ĐỊA LÝ
ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG.
Giảm tải: các thông số về chiều dài và S đồng bằng : bỏ
Câu hỏi 2: bỏ
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết chỉ vị trí sông Mê-Kông, sông Tiền,
sông Hậu, ĐBSCL, Đồng Tháp Mười, Mũi Cà mau trên bản đồ.
o Mối quan hệ giữa kh1i hậu và sông ngòi, sông ngòi với đất
đai, thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người ở
đồng bằng Sông Cửu Long.
o Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của ĐBSCL.
- Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng quan sát, trình bày và chỉ bản
đồ.
- Thái độ: Giáo dục học sinh thêm gần gũi với thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh
- Học sinh : SGK, Tranh ảnh (nếu có)
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ: (4’) Thành phố HCM – Vũng Tàu.
- Tìm những chi tiết chứng tỏ Tp.HCM là 1
trung tâm kỹ thuật, văn hóa, xã hội/
- Em biết gì về Vũng tàu?
- Nêu nội dung bài học -> Giáo viên nhận xét,
ghi điểm.
3/ Bài mới: Đồng bằng châu thổ Sông Cửu
Long. (30’)
Giới thiệu bài: Hôm nay thầy và các em cùng
nhau tìm hiểu về đồng bằng châu thổ Sông Cửu
Long.
Hát
_ Học sinh trả lời
_ Học sinh nêu
_ Học sinh lắng nghe.
- Hoạt động 1: Sông Mê-Kông Cửu Long.
Vị trí của 2 con sông trên bản đồ.
Phương pháp : Trực quan, thảo luận, giải quyết
vấn đề.
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên treo bản đồ. _ Học sinh xác định vị
trí sông Mê-Kông
sông Tiền, sông Hậu
trên bản đồ.
_ Sông Mê – Kông bắt nguồn từ đâu và chảy
qua những nước nào? Đổ ra biển nào? Khi vào
VN chia thành mấy nhánh? Đó là những nhánh
nào?
_ bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy qua Lào,
Việt Nam,
Camphuchia để ra biển
Đông. Khi vào Việt
Nam chia thành 2
nhánh là sông Tiền và
sông Hậu.
_ Tại sao sông có tên là sông Cửu Long? Đồng
bằng sông Cửu Long?
_ Do 2 nhánh sông đổ
ra biển bằng chính cửa
nên có tên là sông Cửu
Long và ĐBSCL.
- Hoạt động 2 : Đặc điểm của ĐBSCL.
Nắm được đặc điểm của ĐBSCL
Phương pháp: Vấn đáp
_ Hoạt động cả lớp.
_ ĐBSCL có những đặc điểm gì? Tại sao
ĐBSCL không có đê? Em có nhận xét gì về
tình hình lũ lụt ở ĐBSCL những năm gần đây?
_ Bằng phẳng không
có đê, nhiều vùng
trũng, ngập nước,
nhiều kệnh rạch ngoài
đất phù sa có nhiều
vùng chua mặn.
_ Vì mùa mưa từ T5 –
T11 nước ở đầu nguồn
tràn từ từ vào đồng
bằng ít gây lũ lụt đột
ngột như sông Hồng.
Những năm gần đây
do tình hình chặt phá
rừng ở đầu nguồn ->
gây lũ lụt.
_ tại sao phải tháo chua, rửa mặn ở ĐBSCL? _ Vì đất mặn và chua
phèn. Do đó phải tháo
chua và rửa mặn cho
đất.
_ Tìm vị trí Đồng Tháp Mười, U Minh Cà mau
trên bản đồ.
_ Học sinh chỉ bản đồ.
* Kết luận: bài học/SGK.
4/ Củng cố : (4’)
_ Học sinh đọc bài học/SGK
_ 3 em
_ Nêu đặc điểm của ĐBSCL?
_ GDTT: Không chặt phá rừng bừa bãi gây ra
lũ lụt
5/ Dặn dò: (1’)
- Đọc kỹ bài + TLCH/SGK
- Chuẩn bị: Con người ở ĐBSCL.