Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chương 1 Những vấn đề chung về dự án cung cấp điện pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.93 KB, 18 trang )

Chương 1
Những vấn đề chung về dự án cung cấp điện
1.1. Đại cương
Trong thế giới hiện đại điện năng có mặt ở mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, điện năng ngày càng trở
nên là nhu cầu thiết yếu đối với mọi hoạt động của con người. Điện năng là
động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân chủng v.v. nó chi phối
hầu như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thêm vào đó, nhu cầu điện năng
không ngừng gia tăng, đòi hỏi hệ thống điện không ngừng phát triển theo
thời gian và không gian. Đồng thời các yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy
đối với hệ thống điện cũng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Hệ thống điện là tập hợp các trang thiết bị biến đổi, truyền tải và
phân phối điện năng, đòi hỏi chi phí rất lớn về thiết bị và vốn đầu tư.
Trong thành phần giá thành của các sản phẩm công nghiệp giá trị điện
năng chiếm một tỷ lệ rất đáng kể, ví dụ trong ngành sản xuất nhôm có tới
50 ÷ 60% giá trị sản phẩm thuộc về điện năng. Việc thiết kế xây dựng hệ
thống cung cấp điện hợp lý sẽ góp phần là giảm giá thành sản phẩm, nâng
cao hiệu quả kinh tế của các xí nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường. Các vấn đề thiết kế và vận hành hệ thống điện phải
được nhìn nhận từ chính từ góc đó.
Thiết kế hệ thống cung cấp điện trong điều kiện kinh tế thị trường
đòi hỏi sự nhạy bén trong việc lựa chọn thiết bị và các phương án. Bài toán
phân tích so sánh các phương án cần có nhiều thông tin kinh tế, kỹ thuật
liên quan đến phương án lựa chọn. Với sự phát triển khoa học-kỹ thuật có
rất nhiều công nghệ, thiết bị mới được áp dụng trong sản xuất, một loại
thiết bị nhất định có thể được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau với các
đặc tính kinh tế-kỹ thuật khác nhau. Việc lựa chọn thiết bị phù hợp với
điều kiện cụ thể không những đòi hỏi người thiết kế phải có sự am hiểu về
thiết bị, mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Đó là yêu cầu hết sức khó
3
khăn đối với những người mới bắt đầu. Những người ‘non gan” khi thiết kế


thường chỉ chú trọng đến yêu cầu kỹ thuật, điều đó có thể dẫn đến sự kém
hiệu quả của phương án lựa chọn. Các phương án lựa chọn không chỉ đáp
ứng được yêu cầu kỹ thuật mà còn phải có hiệu quả kinh tế cao.
Các giai đoạn vòng đời của dự án bao gồm toàn bộ quá trình thay
đổi: sự hình thành ý tưởng (đặt vấn đề, nhiệm vụ), phương tiện thực hiện
(giải các bài toán), các giai đoạn thực hiện, các kết quả đạt được và sự kết
thúc dự án (quyết toán và giải pháp phát triển – dự án mới). Như vậy, để
dự án được thực hiện thuận lợi, cần phải có sự điều khiển nó. Để thực hiện
điều đó cần phải phân chia dự án thành các tiểu hệ thống phả hệ và các bộ
phận cấu thành. Cấu trúc của dự án bao gồm: Các cấu thành sản phẩm dự
án, các giai đoạn của vòng đời dự án, các phần tử cấu trúc tổ chức.
1.2. Quá trình hình thành dự án cung cấp điện
Dự án cung cấp điện có thể là xây dựng hệ thống cung cấp điện mới,
cũng có thể là cải tạo phát triển hệ thống đã có. Cũng giống như bất cứ một
dự án nào khác, dự án cung cấp điện được bắt đầu từ nhu cầu thực tế. Khi
đã được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền, sẽ tiến hành chuẩn bị các tư
liệu cần thiết để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Quá trình hình thành dự
án cung cấp điện bao gồm nhiều giai đoạn: Nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế
sơ bộ, thiết kế chi tiết, thực thi dự án. Nếu dự án được thực hiện theo yêu
cầu về chính trị, xã hội thì bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
1.2.1. Nghiên cứu tiền khả thi
Trước khi đưa ra quyết định về sự thực hiện dự án, cần xem xét dưới
các góc độ khác nhau trong suốt cả vòng đời của nó. Muốn vậy trước hết
cần tiến hành nghiên cứu tiền khả thi, bao gồm các phân tích về kỹ thuật,
thương mại, tài chính, kinh tế, tổ chức, xã hội và môi trường. Mục đích cơ
bản của các phân tích này là đánh giá khả năng thực thi dự án trên cơ sở
xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế và tính khả thi tài chính. Việc nghiên cứu
tiền khả thi được thực hiện ngay sau khi đề xuất về dự án được chấp nhận.
Để bước đầu có thể đánh giá một cách tổng thể tiềm năng của dự án, các số
liệu được đưa ra trong dự án được xem xét trong dải biến thiên thực tế của

4
từng thông số với mục đích là ước tính sức hấp dẫn của dự án cũng như khả
năng tiến hành các bước tiếp theo. Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
cần tiến hành giải quyết các vấn đề sau:
- Thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết, liên quan đến sự thực hiện
dự án;
- Phân tích sơ bộ các phương án cạnh tranh và lựa chọn phương án khả
thi cho việc nghiên cứu chi tiết;
- Đánh giá khối lượng và hiệu quả đầu tư, xác định phương pháp và cơ
cấu tài chính, đảm bảo vòng đời hoạt động tối đa của dự án.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sơ bộ về đầu tư dự án, tiến hành
thiết lập các văn bản có tính pháp lý về yêu cầu vốn đầu tư để gửi đến các
tổ chức và cá nhân có liên quan. Sau khi quá trình thương thảo kết thúc
thành công, cần tiến hành thiết lập cơ cấu các thành viên tham gia dự án.
Thường thì các số liệu ở bước này còn mang tính ngẫu nhiên với sự
bất định cao, dải biên thiên của các tham số khá rộng, việc đánh giá dự án
mang tính xác suất. Trong một tình huống nhất định cần xác định kỳ vọng
toán hiệu quả, nếu giá trị này tỏ ra hấp dẫn thì sẽ tiến hành các bước xem
xét tiếp theo.
1.2.2. Nghiên cứu khả thi
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là chính xác hoá lại các chỉ tiêu,
tham số chính của dự án để chứng tỏ rằng dự án sẽ thành công. Ở giai đoạn
này cần phân tích một cách chi tiết các chỉ tiêu có ảnh hưởng quyết định để
rút ra kết luận một cách chắc chắn tính khả thi của dự án. Việc nghiên cứu
khả thi đòi hỏi phải có số liệu tương đối đầy đủ và tin cậy. Vấn đề thu thập
thông tin và xử lý số liệu là những bài toán bước đầu hết sức cần thiết đối
với mỗi dự án.
1.2.2.1. Điều tra số liệu:
Thông tin là "nguyên liệu" tối cấn thiết cho dự án công trình điện.
Thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau như:

+ Các dự án phát triển kinh tế.
+ Các tài liệu, sổ tay thiết kế, tính toán.
+ Số liệu lưu trữ về sản xuất và tiêu thụ điện năng.
5
+ Đo đếm trực tiếp.v.v
Để làm dễ dàng cho quá trình thu thập thông tin, trước hết cần thiết
lập một hệ thống bảng biểu sao cho đơn giản nhất nhưng có thể chứa
đựng nhiều thông tin nhất.
Việc chọn mẫu điều tra được tiến hành theo các nguyên tắc thống kê
toán học. Kích thước tập mẫu được xác định theo biểu thức.

2
)(
s
k
n
ν
β
=
; (1.1)
Trong đó:
n - số phần tử tối thiểu cần khảo sát (kích thước mẫu).
k
ν
- hệ số biến động, xác định theo biểu thức:
)(xM
k
x
σ
ν

=
; (1.2)
M(x), σ
(x)
- kỳ vọng toán và độ lệch chuẩn của tham số x cần khảo
sát;
s - sai số tương đối cho phép;
β - bội số tản, phụ thuộc vào độ tin cậy tính toán có thể lấy giá trị
trong khoảng 1,5÷2,5.
Số liệu sau khi thu thập, được trình bày dưới dạng bảng biểu theo
nguyên tắc thống kê.
1.2.2.2. Xử lý số liệu:
a) Đánh giá sai số.
Có 3 loại sai số có thể mắc phải trong quá trình thu thập số liệu là:
sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
* Sai số thô: Trong khi đo đếm đôi khi ta gặp những kết quả sai khác
nhiều so với các số liệu bên cạnh. Cần phải nghĩ ngay là có thể đó là sai
số thô do những sai lầm, sơ suất trong quá trình thu thập số liệu gây ra.
Coi đó là giá trị nghi ngờ, ta cần phải kiểm tra để loại trừ những nghi
ngờ đã xuất hiện.
Giả thiết sự phân bố xác suất của chuỗi số liệu tuân theo quy luật
chuẩn, lúc đó theo quy tắc "ba xích ma" ta có:
X
max
= M(x) + 3σ
(x)
6
X
min
= M(x) - 3σ

(x)
(1.3)
So sánh giá trị nghi ngờ với các giá trị X
max
, X
min
nếu x
n.ng
< X
min
hoặc
x
n.ng
> X
max
thì ta có thể gạt bỏ ra khỏi dãy số liệu cần xử lý.
* Sai số hệ thống: Do những nguyên nhân không thể khắc phục được
mà ở mỗi phép đo đều có chứa một sai số nhất định gọi là sai số hệ
thống. Đây là sai số có thể dự đoán trước được một khi đã biết quy luật
biến thiên của các trị số trong các điều kiện đo cụ thể. Do đó có thể dùng
các biện pháp khác nhau để loại trừ sai số hệ thống. Chẳng hạn kiểm tra
sai số hệ thống bằng thiết bị đo chính xác hơn.
* Sai số ngẫu nhiên: Trong quá trình đo đếm có thể có rất nhiều
nguyên nhân không thể lường trước dẫn đến những sai số của phép đo,
mà người ta gọi là sai số ngẫu nhiên. Sai số này phụ thuộc vào phương
sai của đại lượng đo và có thể hiệu chỉnh theo biểu thức
n
s
x)(
βσ

=
; (1.4)
Trong số các loại sai số có thể phân biệt 2 dạng sai số là sai số tĩnh
và sai số động. Sai số tỉnh suất hiện đối với các phép đo một đại lượng
không đổi theo thời gian, còn sai số động xuất hiện khi phép đo được
thực hiện đối với tham số biến đổi theo thời gian. Sai số động càng lớn
nếu thời gian của phép đo càng dài. Để phân tích sai số động có thể áp
dụng hiệp phương sai, giả thiết là trong thời gian đo kỳ vọng toán của
đại lượng đo không đổi.
b) Xác định các đại lượng đặc trưng của tập mẫu.
- Kỳ vọng toán hay giá trị trung bình


=
==
n
i
i
x
n
XxM
1
1
)(
; (1.5)
Trong đó: x
i
- Giá trị quan sát thứ i
- Phương sai tập mẫu
n

xMx
xD
i


=
2
))((
)(
(1.6)
- Phương sai tập tổng quát

1
)]([
)(
2


=

n
xMx
xD
i
7
- Độ lệch trung bình bình phương
)()( xDx =
σ
(1.7)
- Hệ số biến động.


)(
)(
xM
x
k
v
σ
=
(1.8)
Trên cơ sở các số liệu thu thập và xử lý, tiến hành các phân tích
đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết khẳng định tính khả thi của
dự án.
1.2.3. Đánh giá hiện trạng mạng điện
Trong trường hợp dự án cung cấp điện được tiến hành tại các khu
vực đang có lưới điện, thì trước hết cần có những nghiên cứu đánh giá hiện
trạng mạng điện. Việc đánh giá hiện trạng mạng điện được tiến hành với
những bài toán cơ bản sau:
1.2.3.1. Đánh giá nguồn điện:
Phân tích và đánh giá tiềm năng của nguồn điện có thể khai thác ở
địa phương như: nhiệt năng, thuỷ năng, phong năng vv Đối với mạng
điện được cung cấp từ lưới quốc gia thì nguồn điện là các trạm trung gian
và mạng cung cấp. Cần phân tích đánh giá khả năng phát triển của trạm
biến áp trung gian để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của mạng điện vùng.
1.2.3.2. Đánh giá khả năng mang tải của mạng điện
1) Khả năng mang tải của các trạm biến áp
Hệ số mang tải trung bình của các trạm biến áp được xác định theo biểu
thức:
n
tb

mt
S
S
k =
; (1.9)
S
tb
, S
n
- công suất trung bình và công suất định mức của máy biến áp.
Công suất trung bình được xác định theo biểu thức:
ϕ
cos.T
A
S
tb
=

Trong đó:
A – điện năng truyền tải qua máy biến áp trong khoảng thời gian khảo
sát T;
8
cosϕ - hệ số công suất trung bình của phụ tải.
Nếu hệ số mang tải nằm trong khoảng k
mt
< 0,45 thì máy biến áp
được coi là non tải, trong khoảng 0,5 ≤ k
mt
≤ 0,75 thì máy biến áp được
coi là mang tải bình thường, còn trong khoảng > 0,8 thì có thể coi là máy

đầy tải.
2)Khả năng mang tải của đường dây
Trước hết cần xác định mật độ dòng điện thực tế trên các đường dây:
F
I
j
=
; (1.10)
I - Dòng điện chạy trong dây dẫn A;
F - Tiết diện dây dẫn mm
2
.
So sánh giá trị mật độ dòng điện thực tế với giá trị mật độ dòng điện
kinh tế để đánh giá mức độ mang tải của đường dây.
3) Bán kính hiệu dụng của lưới phân phối
Bán kính hiệu dụng của mạng điện phân phối được xác định theo
biểu thức:
jk
UU
r
x
cp
hd
3
10
ρ

=
(1.11)
Trong đó:

∆U
cp
- hao tổn điện áp cho phép trên mạng điện, %;
U - điện áp định mức của mạng điện, kV;
ρ - điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn, Ω.mm
2
/km;
j – mật độ dòng điện, A/mm
2
của mạng điện, xác định theo biểu thức:


=
=
=
n
i
i
n
i
ii
l
lj
j
1
1
.

j
i

, l
i
– mật độ dòng điện và chiều dài đoạn dây thứ i;
k
x
– hệ số, phụ thuộc vào dây dẫn và hệ số công suất của phụ tải, xác
định theo biểu thức:
ϕϕ
sincos
0
0
r
x
k
x
+=

9
r
0
và x
0
- suất điện trở tác dụng và phản kháng trung bình của đường dây
Ω/km;
cosϕ - hệ số công suất trung bình của phụ tải.
4) Số lượng trạm biến áp tiêu thụ
Số lượng tối ưu của trạm biến áp tiêu thụ phụ thuộc vào mật độ các
điểm tải trong khu vực quy hoạch điện và các tham số kinh tế-kỹ thuật
của mạng điện, có thể xác định theo biểu thức:
3

0
2
).(.10 mpUZU
b
k
S
N
dcf
kt
γ

=
; (1.12)
S - công suất của mạng điện, kVA;
k - hệ số tính tới địa hình vùng quy hoạch;
b - suất vốn đầu tư thay đổi của đường dây đ/km,mm
2
;
m - suất vốn đầu tư cố định của trạm biến áp, đ. đ/trạm;
Z - số lộ ra của trạm biến áp;
γ
d
- điện dẫn của kim loại làm dây dẫn;
P
0
- Mật độ công suất của đường dây, kW/km.
5) Đánh giá chất lượng điện
Chất lượng điện được đánh giá dựa trên số liệu quan sát về sự thay
đổi các tham số chế độ ở các nút khác nhau trong mạng điện. Chất lượng
điện được đánh giá theo các chỉ tiêu độ lệch tần số, độ lệch điện áp, độ dao

động điện áp, độ hình sin và độ đối xứng của điện áp và dòng điện. Các chỉ
tiêu chất lượng điện phải nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quy
định.
6) Đánh giá độ tin cậy của mạng điện
Độ tin cậy được đánh giá dưới góc độ an toàn và dưới góc độ cung
cấp điện trên cơ sở khảo sát trạng thái của từng thiết bị và phân tử độc lập
của mạng điện. Xác định số lần và thời gian mất điện trong năm. Độ tin cậy
cung cấp điện được đánh giá ứng với yêu cầu của các loại phụ tải. Trên cơ
sở các số liệu tính toán đánh giá hiện trạng mạng điện sẽ có những nhận xét
và kết luận thích hợp đối với sự thực thi dự án.
1.2.4. Thiết kế chi tiết
10
Khi luận chứng kinh tế của nghiên cứu khả thi được khẳng định, các
tham số cơ bản đã được xem xét cần tiến hành thiết kế chi tiết và cụ thể.
Xác định rõ khối lượng vốn đầu tư, trang thiết bị, nguồn nhân lực v.v. Ở
đây mọi vấn đề của dự án đều phải được làm sáng tỏ: các nguồn lực phải
được xác định một cách chắc chắn, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng đơn vị
phải được phân công cụ thể; quá trình thực hiện của từng công việc, từng
giai đoạn được hoạch định rõ ràng và chi tiết vv. Tóm lại, mọi dữ kiện ở
giai đoạn trước cần được cụ thể hoá một cách chính xác, những bất hợp lý
phát hiện ra cần được xử lý và hoàn chỉnh.
1.2.5. Thực thi dự án
Nếu tất cả các giai đoạn của dự án đã chứng tỏ khả năng thực thi và
thoả mãn yêu cầu về tính kinh tế kỹ thuật thì sẽ triển khai quá trình thương
thảo về các điều kiện tài chính, nhân lực và thiết bị. Quá trình này được kết
thúc bởi các hợp đồng về điều kiện tài chính, thương mại, về cung cấp thiết
bị (thông qua đấu thầu), hợp đồng lao động và các hợp đồng tư vấn.
Trong giai đoạn thực hiện dự án thiết kế phát triển mạng điện chỉ tiến
hành đánh giá hiệu quả kinh tế. Quá trình so sánh kinh tế của mạng điện
được đặc trưng bởi các giai đoạn sau:

1) Nghiên cứu sự cần thiết trang bị mạng điện:
- Sự cần thiết phải kết nối các phần tử chính;
- Sự cần thiết nâng cao độ tin cậy cung cấp điện;
- Nâng cao tính kinh tế của hệ thống điện do việc cải thiện chế độ làm
việc để giảm tổn thất điện năng.
2) Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất;
3) Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp lựa chọn.
1.3. Một số yêu cầu cơ bản đối với thiết kế cung cấp điện
- Thiết kế cần tính đến khả năng áp dụng các phương tiện, thiết bị hiện
đại và các phương pháp xây dựng, vận hành hiệu quả nhất. Các phương án
áp dụng cần phải có sự so sánh kinh tế - kỹ thuật.
- Trong các đồ án thiết kế cung cấp điện chỉ xét đến các thiết bị được sản
xuất tại các nhà máy theo các tiêu chuẩn.
11
- Để xét đến độ tin cậy cung cấp điện, phụ tải điện được phân thành 3
loại: I, II và III.
- Thiết kế cung cấp điện phải tính cho phụ tải dự báo trong chu kỳ tính
toán. Các phần tử sơ đồ được chọn ứng với sự phát triển của phụ tải mà
không cần đến sự cải tạo mạng điện. Các đường dây được chọn ứng với
phụ tải dự báo toàn phần còn trạm biến áp có thể được chọn với sự nâng
cấp theo giai đoạn công suất máy biến áp.
- Việc tính toán phụ tải phải xét đến các hệ số đồng thời và hệ số tham gia
vào cực đại.
- Các tham số của tất cả các thiết bị điện phải phù hợp với các tham số của
mạng điện cung cấp cho chúng ở mọi chế độ.
- Các thiết bị điện và vật liệu phải có khả năng chịu sự tác động của môi
trường. Các thiết bị phải được chọn phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.
Khi lựa chọn các phương án cần ưu tiên cho các phương án có áp dụng các
thiết bị và công nghệ tiên tiến và các thiết bị hợp bộ.
- Việc lựa chọn các phần tử mạng điện cần xét đến sự thuận tiện trong vận

hành, sửa chữa và thay thế thiết bị.
Việc lựa chọn các phần tử cơ bản của sơ đồ để đánh giá chi phí của các
phương án thiết lập sơ đồ cung cấp điện. Xác định một cách sơ bộ các
tham số của các phần tử, mà sẽ được hiệu chỉnh trong quá trình thiết kế chi
tiết. Khi so sánh các phương án chỉ cần xét đến các phần tử chính là đường
dây và trạm biến áp.
1.4. Thủ tục thực hiện đề án thiết kế
1.4.1. Thông tin cần thiết ban đầu
a) Các dữ kiện về phụ tải:
- Phụ tải tính toán P
M
;
- Thời gian sử dụng công suất cực đại, T
M
;
- Khoảng cách từ nguồn cung cấp đến trung tâm tải, L
cc
;
- Vị trí địa lý của đối tượng cung cấp điện.
b) Các điều kiện tính toán, các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật.
12
c) Các thông tin khác cần thiết cho quá trình giải các bài toán như: đơn giá
thiết bị, giá điện, tỷ lệ khấu hao, tỷ lệ lãi suất v.v.
1.4.2. Cơ cấu của đồ án thiết kế cung cấp điện bao gồm
Đồ án thiết kế cung cấp điện bao gồm:
• Dữ kiện ban đầu;
• Bản thuyết minh;
• Các tính toán và sơ đồ mặt bằng mạng điện và các tủ phân phối;
• Kết quả tính toán nhu cầu phụ tải điện;
• Tính toán và sơ đồ mặt bằng hệ thống nối đất;

• Sơ đồ mặt bằng phân bố các tuyến dây (cáp) và thiết bị;
• Tính toán và sơ đồ cung cấp điện sự cố;
• Bảng tổng hợp thiết bị điện;
• Bảng hạch toán công trình.
Trong thành phần thiết kế cải tạo hệ thống cung cấp điện bao gồm các
vấn đề phân tích hiện trạng mạng điện, tính toán phụ tải và cân bằng công
suất, xác định vị trí của trạm biến áp và trạm phân phối, vạch tuyến đường
dây và cáp.
Các bản vẽ: sơ đồ mặt bằng với mạng điện thiết kế có chỉ rõ mã hiệu
của các thiết bị, các tham số của sơ đồ và thiết bị; Các sơ đồ của các
phương án so sánh; Sơ đồ cấu trúc và sơ đồ nguyên lý của trạm biến áp;
Các bảng biểu số liệu khỏa sát và tính toán; Bảng liệt kê thiết bị và hạch
toán giá thành.
Trên sơ đồ mạng điện cần chỉ rõ các thiết bị bảo vệ, đo lường, điều
khiển, tín hiệu v.v.
1.5. Phương pháp trình bày báo cáo khoa học và thuyết minh thiết kế
1.5.1. Cấu trúc của báo cáo
Báo cáo khoa học và thuyết minh thiết kế (sau đây gọi tắt là báo cáo)
là văn bản trình bày các kết quả nghiên cứu và tính toán thiết kế. Nội dung
của bản báo cáo khoa học nói chung và bản thuyết minh thiết kế nói riêng
thường bao gồm ba phần chính là: Mở đầu, nội dung và kết luận.
13
Phần mở đầu cần được trình bày ngắn gọn, nhưng phải đầy đủ những
thông tin cần thiết nhằm khái quát hóa tính thời sự, cấp thiết của dự án thiết
kế, lý do thực hiện đề án, cơ sở luận chứng, mục đích, yêu cầu và phạm vi
của đề án. Những thông tin về hiệu quả của đề án cũng như sản phẩm đạt
được cũng rất cần được thể hiện trong phần mở đầu. Như vậy có thể nhận
thấy phần mở đầu, thực chất lại được viết sau khi đã hoàn thành dự án.
Phần nội dung, cũng là phần chính của báo cáo, bao gồm các mục:
cơ sở lý thuyết chung (luận cứ lý thuyết), các vấn đề cần giải quyết (có thể

trình bày theo từng chương), các kết quả nghiên cứu và tính toán. Cuối mỗi
chương, mục lớn cần có nhận xét của tác giả. Trong quá trình thực hiện đề
án nhiều khi ta phải đứng trước sự lựa chọn, ví dụ lựa chọn phương pháp
tính toán, lựa chọn phương án thực hiện v.v. vì vậy cần phải có những phân
tích hợp lý để khẳng định cách lựa chọn là đúng đắn.
Phần kết luận và kiến nghị bao gồm các nội dung: các kết quả tổng
thể, các kiến nghị rút ra từ các kết quả nghiên cứu. Trong phần kết luận
phải thể hiện được sản phẩm thực của đề án, vì vậy không nên tập hợp tất
cả, mà chỉ trình bày những kết quả nổi bật nhất, khác biệt so với những gì
đã biết từ trước đến nay, tránh bàn luận, phân tích dài dòng, chỉ kết luận
những nội dung được thực hiện trong đề án một cách ngắn gọn nhất. Phần
kết luận phải được trình bày sao cho người đọc thấy được hiệu quả và sự
thành công của dự án.
Phần kiến nghị thường nêu lên những gì mà đề án chưa thể hoàn
thiện được như mong muốn, những gợi ý tiếp tục phát triển dự án và đề
xuất áp dụng những kết quả đạt được trong thực tế.
Một phần không thể thiếu đối với báo cáo là danh mục tài liệu tham
khảo. Vấn đề là ở chỗ các nghiên cứu, tính toán được thực hiện trong dự án
là dựa trên cơ sở kế thừa các kiến thức của những người đi trước. Các
phương pháp, số liệu mà tác giả áp dụng phải được chỉ rõ nguồn tài liệu
bằng cách ghi số thứ tự của tài liệu tham khảo trong ngoặc vuông, ví dụ hệ
số đồng thời k
đt
=0,8 [1], có nghĩa là hệ số này được lấy từ tài liệu thứ nhất
trong danh mục tài liệu tham khảo.
14
Phần mục lục có thể đặt ở đầu hoặc cuối của báo cáo. Trong phần
mục lục không cần biểu thị quá chi tiết mà chỉ cần các chương mục chính.
1.5.2. Phương pháp trình bày
1) Phần văn bản

Phần văn bản được trình bày bằng văn phong kỹ thuật. Khác với văn
phong dùng trong khoa học xã hội, nơi thường dùng các loại từ trừu tượng,
khái quát, chung chung, văn phong kỹ thuật rất ngắn gọn, rõ ràng và chính
xác. Cần có sự thống nhất trong trình bày các thuật ngữ khoa học. Để tăng
tính khách quan, khoa học, trong văn bản thường sử dụng các câu vô nhân
xưng, có chủ ngữ phiếm chỉ. Ví dụ: Dễ dàng nhận thấy rằng …; Vấn đề đặt
ra là …; Như đã biết … v.v.
Cách sử dụng câu ở thể bị động cho phép biểu thị dễ dàng vấn đề cần
trình bày. Ví dụ thay vì nói “Chúng tôi thực hiện thí nghiệm trong điều
kiện trong môi trường ẩm ướt”, nên nói là “Thí nghiệm được thực hiện hiện
trong môi trường ẩm ướt”. Đối với những câu danh xưng thường trong báo
cáo được sử dụng đại từ ngôi thứ nhất số nhiều để chỉ tác giả, như: ta,
chúng ta, chúng tôi. Trong nhiều trường hợp cũng có thể dùng đại từ ngôi
thứ ba “người ta”. Cách dùng từ như vậy thể hiện sự khiêm tốn của tác giả
và cho phép khách quan hóa vấn đề.
Để đảm bảo tính logic và liên tục của báo cáo, các từ liên kết được
áp dụng như: tóm lại, như đã trình bày, nói cách khác, như đã biết, theo
như, vấn đề tiếp theo là, bây giờ ta xét v.v.
Các công thức cần có số hiệu và được trình bày ở giữa trang giấy
(cách đều hai lề). Các số hiệu cho phép gọi lại công thức khi cần mà không
cần nhắc lại. Các ký hiệu trong biểu thức cần phải được giải thích đầy đủ ở
lần gặp đầu tiên. Khi thực hiện một phép tính, trước hết cần viết biểu thức,
sau đó điền các giá trị của các đại lượng vào các vị trí tương ứng và trình
bày kết quả tìm được. Nếu có nhiều phép tính giống nhau thì không cần
phải lặp lại, mà chỉ cần ghi tính toán tương tự và kết quả thể hiện dưới dạng
bảng biểu.
Đầu đề các chương mục và tiểu mục của văn bản cần phải được
thống nhất kiểu chữ phong chữ và quy cách trong suốt báo cáo. Các mục
15
cấp một được để ở đầu trang, không nên để các đề mục ở cuối trang. Thứ tự

các mục và tiểu mục thường được trình bày bằng chữa Ả rập theo kiểu sơ
đồ phả hệ: mục cha, con, cháu v.v. ví dụ: 3; 3.1; 3.1.1. Tuy nhiên số thế hệ
không nên quá nhiều (≤ 4).
* Viết tắt và thuật ngữ có gốc nước ngoài: Các thuật ngữ viết tắt là
những từ hay cụm từ được lặp lại nhiều lần, thuật ngữ cần viết tắt được viết
đầy đủ khi xuất hiện lần đầu tiên và ngay sau đó đặt kí hiệu tắt trong ngoặc
đơn, tuy nhiên không nên lạm dụng viết tắt. Không được viết tắt ở các đầu
mục.
Đối với thuật ngữ hay cụm từ có nguồn gốc nước ngoài thì phiên âm
theo quy định. Trong những trường hợp còn tranh luận về phiên âm thì có
thể để nguyên văn đối với các ngôn ngữ có nguồn gốc latinh, ngoại trừ các
ngôn ngữ bằng chữ tượng hình.
* Trích dẫn trong báo cáo: Các thông tin kèm theo phần trích dẫn
phải bảo đảm các yếu tố để người đọc có thể tìm được tài liệu gốc khi cần.
Các trích dẫn phải kèm theo dấu [ ], ví dụ Glazunop M.V. [23] cho rằng. Số
23 ở ví dụ trên là thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo có sử
dụng. Trường hợp cả số tài liệu và số trang của tài liệu thì ghi kết hợp như
sau: [23, tr. 114÷116] nghĩa là trang tham khảo là 114÷116 ở tài liệu 23.
Khi dùng nhiều tài liệu cho một nội dung trích dẫn thì ghi các tài liệu cách
nhau một dấu phẩy, ví dụ: “ nội dung trích ”[4], [15], [27].
2) Bảng biểu và hình vẽ
Bảng biểu là cách thể hiện các kết quả ngắn gọn và hiệu quả. Bảng
biểu cần phải quy hoạch sao cho đơn giản và rõ ràng nhất. Số hiệu và tên
của bảng biểu được trình bày ở phía trên, các chú thích được trình bày ở
phía dưới.Vị trí của bảng biểu được thể hiện ở giữa trang giấy.
Lượng thông tin do các biểu đồ, hình vẽ đem lại nhiều hơn so với
cách mô tả bằng bảng biểu và càng nhiều hơn so với văn bản. biểu đồ và
hình vẽ cho phép thể hiện mối liên hệ trực quan giữa các yếu tố của một hệ
thống hoặc một quá trình. Thông thường hình vẽ được trình bày ở giữa
trang, tuy nhiên trong một số trường hợp hình vẽ cũng có thể được trình

bày ở sát lề trái hoặc lề phải. Hình vẽ phải có số hiệu, tên và chú thích.
16
Khác với bảng biểu, tên của hình vẽ được trình bày ở phía dưới. Các bản vẽ
kỹ thuật phải được trình bày theo đúng các quy định như nét vẽ, kiểu chữ,
cách trình bày, khung tên v.v.
3) Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là phần không thể thiếu đối với một công trình
nghiên cứu, thiết kế. Chỉ nên đưa vào danh mục tài liệu tham khảo khi có
sử dụng các thông tin trong báo cáo. Các thông tin cơ bản của một tài liệu
tham khảo là: Tên tác giả; Tên tài liệu; Cơ quan công bố: NXB, Tạp chí ;
Địa danh NXB; Năm công bố tài liệu. Gần đây theo quy định mới về cách
trình bày báo cáo tốt nghiệp, thông tin về năm công bố tài liệu để ngay sau
tên tác giả.
Tài liệu tham khảo nên được trình bày theo khối ngôn ngữ (tiếng Anh,
Pháp, Nga, Việt v.v.) và theo vần ABC ở từng khối tiếng. Không phiên âm
tài liệu nước ngoài, kể cả tài liệu có gốc từ Latinh. Chữ cái dùng để xếp thứ
tự căn cứ vào tên nếu là người Việt Nam và họ nếu là người nước ngoài.
1.6. Ví dụ và bài tập
Ví dụ 1.1. Số liệu thống kê về phụ tải cho thấy kỳ vọng toán của phụ tải là
M(P)=P
tb
= 86,5 kW, độ lệch trung bình bình phương σ
P
= 7,75 kW. Hỏi
cần phải có kích thước mẫu (số lần lấy số liệu) là bao nhiêu để đảm bảo
sai số không quá 5%, tức là s = 0,05; Cho hệ số tản β = 2.
Giải: Trước hết ta xác định hệ số biến động
)(PM
k
P

σ
ν
=
09,0
5,86
75,7
==
Số lần tối thiểu cần lấy số liệu về phụ tải sẽ là:
2
)(
s
k
n
ν
β
=

1384,12)
05,0
09,0.2
(
2
≈==

Như vậy cần phải lấy số liệu ít nhất 13 lần.
Ví dụ 1.2. Số liệu thống kê về đại lượng X với 9 lần đo như sau:
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9
X 30 37 28 33 36 40 29 38 35
17
Để đảm bảo sai số không vượt quá 7,5%, thì cần phải lấy số liệu ít nhất

bao nhiêu lần? Lấy β = 2
Giải: Trước hết ta cần xác định các đặc số của đại lượng X:
- Giá trị kỳ vọng toán

=
==
n
i
i
x
n
XxM
1
1
)(
;
34
9
353829403633283730
=
++++++++
=
- Phương sai tập mẫu
n
xMx
xD
i


=

2
))((
)(
16
9
144
==
n
1 2 3 4 5 6 7 8 9 Σ
X 30 37 28 33 36 40 29 38 35 306
X
i
-M(X) -4 3 -6 -1 2 6 -5 4 1
(X
i
-
M(X))
2
16 9 36 1 4 36 25 16 1 144
- Độ lệch trung bình bình phương
416)()( === xDx
σ
(1.7)
- Hệ số biến động.

118,0
34
4
)(
)(

===
xM
x
k
v
σ

Số lần tối thiểu cần lấy số liệu về phụ tải sẽ là:
2
)(
s
k
n
ν
β
=

10842,9)
075,0
118,0.2
(
2
≈==

Ví dụ 1.3. Chỉ số công tơ tổng tại thanh cái trạm biến áp phân phối công
suất đặt là 250 kVA cho biết điện năng A=3160 kWh trong một ngày đêm
(T=24h), hệ số công suất của phụ tải là cosϕ = 0,87. Hãy đánh giá mức độ
mang tải trung bình của máy biến áp.
Giải: Trước hết ta xác định công suất trung bình theo biểu thức
ϕ

cos.T
A
S
tb
=
;34,151
87,0.24
3160
kVA==
Hệ số mang tải trung bình của máy biến áp
605,0
250
34,151
===
n
tb
mt
S
S
k
18
Giá trị của hệ số mang tải nằm trong khoảng: 0,5 < 0,605 < 0,75,
như vậy có thể nhận thấy máy biến áp có mức độ mang tải bình thường.
Ví dụ 1.4. Hãy xác định bán kính hiệu dụng của mạng điện hạ áp U=0,38
kV, biết giá trị điện cho phép là ∆U
cp
=7,5%, dây dẫn bằng nhôm có điện trở
suất trung bình là r
0
= 0,64 và x

0
= 0,35 Ω/km, mật độ dòng điện trung bình
của đường dây là j=1,1 A/mm
2
, hệ số công suất trung bình là cosϕ = 0,85.
Giải: Trước hết ta xác định hệ số k
x
:
ϕϕ
sincos
0
0
r
x
k
x
+=
14,1526,0
64,0
35,0
85,0 =+=
Đối với dây nhôm ta lấy ρ = 31,5 Ω.mm
2
/km.
Bán kính hiệu dụng của mạng điện sẽ là:
jk
UU
r
x
cp

hd
3
10
ρ

=
km417,0
1,1.14,1.5,31.3
5,7.38,0.10
==
Bài tập 1.1. Số liệu thống kê về phụ tải cho thấy kỳ vọng toán của phụ tải
là M(P)=P
tb
= 125,7 kW, độ lệch trung bình bình phương σ
P
= 13,58 kW.
Hỏi cần phải có kích thước mẫu (số lần lấy số liệu) là bao nhiêu để đảm
bảo sai số không quá 7%, tức là s = 0,07; Cho hệ số tản β = 2.
Bài tập 1.2. Số liệu thống kê về đại lượng P với 12 lần đo như sau:
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
P 18
5 163,3 177,8 143,6 165,2 148,5 154,7 175,3 146,8 157,3 182,4 170
Để đảm bảo sai số không vượt quá 7,5%, thì cần phải lấy số liệu ít nhất bao
nhiêu lần? Lấy β=2
Bài tập 1.3. Chỉ số công tơ tổng tại thanh cái trạm biến áp phân phối công
suất đặt là 250 kVA cho biết điện năng A=6785 kWh trong một ngày đêm
(T=24h), hệ số công suất của phụ tải là cosϕ = 0,82. Hãy đánh giá mức độ
mang tải trung bình của máy biến áp.
Bài tập 1.4. Hãy xác định bán kính hiệu dụng của mạng điện hạ áp U=22
kV, biết giá trị điện cho phép là ∆U

cp
=7,5%, dây dẫn bằng nhôm có điện trở
suất trung bình là r
0
= 0,33 và x
0
= 0,38 Ω/km, mật độ dòng điện trung bình
của đường dây là j=1,12 A/mm
2
, hệ số công suất trung bình là cosϕ = 0,84.
Tóm tắt chương 1
19
Quá trình hình thành dự án cung cấp điện gồm các bước: Nghiên
cứu tiền khả thi; Nghiên cứu khả thi; thiết kế chi tiết và thực thi dự án.
Kích thước tập mẫu phụ thuộc vào độ tinn cậy tính toán,hệ số biến động
và sai số cho phép:

2
)(
s
k
n
ν
β
=
;
Có 3 loại sai số có thể mắc phải trong quá trình thu thập số liệu là:
sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Sai số ngẫu nhiên phụ
thuộc vào độ tin cậy tính toán β và kích thước mẫu:
n

s
x)(
βσ
=
;
Hệ số mang tải trung bình của các trạm biến áp được xác định theo biểu
thức:
n
tb
mt
S
S
k =
;
Bán kính hiệu dụng của mạng điện phân phối được xác định theo biểu thức:
jk
UU
r
x
cp
hd
3
10
ρ

=
Số lượng tối ưu trạm biến áp tiêu thụ phụ thuộc vào các tham số kinh tế-kỹ
thuật của mạng điện:
3
0

2
).(.10 mpUZU
b
k
S
N
dcf
kt
γ

=
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy cho biết các quá trình hình thành một dự án cung cấp điện
2. Hãy cho biết những yêu cầu cơ bản của thiết kế cung cấp điện
3. Hãy cho biết những thủ tục cơ bản của thiết kế cung cấp điện
4. Hãy cho biết những nguyên tắc cơ bản của việc trình bày báo cáo
khoa học và thuyết minh thiết kế.
20

×