậy, sản lượng sản xuất của từng công ty 1 và 2
lần lượt là
hf hf
111222
qqq,qqq=+=+
, và tổng sản lượng tiêu thụ ở mỗi quốc gia lần lượt
là
hf hf
1 1 22 2 1
Qqq,Qqq=+=+
(2).
Giả sử trong sản xuất của công ty i (i=1,2), chi phí biên tế là không đổi và bằng
c
i
hf
ii ii i
C (q ) c (q q )= +
và không có chi phí cố định. Tổng chi phí sản xuất của mỗi công ty là
. Mỗi công ty đồng thời phải chịu chi phí thuế quan cho hàng xuất
khẩu: khi công ty i xuất khẩu một số lượng
f
i
q
(i, j 1, 2; i j)= ≠
vào quốc gia j nơi qui
định mức thuế quan là t
j
f
ji
tq
thì công ty i phải trả một khoản thuế .
Tình huống này có thể hiểu dưới dạng một trò chơi, trong đó chính phủ của hai
quốc gia và các công ty ở mỗi quốc gia chính là 4 người chơi trong thị trường quốc tế
cạnh tranh không hoàn hảo. Các người chơi tuân thủ theo chiến lược : các chính phủ sẽ
lựa chọn mức thuế quan cho hàng nhập khẩu trên cơ sở tối đa hóa phúc lợi quốc gia,
còn các công ty thì quyết định mức sản lượng trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Trò chơi thuế quan được mô tả như sau. Đầu tiên, các chính phủ đồng thời lựa chọn
mức thuế quan áp dụng đối với hàng nhập khẩu vào quốc gia mình (t
1
của quốc gia 1 và
t
2
hf
11
(q ,q )
của quốc gia 2). Chiến lược này chính là chiến lược chiếm lĩnh (dominant strategy)
được các quốc gia theo đuổi nhằm chiếm ưu thế trong trò chơi tương tác giữa các quốc
gia. Tiếp đến, các công ty 1 và 2 đồng thời quyết định sản lượng cho tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu, lần lượt là và
hf
22
(q ,q )
trên cơ sở mức thuế quan hiện hành. Lợi ích
mỗi công ty thu được chính là lợi nhuận, theo đó hàm lợi nhuận có dạng sau:
Công ty 1:
h f hf f
1 11 1 12 2 1 1 1 21
q P (Q ) q P (Q ) c (q q ) t qπ= + − + −
, kết hợp với (1) và (2) thì
h hf f hf hf f
1 1 1 1 2 1 2 2 1 1 1 1 21
q a (q q ) q a (q q ) c (q q ) t q
π= −+ + −+ − +−
(3.1)
Công ty 2:
h hf f hf hf f
2 2 2 2 1 2 1 1 2 2 2 2 12
q a (q q ) q a (q q ) c (q q ) t q
π= −+ + −+ − +−
(3.2)
Tổng phúc lợi của quốc gia i bao gồm thặng dư của người tiêu dùng (consumer’s
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
154
surplus – CS) ở quốc gia i, lợi nhuận thu được của công ty i và thu nhập từ thuế quan
mà chính phủ này thu được từ công ty nước ngoài. Hàm phúc lợi (welfare function) của
quốc gia 1 sẽ là:
hf
12
qq
f2 f
1
1 1 1 1 1 1 1 1 12 1 1 12
2
0
W CS Tax Revenue P (Q )dQ t q Q t q
+
= +π + = +π + = +π +
∫
Và của quốc gia 2 là:
hf
21
qq
f2 f
1
2 22 2 22 2221 2221
2
0
W CS Tax Revenue P (Q )dQ t q Q t q
+
= +π + = +π + = +π +
∫
3. Trò chơi thuế quan
Trò chơi thuế quan này có thể tóm tắt dưới dạng trò chơi gồm 2 giai đoạn, trong
đó giai đoạn 1 chính là trò chơi giữa hai chính phủ về thuế quan, giai đoạn 2 là trò chơi
quyết định sản lượng giữa hai công ty. Áp dụng phương pháp qui nạp nghịch chiều
(backward induction) cho trò chơi 2 giai đoạn này để xác định các kết cục dẫn đến cân
bằng Nash
1
trong cả hai trò chơi ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Kết cục này được gọi là
cân bằng hoàn hảo trong trò chơi nhỏ (subgame perfect equilibrium). Giả sử các chính
phủ đã chọn thuế quan t
1
và t
2
h* f* h* f*
1122
(q ,q ,q ,q )
. Nếu là cân bằng Cournot-Nash
2
h* f*
ii
(q ,q )
trong
trò chơi giai đoạn 2 giữa hai công ty thì đối với công ty i, các sản lượng phải
thỏa mãn
hf
ii
h f h* f*
i i i j j ij
q ,q 0
Max (q ,q ,q ,q ,t ,t )
≥
π
(i, j 1, 2; i j)= ≠
.
Từ biểu thức (3.1) và (3.2), có thể nhận thấy hàm lợi nhuận π
i
h
i
q
có thể được viết
dưới dạng hàm tổng lợi nhuận công ty i tại thị trường quốc gia i (nghĩa là hàm số của
và
f*
j
q
) và lợi nhuận của công ty i tại thị trường quốc gia j (hàm số của
h*
j
q
và
f
i
q
).
Do vậy bài toán tối đa hóa lợi nhuận của công ty 1 được đơn giản hóa thành 2 bài toán
tối đa hóa lợi nhuận tại từng thị trường quốc gia,
h*
1
q
phải thỏa mãn
h
1
h h f*
11 1 2 1
q0
Max q a (q q ) c
≥
−+ −
và
f*
1
q
phải thỏa mãn
f
1
f h* f
12 2 1 2 2
q0
Max q a (q q ) c t
≥
− + −−
.
Từ đây, xác định các biểu thức như sau:
( )
( )
h* f*
1
1 12 1
2
f* h*
1
1 2 2 12
2
q aq c
q aq ct
= −−
= − −−
(4.1)
Lập luận tương tự với trường hợp của công ty 2, ta có được:
( )
( )
h* f*
1
2 21 2
2
f* h*
1
2 1 1 21
2
q aq c
q aq ct
= −−
= − −−
(4.2)
Giải hệ 4 phương trình (4.1) và (4.2) sẽ xác định được sản lượng mỗi công ty
sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như sau:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
155
( )
( )
h*
1
1 1 2 11
3
f*
1
1 22 1 2
3
q a c 2c t
q a c 2c 2t
= +− +
= +− −
và
( )
( )
h*
1
2 21 22
3
f*
1
2 11 2 1
3
q a c 2c t
q a c 2c 2t
= +− +
= +− −
(5)
Từ đó xác định được tổng sản lượng trên thị trường quốc gia 1 và 2 lần lượt là
1
1 11 21
3
Q (2a c c t )= −−−
và
1
2 2 212
3
Q (2a c c t )= −−−
.
Sau khi xác định kết cục của trò chơi quyết định sản lượng giữa 2 công ty ở giai
đoạn 2 dựa vào mức thuế quan của hai chính phủ lựa chọn, chúng ta có thể phân tích trò
chơi tương tác đồng thời giữa hai chính phủ. Nếu
**
ij
(t ,t )
là cân bằng Nash của trò chơi
trong giai đoạn này thì
*
i
t
phải thỏa mãn
i
**
i ij
t0
Max W (t ,t )
≥
,
(i, j 1, 2; i j)= ≠
, trong đó
*
i
W
là
phúc lợi của quốc gia i được xác định trong điều kiện hai công ty quyết định sản xuất
theo như kết cục của cân bằng Nash trong trò chơi giai đoạn 1. Như vậy, hàm W
i
h* f* h* f* *
iijjij
q ,q ,q ,q ,t ,t
* là
hàm của các biến
(i, j 1, 2; i j)= ≠
, trong đó các biến
h* f* h* f*
iijj
q ,q ,q ,q
lại là hàm số của t
1
và t
2
*
i
W
(theo (5), nên đơn giản là hàm số của
i
t
và
*
j
t
(i, j 1, 2; i j)= ≠
. Từ đó, quốc gia 1 có thể tìm được mức thuế tối ưu
*
1
t
để tối đa hóa
*
i
W
theo điều kiện đạo hàm bậc 1 theo t
1
*
1
1
W
1
12 1
t3
(a c 3t ) 0
∂
∂
= −− =
, cụ thể là . Suy ra
*
1
1 12
3
t (a c )= −
, độc lập với
*
2
t
.
Tương tự, mức thuế tối ưu mà chính phủ 2 lựa chọn là
*
1
2 21
3
t (a c )= −
.
Thay thế
*
1
t
,
*
2
t
vào biểu thức (5), sản lượng các công ty lựa chọn ở trò chơi giai
đoạn 2 như sau:
h*
1
1 121
9
f*
1
1 221
9
q (4a 2c 6c )
q (a 3c 4c )
= +−
= +−
và
h*
1
2 212
9
f*
1
2 11 2
9
q (4a 2c 6c )
q (a 3c 4c )
= +−
= +−
Kết cục
h* f* h* f* * *
112212
(q ,q ,q ,q ,t ,t )
chính là cân bằng hoàn hảo của trò chơi thuế
quan này.
Theo kết cục cân bằng hoàn hảo, tổng sản lượng trên mỗi thị trường là
1
1 11 2
9
Q (5a 3c 2c )= −−
và
1
2 221
9
Q (5a 3c 2c )= −−
.Tuy nhiên, nếu các chính phủ lựa
chọn mức thuế quan bằng không thì tổng sản lượng trên mỗi thị trường sẽ là
00
11
1 112 2 212
33
Q (2a c c ),Q (2a c c )= −− = −−
. Rõ ràng, thặng dư người tiêu dù ng trên mỗi
thị trường khi các chính phủ lựa chọn mức thuế quan theo chiến lược chiếm lĩnh thì nhỏ
hơn so với thặng dư người tiêu dùng nếu chọn thuế quan bằng không. Quả thật, thuế
quan bằng không chính là trạng thái tối ưu hóa về mặt xã hội, nghĩa là
12
tt0
= =
là
phương án của bài toán tối ưu
12
**
1 12 212
t ,t 0
MaxW (t ,t ) W (t ,t )
≥
+
. Dễ nhận thấy, đây chính là
động cơ cho các chính phủ ký kết các hiệp định cam kết miễn thuế quan, tiêu biểu là các
thỏa thuận thương mại tự do.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
156
Phân tích ở giác độ tương tác giữa hai chính phủ thì tình huống này tương tự thế
lưỡng nan của các tù nhân (Prisoners’ Dilemma)
3
4. Hàm ý và kết luận
. Theo đó, có thể giải thích rằng hai
quốc gia có thể đi đến việc áp dụng các chính sách bảo hộ (chiến lược sử dụng thuế
quan), mặc dù hai nước đều có lợi từ sự thương mại tự do.
Trong tình huống này, có 2 vấn đề có tác động đến lợi ích xã hội tổng thể: sự
cạnh tranh không hoàn hảo của thị trường hàng hóa và sự tương tác chiến lược thương
mại của hai quốc gia. Nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mức thuế quan bằng 0 (thương mại
tự do) là mức thuế quan tối ưu đối với các quốc gia. Mặt khác,vì cạnh tranh không hoàn
hảo nên nếu hai quốc gia phối hợp tối đa hóa
12
**
1 12 212
t ,t 0
MaxW (t ,t ) W (t ,t )
≥
+
thì các quốc
gia sẽ chọn phương án trợ cấp một khoản bằng vớ i mức thuế quan
(
*
1
1 12
3
t (a c )= −
,
*
1
2 21
3
t (a c )= −
). Chính sách trợ cấp này khiến cho công ty sản xuất sẽ
tập trung vào thị trường xuất khẩu và không quan tâm đến thị trường nội địa. Tuy nhiên,
vì mỗi quốc gia tối đa hóa phúc lợi của riêng mình nên sau quá trình tương tác các quốc
gia đã chọn đánh thuế quan. Như vậy, ngoài điều kiện thị trường, sự tương tác chiến
lược giữa các quốc gia cũng là nhân tố tác động đến chính sách thương mại quốc gia.
Tóm lại, với điều kiện các công ty lựa chọn chiến lược cân bằng Nash ở giai
đoạn 2 thì trò chơi tương tác thuế quan giữa các chính phủ ở giai đoạn 1 là thế lưỡng
nan của các tù nhân: tồn tại cân bằng Nash nhưng không phải là tối ưu hóa lợi ích xã
hội Pareto giữa hai nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
dưới hình thức liên kết đa phương hoặc song phương giữa các quốc gia phát triển và
đang phát triển thì việc xây dựng chính sách thương mại của các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam phải được xem xét trong bối cảnh sự tương tác chiến lược giữa các
chính phủ. Mặc dù, không ai phủ nhận các lợi ích từ thương mại tự do thông qua việc
gia nhập WTO hay việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do song các quốc gia có
thể phải chọn các công cụ bảo hộ dựa vào tư duy chiến lược giữa các chính phủ theo
tình huống Prisoners’ Dilemma.
Chú thích
1. Các kết quả của trò chơi được gọi là cân bằng Nash một khi không có người chơi nào
có lợi khi đơn phương thay đổi chiến lược dẫn kết quả cân bằng đó.
2. Cân bằng Cournot-Nash là kết quả cân bằng trong trò chơi quyết định sản lượng giữa
hai công ty trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
3. Thế lưỡng nan của các tù nhân (Prisoners’ Dilemma) - một trong các trò chơi cổ điển,
trong đó chỉ ra hai cá nhân khi theo đuổi chiến lược tốt nhất của họ có thể kết thúc trong
một tình thế kém tối ưu hơn như thế nào.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
157
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Avinash K.Dixit & Bary J.Nalebuff (1991), “Tư duy chiến lược ”, bản dịch (2007)
của Nhà xuất bản Tri thức.
[2] Gibbons, R. (1992), Game Theory for Applied Economists, Princeton University
Press.
[3] Oz Shy (1995), Industrial Organization: Theory and Applications, The MIT Press.
[4] Pressman, Steven (1999), “50 Nhà kinh tế tiêu biểu”, bản dịch (2002) của Nhà xuất
bản Lao động.