Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số hướng ứng dụng Google+ trong dạy và học Vật lý ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.41 KB, 13 trang )

Một số hướng ứng dụng Google+
trong dạy vàhọcVật lý
Sau đây xin mời Thầy Cô và các bạn xem những gợi ý của tác giả về các
ứng dụng Google+ trong giáo dục, cụ thể là việc giảng dạy, học tập. Thuật ngữ
‘bạn bè’ ở đây chỉ một tập hợp có thể là bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh học
sinh … và cả học sinh trong những “vòng tròn kết nối” hay “vòng tròn bè bạn”.
Khi bấtcứ một dự án web.mới, nổi tiếng nào ra đời, là một giáoviên, tôi
khôngtránh khỏi những suy nghĩ về làm thế nào để nó có thể đượcsử dụngtrong
hoạt động giáo dục củamình,cụ thể là với công việcdạy vàhọc được tốthơn khi
sử dụng chúng. Tôi nghĩ rằng hầu như bất kỳ dịch vụ web. nào cũng đềucóthể
được điều chỉnhtối ưu để ứng dụng chúng tronggiáo dục. Tôi làm điều đó hàng
ngày với websitecá nhân của tôi DayHocVatLi.Net vàvới cácmạng xãhội
Facebookhay Twitter,các sảnphẩm của Googletừ Search,Lịch,Docs, …giờ đây
đến lượtGoogle+.
Với sự ra mắt của Google+, đã thôi thúc tôi tìm hiểu khai thác và ứng dụng
các thế mạnh của nó trong công việc giảng dạy của mình. Đối với những Thầy Cô
giáo chưa quen thuộc với dịch vụ mới này, Google+ dường như một mạng xã hội
tương tự Facebook và, thậm chí còn có những cái mà Facebook có mà ở Google+
không có. Và đây đó vẫn còn những Thầy Côcó tư tưởng cho rằng nó chỉ vô bổ và
phù hợp vớigiới trẻ chánlàm, biếnghọcsuốt ngàyonlineđể … giết thời gian!
Với tôi, tôi không cho rằng nó vô bổ mà trở nên rất
hữu ích trong thế giới phẳng khi mà chỉ cần một cái nhấp chuột thì biết được học
sinh nào đã làm bài tập, nộp bài tập, đọc lí thuyết, xem trước các chủ đề mới, học
sinh nào làm bài được bao nhiêu điểm, lỗi nào học sinh mắc nhiều, và ở phần
nào … để Thầy sẽ chú ý và điều chỉnh phù hợp hơn khi giảng dạy. Để làm được
những điều đó, chúng ta phải bắt buộc mình biết cách định vị và hướng các ứng
dụngchúng hiệu quả trong côngviệc của mình.
Mạng xã hội Google+ được đánh giá là tương lai của hãng dịch vụ Internet
Mỹ,đồng thờilàmột trong5dự ánquantrọng nhấtcủahọ cùng với Search, Gmail,
Android và Chrome. Các dịch vụ này quá quen thuộc với Thầy Cô và với học sinh.
Thậmchícóhọcsinhcònnói vui, khôngbiết thìhỏi“giáosư google”,màđúngthật,


vì nó rấttuyệt vời khisử dụng.
Google+ không đơn giảnlàcông cụ cậpnhật status vàchiasẻ ảnh với bạn bè
như các mạng xãhộinổitiếng Facebook hay Twitter hiện nay. Nó cósứ mệnhthay
đổi cách con người chia sẻ và giao tiếp. “Chúng tôi muốn đem sự phong phú của
cuộc sống thực vào trong phần mềm. Chúng tôi muốn công cụ Google hoàn thiện
hơnbằng cáchđưacả bạn, cácmối quan hệ và sở thíchcủa bạnvàotrong dịchvụ”,
đại diện củaGoogle chohay.
Sau đây xin mờiThầy Cô và các bạn xem những gợi ýcủa tác giả về các ứng
dụngGoogle+tronggiáodục, cụ thể làviệcgiảngdạy, họctập.Thuậtngữ ‘bạnbè’ở
đâychỉ mộttậphợpcóthể làbạnbè, đồng nghiệp,phụ huynhhọcsinh …vàcả học
sinh trong những “vòngtròn kết nối” hay“vòngtròn bè bạn”
Luồng là nơi có những cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với những người mà
Thầy Côquan tâm. Luồng tập trung tất cả nội dung màmọingười chia sẻ với Thầy
Cô cũng như những người đang cố chia sẻ với Thầy Cônhưng chưa có trong mạng
kết nối (gồm những “vòng tròn kết nối”) của Thầy Cô. Thầy Cô có thể thấy các bài
đăng dạng văn bản, ảnh, video, liên kết hoặc các điểm đánh dấu vị trí. KhiThầy Cô
chiasẻ vớitừngngườihoặcchiasẻ vớitoàn mạngkếtnối,nộidungcủaThầyCôsẽ
xuấthiện trong luồngcủa họ.
Mạng kết nối Google+ (những “vòng tròn kết nối”): giúp Thầy Cô sắp xếp
mọi người theo mối quan hệ xã hội trong cuộc sống thực của mình, chẳng hạn: gia
đình, đồng nghiệp, bạn yêu nhạc, học sinh, cựu học sinh…. Sau đó, Thầy Cô có thể
chia sẻ nội dung liên quan đếnđúng người, đúng đối tượng kết nốivà theo dõi nội
dungđăng bởi những ngườimà mìnhđã hướngđến.
Chính cách phân loại định hướng trong “vòng tròn kết nối” đó làm cho
Google+ trở nên thú vị đối với Thầy Cô giáo khi sử dụng chúng. Điều này có nghĩa
là khi Thầy Cô cập nhật trạng thái của Thầy Cô, Thầy Cô có thể chọn những người
được đọc, chiasẻ nó.Ý tưởng đơngiảnnày sẽ mở ra mạngxãhộiđộcđáo phù hợp
cho việc ứng dụng vào giáo dục đạt hiệu quả. Tránh những ‘tai nạn truyền thông’
không đáng có trong quá trình chia sẻ nội dung, các đường link để phục vụ việc
giảng dạy (bàiviết,tư liệu, ảnh, video…) đếnđối tượng ngườiđược chia sẻ, và hạn

chế spamhiệu quả hơn.
Ví dụ ứng dụng: Thầycôcóthể đăngthôngbáovề việcchuẩnbị chotiết học
của mình hoặc thông báo kế hoạch kiểm tra môn Vật Lí hay một vấn đề nào đó
muốn chuyển tải đến học sinh lớp 12A, các thông điệp này chỉ hiển thị cho những
học sinh trong mạng kết nối học sinh lớp 12A; Hoặc Thầy cô có thể thấy bài đăng
từ mạng kết nốimà mìnhđã tạo cho câu lạcbộ Vật Lí có bài viếtgầnđây về tácgiả
là những học sinhcủa Thầy cô….
Thầy cô cũng có thể quyết định tùy chỉnh thông tin
tiểusử cánhâncủa mình chobấtkìmạng kếtnốinàocủaThầycônhư:chitiếtliên
hệ,vị trí và thông tinmối quan hệ của Thầy côsẽ hiểnthị cho mạngkết nối bạnbè
củamình, chẳng hạnlịchsử việclàm vàgiáodục của Thầy Côsẽ hiểnthị cho mạng
kết nối hội cựu sinh viên của mình để họ biết hiện tại bạn đang ở đâu, làm gì, làm
chức vụ gì trong cơ quan nào…. Hay ngược lạinhờ bằng cách đó, Thầy Cô cũng có
thể biết được các thế hệ học sinh củamình giờ đang làm gì, ở đâu, nhờ đó các mối
quan hệ của các “vòng kết nối” như vậy chúng ta thấy rằng cuộc sống thật nhộn
nhịp, thú vị, thực tế và khoảng cách địa lí đã được rút ngắn lại giống như Thầy Cô
đang trao đổi trước những “vòn tròn kết nối” là ‘bạn bè’ thời phổ thông hay thời
học Đại học, là học sinh thân yêu, là đồng nghiệp, là phụ huynh, …củamình.
Rõ ràng, với những “vòng tròn kết nối” của Google+ thích hợp cho Thầy Cô
“Quản lý bạn bè” tốt và thuận lợi hơn trong chia sẻ định hướng rất nhiều. Trong
khiFacebook hay Twitter thì bấtcứ aicũng cóthể nhìn thấy những gì ThầyCô viết
và xuất bản, những liên kết Thầy Cô chia sẻ,và cả nhữngbình luận về Thầy Cô.
Thanh Google+, thanh xuất hiện ở đầu các sản phẩm của Google, là kết nối
của bạn tới Google+. Thầy Cô có thể chia sẻ suy nghĩ của mình, xem thông báo
Google+ của Thầy Cô, truy cập tiểu sử của Thầy Cô hoặc chuyển đến nhiều sản
phẩm khác của Google. Khi Thầy Cô đã đăng nhập và xem thanh Google+, Thầy Cô
sẽ thấy tên đầy đủ hoặc địa chỉ email của mình được hiển thị cùng với ảnh hoặc
hìnhđạidiệnbên cạnh. Điềunàysẽ giúp ThầyCôxácđịnhThầyCô hiện đăngnhập
vào tài khoản nào. Thầy Cô có thể đăng nhập vào nhiều tài khoản cùng một lúc và
chuyển đổi giữa các tài khoản bằng cách sử dụng thanhGoogle+.

Ví dụ ứng dụng:
 Việc tích hợp các tính năng và công cụ của mạng xã hội mới này với các
dịchvụ sẵn có của Google, từ Search, Documents tới Video, ….Google+ được đặt ở
vị tríphíatrên bênphảicácthanhnavigation củacácsảnphẩmtừ Google, điềunày
cho phép Thầy cô quảnlý tất cả các sự kiện diễn biến trên Google+ (cập nhật mới,
tin nhắn…) cũng như chia sẻ nội dung với học sinh, đồng nghiệp và bạn bè của
mình mà không phải thoát khỏi các dịch vụ Google đang vận hành. Có hàng triệu
triệu người sử dụng các dịch vụ miễn phí của Google mỗi ngày (Gmail, Lịch, Docs,
Search…) và với các sản phẩm của Google, chúng thật sự đã đang và sẽ rất có ích
cho giáo dục nói chung vàgiáoviên,học sinh nói riêng.
 Với sản phẩm Lịch, Thầy cô có thể lên lịch và chia sẻ lịch của mình cho
học sinh và đồng nghiệp, họ có thể biết lúc nào liên lạc với Thầy cô là thuận tiện
nhất…
 Với sản phẩm Docs, Thầy cô có thể biên soạn trực tuyến các files Word,
Excel, Office PowerPoint … (có phần mở rộng là .doc, .xls, .ppt, …) sau đó Thầy cô
chọn chế độ chia sẻ thông qua các“vòng tròn kết nối” để chia sẻ đến một vòng kết
nối học sinh nào đó của mình…, trong nhóm sản phẩm Docs có một ứng dụng rất
hay đó là mẫu, sử dụng mẫu này để thuthậpý kiến thăm dòtrong học sinh về một
vấnđề nàođó,hay đơngiảnlàsử dụngmẫu để đăngkínhóm đitham quanthực tế
ở một nhà máy điện chẳng hạn. Hay học sinh cóthể đăng kí tham dự một buổi xê-
mi-na để giải đáp các thắc mắc về phần kiến thức Vật Lí nào đó (kết hợp với ứng
dụng Hangouts). Khi học sinh đăng kí xong, Thầy Cô sẽ dễ dàng lấy mẫu đó dưới
dạng tệp có phần mở rộng là .xlsđể xử lí và in ấn.
Hangouts – Tínhnăng chat nhóm mạnh mẽ
Tạo nhóm và chat video nhóm sử dụng tính năng Hangout của Google+ dễ
dàng và giống như một thao tác “tự nhiên và vui nhộn” cần làm trên mạng xã hội.
Hangoutslàcáchhaynhất để Thầycônói: “Tôiđangtrực tuyếnvàmuốnhangout!”
Hangouts cho phép Thầy cô:
 Tángẫu với “bạn bè” đang lướtweb.,giốngnhư Thầy Cô!;


Sử dụng trò chuyện video trực tiếp để đưa các bạn bè, đồng nghiệp hay
học sinhvào cùngmột phòng!;

Sắp xếp các kế hoạch, dù là làm việc về một dự án hay gặp nhau với học
sinh để giảng giải những bài tập mà học sinhchưa hiểu…
Ví dụ ứng dụng: sử dụngđể giáoviênnhóm họp mộttổ,nhómdự ánnàođó
để trao đổi khi các học sinh trong nhóm cần sự trợ giúp của Thầy Cô từ xa thông
qua môi trường Hangouts của Google+. Hoặc đơn giản là các giáo viên họp tổ bộ
mônđể bàn kế hoạchdạybồidưỡngđộituyểnchẳng hạn,thậtlàchuyênnghiệpvà
tiết kiệm trong điều kiện lạm phát như hiện nay, hãy thử tưởng tượng nếu chúng
ta họp theo cách truyền thống, 10 giáo viên lên lịch họp, tất cả đến trường, rất
nhiều rủi ro khi tham gia giao thông, tốn kém về tiền để đổ xăng, … Trong khi sử
dụngHangoutscủa Google+ chúngtacó thể tiếtkiệm vàhạnchế tối thiểurủirokể
trên, chúng ta có thể ghi âm lại cuộc họp trực tuyến đó và lưu trữ số hóa để xem
như là biênbản nếucần,hạnchế việcghi chépđể lưu trữ theotruyền thống không
an toàn và tốn kém nữa.
Hangout của Google+ tương tự chat nhóm của Skype hay MSN Messenger,
song điểm khác biệtlàviệc cập nhật tinnhắn thờigian thực.Trướcđây, tác giả bài
viết đã dùngSkypeđể dạy học trựctuyến vàhọp trựctuyếnvới các đồngnghiệpđể
triển khaikế hoạch đánh giá chất lượngcủa trườngtrunghọc,rấttiệnlợi, tiếtkiệm,
thân thiện và mangtính chuyên nghiệp cao.
Vì hoạt động hoàn toàn trên môi trường web. nên Hangouts của Google+ có
vẻ thuận tiệnhơn trongdiđộng so với Skype, song hạnchế làchỉ có 10 người,còn
Skype thì phải cài đặt chương trình nhưng bù lại thì tạo nhóm nhiều người trực
tiếp chat videorất thuận tiện và độ ổn định cao.
Ví dụ ứng dụng nữalà việc dùngHangouts trong một giờ ôn tập giải đápcác
thắc mắccủa học sinh trước khikiểm tra chẳng hạn. Khả năngchat videogiúpcho
việc trao đổi thắc mắc trực quan và dễ dàng hơn giữa Thầy Cô và các học sinh.
Thầy cô thông báo và quy định thời gian bắt đầu để tiếp Hangouts từng nhóm học
sinh theo các chủ đề như cơ học (30 phút), điện học (30 phút tiếp theo)… để các

học sinh trao đổi và Thầy Cô giải đáp các thắc mắc của họ. Cách này tiết kiệm và
thực hiện được bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu không phụ thuộc vào không gian và
cácyếutố khác(địađiểmhay phảibố tríphònghọc,báocáonhàtrường … để thực
hiện).
* Lưu ý đối với Hangouts:
Mời mọi người vào hangout
Không ai sở hữu hangout.Điềuđó có nghĩa là bấtkỳ ai tronghangout đềucó
thể mờibấtkỳ người nàokhác. Vì vậy,mặc dù hangout củaThầy Côcó thể bắtđầu
với một nhóm người mà Thầy Cô biết, nó có thể phát triển thành một nhóm hoàn
toàn khác. Ví dụ: giả sử một học sinh của Thầy Cô quyết định đăng URL hangout
lên blog của mình. Bất kỳ ai cũng có thể nhấp vào liên kếtđó,tham giaGoogle+ và
thamgia hangout.
Thầy Cô có thể mời các mạng kết nối hoặc những người cụ thể để tham gia
vào hangoutcùngThầy Cô khihangoutđược tạolần đầu.
o NhấpvàoBắt đầu Hangout từ luồng.
o Thêm các mạng kết nối hoặc những người Thầy Cô muốn thông báo rằng
Thầy Côđang hangout.
o Nhấpvào Hang out để bắtđầu hangout vàgửithôngbáo tới những người
Thầy Côchọn.
Thầy Côcũng có thể mời những người bổ sung vàohangout sau khi hangout
đã đượcbắtđầu.NhấpvàoMời ở cuốicửasổ hangout,thêmcác mạngkết nốihoặc
những người Thầy Cô muốn chiasẻ rồi nhấpMời.
Mức độ hiển thị hangout của Thầy Cô
Mọi người có thể phát hiện thấy Thầy Cô đang hangout thông qua một số
cách khác nhau.
 Khi Thầy Cô mời mọi người tham gia hangout, bài đăng sẽ hiển thị trong
luồng của họ cho họ biết rằng hangout hiện đang diễn ra cùng với tất cả những
người trong hangoutđó.
 Nếu25người trở xuốngđược mời,họ sẽ nhậnđược thông báo rằnghọ đã
được mời thamgia hangout.

o NếuThầy Cômờinhững người đã đăng nhập vàotínhnăngtrò chuyệnvà
đã bật tính năng trò chuyện với mạng kết nối mà người được mời là thành viên
trong đó,họ sẽ nhận được Tinnhắn tức thì với lờimời hangout.
 Nếu người nào đó được mời vào hangout cố gắng bắt đầu hangout của
riêng mình, họ sẽ được cho biết rằng đã có hangout đang diễn ra và họ có thể
muốn tham gia hangoutđó thay thế.
 Vì bất kỳ ai trong hangout cũng có thể mời người khác, những người
Thầy Côkhôngbiết cóthể biết rằngThầy Côđang hangout.
 Mỗihangoutcómột URLduy nhấtmàmọingườitham giađềucó thể chia
sẻ công khai, những người khôngai biết cóthể thấy hangout đang diễn ra.
Sparks chứatintức,video,cácbàiblogtheo chủ đề màchínhThầyCôlậpra.
Đâylànétđộc đáocủaGoogle+. Sparks làmộtđiểm khácbiệt sovớiFacebook, nếu
các feed trên Facebook, Tumblr được cập nhật bởi con người thì Google Sparks sẽ
tự động cung cấp thông tin mới dựa trên thuật toán. Spark tận dụng bộ máy tìm
kiếm của Google, cung cấp cho người dùng những dòng thông tin tức thời để chia
sẻ với bạn bè – điều mà Facebook không làm được. Facebook không hỗ trợ tìm
kiếm,vìthế ngườidùngphảirờikhỏisiteđể tìmkiếm dữ liệuhoặcchờ bạnbèchia
sẻ.
Sparks mang đến cho Thầy cô những tin bài về các nội dung Thầy cô yêu
thích từ mọi nơitrên Web., vậy nên thật dễ dàng để bắt đầu cáccuộc tròchuyện ý
nghĩa với bạn bè, học sinh, phụ huynh và đồng nghiệpcủa Thầy cô.
Ví dụ ứng dụng: Khi truy cập vào Sparks lần đầu tiên, Thầy cô sẽ thấy một
bộ sưu tập các nội dung quan tâm nổi bật. Nếu ở đó không có bất cứ chủ đề nào
làm cho Thầy Cô hài lòng thì Thầy Cô có thể tìm kiếm với các từ khóa mà Thầy Cô
thích vàquantâm khác.
Giả sử Thầy cô đang giảng dạy chủ đề liên quan đến vấn đề vũ trụ. Về các
mảnhvụntrongkhônggian…Thầycôcóthể tìm kiếm với từ khóa“vũ trụ” hay “các
mảnh vụn trong không gian”, … sau đó thêm vào dưới dạng nộidung quan tâm để
Thầy cô luôn được cập nhật về thế giới “vũ trụ” hay “các mảnh vụn trong không
gian”, … một cách nhanh nhất, tất nhiên Thầy côcó thể chia sẻ các liên kết đó cho

nhóm học sinh của mình để họ có thể tra cứu – vì đây chính là mục đích của việc
ứng dụngtrong giáodục.
Lời kết, Google đã nắm bắt nhu cầu người dùng khi phát triển concept
“Circles” (Vòng tròn) rất gần với cuộc sống thực. Rõ ràng đối với mỗi chúng ta có
những nhóm ‘bạn bè’ khác nhau và tương tác cũng phải theo những cách khác
nhau. Những người ủng hộ bảo mật thông tin từ lâu đã kêu gọi các nhà cung cấp
mạng xãhội cho phép người dùng ấnđịnh mức độ riêng tư cho mỗinội dung chia
sẻ, thay vì sử dụng một danh sách có sẵn áp dụng cho tất cả các nội dung. Google
đã lắng nghe những lời kêu gọi này và tích hợp vào Google+. Ví dụ, khi Thầy Cô
muốn chia sẻ bài tập hay chia sẻ hình ảnh và các link bài báo, tạp chí phục vụ cho
mục đích học tập với các nhóm học sinh khác nhau, Google+ cho người dùng
những lựa chọn nhóm bạn nào có quyền xem thông tin này. Group của mạng
Facebook cho phép người dùng tạonhómbạnbènhưng cáctính năng vẫncònquá
mới mẻ, cồng kềnh và còn đang trong thời gian xây dựng, trong khi “vòng tròn bè
bạn” (friend circles) lại là nền tảng của Google+. Với tính năng chat nhóm mạnh
mẽ Hangouts cũng là ưu điểm nổi bật giúp Thầy Cô có thể dễ dàng Hangouts với
bất kì ai. Hangouts của Google+ sử dụng công nghệWebRTC có nghĩa là truyền
thông thời gianthựctrênnền Web(Real-TimeCommunications).
ThầyCô cũngdễ dàng chiasẻ nhờ tính năng Sparks là mộtđiểm khác biệtso
với Facebook. Chìa khóa cho câu hỏi “Làm thế nào để tìm kiếm thông tin chia sẻ”
chính là Sparks. Bên cạnh đó Google quản lý thông tin cánhân tốt hơn và dễ dàng
lấy lại dữ liệu nhờ công cụ giải phóng dữ liệu “Data Liberation”. Với vài cú nhấp
chuột,ngườidùngcó thể tải cácdữ liệu từ kho ảnh Picasa, Google profile, Google+,
Buzz và liên lạc.
NếuThầyCô là người dùnghệ điềuhành Android, ThầyCô sẽ nhận thấykhả
năng chuyển thông tintrên điện thoại tới mạng xã hội dễ dàng hơnnhiều với ứng
dụng mobile của Google+. Ứng dụng này bản thân đã rất tốt, nhưng Google sẽ vẽ
thêm nhiều cách để chiếc điện thoại Android liền mạch với nền tảng xã hội
Google+. Google mong đợi lượng người dùng Android khổng lồ sẽ là vũ khí chống
lại Facebook,vì những ứng dụng mobile củaFacebookvẫn còn khá chậm chạp.

Thêm vào đó, Google+ “Tag” ảnh tốt hơn. Khi xem ảnh trên Google+, người
dùng có thể “tag” các nhân vật giống như với Facebook. Bạn có thể vẽ một vòng
nhỏ quanh khuôn mặtchủ thể và gõtên củahọ trong ôdưới nó (hoặclựachọn tên
gợi ý từ Google+). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa Google+ và Facebook:. Với
Google+, sẽ có thông báo khi “tag” ai đó: “Adding this tag will notify the person you
have tagged. They will be able to view the photo and the related album.” (Người bạn
đã tag ảnh sẽ được thông báo, và họ có thể xem ảnh này cùng album liên
quan). Facebooktrong trường hợp này khôngđưa ra bấtkì cảnh báo nào.
Các ứng dụng mạng xã hội đã tạo nên một cuộc sống số kết hợp với cuộc
sốngthựcmuôn màu,tạonên cảm giácgần gũiđếnkhôngngờ,có thể kết nối bất kì
lúc nào vàbất kì nơi đâu.Giúpchúngta năngđộnghơnđể hòanhập vào cộngđộng,
cũng như nângcao chỉ số tự tin và khả năng củamình. Thầy Côcó thể sử dụng sức
mạnhtruyền thông của cácmạng xãhộiđể tương tác mộtcáchnhanh nhấtvàhiệu
quả với họcsinh, với đồng nghiệp vàvới bạnbè của mình.
Ứng dụng Google+ cũng dễ dàng thực hiện bởi các phương pháp dạy học
như WebQuest, dạy học theo dự án, … góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở
các bậc học từ phổ thông đến Đạihọc.
Bêncạnhđó, sử dụngGoogle+hayFacebooklà một kênh màở đó Thầy Côcó
thể cập nhậtcácthông tin về các hoạt động gần đây của học sinh,của đồngnghiệp,
của bạn bè, và cả cựu học sinh của mình để hiểu và biết họ cần gì hay thu thập
những phản hồi của họ về bài giảng của Thầy Cô và từ đó có thể điều chỉnh phù
hợpvớiđốitượnghọc sinhhơnnhằmnângcao chấtlượngdạyvàhọc. Dõitheocác
thế hệ học sinh của mình để cổ vũ, động viên, khuyến khích họ trong cuộc sống và
trong công việc để xemmứcđộ thành công của họctrò cũnglàđiều nên làm…
Chưa bao giờ, cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào
giảng dạy và giáo dụcđadạng, phong phú như hiện nay. Việc ứng dụng chúng như
thế nào cho thiết thực, đạt hiệu quả phụ thuộc vào hành động của mỗi Thầy Cô từ
hôm nay.
Làm được những điều như vậy, chúng ta đang dần điều chỉnh để cuộc sống
chúng ta cân bằng với cuộc sống thực và cuộc sống số – vốn không tách rời nhau

trong xãhộihiện đại.

×