69
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
HI
ỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN THNT TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
T
ỈNH QUẢNG BÌNH
Phùng Thăng Long, Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phát hiện yếu tố hạn chế, đề xuất và thử nghiệm
giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ nông dân tại
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy các hộ điều tra có quy mô chăn nuôi
khá lớn: 9,37 con/hộ, trong đó tỷ lệ lợn thịt chiếm khoảng 75% tổng đàn. Khoảng 96% các hộ
chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng. Lợn lai F
1
giữa lợn nái Móng Cái với lợn đực ngoại
Yorkshire hoặc Landrace có tăng trọng trong thời gian nuôi thịt cao hơn so với lợn lai F
2
¾
máu ngoại, 453 g/ngày đêm so với 403 g/ngày đêm (P <0,001). Trong điều kiện thực tế chăn
nuôi ở Quảng Trạch, các yếu tố về nguồn thức ăn, dịch bệnh, chuồng trại và con giống không
phải là các yếu tố hạn chế đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt. Yếu tố hạn chế là chế
độ nuôi dưỡng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của con vật. Hàm lượng protein và năng
lượng trong khu phần thấp hơn nhiều so với nhu cầu của con vật, đặc biệt là đối lợn lai F
2
¾
máu ngoại. Việc áp dụng quy trình nuôi dưỡng mới đối với lợn lai ¾ máu ngoại nhằm đáp ứng
cầu năng lượng và protein cho lợn dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có đã nâng cao tốc độ sinh
trưởng đàn lợn 34,19% (544,19 g/ngày đêm so với trước đây là 403,12 g/ngày đêm) và nâng
cao thu nhập cho người chăn nuôi là 243.870 đồng/đầu lợn thịt xuất chuồng (426.870 đồng so
với trước đây là 183.000 đồng/đầu lợn thịt xuất chuồng).
Từ khóa: Lợn lai, quy trình, hiệu quả, thức ăn và nuôi dưỡng
I. Đặt vấn đề
Ch
ăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn thịt nói riêng đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống của người dân huyện Quảng Trạch.
Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, chăn nuôi lợn thịt ở Quảng Trạch đã và đang
gặp phải những khó khăn nhất định như năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi chưa
cao, sản phNm thịt lợn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để giúp người chăn
nuôi lợn thịt ở Quảng Trạch giải quyết những khó khăn đó, trong những năm gần đây,
một số chương trình, dự án của Chính phủ và của các tổ chức phi chính phủ đã chuyển
giao một số tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn cũng như qui trình chăn sóc nuôi dưỡng
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cho các nông hộ. Tuy nhiên,
cho
đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn thịt ở những
70
hộ được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và phát hiện yếu tố hạn chế, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt. Xuất phát từ thực tế đó
chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu chính của nghiên cứu là (i) Đánh giá
hiện trạng chăn nuôi lợn thịt; (ii) Xác định yếu tố hạn chế đến năng suất, hiệu quả chăn
nuôi lợn thịt và đề xuất giải pháp để khắc phục yếu tố hạn chế đó; (iii) Thử nghiệm và
đánh giá hiệu quả của giải pháp đề xuất.
II. V
ật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Nghiên c
ứu được tiến hành trên các hộ chăn nuôi lợn thịt đã được chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật và đàn lợn thịt của các hộ đó ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Nghiên cứu gồm có 3 nội dung chính: (i) Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn thịt tại các
hộ nông dân ở huyện Quảng Trạch (qui mô chăn nuôi, cơ cấu đàn, giống, khả năng sinh
trưởng, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt); (ii) Theo dõi chế độ nuôi dưỡng chăm sóc lợn F
2
(Móng Cái x Ngoại) x Ngoại tại nông hộ; (iii) Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng qui
trình nuôi dưỡng mới cho lợn lai F
2
(Móng Cái x Ngoại) x Ngoại.
2.2. Ph
ương pháp nghiên cứu
Để đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn thịt ở các hộ đã được chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đã được thiết kế để
thu thập các thông tin cần thiết. Tổng số 95 hộ thuộc 10 xã của huyện Quảng Trạch đã
được điều tra đánh giá. Các hộ được điều tra là những hộ sản xuất nông nghiệp, có lao
động, đất đai, có chăn nuôi lợn thịt và đã được tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật thông qua
các hoạt động như tập huấn, tư vấn kỹ thuật và tham quan các mô hình chăn nuôi. Các
thông tin: nhân khNu và lao động, cơ cấu đất đai, cơ cấu giống lợn được thu thập tại thời
điểm điều tra. Các thông tin về chi phí cho chăn nuôi, năng suất chăn nuôi lợn là thông
tin của năm 2007. Các chỉ tiêu kinh tế điều tra bao gồm thu nhập cận biên chăn nuôi lợn
và thu nhập cận biên trên một đơn vị ngày công lao động, trên đầu người, và trên một
đơn vị tiền tệ đầu tư cho chi phí biến động. Các chỉ số này được tính toán theo phương
pháp của Lê Đức Ngoan và các cộng sự (2002). Khả năng sinh trưởng của lợn lai F
1
(Móng Cái x Ngoại) và lợn lai F
2
(Móng Cái x Ngoại) x Ngoại được xác định bằng chỉ
tiêu tăng trọng (g/ngày đêm) thông qua các thông tin về khối lượng ban đầu, khối lượng
xuất chuồng và thời gian nuôi của mỗi cá thể lợn. Nghiên cứu đã tiến hành trên 125 con
lợn thịt F
1
và 178 con lợn thịt F
2.
Đối tượng lợn ngoại trong các phép lai tạo ra con lai
F
1
và F
2
chủ yếu là giống lợn Yorkshire.
Các thông tin lượng hóa chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt F
2
(Móng Cái x
Ngoại) x Ngoại trong nông hộ được thu thập trực tiếp trên 8 hộ có chăn nuôi lợn thịt F
2
(Móng Cái x Ngoại) x Ngoại ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
Khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt F
2
(Móng Cái x Ngoại)
x Ngoại theo qui trình nuôi dưỡng mới được đề xuất dựa trên khuyến cáo của Hội Chăn
nuôi Việt Nam và nguồn thức ăn sẵn có của địa phương được xác định bằng các phương
pháp th
ường quy.
71
Các số liệu được thu thập, xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê
suy diễn sử dụng phần mềm Genstat version 7.0 (2004). Các kết quả được trình bày là
giá trị trung bình ± độ lệch chuNn.
III. Kết quả và thảo luận
3.1. Quy mô, c
ơ cấu đàn và cơ cấu giống lợn của các hộ điều tra: (Bảng 1)
Quy mô ch
ăn nuôi tại thời điểm điều tra là 9,36 con/hộ. Trong đó, tỷ lệ lợn lai
chi
ếm khoảng 87% còn lại là lợn nội và lợn ngoại, mỗi loại chiếm khoảng 6,5% trong
t
ổng đàn. Lợn ngoại chủ yếu là giống Yorkshire và một số ít là Landrace. Lợn nội chủ
y
ếu là giống Móng Cái. Trong tổng đàn, tỷ lệ lợn nái sinh sản chiếm khoảng 15% còn
l
ại lợn thịt chiếm 75%. Bình quân mỗi hộ nuôi khoảng 7,99 con lợn thịt và 1,37 con lợn
nái, nh
ư vậy, tỷ lệ lợn nái trong tổng đàn là tương đối cao. Kết quả này là hợp lý bởi vì
các h
ộ điều tra là những hộ được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn, đồng thời
là nh
ững hộ có quy mô chăn nuôi lớn hơn so với trung bình quy mô chăn nuôi của cộng
đồng. Ở các hộ điều tra tồn tại cả ba đối tượng lợn nái: nái nội, nái lai và nái ngoại. Nái
n
ội và nái lai chiếm tỷ lệ tương đương nhau, trong khi đó nái ngoại chiếm tỷ lệ thấp hơn,
kho
ảng 9,4% tổng đàn lợn nái.
B
ảng 1: Quy mô, cơ cấu đàn và cơ cấu giống lợn của hộ điều tra (n=95 hộ)
Ch
ỉ tiêu Lợn nội Lợn lai Lợn ngoại
Tổng số
Qui mô chăn nuôi (con/hộ) 0,64 ± 1,18 8,11 ± 6,00 0,61± 2,98 9,36 ±6,31
Số lợn nái (con/hộ) 0,52 ± 0,94 0,73 ± 1,01 0,13± 0,67 1,37 ±1,46
Số lợn thịt (con/hộ) 0,13 ± 0,70 7,38 ± 5,86 0,48± 2,38 7,99 ±5,28
Như vậy, xem xét trên góc độ con giống và nguồn cung cấp con giống cho chăn
nuôi l
ợn thịt, thì các hộ điều tra hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ số lượng và chủng
lo
ại con giống. Kết quả này cho phép đưa ra nhận xét rằng con giống không phải là yếu
t
ố hạn chế cho phát triển chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra.
3.2. Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
Kh
ả năng sinh trưởng của lợn được trình bày ở bảng 2.
B
ảng 2: Khả năng sinh trưởng của lợn F
1
(MCxNgoại) và lợn F
2
(MCxNgoại) x Ngoại
Ch
ỉ tiêu
F
1
(MC
a
x Ngoại
b
)
n = 125
F
2
(MCxNgoại) x Ngoại
n = 178
P
Khối lượng ban đầu (kg/con) 9,12 ± 4,20 8,36 ± 4,50 0,14
Khối lượng xuất bán (kg/con) 59,26 ±9,00 60,16 ± 8,50 0,13
Thời gian nuôi (ngày) 117,23 ± 29,85 132,70 ± 22,34 0,00
Tăng trọng (g/ngày đêm) 453,20 ± 134,52 403,12 ± 80,35 0,00
a
: Lợn Móng Cái,
b
: Lợn ngoại, chủ yếu là lợn Yorkshire
72
Số liệu ở bảng 2 cho thấy lợn được đưa vào nuôi thịt có khối lượng trung bình
kho
ảng 8,5 kg và xuất chuồng ở khối lượng khoảng 60 kg. Trong điều kiện chăn nuôi
trong nông h
ộ ở Quảng Trạch, cả hai chỉ tiêu trên đều không phụ thuộc vào giống lợn
nuôi th
ịt (P>0,05). Tuy nhiên, thời gian nuôi thịt khác nhau ở lợn F
1
và F
2
, lần lượt là
117,23 ngày và 132,70 ngày/chu k
ỳ sản xuất. Lợn lai F
2
cần thời gian nuôi dài hơn 15
ngày so v
ới lợn lai F
1
để đạt trọng lượng xuất chuồng 60 kg (P < 0,001). Sự khác nhau
v
ề thời gian nuôi dẫn đến sự khác nhau về tăng trọng (g/ngày đêm) của lợn. Kết quả cho
th
ấy lợn lai F
1
có tăng trọng cao hơn so với lợn lai F
2
, 453 g/ngày đêm so với 403
g/ngày
đêm (P <0,001). Bảng 3 trình bày hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt.
B
ảng 3: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra năm 2007 (n=95 hộ)
Ch
ỉ tiêu
Giá trị
trung bình
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Chi con giống (đồng) 4.673.011
150.000
18.000.000
Chi thức ăn (đồng) 11.444.860
815.000
72.800.000
Chi phí thú y (đồng) 134.394
0
1.195.000
Chi phí khác (đồng) 654.454
0
4.140.000
Tổng chi (đồng) 16.493.504
974.000
92.570.000
Tổng thu (đồng)* 20.831.784
800.000
126.225.000
Thu nhập cận biên (đồng)** 4.338.280
- 2.626.500
35.373.750
Thu nhập cận biên/kg khối lượng
xu
ất chuồng (đồng)
3.054
- 10.760
12.762
Thu nhập cận biên/đồng vốn đầu tư 0,29
- 0,40
1,69
Thu nhập cận biên/nhân khNu
(
đồng)
1.165.803
- 1.108.000
17.686.875
* Không bao gồm thu nhập từ phân lợn; ** Thu nhập cận biên (đồng) = Tổng
thu nh
ập từ chăn nuôi lợn (đồng) - Chi phí biến động (đồng)
Bình quân m
ỗi hộ đầu tư khoảng 16.493.504 đồng/năm cho chăn nuôi lợn thịt.
Trong
đó chi phí cho thức ăn chiếm khoảng 70%, chi phí giống 28% và chi phí thú y
0,81% t
ổng chi. Thu nhập cận biên chăn nuôi lợn thịt/hộ/năm là 4.338.280 đồng. Tuy
nhiên có s
ự biến động lớn về các khoản chi phí và thu nhập cận biên từ chăn nuôi lợn
th
ịt giữa các hộ điều tra thể hiện rõ qua các giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
Thu nh
ập cận biên/kg khối lượng lợn xuất chuồng là 3.054 đồng. Điều này có
ngh
ĩa là tương ứng với mỗi con lợn xuất chuồng 60 kg nuôi trong khoảng 4 tháng, hộ
ch
ăn nuôi có thể thu lãi khoảng 183.000 đồng. Tương ứng với mỗi một đơn vị tiền tệ
đầu tư, hộ chăn nuôi có thể thu được 1,29 đồng lợi nhuận. Tương ứng với mỗi nhân
kh
Nu tham gia vào chăn nuôi lợn thì có thể thu được lợi nhuận khoảng 1.165.803
đồng/năm.
73
3.3. Nguồn thức ăn, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn
Để tìm hiểu nguyên nhân tăng trọng thấp của lợn lai ¾ máu ngoại, chúng tôi đi
sâu nghiên c
ứu nguồn thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn
th
ịt nói chung và lợn lai ¾ máu ngoại nói riêng. Các nguồn thức ăn nuôi lợn chủ yếu
bao g
ồm: cám gạo, sắn nghiền, khoai nghiền, ngô và hèm rượu. Các loại thức ăn này
xu
ất phát từ hai nguồn chính: nguồn tự có của gia đình từ sản xuất trồng trọt và nguồn
mua t
ừ bên ngoài.
V
ề nuôi dưỡng, kết quả điều tra cho thấy 95,8% (91/95) số hộ áp dụng hình thức
ch
ăn nuôi tận dụng không bổ sung thức ăn công nghiệp. Số hộ sử dụng thức ăn công
nghi
ệp cho lợn chiếm tỷ lệ rất thấp, 4,2% (4/95 hộ) và chỉ bổ sung vào giai đoạn cuối
c
ủa quá trình nuôi thịt. Toàn bộ các hộ điều tra đều thực hiện tắm chải và tNy giun sán
cho l
ợn trước khi bắt đầu nuôi thịt. Việc tiêm phòng vắcxin cho lợn thịt đạt tỷ lệ khá cao
chi
ếm 89,5% các hộ điều tra. Có đến 96,8% hộ điều tra có chuồng trại đảm bảo yếu tố
k
ỹ thuật cho chăn nuôi lợn thịt. Kết quả theo dõi trực tiếp chế độ dinh dưỡng của lợn
th
ịt được trình bày ở bảng 4.
B
ảng 4: Chế độ dinh dưỡng thực tế so với
nhu c
ầu của lợn F
2
Ngoại x (Ngoại x Móng Cái), n= 22 con
Ch
ế độ dinh dưỡng
Giai
đoạn sinh trưởng
Lợn từ 10-30 kg Lợn từ 31-70 kg
Thực tế Nhu cầu Thực tế Nhu cầu
ME
a
/kg thức ăn (Kcal) 2620 2900-3000 2710 2900-3020
CP
b
trong thức ăn (%) 12,01 17 11,14 15
a
: Năng lượng trao đổi;
b
: Protein thô;
Qua b
ảng chúng tôi nhận thấy chế độ dinh dưỡng mà người chăn nuôi ở Quảng
Tr
ạch đang áp dụng cho lợn lai ¾ máu ngoại chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng
c
ủa chúng. Kết hợp với việc phân tích hệ thống chăn nuôi lợn ở trên, có thể giải thích
r
ằng lợn lai ¾ máu ngoại nuôi trong nông hộ ở Quảng Trạch có tốc độ sinh trưởng chậm
(403,12 gam/ngày
đêm) và thấp hơn lai F
1
50% máu ngoại không phải do các yếu tố
chu
ồng trại, chăm sóc gây nên mà do chế độ nuôi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu
dinh d
ưỡng của lợn. Điều này phù hợp với kết luận: lợn lai F
2
(75%) máu ngoại có tiềm
n
ăng di truyền về khả năng tăng trọng và khả năng sản xuất thịt cao hơn so với lợn lai
F
1
. Tuy nhiên, tiềm năng di truyền này chỉ được phát huy khi điều kiện dinh dưỡng đáp
ứng nhu cầu của con vật (Nguyễn Đức Hưng et al., 2006).
3.4. Chế độ nuôi dưỡng mới và hiệu quả áp dụng quy trình vào sản xuất
T
ừ thực tế lợn ¾ máu ngoại được nuôi với mức năng lượng và protein thấp hơn
so v
ới nhu cầu, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi: khi nuôi lợn lai ¾ máu ngoại cần
đảm bảo trong khNu phần hàm lượng protein thô 17%, 15% và mật độ năng lượng trao
74
đổi tương ứng là 2.900 - 3.000 và 2.900 - 3.020 Kcal/kg thức ăn cho 2 giai đoạn nuôi 15
- 30 kg và 31 - 70 kg (C
Nm nang chăn nuôi lợn, 2002). Đồng thời hướng dẫn người chăn
nuôi l
ựa chọn các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, bổ sung thức ăn giàu protein, căn
c
ứ vào giá trị dinh dưỡng của chúng (Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc -
gia c
ầm Việt Nam, 2001) để phối hợp các khNu phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho
các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau của lợn thịt ¾ máu ngoại có giá thành thấp.
B
ảng 4a: Đề xuất khu phần nuôi lợn thịt ¾ máu ngoại ở Quảng Trạch
Đvt: kg nguyên liệu/100 kg hỗn hợp
Nguyên li
ệu
Tr
ọng lượng lợn
Giai đoạn 10-30 kg Giai đoạn 31-70 (kg)
Cám gạo
G
ạo tẻ
B
ột ngô
B
ột sắn
Đậm đặc (Ng.Việt 1080)
Mu
ối ăn
T
ổng
Hàm l
ượng CP (%)
ME (Kcal/kg T
Ă)
Giá thành (
đ/kg TĂ)
36,5
5
19
15
24
0,5
100 kg
17
2918,26
7045
38,5
5
18
19
19
0.5
100 kg
14,97
2913,47
6595
Bảng 4b: Lượng thức ăn và nước uống cho 1 lợn thịt/ngày đêm
ở các giai đoạn sinh trưởng
Khối lượng lợn (kg) Lượng thức ăn (kg) Nước uống
10 -30 1,0 - 1,5 (tốt nhất là cho ăn tự do) Tự do
31-70 1,5 - 3,0 (tốt nhất là cho ăn tự do) Tự do
Để đánh giá hiệu quả của giải pháp dinh dưỡng được đề xuất, chúng tôi đã bố trí
thí nghi
ệm theo dõi khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của việc nuôi lợn ¾ máu
ngo
ại trong nông hộ theo qui trình đã được hoàn thiện. Tổng số 22 lợn lai ¾ máu ngoại
(Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái) t
ương đối đồng đều về mọi mặt: giống, tuổi, khối
l
ượng ban đầu (bình quân 10,5 kg) được nuôi ở 4 hộ có điều kiện chăn nuôi tương tự
nhau. L
ợn được nuôi với tiêu chuNn và khNu phần như trên, được cung cấp nước uống
s
ạch, đầy đủ thông qua hệ thống cung cấp nước tự động và được cho ăn theo bữa (3 - 4
b
ữa/ngày). Thời gian thí nghiệm là 80 ngày. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng
5.
75
Bảng 5: Khối lượng (kg/con), tốc độ sinh trưởng (g/ngày đêm)
và tiêu t
ốn thức ăn (kg TĂ/kg tăng trọng) của lợn thí nghiệm (n=22 con)
Các ch
ỉ tiêu Y x (Y x MC)
Khối lượng bắt đầu nuôi thịt 10,50 ± 0,64
Khối lượng sau 30 ngày nuôi 22,72 ± 0,74
Khối lượng sau 60 ngày nuôi 42,25 ± 4,06
Khối lượng sau 80 ngày nuôi 54,84 ± 1,06
Tăng trọng TB trong TG nuôi 554,19 ± 17,11
Tiêu tốn thức ăn TB/kg tăng trọng 2,68 ± 0,18
Số liệu ở bảng 5 cho thấy, lợn thí nghiệm lúc bắt đầu nuôi có khối lượng trung
bình 10,5 kg/con. Khối lượng của lợn qua các tháng nuôi tăng dần phản ánh đúng qui
luật sinh trưởng chung của gia súc, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng trung bình của lợn là
554,19 g/ngày đêm cao hơn nhiều (151,07 g/ngày đêm tương ứng 34,19%) so với kết
quả điều tra thực tế trên đàn lợn ¾ máu ngoại hiện đang nuôi tại địa phương (403,12
g/ngày đêm). Kết quả này cũng cao hơn đáng kể so với kết quả nghiên cứu trước đây
trên một số tổ hợp lợn lai ¾ máu ngoại khác: ở lợn lai Yorkshire x (Yorkshire x Móng
Cái) là 536 g/ngày đêm; lợn Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) là 478 g/ngày đêm; ở
lợn Yorkshire x (Landrace x Móng Cái) là 451 g/ngày đêm (Nguyễn Đức Hưng et al.,
2000). Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) ở lợn thí nghiệm là 2,68 kg, khá thấp
so với các kết quả nghiên cứu trước đây: 3,34 kg thức ăn/kg tăng trọng (Nguyễn Đức
Hưng et al., 2000); 3,25 kg thức ăn/kg tăng trọng (Nguyễn Kim Đường & Trần Tự Do,
2000). Kết quả này cho thấy tổ hợp lợn lai ¾ máu ngoại (Yorkshire x (Yorkshire x
Móng Cái) nuôi theo khuyến cáo của Hội Chăn nuôi Việt Nam và bằng khNu phần do
chúng tôi đề xuất có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, do đó chi phí thức ăn để sản xuất ra
1 kg th
ịt lợn thấp hơn.
Hi
ệu quả kinh tế chăn nuôi lợn là một yếu tố quan trọng quyết định tính bền
v
ững của hệ thống chăn nuôi. Bảng 6 trình bày các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế chăn
nuôi l
ợn thịt khi áp dụng quy trình mới.
Bảng 6: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt (đồng/con/lứa), n=22 con
Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chun
Chi con giống (đồng) 537.500
25.000
Chi thức ăn (đồng) 830.391
74.926
Chi phí thú y (đồng) 13.883
12.073
Chi phí điện (đồng) 17.625
1.817
Tổng chi (đồng) 1.399.399
87.052
Tổng thu (đồng)* 1.826.275
61.168
Thu nhập cận biên (đồng)** 426.870
113.480
* Không bao gồm thu nhập từ phân lợn; ** Thu nhập cận biên (đồng) = Tổng đầu ra -
Chi phí biến động
76
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt đầu
t
ư trong một chu kỳ sản xuất khoảng 1.399.399 đồng/lợn. Trong đó chi phí thức ăn
chi
ếm khoảng 59,34%, chi phí con giống chiếm khoảng 38,4% và chi phí thú y chiếm
kho
ảng 0,92% còn lại là các chi phí khác. Thu nhập cận biên chăn nuôi lợn thịt/lợn xuất
chu
ồng là 426.870 đồng. Điều này có nghĩa là tương ứng với mỗi con lợn xuất chuồng
60 kg nuôi trong kho
ảng 80 ngày, hộ chăn nuôi có thể thu lãi khoảng 426.870 đồng. Kết
qu
ả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn nhiều so với kết quả điều tra thực tế về thu
nh
ập cận biên trong chăn nuôi lợn thịt tại Quảng Trạch trước khi áp dụng quy trình chăn
nuôi
được hoàn thiện (426.870 đồng so với 183.000 đồng/đầu lợn thịt xuất chuồng).
Điều này cho thấy việc áp dụng quy trình kỹ thuật được hoàn thiện đã nâng cao đáng kể
hi
ệu quả chăn nuôi lợn hướng nạc trong nông hộ tại Quảng Trạch.
IV. K
ết luận và đề nghị
4.1. K
ết luận:
- Các yếu tố về thức ăn, dịch bệnh, chuồng trại và con giống không phải là các
y
ếu tố hạn chế đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Quảng Trạch. Yếu tố hạn
ch
ế năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở địa phương là do chế độ nuôi dưỡng chưa
th
ực sự phù hợp với nhu cầu của con vật.
- Vi
ệc áp dụng qui trình kỹ thuật mới để nuôi lợn thịt ¾ máu ngoại đã nâng cao
t
ốc độ sinh trưởng đàn lợn 34,19% (544,19 g/ngày đêm so với trước đây là 403,12
g/ngày
đêm) và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi là 243.870 đồng/đầu lợn thịt
xu
ất chuồng (426.870 đồng so với trước đây là 183.000 đồng/đầu lợn thịt xuất chuồng).
4.2.
Đề nghị:
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Qu
ảng Bình công nhận qui trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt ¾ máu ngoại đã được hoàn
thi
ện và khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng qui trình kỹ thuật này vào sản xuất trên
địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhằm nâng cao khả năng sản xuất và hiệu
qu
ả chăn nuôi lợn thịt ¾ máu ngoại phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Đường & Trần Tự Do, Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 và khả năng
sản xuất của lợn lai 3/4 máu ngoại ở Quảng Trị, Kết quả nghiên cứu khoa học công
nghệ Nông Lâm nghiệp 1998-1999, (2000), 265-272.
2. GenStat VSN International Ltd, Genstat user's guide. 7th version. VSN International,
Wilkinson House, Jordan Hill Road, Oxford, UK, 2004.
3. Nguyễn Đức Hưng, Phạm Khánh Từ, Nguyễn Minh Hoàn, Giang Thanh Nhã, Nguyễn
Văn Phong & Hoàng Nghĩa Duyệt, Kết quả bước đầu nghiên cứu về lợn lai hướng nạc
ở Thừa Thiên Huế, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Nông Lâm nghiệp Trường
Đại Học Nông Lâm Huế 1998-1999, 2000, 303-308.
77
4. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn & Lê Đình Phùng, Chọn giống và nhân giống
vật nuôi, NXB Đại học Huế, 2006.
5. Hội Chăn nuôi Việt Nam, Cm nang chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, 2002.
6. Lê Đức Ngoan, Phùng Thăng Long & Lê Đình Phùng, Tình hình chăn nuôi lợn, bò, gà
ở các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Quảng Trị, Kết quả nghiên cứu khoa học
Nông Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, (2002), 260-265.
7. Viện chăn nuôi Việt Nam, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm
Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2001.
CURRENT SITUATION AND TECHNICAL SOLUTIONS
TO THE IMPROVING OF PRODUCTIVITY AND EFFICIENCY OF PIG
RAISING AT QUANG TRACH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE
Phung Thang Long, Hoang Manh Quan, Le Dinh Phung
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The main objective of this research was to find out limiting factors, propose and test
technical solutions to the improving of the productivity and efficiency of pig raising at Quang
trach district. A total of 95 households, who had been provided with technical transfer for pig
raising, were surveyed and results showed that surveyed households had a rather high number
of pigs: 9.37 pigs/household, in which fattenning pigs occupied about 75%. About 96%
households kept pigs with local feed resources. The F
1
crossbred (Mong cai x Yorkshire or
Landrace) had a higher daily gain than that of the F
2
75% exotic breed, 453 g/day comparing to
403 g/day (P <0.001). Feed resources, diseases, housing and breed were not limiting factors to
the productivity and efficiency of pig raising. The feeding regime which did not meet the animal
requirement was the limiting factor. Protein and energy contents in the diets were much lower
than that of animal requirements, especially for F
2
75% exotic breed. A new feeding process
based on local feed resources was proposed to meet the protein and energy requirements.
Applying the new process to F
2
75% exotic breed brought about 34.19% higher daily again
(544.19 g/day comparing to 403.12 g/day) and 243,870 VND/pig/productive cycle higher gross
margin income (426,870 VND comparing to 183,000 VND/pig/productive cycle.
Keywords: Crossbred Pig, Process, Efficiency, Feed and Feeding.