Những sai lầm thường gặp khi
chăm sóc trẻ
Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thứuc đã nâng cao nhưng vẫn
còn đó nhiều quan niệm sai lầm của một số bậc phụ huynh, xuất phát từ
truyền miệng và lưu truyền này đến thế hệ khác. Dưới đây là những sai lầm
thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ăn nhiều cà-rốt giúp sáng mắt
Cho dù bạn chưa thấy một con thỏ nào phải đeo kính nhưng nhận định trên
vẫn không đúng. Cà-rốt chứa nhiều vitamin A, đồng thời cũng giàu beta-caroten
nên nếu sử dụng nhiều, nó là yếu tố làm tăng chứng vàng da ở bé. Ăn nhiều cà-rốt
hay các loại thực phẩm giàu vitamin A khác không có chức năng cải thiện thị giác
cho bé như cha mẹ mong đợi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá liều vitamin A còn có thể
gây hại cho bé, lời khuyên tốt nhất là cha mẹ nên cho bé ăn uống cân bằng.
Đi chân đất sẽ khiến bé bị bẹt chân
Đi chân trần là một trong những cách vận động có lợi, giúp bàn chân của bé
được phát triển tự nhiên. Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định, những bé
đi chân đất thường xuyên sẽ có bàn chân khác lạ so với nhóm bé đi giày. Lý do
duy nhất để bạn đi giày cho bé là giúp bé khỏi bị chấn thương trước những tác
động từ môi trường.
Cho trẻ đi chân đất để bàn chân được phát triển tự nhiên.
Những chấm trắng xuất hiện trên móng tay là do bé thiếu canxi
Những chấm trắng trên móng tay thường không liên quan đến sự thiếu hụt
canxi ở bé. Chúng thường vô hại và thỉnh thoảng xuất hiện cùng với sự phát triển
của móng (không riêng các bé, người lớn cũng có dấu hiệu này). Nguyên nhân có
thể là do móng tay của bé bị chấn thương nhỏ. Ngoài ra, dấu hiệu hạt gạo trên
móng còn có khả năng cảnh báo nguy cơ bé bị ốm vì khi ấy, nhóm tế bào ở khu
vực này có thể bị rối loạn hoạt động.
Cho bé ăn ngũ cốc vào buổi tối sẽ giúp bé ngủ ngon
Các chuyên gia cho rằng, bạn chỉ nên cho bé dùng ngũ cốc (các loại bột ngô
(bắp), kê, đậu, gạo nếp và gạo tẻ) khi bé đã bước vào tuổi ăn dặm (4 – 6 tháng
tuổi). Tuy nhiên, việc cho bé ăn ngũ cốc trước giờ đi ngủ không có tác dụng giúp
bé ngon giấc cả đêm. Trong vòng 3 - 6 tháng tuổi, các bé đã có khả năng tuân thủ
một chu kỳ ngủ dài giấc vào ban đêm hơn.
Sữa hộp chứa sắt sẽ khiến bé mắc táo bón
Chưa có nghiên cứu nào kết luận mối liên quan giữa số lần đi tiêu, tình
trạng phân, số ngày bé không đi tiêu, dấu hiệu nôn (trớ) với hàm lượng sắt có
trong sữa hộp; do đó, không thể kết luận sắt có trong sữa là thủ phạm gây táo bón
ở bé. Không những thế, sắt là một trong những nhóm chất cần thiết cho sự phát
triển của bé.
Bé mọc răng thường bị sốt
Nhiều cha mẹ vẫn tin rằng, dấu hiệu khi bé mọc răng bao giờ cũng là sốt và
tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho biết, có không ít bé mọc răng mà
không kèm theo dấu hiệu sốt.
Bé bị sốt cao có thể nguy hiểm đến não
Sốt, tự bản thân nó không gây hại cho não trừ trường hợp sốt quá cao gây
co giật. Bí mật nằm ở chỗ, sốt có thể là triệu chứng của viêm màng não nên có thể
nguy hiểm cho não.
Aspirin là loại thuốc hiệu quả nhất để hạ sốt
Aspirin không được dùng tùy tiện cho bé, trừ khi bạn được bác sĩ chỉ định
làm điều này. Bởi vì, aspirin có liên quan đến hội chứng Reye’s ở bé.
Xoa cồn lên da bé có tác dụng hạ sốt
Cách này chỉ khiến bé bị ốm thêm. Cồn bốc hơi rất nhanh và có thể khiến
bé bị lạnh - dấu hiệu có thể làm bé bị sốc do thay đổi thân nhiệt đột ngột. Hơn nữa,
hiện tượng nhiễm độc cồn sẽ xuất hiện khi lượng cồn ấy thẩm thấu qua da của bé.
Đường gây nên chứng hiếu động thái quá
Mặc dù tiêu thụ nhiều đồ ngọt có liên quan đến tính khí của bé nhưng cũng
không có nghĩa đường là chất gây nên chứng hiếu động thái quá. Nhiều cha mẹ tin
rằng, đường gây ảnh hưởng đến hành vi của bé (ví dụ, trong những bữa tiệc - cơ
hội để bé dùng nhiều đồ ngọt, bé chạy nhảy nhiều thì cha mẹ đổ ngay tội cho
đường). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng, đường không phải là nguyên nhân
gây chứng hiếu động thái quá hoặc chứng tăng động giảm chú ý ở bé.
Bé bị mọc mụn là do bạn rửa mặt cho bé không được sạch
Mụn ở bé hầu như không liên quan đến tình trạng bụi bẩn trên da hoặc thức
ăn có chứa chất béo. Nó được sinh ra bởi sự rối loạn ở các tuyến bã, nằm phía