Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự chuyển mình của nền kinh tế nước ta, để có thể tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
làm ăn có lãi. Để thực hiện điều đó, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi
mới, hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến cơ sở vật chất kỹ
thuật, đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, đồng thời phải quan
tâm trú trọng trong việc nâng cao trình độ của đội ngũ Cán bộ Công nhân viên.
Mục tiêu hàng đầu của các Doanh nghiệp đặc biệt là các Doanh nghiệp
sản xuất là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Trong đó tối thiểu
hóa chi phí sản xuất được coi là chìa khóa quan trọng của sự tăng trưởng và phát
triển.
Nguyên vật liệu là bộ phận tối quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, với tỷ trọng chiếm 60-70 % tổng chi phí, nguyên vật liệu cần
được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một
cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành
lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý
nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với
vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cần chặt chẽ trong tất cả
các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng.
Đối với Công ty CP Ống đồng Toàn phát nói riêng, NVL đầu vào trong
quá trình sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 70 – 75% giá thành sản phẩm,
có loại tới 85%. Đây là bào toán cần giải quyết đối với ban lãnh đạo Công ty
trong việc tìm ra phương hướng, biện pháp cải tiến, đổi mới trong công nghệ
sản xuất và công tác quản lý. Vì vậy việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một
cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trong việc quản lý và
kiểm soát tài sản, nguồn vốn của Doanh nghiệp, cao hơn nữa đó còn là
phương pháp hữu hiệu trong việc thiết lập hệ thống quản lý kế toán về tập hợp
chi phí, tính giá thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu quản lý và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát, nhận
thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán NVL đối với công tác quản
lý doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng, được sự hướng dẫn của thầy
giáo Nguyễn Hữu Ánh, em đã đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề:
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
“Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty CP Ống đồng Toàn
Phát”
Với mục đích đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán NVL và tìm ra những
biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạh toán kế toán NVL, đổi mới cho phù
hợp với tình hình thực tế công tác kế toán NVL và tình hình quản lý sử dụng
NVL tại Công ty
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề có kết cấu như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp
Chương 2. Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty CP Ống đồng
Toàn Phát
Chương 3. Một số đề xuất hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty CP Ống
đồng Toàn Phát
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
I. CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
1. CƠ SỞ HẠCH TOÁN NVL TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm NVL
Trong các Doanh nghiêp sản xuất nói chung, Nguyên vật liệu là những
đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong bao yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể của sản
phẩm
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, Nguyên vật liệu chỉ
tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, Nguyên vật liệu bị tiêu hao toán
bộ và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu mà giá trị của Nguyên vật
liệu được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và giá thành của sản
phẩm tạo ra
1.2. Đặc điểm và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất
Trong các Doanh nghiệp sản xuất (Công nghiệp, xây dựng cơ bản)
Nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc TSCĐ của Doanh
nghiệp, mặt khác Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất
và điều kiện để hình thành nên sản phẩm
Chi phí Nguyên vật liệu thường chiểm tỷ trọng lớn trong tổng thể chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất. Nó
không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà cón ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Nguyên vật liệu có đảm bảo đúng quy
cách, chủng loại và sự đa dạng thì sản phẩm tạo ra mới đat yêu cầu về chất
lượng đáp ứng các nhu cầu ngày một cao hơn của xã hội
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, Nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn
bô , không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Do đó việc tăng cường
quản lý kế toán Nguyên vật liệu đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.3. Phương pháp phân loại Nguyên vật liệu
Trong các Doanh nghiêp sản xuất, vật liệu bao gồm rất nhiều loại với
các nội dung kinh tế, công dụng và tính năng lý hóa khác nhau và thường
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
xuyên có sự biến động tăng giẻm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để
thuận lợi cho quá trình quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tới chi
tiết từng loại vật liệu đảm bảo hiệu quả sử dụng trong sản xuất thì Doanh
nghiệp cần phải tiến hành phân loại Nguyên vật liệu
Phân loại Nguyên vật liệu là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại,
từng nhóm trên một căn cứ nhất định nhưng tùy thuộc vào từng loại hinh cụ
thể của từng Doanh nghiệp theo từng loại hình sản xuất và từng nội dung kinh
tế, công dụng của vật liệu.
Hiện nay các Doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung kinh tế và
công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phâm chia
Nguyên vật liệu thành các loại sau:
*. Nguyên liệu, vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của
Công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực tế vật chất chủ yếu
của sản phẩm như: Xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may
mặc,….. Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất sản phẩm hình thành nên
chi phí NVL trực tiếp
*. Vật liệu phụ: Là đối tượng lao động, trong quá trình tham gia sản
xuất sản phẩm nó chỉ có tác dụng phụ trợ cùng với vật liệu chính làm tăng
chất lượng sản phẩm như: hình dáng, màu sắc hoặc phục vụ cho công tác
quản lý sản xuất. Vật liệu phụ bao gồm các loại như: Sơn, phụ gia bên tông,
thuốc tẩy, nhuộm, dầu bôi trơn…
*. Nhiên liệu: Là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công
nghệ sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết
bị hoạt động trong quá trình sản xuất. Nhiên liệu bao gồm: Xăng dầu chạy
máy, than củi, khí gas….
*. Phụ tùng thay thế: là câc loại phụ tùng sử dụng để thay thế, sửa
chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải…
*. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại vật liệu và
thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các Công trình xây dựng cơ bản của Doanh
nghiệp xây lắp
*. Vật liệu khác: là các loại vật liệu cùn được xét vào các loại kể trên
như phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh như:
Bao bì, vật đóng gói…
*. Phế liệu: Là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất,
thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài..
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Vì vậy căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ
nguyên vật liệu của Doanh nghiệp được chia thành NVL dùng trực tiếp vào
sản xuất kinh doanh và NVL dùng vào các nhu cầu khác. Tùy thuộc vào yêu
cầu quản lý và hạch toán chi tiết của từng Doanh nghiệp mà trong từng loại
NVL nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng quy cách một cách chi tiết
hơn.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NVL VÀ NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN NVL
2.1. Đánh giá NVL
Đánh giá NVL là xác định giá trị của chúng theo một nguyên tắc nhất
định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập xuất tồn kho phải phản ánh được
giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất kho theo
đúng phương pháp quy định. Tuy nhiên trong thực tế không ít các Doanh
nghiệp để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có
thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập xuất vật liệu
Như vậy để đánh giá NVL các Doanh nghiệp thường dùng tiền để biểu
hiện giá trị của chúng. Trong công tác hạch toán ở các đơn vị sản xuất thì
NVL được đánh giá theo hai phương pháp chính:
- Đánh giá NVL theo giá thực tế
- Đánh giá NVL theo giá hạch toán
2.1.1. Đánh giá NVL theo giá thực tế
2.1.1.1. Giá NVL thực tế nhập kho
Trong các Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng cơ bản, NVL được nhập từ
nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng lần nhập được xác
định cụ thể như sau:
- Đối với NVL mua ngoài: Giá thực tế nhập kho của NVL mua ngoài
được xác định theo công thức sau:
Giá thực
tế NVL
nhập kho
Giá trên
HĐ (chưa
VAT)
Chi phí thu
mua trực tiếp
Thuế
nhập khẩu
(nếu có)
Giảm giá
mua
hàng
= + + +
Chi phí thu mua trực tiếp bao gồm: CP vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…
Tuy nhiên tùy theo từng hợp đồng kinh tế ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi
phí thu mua có thể được cộng hoặc không cộng vào giá thực tế của NVL nhập kho.
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu trách nhiệm thì giá trị thực tế của NVL
mua ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
- Đối với NVL Doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá thực tế NVL tự gia
công chế biến nhập kho được xác định như sau:
Giá thực tế
NVL nhập kho
Giá thực tế nhập
kho của VL,
CCDC
Chi phí gia công,
chế biến, v/c, bốc
rỡ (nếu có)
= +
- Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế của NVL thuê ngoài gia
công chế biến nhập kho được xác định như sau:
Giá thực tế
NVL nhập
kho
Giá thực tế NVL,
CCDC xuất thuê
ngoài gia công
Chi phí v/c,
bốc dỡ đến nơi
thuê chế biến
Chi phí gia
công chế biến
phải trả
= + +
- Đói với NVL được góp vốn từ đơn vị khác: Giá thực tế của NVL nhận góp vốn
nhập kho được xác định như sau:
Giá thực tế
NVL nhập kho
Giá thực tế do
Hội đồng liên
doanh định giá
Chi phí khác
(nếu có)
= +
- …
2.1.1.2. Giá NVL thực tế xuất kho
Do NVL được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác
nhau, do vậy giá trị thực tế của từng lần nhập kho không hoàn toàn giống
nhau. Vì vậy khi xuất kho, kế toán phải tính toán xác định được giá thực té
xuất kho cho các nhu cầu, các đối tượng sử dụng khác nhau theo phương
pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký và áp dụng phải đảm bảo tính nhất
quá trong niên độ kế toán. Để tính giá thực tế của NVL xuất kho có thể sử
dụng một trong các phương pháp sau:
a. Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ được
được tính căn cứ vào số lượng NVL xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân
thực tế của số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Đơn giá bình quân gia
quyền được tính trong một tháng.
Toàn bộ NVL sử dụng ở Công ty được theo dõi trên thẻ kho, trên cơ
sở theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của từng lần nhập. Sau một tháng, kế
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
toán vật tư tính ra đơn giá bình quân gia quyền để tính giá xuất kho cho số
NVL xuất ra trong tháng theo công thức:
Đơn giá bình quân
=
Giá thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn ĐK + Nhập trong kỳ
Giá thực tế
NVL xuất kho
Số lượng NVL
xuất dùng
Đơn giá bình quân
= x
b. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này, ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho
của từng lần nhập và giả thiết NVL nào nhập trước được xuất trước, NVL nào
nhập sau thì xuất sau. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá xuất
kho theo nguyên tắc:Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất
kho của lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá của lần nhập tiếp
theo.Như vậy giá thực tế của NVL tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của NVL
nhập kho thuộc các lẩn mua sau cùng
Với phương pháp này, kế toán chỉ dùng để theo dõi chi tiết về số lượng
và đơn giá của tứng lần nhập – xuất kho. Khi giá NVL trên thị trường có biến
động kế toán chỉ dùng giá thực tế để ghi vào sổ.
c. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Giống như phương pháp FIFO kế toán phải xác định được đơn giá thực
tế nhập kho của từng lần nhập và NVL nào nhập kho sau thì xuất trước, NVL
nhập kho trước được xuất sau. Giá thực tế xuất kho được tính theo nguyên
tắc: Tính theo đơn giá thực tế của lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất
kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các
lần nhập trước đó Giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế
của NVL các lần nhập kho đầu kỳ..
d. Phương pháp thực tế đích danh:
Đây là phương pháp thường chỉ áp dụng với các loại NVL có giá trị
cao, các loại NVL đặc chủng. Giá thực tế NVL xuất kho được căn cứ vào số
lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của từng mặt hàng, từng lần nhập
và số lượng xuất kho theo từng lần nhập. Nói cách khác có nghĩa là NVL
nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Với phương pháp này kế toán phải theo dõi chi tiết về số lượng và đơn
giá của từng lần nhập – xuất theo từng hóa đơn riêng biệt. Trong quá trinh bảo
quản và đưa ra sử dụng, thủ kho phải phân biệt từng lô hàng nhập xuất
e. Phương pháp tính theo giá mua lần cuối:
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các Doanh nghiệp sử dụng nhiều
chủng loại NVL với mẫu mã khác nhau và giá trị thấp thường xuyên xuất kho.
Với phương pháp này độ chính xác không cao nhưng đơn giản và dễ thực
hiện
2.1.2. Đánh giá NVL theo giá hạch toán
Do NVL có nhiều loại, thường luôn tăng giảm trong quá trình sản xuất.
Mặt khác công tác kế toán NVL yêu cầu phải phản ánh đầy đủ, kịp thời tình
hình biến động và số liệu báo cáo về NVL do đó công tác hạch toán kế toán
NVL có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập – xuất – tồn
NVL hàng ngày
Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ NVL biến động trong kỳ được
tính theo giá hạch toán. Hàng ngày kế toán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ
chi tiết giá trị NVL nhập xuất. Cuối kỳ phải tính toán để xác định giá trị vật
liệu xuất dùng trong kỳ theo các đối tượng theo giá mua thực tế bằng cách xác
định hệ số giá giữa giá mua thực tế và giá mua hạch toán của NVL để luân
chuyển trong kỳ. Hệ số giá (H) được xác định như sau:
H
=
Giá thực tế NVL tồn ĐK + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ
Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ + Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ
Sau đó giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ căn cứ vào giá hạch toán
xuất kho và hệ số giá
Trị giá thực tế của
NVL xuất trong kỳ
=
Trị giá hạch toán
của NVL Xuất trong
kỳ
x H
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các Doanh nghiệp dùng hai loại
giá thực tế và giá hạch toán. Với phương pháp này, Doanh nghiệp không theo
dõi được về số lượng vật liệu
2.2. Nhiệm vụ của kế toán NVL
2.2.1. Yêu cầu quản lý NVL
NVL là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động và
thường xuyên biến động. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
nhàng, các Doanh nghiệp phải thường xuyên mua NVL và xuất dùng cho sản
xuất. Mỗi sản phẩm sản xuất ra được hình thành từ nhiều loại NVL khác nhau
với giá cả khác nhau và thường xuyên biến động trên thị trường. Vì vậy để
tăng cường công tác quản lý, NVL phải được theo dõi chặt chẽ trong tất cả
các khâu từ khâu thu mua bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ. Quản lý không
tốt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng và giá trị của sản
phẩm.Do đó yêu cầu công tác quản lý NVL được thể hiện qua:
2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán NVL
Để thực hiện tốt công tác quản lý NVL Kế toán phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Thực hiện việc đánh giá phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu
cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của Doanh nghiệp.
Tổ chức hệ thống chừng từ, tài khoản kế toán tổng hợp với phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong Doanh nghiệp để ghi chép, phân loại
tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của NVL
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để
tổng hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm.
Tham gia vào việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng
NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình
hình luân chuyển NVL cả về giá trị và hiện vật, tính toán chính xác giá vốn
của NVL nhập – xuất kho nhằm cung cấp thông tinh kịp thời, chính xác phục
vụ yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp
2.3. Kê toán chi tiết NVL
2.3.1. Chứng từ sử dụng
Để đáp ứng nhu cầu quản lý của Doanh nghiệp, kế toán chi tiết NVL
phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm NVL và được tiến hành
đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo QĐ
1141/TC/CĐKT ngày 01 thấng 01 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và
QĐ 885 ngày 16 tháng 07 năm 1998 của Bộ tài chính, các chứng từ kế toán
vật liệu thường sử dụng bao gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu số 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 – VT)
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu số 04 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 05 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 – VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu số 08 – VT)
- Chứng từ hóa đơn thuế GTGT (mẫu 01 – GTGT – 3LL)
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng Doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau mà kế
toán sử dụng các chứng từ khác nhau.
Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộn phải được lập kịp
thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập và
phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự thời gian do kế toán trưởng quy
định, phục vụ cho việc ghi chép kế toán tổng hợp và các bộ phận liên quan.
Đồng thời người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tình hợp lý, hợp pháp
của chừng từ vệ nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.3.2. Sổ kế toán chi tiết NVL
Để hạch toán chi tiết NVL tùy thuộc vào phương pháp kế toán áp dụng
trong Doanh nghiệp mà sử dụng các sổ, thẻ chi tiết sau:
- Sổ (thẻ) kho (Theo mẫu số 06-VT)
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL, CCDC
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
Sổ (thẻ) kho được sử dụng để theo dõi số lượng nhập xuất tồn kho của
từng loại NVL theo từng kho. The kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ
tiêu: Tên, nhãn hiệu quy các, mã số NVL sau đó giao cho thủ kho để hạch
toán nghiệp vụ ở kho, không phân biệt hạch toán chi tiết NVL theo phương
pháp nào
Ở phòng kế toán, tùy theo từng phương pháp kế toán chi tiết NVL mà
sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư để hạch
toán nhập xuất tồn kho về mặt số lượng và giá trị
Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên, các Doanh nghiệp còn có thể mở
thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê lũy kế tổng hợp nhập xuất tồn
kho vật tư phục vụ cho quá trình hạch toán của đơn vị mình
2.3.3. Phương pháp kế toán chi tiết NVL
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Việc ghi chép phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như kiểm tra đối
chiếu số liệu giữa hạch toán nghiệp vụ kho và ở phòng kế toán được tiến hành
theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp ghi thể song song
- Phương pháp số đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
Tùy theo điều kiện cụ thể mà Doanh nghiệp có thể chọn một trong 3
phương pháp trên để hạch toán chi tiết NVL, CCDC
a. Phương pháp ghi thẻ song song
*. Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: Thủ kho ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho hàng ngày trên
thẻ kho và chỉ theo dõi về mặt số lượng
- Phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật tư để ghi chép
tình hình nhập xuất kho theo cả hai chỉ tiêu số lượng, giá trị
*. Trình tự ghi chép:
- Ở kho: Nhận được các chứng từ nhập xuất NVL thủ kho phải kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép sổ thực nhập, thực
xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn ghi vào thẻ kho. Định
kỳ thủ kho gửi về phòng kế toán
- Phòng kế toán: Mở sổ (thẻ) chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ
kho nhưng thêm cột để theo dõi mặt giá trị. Khi nhận được chứng từ nhập
xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán NVL phải kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá
và tính thành tiền trên các chứng từ nhập xuất kho sau đó ghi vào sổ (thẻ)
hoặc sổ chi tiết vật liệu liên quan
Cuối tháng kế toán NVL cộng sổ (thẻ) chi tiết để tính ra tổng số nhập
xuất tồn của từng loại vật liệu đối chiếu với sổ (thẻ) kho của thủ kho. Đồng
thời để có số liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp thì cần phải tổng hợp số liệu
kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn theo từng
nhóm, loại vật tư
*. Ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng:
Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp
về mặt số lượng. Kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy
hạn chế khả năng kiểm tra kịp thời của kế toán
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Áp dụng: Đối với các Doanh nghiệp sử dụng ít loại vật tư, khối lượng
nghiệp vụ nhập xuất ít, không thường xuyên, trình độ chuyên môn của Cán bộ
còn hạn chế
b. Phương pháp số đối chiếu luân chuyển
*. Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: Việc ghi chép của thủ kho cũng được thể hiện trên thẻ kho và
chi ghi chép biến động về mặt số lượng của NVL
- Phòng kế toán: Sử dụng số đối chiếu luân chuyển để ghi tổng hợp về
số lượng và giá trị của từng loại vật liệu nhập xuất tồn trong tháng
*. Trình tự ghi chép:
- Ở kho: Được tiến hành như phương pháp thẻ song song
- Phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình
nhập xuất tồn của từng loại vật tư ở từng kho. Sổ được mở cho cả năm nhưng
mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu
luân chuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các
chứng từ nhập xuất thủ kho gửi lên. Số đối chiếu luân chuyển cũng được theo
dõi cả về mặt số lượng và giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số
liệu giữa số đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu của kế toántổng hợp
*. Ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng:
Ưu điểm: Khối lượng phạm vi ghi chép của kế toán được giảm bớt chỉ
phải ghi một lần vào cuối tháng
Nhược điểm: Việc ghi sổ vấn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về
mặt số lượng, hạn chế tác dụng của công tác kiểm tra đối chiếu do phòng kế
toán chỉ tiến hành kiểm tra đối chiếu vào cuối tháng
Áp dụng: Với các Doanh nghiệp không có nhiều nghiệp vụ nhập xuất
vật tư, không bố trí nhân viên kế toán NVL thực hiện việc ghi chép theo dõi
tình hình nhập xuất hàng ngày
c. Phương pháp sổ số dư:
*. Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: Thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập xuất NVL về mặt số lượng
- Phòng kế toán:Theo dõi tình hình nhập xuất NVL theo từng nhóm vật
liệu về mặt giá trị
*. Trình tự ghi chép:
- Ở kho: Thủ kho cũng ghi thẻ kho như các trường hợp trên nhưng cuối
tháng phải tính ra số tồn kho rồi ghi vào cột số lượng của sổ số dư
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
- Phòng kế toán: Mở sổ số dư theo từng kho. Sổ dùng cho cả năm để
ghi chép tình hình nhập xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập
bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất. sau đó từ các bảng lũy kế lập bảng tổng hợp
nhập xuất tôn kho theo từng nhóm, từng loại NVL theo chỉ tiêu giá trị
Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho cung cấp, kế toán căn cứ vào
số tồn cuói tháng, áp giá hạch toán để tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số
tiền trên sổ số dư
Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số
dư và bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn và đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp
*. Ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng:
Ưu điểm: Tránh sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm
bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong từng
tháng
Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo mặt giá trị nên muốn biết được
số hiện có và tình hình tăng giảm về mặt hiện vật phải xem sổ của thủ kho
đồng thời việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán
gặp nhiều khó khăn hơn
Áp dụng: Với các Doanh nghiệp sản xuất có khối lượng các nghiệp vụ
ghi chép nhiều, thường xuyên có nhiều loại vật tư, áp dụng với các Doanh
nghiệp xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư và trình độ chuyên môn của
kế toán cao.
2.4. Kế toán tổng hợp NVL
NVL là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của Doanh nghiệp,
nó được nhập xuất kho thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm
của NVL mà các Doanh nghiệp sử dụng các phương pháp kiểm kê khác nhau.
Có Doanh nghiệp kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập xuất, nhưng cũng có
Doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ. Tương ứng với hai
phương pháp trên mà kế toán tổng hợp NVL, hàng tồn kho sử dụng các
phương pháp:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê định kỳ
2.4.1. Phương pháp kê khai thường xuyên:
Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng
giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục nên tài khoản phản ánh
từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
nước ta vì những tiện ích của nó, tuy nhiên những Doanh nghiệp có nhiều
chủng loại vật tư, hàng hóa có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán
mà áp dụng phương pháp này sẽ rất tốn công sức. Dù vậy phương pháp này
có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời
Phương pháp này áp dụng trong các Doanh nghiệp có quy mô lớn chủ
yếu là Doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với
số lượng lớn và giá trị cao
Để hạch toán NVL theo phương pháp này kế toán sử dụng:
- TK 152 – Nguyên vật liệu
- TK 151 – Hàng mua đi đường
- Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài
khoản liên quan như: TK 133, 331, 111, 112…
- Các chứng từ: Hóa đơn bán hàng (theo phương pháp trực tiếp), Hóa
dơn GTGT (theo phương pháp khấu trừ)
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất
kho vật tư theo hạn mức…
*. Đối với TK 152:
TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2: TK 1521(NVL chính),
TK 1522(NVL phụ), TK 1523 (Nhiên liệu), TK 1524 ( Phụ tùng thay thế), TK
1525 (Vật tư, thiết bị XD cơ bản), TK 1528 (Vật liệu khác)
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm
NVL theo giá trị thực tế có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm NVL tùy theo
phương diện quản lý và hạch toán của từng Doanh nghiệp
Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế làm tăng NVL trong kỳ như: Mua
ngoài, tự gia công chế biến, nhận góp vốn…
Bên có: Phản ánh giá trị thực tế làm giảm NVL trong kỳ như: Xuất
dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, triết khấu được hưởng…
Số dư nợ: Phản ánh giá trị NVL tồn kho (Đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
*. Đối với TK 151:
TK 151 dùng để theo dõi các loại NVL, hàng hóa mà Doanh nghiệp đã
mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp nhưng
cuối tháng chưa về nhập kho
Bên nợ: Phản ánh hàng đang đi đường tăng
Bên có: Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay
chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc bàn giao cho khách hàng
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Số dư nợ: Phản ánh giá trị hàng đi đường (Đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
Căn cứ vào giấy nhận hàng, biên bản kiểm kê vật tư, bộ phận cung ứng sẽ lập
phiếu nhập kho trên cơ sở hóa đơn rồi giao cho thủ kho. Thủ kho sẽ phản ánh
số thực nhập vào phiếu rồi chuyển cho phòng kế toán làm cơ sở, căn cứ ghi
sổ.
a. Hạch toán tình hình biến động tăng NVL đối với Doanh nghiệp
tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Đối với các Doanh nghiệp có đầy đủ điềukiện tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, thuế GTGT đầu vào được tách riêng không ghi vào giá
thực tế của NVL, Do vậy khi mua hàng trong tổng giá thanh toán phải trả cho
người bán, phần giá mua chưa có thuế được ghi tăng NVL, phần thuế GTGT
đầu vàođược ghi vào số được khấu trừ cụ thể:
*. Trường hợp hàng mua ngoài và hóa đơn cùng về:
- Căn cứ Hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nhận và phiếu nhập kho kế
toán ghi:
Nợ TK 152 : Giá mua + chi phí mua NVL
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112 : Tổng giá thanh toán
- Trường hợp Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng mua kế toán ghi:
Nợ TK 331 : Trừ vào số tiền phải trả
Nợ TK 111, 112 : Nếu nhận lại bằng tiền
Nợ TK 1381 : Số được người bán chấp nhận
Có TK 152 : Số triết khấu mua hàng, giảm giá mua
hàng được hưởng giá mua không có thuế
Có TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
*. Trường hợp NVL mua ngoài về thừa so với hóa đơn: bên phát hiện
thừa phải báo cáo cho các bên liên quan biết để xử lý.
- Nếu nhập toàn bộ thì ghi tăng giá trị NVL
Nợ TK 152 : Giá mua + chi phí mua NVL
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 : Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có TK 338 : Giá trị hàng thừa theo giá mua chưa thuế
- Nếu trả lại hàng thừa:
Nợ TK 3381 : Giá trị thừa đã xử lý
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Có TK 152 : Trả lại số thừa
- Nếu mua tiếp số thừa:
Nợ TK 3381 : Trị giá hàng thừa
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT của số hàng thừa
Có TK 331 : Tổng giá thanh toán số hàng thừa
- Nếu không rõ nguyên nhân thừa: Ghi tăng thu nhập bất thường
Nợ TK 3381 : Trị giá hàng thừa
Có TK 711 : Số thừa không rõ nguyên nhân
*. Trường hợp NVL mua về thiếu so với Hóa đơn: kế toán chỉ ghi tăng
số NVL thực nhận, số thiếu phải căn cứ vào biên bản kiểm nhận thông báo
cho bên bán để cùng giải quyết
Nợ TK 152 : Giá trị số thực nhập kho
Nợ TK 138 : Giá trị số thiếu không có thuế GTGT
Nợ TK 133 : GTGT theo Hóa đơn
Có TK 331 : Giá thanh toán theo Hóa đơn
- Nếu người bán giao tiếp hàng thiếu:
Nợ TK 152 : Số thiếu đã nhận
Có TK 1381 : Xử lý số thiếu
- Nếu người bán không còn hàng:
Nợ TK 331 : Ghi giảm số tiền phải trả người bán
Có TK 1381 : Xứ lý số thiếu
Có TK 1331 : Thuế GTGT tương ứng số hàng thiếu
- Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường:
Nợ TK 1388, 334 : Cá nhân bồi thường
Có TK 1381 : Xứ lý số thiếu cá nhân bồi thường
Có TK 1331 : Thuế GTGT tương ứng số hàng thiếu
cá nhân bồi thường
- Nếu thiếu không xác định rõ nguyên nhân:
Nợ TK 811 : Cá nhân bồi thường
Có TK 1381 : Xứ lý số thiếu cá nhân bồi thường
b. Hạch toán tình hình biến động tăng NVL đối với Doanh nghiệp
tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Hạch toán tương tự như Doanh nghiệp tình thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ nhưng phần thuế GTGt được tính vào giá trị thực tế của NVL
nên khi mua ngoài giá mua bằng tồng hợp giá thanh toán
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
c. Hạch toán tình hình biến động giảm NVL
Khi xuất NVL sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc cho quản
lý, kế toán căn cứ phiếu xuất kho ghi:
Nợ TK 621, 627,642,… : Giá trị NVL xuất dùng cho sx, px, ql
Có TK 152 : Tổng giá trị xuất NVL cho các bộ phận
2.4.2. Phương pháp kê khai định kỳ:
Tài khoản sử dụng:TK 611 (TK mua hảng); TK 133 (Thuế GTGT được
khấu trừ) và một số TK khác
Tài khoản TK 611: là TK phản ánh giá trị thực tế NVL tăng, giảm
trong kỳ. TK này không có số dư và mở chi tiết cho từng loại NVL, CCDC
Bên nợ: Giá thực tế NVL, CCDC tồn đầu kỳ, tăng trong kỳ
Bên có: Kết chuyển giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ do:
Trình tự hạch toán:
- Đầu kỳ: kết chuyển giá thực tế NVLtồn kho, đang đi đường
Nợ TK 611 : Giá thực tế
Có TK 152 : NVL tồn kho
Có TK 151 : NVL đang đi đường
- Trong kỳ:
*. Vật liệu mua vào (đã nhập kho hoặc đang đi đường)
Nợ TK 611 : Giá thực tế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112… :Tổng giá thanh toán
*. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại
Nợ TK 111 :
Có TK 611 : Giâm giá trị hàng
Có TK 133 : Giảm giá VAT tương ứng
*…..
- Cuối kỳ: Căn cứ số liệu kiểm kê, quyết định xử lý mất mát kế toán
hạch toán với các trường hợp cụ thể
*. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, NVL tồn kho và đang đi đường kế
toán kết chuyển giá vật liệu tồn cuối kỳ:
Nợ TK 152 : NVL tồn kho
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Nợ TK 151 : NVL đang đi đường
Có TK 611 : Giá thực tế
*. Căn cứ vào xử lý thiếu hụt, mất mát NVl
Nợ TK 1381 :
Nợ TK 128,334 :
Nợ TK 632 :
Có TK 611 :
*. Căn cứ vào NVL xuất dùng trong kỳ
Nợ TK 621,627,641,642 : Giá trị xuất dùng cho mỗi bộ phận
Có TK 611 : Tổng giá trị xuất cho các bộ phận
Sau khi hạch toán kế toán kết chuyển số liệu kiểm kê sang TK 152 để
lập báo cáo
Đối với Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì
trong giá NVL có cả thuế GTGT đầu vào khi đó giá mua được tính bằng giá
thanh toán. Các nghiệp vụ phát sinh ở thời điểm đầu kỳ, trong kỳ cà cuối kỳ
được hạch toán tương tự như Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ
II. CHƯƠNG 2.
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CP ỐNG
ĐỒNG TOÀN PHÁT
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT.
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
1.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Ống đồng Toàn phát
Công ty Cổ phần Ống đồng Toàn Phát được thành lập và đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh từ tháng 4 năm 2006. Nhà máy đặt tại KCN Phố
Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên. Với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là:
Sản xuất, kinh doanh Ống đồng dùng cho các ngành công nghiệp điện lạnh,
công nghiệp đóng tầu, xây dựng; mua bán đồng nguyên liệu, đồng tinh luyện
cực âm.
Tên công ty: Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
Địa chỉ: Số 11 Ngõ Thịnh Hào 1, Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 84. 437326291/92/93/94/95 Fax: 84. 437326290/96
Email:
Tên nhà máy: Nhà Máy sản xuất ống đồng ACR
Địa chỉ: Đường 206 KCN Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên
Điện thoại: 84. 3213967539 Fax: 84. 3213967538
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Công ty phải trải qua
không ít những khó khăn, hạn chế về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật trong
thời gian đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực
của tập thể Cán bộ, công nhân viên cùng đường lối chỉ đạo của ban giám đốc
Công ty nên chỉ trong thời gian ngắn, Công ty CP Ống đồng Toàn Phát đã
khắc phục và vượt qua những khó khăn ban đầu phát triển thương hiệu, trở
thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh các sản phẩm về Ống đồng.
Hiện nay với đội ngũ Cán bộ, CNV năng động, nhiệt tình có trình độ lý
luận và năng lực chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm đồng thời Công ty
được trang bị dây truyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại …Công ty
CP Ống đồng Toàn Phát đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao,
ổn định, đồng đều với chi phí sản xuất thấp. Công ty có khả năng sản xuất sản
phẩm với nhiều quy cách khác nhau. Sản phẩm tập trung chính là: Ống đồng
dạng cuộn và ống đồng thẳng với kích cỡ và độ dài khác nhau.
Nằm trong khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Công ty CP Ống đồng Toàn Phát đã và đang tận dụng những ưu thế về vị trí
địa lý và giao thông thuận lợi để ngày một xây dựng thương hiệu của Công ty
trên thị trường trong và ngoài nước. Ý thức được tầm quan trọng của sản
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
phẩm trong sự thành công và phát triển bền vững, Ban lãnh đạo Công ty luôn
đề ra những phương châm và định hướng nhằm mục đích cung cấp tới khách
hàng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật cao. Với phương châm:
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp
trong công việc và tận tụy với khách hàng
Kiểm soát chặt chẽ quy trình hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo độ
tin cậy của khách hàng đối với các sản phẩm của Công ty
Chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn kỹ thuật
Đầu tư máy móc thiết bị, không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
Duy trì hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng, thường xuyên cải tiến,
đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu của tiêu chuẩn Iso 9001: 2000
Đến nay Công ty đã vinh dự được cấp chứng chỉ Ống đồng đạt tiêu
chuẩn ASTM B280 và JISH 3300 do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng phát hành.
Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây được
thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế sau:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu 33.000.000.000 34.570.000.000 35.350.000.000
Lợi nhuận 1.850.000.000 1.650.500.000 2.030.150.000
Nộp Ngân sách 1.320.550.000 1.440.365.000 1.450.850.000
Thu nhập bình quân 2.700.000 3.200.000 3.500.000
1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty CP Ống đồng Toàn
Phát
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của Công ty CP Ống đồng Toàn Phát được tổ chức
theo một cấp, Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư
các pháp nhân trực tiếp quan hệ với Ngân hàng, các khách hàng và chịu trách
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
20
Lun vn tt nghip GVHD: TS. NGUYN HU NH
nhim trc Nh nc v qun lý v s dng ngun cú hiu qu. B mỏy
qun lý ca Cụng ty t chc theo phng phỏp trc tuyn chc nng vi mụ
hỡnh tp trung, khộp kớn thng nht t Ban giỏm c Cụng ty ti cỏc phũng
ban, phõn xng ỏp ng nhu cu chuyờn mụn húa sn xut, thun li cho
cụng tỏc qun lý v t chc hch toỏn kinh t.
S 1: S t chc b mỏy qun lý Cụng ty CP ng ng Ton phỏt
1.2.2. Chc nng nhim v ca tng b phn:
Ban giỏm c Cụng ty: l c quan qun lý Cụng ty cú ton quyn
nhõn danh Cụng ty quyt nh mi vn liờn quan n chin lc phỏt
trin, k hoch sn xut kinh doanh ca Cụng ty ng thi quyt nh gii
phỏp phỏt trin th trng, tip th Cụng ngh thụng qua hp ng mua bỏn,
vay, cho vay. Quyt nh c cu ti chớnh, quy ch qun lý ni b Cụng ty,
Sinh viờn: V Th Cm Võn Lp KT4H LTV
21
P. t
chc
hnh
chớnh
BAN GIM C
Phân xưởng
sản xuất
Kho Phân xưởng
cơ điện
P. K
hoch
kinh
doanh
P. k
thut
P. k
toỏn ti
v
P. kim
nghim
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
quyết định thành lập công ty con, chi nhánh văn phòng và việc góp vốn, mua
cổ phần của doanh nghiệp khác…
Phòng kỹ thuật: Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất đối với bộ
phận sản xuất. Phụ trách kinh tế kỹ thuật, giám sát thực hiện kế hoạch sản
xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về vật tư hàng hóa cho sản xuất. Điều
hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho việc sản xuất, báo cáo thường
xuyên, định kề về tiến độ sản xuất cho Ban giám đốc Công ty.
Phòng kế hoạch - kinh doanh: là bộ phận thiết lập và điều chỉnh các
chiến lược kinh doanh của Công ty. Điều hành toàn bộ các hoạt động như: tìm
kiếm đối tác, khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm đến các đơn vị khách
hàng. Thực hiện các chức năng: Cung tiêu, quản lý và cung ứng các dụng cụ
lao động nhỏ cần thiết cho sản xuất, làm các thủ tục xuất kho thành phẩm, ban
hành các lệnh sản xuất đến các phân xưởng; Quản lý số lượng chất lượng cấp
phát theo định mức các nguyên liệu, hóa chất…
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện chuyên trách về nhân sự, tuyển
dụng lao động, thực hiện các công tác về tiền lương, chế độ lao động, các chế
độ chính sách của nhà nước áp dụng đối với hoạt động của Công ty. Lập và
báo cáo kế hoạch tiền lương, quỹ lương cho Ban giám đốc Công ty.
Phòng kế toán – tài vụ: Làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý tình hình tài
chính Công ty, hạch toán tình hình sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản,
nguồn vốn của Công ty. Tham mưu, cung cấp các thông tin và chịu sự giám
sát điều hành của ban giám đốc Công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ
chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
theo dõi, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính. Chịu
trách nhiệm đòi nợ, thu hồi vốn, đồng thời lập báo cáo như: Báo cáo kết quả
sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản…
Phòng kiểm nghiệm: Làm công tác kiểm tra Nguyên vật liệu và phụ
liệu trước khi đưa vào sản xuất, kiểm nghiệm các bán thành phẩm, thành
phẩm đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phân xưởng sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm của Công ty.
Tại đây các quyết định sản xuất của các phòng ban có liên quan được bộ phận
lao động trực tiếp tại phân xưởng thực hiện, triển khai. Sản phẩm sau khi
hoàn thiện được kiểm tra, kiểm nghiệm chuyển qua và bảo quản tại kho chứa
thành phẩm
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị, bảo
dưỡng, bảo hanh các máy móc sản xuất chi tiết phục vụ cho phân xưởng sản
xuất chính
Nhìn chung các bố trí tổ chức của Công ty là tương đối gọn nhẹ. Tất cả
các bộ phận phục vụ trực tiếp cho sản xuất đề gắn liền trong biên chế các
phòng chức năng. Việc gắn liền các nhóm này vào phòng hành chính là nối
trực tiếp các mắt xích cuối cùng của dây truyền sản xuất vào với hệ thống
điều hành của Công ty tạo điều kiện cho quan hệ giữa phòng điều hành với
các phân xưởng khăng khít thành một mối và việc điều hành sản xuất được
xuyên suốt hơn. Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được
nhịp nhàng, ổn định...Dưới đây là bảng phân bổ các Cán bộ quản lý tại các
phòng ban
TT Nơi Số lg Giới tính Trình độ
Nam Nữ ĐH, CĐ TC Khác
1 P. Tổ chức hành chính 5 3 2 2 2 1
2 P. Kế toán – tài vụ 7 1 6 5 1 1
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
3 P. Kế hoạch kinh doanh 10 5 5 7 2 1
4 P. Kỹ thuật 5 4 1 4 1 0
5 P. Kiểm nghiệm 8 6 2 4 3 1
6 Kho 6 5 1 1 4 1
7 Các PX sản xuất 30 25 5 8 20 2
8 PX cơ điện 5 5 0 2 3 0
9 Bảo vệ 6 6 0 0 1 5
10 Tổng cộng 82 60 22 33 37 12
Biểu số 01 : Bảng phân bổ cán bộ quản lý tại các phòng ban
1.3.Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản
phẩm
1.3.1.Sản phẩm:
Các sản phẩm chính của Công ty được biết đến bao gồm:
- Ống đồng LWC
- Ống đồng PC
- Ống đồng thẳng: dùng cho điều hòa, ống đồng dẫn nước, thanh tròn
- Đồng tấm
Hầu hết các sản phẩm trên được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
hiện đại. Sản phẩm tuân thủ các thông số kỹ thuật và chất lượng. Đặc biệt
hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Iso 9001: 2008 mang lại lòng tin nơi khách hàng về chất lượng sản
phẩmDưới đây là một số hình ảnh giới thiệu về sản phẩm và chứng chỉ chất
lượng của sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP
Ống đồng Toàn Phát:
- Ống đồng LWC:
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
- Ống đồng PC:
- Ống đồng thẳng:
- Đồng tấm:
Sinh viên: Vũ Thị Cẩm Vân Lớp KT4–ĐH LTV
25