Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về những thách thức đối với việt nam trong quá trình hòa nhập thị trường thế giới phần 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.74 KB, 6 trang )

19
đầu tư Việt Nam. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đây là 2 quốc gia có đường
biên giới chung và truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam và Lào không chỉ có
sự gần gũi về kinh tế mà cả về chính trị, hơn nữa thị trường Lào lại là một thị
trường tương đối thân thuộc đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Những yếu tố đó đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Vịêt Nam xâm nhập vào thị trường Lào thông
qua con đường đầu tư trực tiếp để xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ
3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt Nam sang Lào cũng tập trung vào 3
lĩnh vực chủ yếu là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó khoảng 1 nửa
số dự án là thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực như sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và sản xuất thuốc chữa
bệnh…Ngoài ra còn có các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện,
giáo dục Lào hứa hẹn là một thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp Vịêt Nam
không chỉ ở hiện tai mà cả trong tương lai. Hiện nay có nhiều dự án lớn đầu tư
trực tiếp vào Lào đang trong quá trình thẩm định. Trong đó dự án đang thẩm định
lớn nhất có vốn đầu tư lớn hơn toàn bộ những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
từ trước đến nay, bao gồm các dự án đang được thẩm định là nhà máy thuỷ điện
Xekaman 3 tại Lào có vốn đầu tư là 273 triệu USD, dự án trồng 10.000 ha cao su
cũng tại Lào có vốn đầu tư là 25 triệu USD.
Tiếp đến là Liên bang Nga, nước đứng thứ 3 về số dự án và về số vốn đầu
tư. Nga là một đất nước rộng lớn, sớm có mối quan hệ kinh tế hữu nghị với Vịêt
Nam từ lâu đời nên trong những năm qua dòng vốn đầu tư trực tiếp vận động
không chỉ từ Nga vào Vịêt Nam mà còn theo chiều ngược lại. Tính đến cuối năm
2006 đã có 13 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Vịêt Nam vào thị
trường Nga với tổng số vốn đầu tư đăng kí đạt tới 38.3 triệu USD. Đối với doanh
nghiệp Vịêt Nam, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi mới, tuy có không ít rủi
ro nhưng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, củng cố thúc đẩy hoạt động
kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp tại nước sở tại, nhất là với những
thị trường mà việc thanh toán còn gặp nhiều khó khăn như thị trường Nga. Hơn
nữa khi đầu tư vào Nga các doanh nghiệp Vịêt Nam còn có thêm lợi thế là cộng
20


đồng người Việt tập trung sinh sống, học tập làm việc tại Nga khá đông. Hiện nay
cơ chế thành lập công ty ở Nga khá dễ dàng và đã có hơn 300 công ty của người
Việt Nam được thành lập và làm ăn theo qui định của luật pháp Nga. Việc đầu tư
vào thị truờng Lào và Nga cho thấy một hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp
Vịêt Nam.
Mặc dầu vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp Vịêt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ chỉ đạt 7.4 triệu USD, chiếm xấp xỉ 1.19% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Vịêt Nam nhưng nếu xét về số lượng dự án thì Hoa Kỳ lại chiếm
vị trí thứ 2 với 16 dự án. Kết quả này cho thấy Vịêt Nam không chỉ nhận vốn từ
những nước có nền kinh tế phát triển mà hoàn toàn có khả năng đầu tư vào những
thị trường các nước phát triển với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, và sử dụng đồng
vốn bỏ ra của mình một cách có hiệu quả nhất. Thực tế hiện nay, ngoài Hoa Kỳ,
các doanh nghiệp Vịêt Nam còn đầu tư vào nhiều nước phát triển khác như:Nhật
Bản, Anh, Pháp, Đức, Úc, Singapore…
* Những kết quả đạt được
- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giúp cho Vịêt Nam sử dụng,
quản lý tốt hơn các nguồn lực trong nước.
Khi các nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả các nguồn lực là một tất yếu đối với chính phủ và các doanh nghiệp
trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu
tư ra nước ngoài thì với mục tiêu là khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực
của nước ngoài thì nhờ đó mà các nguồn lực trong nước được quản lý một cách có
hiệu quả hơn.
- Góp phần tăng thu ngân sách
Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các doanh nghiệp Vịêt Nam sẽ
có nhiều cơ hội để sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội phát triển
21
hơn, sẽ có điều kiện để khai thác tốt nhất các nguồn lực của nước ngoài , do vậy
sẽ làm tăng doanh thu, đồng thời với việc giảm chi phí, do đó mà lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ tăng lên , và đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng lên.

- Giúp các DN mở rộng thị trường tiêu thụ.
Khi mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn nhiều, đồng thời cũng mở ra những cơ hội
kinh doanh mới, và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển không chỉ ở hiện tại
mà cả trong tương lai.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Vịêt Nam tránh được
hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư.
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì các hàng rào bảo hộ thương mại dần
được dỡ bỏ. Do đó các quốc gia thường xây dựng nên những rào cản thương mại
ngày càng phức tạp hơn, như rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường. Do đó việc
xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia ngày càng khó khăn hơn. Và để có thể vượt
qua được hàng rào bảo hộ đó là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Việc đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm những chi phí vận
chuyển, và nhiều những chi phí cho khác
- Thay đổi cơ cấu SXKD của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, các trang thiết bị của doanh nghiệp bị hao mòn cả vô
hình lẫn hữu hình, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Vịêt Nam đã và đang giúp các máy móc thiết bị đó hạn chế sự hao mòn. Khi trang
thiết bị của doanh nghiệp Vịêt Nam ở trong nước đã trở nên lỗi thời, và đã giảm
được sức cạnh trạnh so với các doanh nghiệp trong nước thì việc chuyển giao các
công nghệ đó ra nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp đó nâng cao được sức
cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước sở tại. Như vậy đầu tư ra nước ngoài
22
giúp cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ, đồng thời kéo dài được chu kỳ sống
của công nghệ.
Ngoài ra việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp
kéo dài được đời sống của sản phẩm. Khi 1 sản phẩm đã trở nên bão hoà trong
nước, và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm mới có tính thay thế, thì
giải pháp đầu tư ra nước ngoài trở nên tối ưu, và sẽ kéo dài được chu kỳ sống của
sản phẩm.

- Giúp mở rộng giao lưu KT-XH, học hỏi đựợc những kinh nghiệm của các
nước phát triển
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp Vịêt Nam tiếp
cận với cơ chế về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị khoa học
đồng thời có công nghệ sản xuất hiện đại, do đó khi đầu tư vào những nước này
thì Vịêt Nam sẽ có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với khoa học tiên tiến
trên thế giới, từ đó có thể áp dụng vào sản xuất và làm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Ngoài ra hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không chỉ có tác dụng
thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn có tác động tích cực về mặt xã hội. Đó là làm
cho dân trí phát triển, có điều kiện tiếp thu và vận dụng những tinh hoa văn hoá
của nhân loại, nền văn minh thế giới, giúp bạn bè thế giới hiểu thêm về con người
Vịêt Nam với nhiều những phẩm chất tốt đẹp như: cần cù, chịu khó , mặt khác
còn giúp Vịêt Nam mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế xã hội với bạn bè thế
giới, cùng với bạn bè thế giới xây dựng 1 xã hội văn minh, hiện đại , hoà bình.
* Những hạn chế gặp phải :
- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thu được kết quả kinh
doanh cao. Hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đều là những dự
án mới được thực hiện, chưa bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh nên kết quả
23
kinh doanh hầu như chưa có, hoặc nếu có cũng đang còn ở trong giai đoạn đầu
nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và công suất khai thác dự án chưa cao
nên đang còn trong tình trạng thua lỗ.
- Tỷ lệ VĐT thực hiện trên tổng số vốn đăng ký rất thấp. Tính đến hết tháng
8 năm 2006 tỷ lệ này vẫn chưa đạt được 10% trong khi đó các dự án đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đạt tỷ lệ 55%.
- Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư
ra nước ngoài còn ít. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghệp Việt
Nam trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh trên thị
trường thế giới

- Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn hạn hẹp, mới chỉ tập
trung vào một số ngành công nghiệp, xây dựng, thăm dò, khai thác dầu khí, sản
xuất hàng gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ.
- Đối tác mà Việt Nam thực hiện đầu tư còn chưa rộng rãi, mới chỉ tập
trung ở một số nước như Mỹ, Nga, Anh, Nhật, Singapo, Lào, Campuchia…Hoạt
động đầu tư sang các nước phát triển khác còn hết sức khiêm tốn so với việc các
nước đó đầu tư trực tiếp sang Việt Nam.
- Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài. Các
dự án liên doanh chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn. Hình thức BC của các nhà đầu
tư Việt Nam ở nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào trong nước.
- Công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn
chậm, chưa rõ ràng.
* Nguyên nhân:
24
- Đây là một lĩnh vực còn rất mới với các doanh nghiệp Việt Nam, nên tư
duy nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa được hình thành một
cách đầy đủ, chính xác.
Trước đây Vịêt Nam chỉ là nước nhận đầu tư trực tiếp của các nước khác
cho đến những năm gần đây mới xuất hiện xu hướng đầu tư của doanh nghiệp
Vịêt Nam ra nước ngoài. Thông thường lĩnh vực nào còn mới thì còn ít người
quan tâm và nhiều người lo sợ bởi vì chúng tiềm ẩn những rủi ro mà họ không thể
lường tới. Đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của
các doanh nghiệp, cái gì quá mới mẻ đều khiến người ta nghi ngại, lo sợ và rụt rè
khi tiếp cận, từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa quan tâm nhiều
đến lĩnh vực này, nếu có thì chỉ chỉ ở mức độ dè chừng, bởi vì ai cũng lo sợ
những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực còn quá mới mẻ này đối với họ. Hơn nữa do
tư duy nhận thức của một bộ phận cán bộ có trách nhiệm và các nhà đầu tư là cho
rằng Vịêt Nam là một nước đang thiếu vốn nên cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
nước ngoài do đó mà không có khả năng và không cần thiết để thực hiện đầu tư

ra nước ngoài. Bên cạnh đó lĩnh vực này còn quá mới mẻ, trên thực tế nếu chỉ
xuất hiện cũng rất ít cho nên chưa được các bộ ngành quan tâm xem xét điều
chỉnh và tạo điều kiện. Do đó nên các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc
tiếp cận lĩnh vực mới mẻ này.
- Chưa có sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía nhà nước nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, các cơ chế chính sách còn thiếu, nhiều bất
cập.
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, nhìn chung thực trạng cơ chế chính sách của chúng
ta còn nhiều điều bất cập, chưa đồng bộ, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới hoát động
đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó các văn bản pháp
luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, các
cấp các ngành chưa có những chủ trương, biện pháp có hiệu quả nhằm khắc phục

×