Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng laptop doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.45 KB, 13 trang )

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng laptop
Khi sở hữu một chiếc laptop, chưa chắc bạn đã biết
cách nâng niu đâu nhé.
Tải và cài các phần mềm "nguy hiểm"

Chúng thường núp dưới bóng "phần mềm miễn phí"
mà bạn tình cờ gặp trên mạng. Bạn cảm thấy háo hức
với những tính năng hữu dụng và không ngần
ngại cài đặt ngay. Cứ như vậy, chỉ sau thời gian ngắn,
chiếc laptop xinh xắn đã cài cắm hàng chục phần
mềm thừa thãi, không cần thiết. Ngoài ra, chúng
ta còn bỏ qua những cảnh báo an toàn, góp phần làm
hệ thống trở nên chậm chạp hơn.



Phần mềm "nguy hiểm" thường đánh vào tâm lý tò
mò, thích khám phá của người dùng. Nhưng đa phần
trong số chúng lại yêu cầu bạn phải chấp nhận điều
khoản khác như cung cấp thông tin sử dụng, cài đặt
toolbar, đặt trang chủ… Đây cũng là nguồn phát tán
virus và những đoạn mã xấu xa. Thậm chí, có những
loại virus mạo danh trình diệt virus miễn phí, thành ra
người dùng thiếu kinh nghiệm lại trở thành "con mồi
ngon" cho kẻ xấu lợi dụng.

Đặt laptop trên giường

Dù chiếc giường rất sạch sẽ và ấm áp thì bạn cũng
đừng đặt laptop lên đấy nhé. Nguyên nhân bởi khi đặt
laptop vào khu vực này, thiết bị khó thoát nhiệt và


nhanh chóng nóng lên, làm giảm tuổi thọ của linh
kiện điện tử bên trong.



Rõ ràng, thói quen này nên bỏ ngay nhưng không ít
người dùng lại coi thường. Thậm chí, một số bạn
còn nghĩ rằng đặt laptop trên giường sẽ cảm thấy ấm
áp hơn. Như vậy vừa hại máy vừa hại người đó nha.

Đặt sách vở, đồ nặng lên máy tính

Về bản chất, laptop thường không được thiết
kế để chịu sức nặng từ những thiết bị khác. Mọi
người đều hiểu điều này nhưng nhiều bạn lại coi
thường, tin rằng để 1-2 kg vật nặng cũng chẳng sao.
Nhiều trường hợp còn thích đặt sách vở, đồ vật phía
trên bàn phím nhằm trông mình "pro" hơn.

Màn hình laptop rất dễ bị tổn thương nếu phải hứng
chịu những va đập "vô duyên" không đáng có. Khi
ấy, chi phí sửa chữa và thay thế màn hình sẽ rất đắt
đỏ rồi.



Va đập laptop khi di chuyển

Giá thành của laptop thường cao hơn nhiều dòng máy
tính để bàn. Ngoài lý do cơ động thì công nghệ sản

xuất của chúng cũng khác nhau. Bạn nên hiểu rằng
đồ điện tử rất sợ va chạm và laptop càng lo ngại điều
ấy hơn. Nhưng đôi khi, mọi người lại quên mất điều
đó vì tin rằng chiếc laptop của mình thuộc hạng "trâu
bò" nên chẳng cần sợ nữa rồi.



Thực tế, hầu hết va chạm không làm hệ thống bị hỏng
ngay nhưng sẽ gây ức chế khi sử dụng và hỏng hóc
lâu dài. Chắc chắn rồi, bạn nên sắm một chiếc túi
chống sốc hoặc ba lô thật xịn để đựng laptop nhé.

Vừa sử dụng laptop vừa dùng đồ uống

Bạn có muốn nhìn thấy chiếc laptop nhà mình đi bơi
không? Nếu muốn thì mọi người hãy vừa sử dụng
laptop vừa dùng đồ uống (café, nước ngọt, sinh tố…)
đấy nha. Còn trường hợp bạn muốn chăm chút "cục
cưng" của mình thật tốt thì nhớ đừng ăn uống khi
đang xài latop í!



Chạm tay vào màn hình

Lau rửa màn hình laptop bằng dụng cụ và nước tẩy
rửa chuyên dụng thì chẳng gặp vấn đề gì hết. Nhưng
nếu chúng mình thường xuyên chấm chấm vào màn
hình thì sẽ gặp rắc rối đấy. Việc lấy móng tay hay

ngòi bút chạm trực tiếp có thể gây xước màn hình,
tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng sau này.



Nặng hơn, hành động quá mạnh còn gây ra điểm
chết, vùng đốm chết trên màn hình nữa nha. Thay
màn hình laptop lại chẳng hề rẻ chút nào, vậy nên
bạn hãy cẩn thận nhé, tốt nhất là đừng chạm vào màn
hình.

Tự chữa bệnh cho laptop

Với một người dùng thực sự am hiểu sâu về laptop,
đôi khi họ vẫn mắc sai lầm. Còn những bạn chưa bao
giờ nhìn vào bên trong thiết bị thì đừng tự mình tháo
tung chiếc laptop ra nhé!



Bên trong máy tính xách tay bao gồm rất nhiều linh
kiện, thiết bị nhỏ nhặt, dễ vỡ, dễ hư hỏng và gây
nhầm lẫn, khác hẳn máy tính bàn. Nếu gặp vấn đề
trục trặc thì bạn hãy nhờ tới sự tư vấn của dân chuyên
môn hoặc mang tới cửa hàng sửa chữa chứ đừng dại
dột mò mẫm nha.

Tắt “nóng” máy tính

Không ít người dùng muốn tiết kiệm vài giây đồng

hồ nhưng rồi chiếc laptop bị hỏng hóc và phải mất
nhiều thời gian khắc phục. Chuyện tưởng như đùa
nhưng sẽ trở thành sự thật nếu bạn giữ thói quen tắt
"nóng" máy tính bằng nút Power hoặc tháo đầu sạc
pin (hoặc pin) ra đấy.



Nhà sản xuất luôn khuyến cáo người dùng nên tắt
máy bằng chức năng "Shut down" trong hệ điều
hành. Như vậy, các chương trình sẽ lưu lại đầy đủ và
máy tính được tắt đúng theo thứ tự. Nếu bạn tắt
"nóng", nguồn điện bị cắt đột ngột có thể gây hỏng
hóc cho các linh kiện đắt tiền bên trong như CPU,
HDD… Hơn nữa, phiên làm việc của bạn cũng không
được lưu lại đâu í!

×