DẠNG CÂU HỎI VỀ VỊ TRÍ
ĐỊA LÝ VÀ PHAM VI LÃNH
THỔ VIỆT NAM
Câu hỏi: Nêu đặc điểm vị trí Địa lý và phạm vi lãnh thổ của nước ta? Với vị trí
địa lí và phạm vi lãnh thổ như vậy có ý nghĩa như thế nào đối với trển kinh tế
xã hội nước ta?
- Với câu này cần xác định 2 vấn đề nòng cốt
+ Đặc điểm VTDL
+ Ý nghia của VTDL
- Đối với thi tốt nghiệp chỉ cần các ý chính căn bản nhất là đủ nhưng với thi
ĐH, CĐ buộc phải đi sâu phân tích rất cụ thể mới đạt điểm tối đa
Cụ thể:
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Trên đất liền.
- Vị trí: Nước ta nằm ở rìa Đông của bán đảo ĐôngDương; phía Bắc giáp vớiTrung
Quốc; phía Tây giáp vớiLào và Cămpuchia; phíaĐông là biển Đôngthông vớiThái
Bình Dương rộng lớn.
- Toạ độ địa lý trên đất liền: Điểm cực Bắc 23023'B(xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà
Giang).Điểmcực Nam8034'B (Xóm Mũi, xãĐất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau). Điểm
cực Tây 102010'Đ (dãy Khoan LaSan, xã Sìn Thầu,MườngNhé, Điện Biên).Điểm
cực Đông 109024'Đ (trên bán đảo Hòn Gốmthuộc xãVạn Thạnh, VạnNinh -Khánh
Hòa).Lãnh thổ nước ta hẹp ngang,trảidài trên nhiều vĩ độ (15 vĩ độ).
- Diệntích tự nhiên 331.212,1km2,xếp thứ 56/200 quốc gia, (gấp 4 lần Bồ Đào
Nha, gấp1,5 lần nước Anh,gần bằng nướcNhật). So với khuvực Đông NamÁ, diện
tích nước ta tươngđươngvớiMalaixia,nhỏ hơn Inđônêxia, Mianmavà Thái Lan.
- Nướcta có đường biên giới rấtdài vớicác nước: Biên giới Việt-Trungdài >
1.400km,phầnlớn dựatheo núi, sông tự nhiên và nhữnghẻm núi hiểm trở. Tất cả
đã cắm mốc, phân địnhvà đi vào lịch sử (hoàn thiện mốc biên giới 02/2009).Biên
giới với CHDCNDLào >2.067km,phần lớn dọc theo đỉnhcủa các dãy núi, đã được
cắm mốc biêngiới (cùngcác Văn bản, Nghị địnhkèm theo).
Dãy Trường Sơn(Phuluông-theotiếng Lào), biên giới giữa2 nước như là một
xươngsống chung,được chia ra nhiều đoạn với nhữngđèo thấp như Nabẹ (có
QL8),Lao Bảo (có QL9) cắt ngang,.v.v.Tất cả đềukhông gây trở ngại cho sự giao
lưu giữa 2 nước, mà trái lại còn mở ra những tuyến giaothông quantrọngnối liền
thung lũngsông Mê Côngở phíatrongvới biển Đông ở phía ngoài.
Biên giới với Cămpuchia dài > 1.080km, phần lớn xuyênqua các vùngđồi thoải, đổ
từ cao sơn nguyên Tây Nguyên Việt Namxuống miền ĐôngCămpuchia, từ phía Tây
Nam thị xã Tây Ninhtrở đi nó chạy qua vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Công.
Trên biển.
Việt Namcó vùng thềm lục địarộng khoảng 1,0 triệu km2cùng hệ thống các đảo -
quần đảo. Các đảoven bờ (cách bờ ~100 km)có 2.773 đảo, diện tích 1720 km2.
Các đảo xa bờ gồm 2 quần đảoHoàng Sa(Đà Nẵng)và TrườngSa (Khánh Hòa).
Vùngbiển nướcta bao gồm vùng nội thủy,lãnh hải, tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinhtế và vùng thềm lụcđịa. Biên giới trên biển còn chưađược xác định
đầy đủ; Việt Namcó hai vùng nước lịch sử (vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan) cần phải
đàm phán với các nước chungbiển
(*) Tại vùng vịnh Bắc Bộ, năm 2001Việt Namđàm phán vớiTrung Quốc thỏa
thuận phân chia chủ quyền, mốc ranh giới lấy từ đảo CồnCỏ cắt thẳng ra phía đảo
Hải Nam,phầnthuộc lãnhthổ Việt Nam có diện tích ~ 53%].
▪ Căn cứ vàoCông ướcQuốc tế về luật biển và Tuyên bố của Chínhphủ nước
CHXHCNVNngày12/11/1982, có thể khẳngđịnh một số điểm sau:
- Đườngcơ sở (để xác định vùngnội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnhhải). Được xác
định dựa trên cơ sở các điểm chuẩn củacác mũi đất và các đảo venbờ. Bên trong
đườngcơ sở là vùng nội thủy, mặc dù ở trên biển nhưngvẫn được coi là lãnh thổ
đất liền;Như vậy, diện tích lãnhthổ nước ta (nếu tính từ đường cơ sở)rộng trên
560.000km2.
Bảng 1.3.Cácđiểm chuẩn để tính đường cơ sở baogồm 10 đoạn thẳng nốitừ điểm
- Lãnhhải. Đượcxác định là 12 hải lý (1 hải lý = 1.858m) chạy songsong cáchđều
đườngcơ sở về phía biểnvà đường phânđịnhtrên các vịnhvới cácnước hữuquan.
Ranh giới nàyđược coi là biêngiới quốc giatrên biển.
- Vùngtiếp giáp lãnh hải. Được tính 12hải lý (tính từ mép ngoài đường lãnhhải).
Vùngnày hợp với lãnhhải thành vùng biển rộng24 hải lý. Việt Namcó quyền bảo
vệ an ninh;kiểm soát thuế quan;qui định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư.
- Vùngđặc quyền kinh tế. Đượcxác định rộng 200 hải lý (tính từ mép ngoài đường
cơ sở). Việt Namcó quyền lợi hoàn toàn, riêng biệt về kinhtế như thăm dò,khai
thác, bảo vệ, sử dụng vàquảnlý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Quyền
thiết lậpcáccông trình đảo nhân tạo; quyền riêng biệt về nghiêncứu khoahọc, bảo
vệ, chống ô nhiễm môi trường biển
- Vùngthềm lục địa. Baogồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo
dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến rìa ngoài của
lục địa(nơi nào chưa đến 200 hải lýđượctính đến200 hải lý). ViệtNam cóquyền
hoàn toàn về thăm dò, khaithác, bảo vệ và quản lý tất cả các nguồntài nguyên ở
thềmlục địa.
Vùng trời.
Là khoảng không gian (không giớihạn độ cao) trên đất liền,vùngnội thuỷ, lãnh hải
và các hải đảo thuộc chủ quyền hoàntoàn củaViệt Nam.
Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên:
* Thuận lợi
Vị trí địa lí đã qui định đặc điểmcơ bản của thiên nhiên nước ta mangtính chất
nhiệt đớiẩm giómùa:
Do nằmhoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầunóng ẩm, ở giữavùng gió
mùa châu Á (khuvực gióđiển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ
rệt:mùaĐôngbớt nóngvà khô và mùa Hạ nóng vàmưa nhiều.
Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông,đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệtvà ẩm,
đồngthời cũngchịu ảnhhưởngsâu sắc củabiển,vì thế thảm thựcvật ở nước ta
quanh năm xanhtốt, giàu sứcsống kháchẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam
Á và châu Phi)
Do nằmở vị trí tiếp giáp giữa lụcđịa và đại dương trên vành đai sinhkhoángchâu
Á – TháiBình Dương cùngcác hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng
sản của Việt Namkhá đa dạng.
Do nằmở nơi giao thoa của cácluồng thực-độngvật thuộc các khuhệ Hymalaya,
Malaixia-Inđônêxia và ẤnĐộ-Mianma,các luồng dicư này diễnra chủ yếu vào thời
kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-độngvật của nướcta càng thêm phongphú.
Do vị trí và hìnhdáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóađa dạng củatự nhiên ,
hình thành cácvùng tự nhiên khác nhau, bổ sungcho nhautrongsự phát triển
kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam;giữamiền núi-đồng bằng,ven biển, hảiđảo)
*Hạn chế:
Nước tanằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán)
thường xuyên xảy ra, vì vậy cầnphải có biện phápphòngchống tích cực vàchủ
động.
Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:
- ViệtNam nằmở ngã tư đường hàng hảivà hàng không quốc tế quan trọngcùng
với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội
Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng)
Các tuyến đường bộ, đườngsắtXuyên Á đã tạo điều kiện thuận lợi để traođổi,
giao lưu với các nước xungquanh. Việt Namcòn là cửangõ thôngra biển củaLào,
Thái Lan, Đông Bắc CPCvà khu vực Tây NamTrungQuốc.
- Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nướcta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình
thành các đặc điểm của tự nhiên;Từ đó ảnhhưởngđến việc lựa chọn phương thức
khai thác tàinguyên; Tới sự tổ chức lãnhthổ kinh tế quốc dân (đặcbiệt là việc tổ
chức các trungtâm, hạt nhân phát triển của vùng);Đồngthời cũngảnh hưởngtới
các mối liên hệ nội-ngoạivùngcũng như mối liên hệ kinhtế quốctế.
- Về văn hóa– xã hội, do ở vị trí liền kề cùng vớinhiều néttương đồngvề tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giaolưu lâu đờivới các nước trong khuvực đã tạo
điều kiện thuậnlợi cho việc chungsống hòa bình,hợp táchữu nghị và cùngphát
triển với các nước (nhất làcácnước lánggiềng). Hơnnữa, vị trí địa lí cũng ảnh
hưởnglớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc ViệtNam, một quốc gia đadân
tộc và có nền văn hóa đậmđà bản sắcdân tộc, tiếpthu có chọn lọctinh hóa văn hóa
thế giới.
Đối với an ninh - quốc phòng (AN - QP):.
- Theo quanđiểm địalý chính trị và địa lý quân sự,nước tacó vị trí đặc biệtquan
trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông NamÁ (lục địa) và
Đông Nam Á (hải đảo),một khu vực giàu tài nguyên, một thị trườngcó sức mua
đang tăng, mộtvùng kinhtế rất năng động.
Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lựcđế quốc thù địch, mặt khác đâycũng
là khuvực rất nhạy cảm trước những biến chuyểntrong đờisống chính trị thế giới.
- Vấn đề an ninh– quốcphòngcòn đặt ratrên đấtliền Việt Nam có đường biên giới
rất dài với các nước láng giềng (4500km):Dọc biên biên giới với TrungQuốcvà
Lào núi liền núi,sông liền sông, khôngcó những trở ngạilớn về tự nhiên, (ngược
lại) có các thung lũng, đèothấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia,
khôngcó biên giớitự nhiên, mà là châu thổ mênhmông trải dài từ Cà Mau đến tận
Biển Hồ (việc xác định mốcbiên giới giữahai nướccòn là vấn đề cần đàm phán để
thống nhất).
- Vấn đề an ninh– quốcphòngcòn đặt ravới đường biêngiới trênbiển: Bờ biển
nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiềunước như Trung Quốc, Đài Loan,
Inđônêxia, Malaixia,Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan,Cămpuchia. Biển Đông rất
giàutài nguyêntôm, cá, Thềm lục địarất giàu tài nguyên khoángsản (dầu khí ),
lại án ngữ đường biểnquốc tế nối hai đại dương lớn TháiBình Dương- ẤnĐộ
Dương.Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùngquantrọngđối với nướcta về mặt
chiến lược đối với kinhtế, an ninh – quốcphòng.
=> Như vậy, nét khá độc đáo của vị tríđịa lý nướcta là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao
thoa của nhiềuhệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các
luồng dicư tronglịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông NamÁ lục địa với ĐôngNam Á
hải đảo. Cũngchính vì thế, đã làm cho thiên nhiênnước ta trở nên đa dạng và
phongphú mà nhiều nơi trên thế giới khôngcó được; Cũngtại khuvực này trong
chiến tranh (nóng - lạnh) còn lànơi tậptrung nhiều mâu thuẫn lớn,trongxây dựng
lại là nơi hội tụ nhiềucơ hội pháttriển.