Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây dựng đường ô tô F1 - Chương 10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 3 trang )

Chương 10: CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 115
CHƯƠNG 10
CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU NỀN ĐƯỜNG
10.1. Mục đích.
Mục đích chung của công tác kiểm tra và nghiệm thu nhằm đảm bảo quá
trình thi công xây dựng nền đường đạt được chất lượng tốt, phù hợp với hồ sơthiết
kế cũng nhưcác yêu cầu của bản vẽ thi công. Công tác kiểm tra và nghiệm thu sẽ
phát hiện những sai sót về mặt kỹ thuật nhằm kịp thời đưa ra các yêu cầu và biện
pháp để nâng cao chất lượng thi công nền đường, có thể cả biện pháp để nâng cao
năng suất, hạ giá thành của công tác xây dựng đồng thời, nhằm xác nhận khối
lượng công tác đã hoàn thành của đơn vị thi công để làm cơsở thanh quyết toán
khối lượng cho đơn vị thi công. Nhưvậy, rõ ràng công tác kiểm tra và nghiệm thu là
một khâu không thể thiếu được trong quá trình xây dựng nền đường nhằm góp phần
thực hiện phương trâm: nhanh - nhiều - tốt – rẻ trong thi công. Mỗi cán bộ kỹ thuật
cần quán triệt ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra, nghiệm thu, nhiều khi
không kiểm tra kịp thời mà gây ra những sai sót kỹ thuật đáng tiếc, cũng nhưkhông
nghiệm thu kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến việc thanh quyết toán và đời sống của
công nhân.
10.2. Nội dung
Bao gồm công tác kiểm tra và công tác nghiệm thu.
Công tác kiểm tra: Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên trong
suốt quá trình thi công do các cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công và cán bộ tưvấn
giám sát (hoặc chủ đầu tư) đảm nhiệm. Để công tác kiểm tra được nhanh chóng và
thuận lợi cần phải tổ chức mạng lưới thí nghiệm đầy đủ tại hiện trường.
Công tác nghiệm thu: Công tác nghiệm thu cũng là một loại công tác kiểm
tra nhưng không tiến hành thường xuyên mà tiến hành vào từng thời điểm cần thiết
trong quá trình xây dựng nền đường nhằm kiểm tra chất lượng và khối lượng công
tác hoàn thành để tiến hành bàn giao từng phần hoặc toàn bộ công trình hoàn
thành. Thường gồm các loại nghiệm thu sau:
- Nghiệm thu các công trình ẩn dấu: là những bộ phận công trình mà quá


trình thi công sau đó sẽ hoàn toàn che khuất nó, nếu không kiểm tra chất lượng và
khối lượng thì sau đó không có cách nào kiểm tra được nữa. Ví dụ công tác đánh
cấp, rẫy cỏ, vét bùn, bóc hữu cơ, độ chặt của đất sau khi đắp xong một lớp….
- Nghiệm thu định kỳ 1/2 tháng, 1 tháng trong toàn phạm vi thi công để xác
nhận chất lượng và khối lượng công việc mà đơn vị thi công đã hoàn thành trong
thời gian đó, làm cơsở cho việc cấp phát vốn và thanh toán giữa chủ đầu tưvà đơn
vị thi công cũng nhưgiữa đơn vị thi công và công nhân trực tiếp sản xuất.
- Nghiệm thu xác nhận việc hoàn thành từng công trình hoặc toàn bộ công
trình nền đường để bàn giao và làm cơsở thanh quyết toán. Ví dụ nhưhoàn thành
hẳn một đoạn đường nào đó trước khi làm mặt đường.
Để tiến hành công tác nghiệm thu nền đường thường thành lập đoàn nghiệm
thu gồm: chủ đầu tư(hoặc tưvấn giám sát), phòng kỹ thuật thi công, phòng lao
động tiền lương của công ty và các đại diện các đơn vị trực tiếp thi công đoạn nền
đường cần nghiệm thu. Tuỳ theo mục đích nghiệm thu, có thể mời thêm đại diện các
đơn vị quản lý, khai thác tuyến đường sau này, cũng có thể chỉ tổ chức nghiệm thu
nội bộ của đơn vị thi công mà không cần đại diện của chủ đầu tư.
Chương 10: CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 116
Cơsở chính để tiến hành công tác kiểm tra nghiệm thu là hồ sơthiết kế, bản
vẽ thi công và các quy trình kỹ thuật thi công, các tiêu chuẩn do cơquan có thẩm
quyền ban hành. Phương pháp tiến hành là đối chiếu tình hình thực tế thi công với
những yêu cầu và quy định về chất lượng của các hồ sơ, văn bản trên, đồng thời khi
nghiệm thu còn phải xác định khối lượng công việc thực tế đã thi công. Muốn vậy,
phải tiến hành đo đạc và tiến hành các thí nghiệm cần thiết ngay tại hiện trường như
đo đạc kích thước hình học của nền đường (bề rộng, cao độ, độ dốc mái ta luy, kích
thước rãnh, độ dốc dọc…) hoặc thí nghiệm xác định độ chặt sau khi đầm nén.
Việc xác định khối lượng công việc thực tế đã thi công có thể bằng cách ước
lượng số ca, số lần máy đẩy đất, số gầu máy xúc đất…nhưng chỉ với mục đích là
kiểm tra tiến độ thi công. Còn trong mọi trường hợp, đều phải xác định bằng cách
đo đạc thực tế ngoài hiện trường. Cần chú ý xác nhận cả cự ly vận chuyển đất thực

tế. Nếu xây dựng nền đường bằng phương pháp nổ phá thì khi nghiệm thu cũng phải
xác định rõ khối lượng đất đá tung đi và khối lượng đất đá bị rơi tại chỗ.
Công tác kiểm tra nghiệm thu phải bám sát theo các trình tự thi công nền
đường. Cụ thể là phải nghiệm thu từ công tác khôi phục tuyến (về vị trí và biện pháp
chôn giữ, đánh dấu cọc…) cho đến tất cả các trình tự thi công sau:
- Kiểm tra và nghiệm thu công tác vét bùn, bóc hữu cơ, thay đất dưới nền
đắp, công tác rẫy cỏ, đánh cấp, đào gốc cây, công tác đầm nén nền đất tự nhiên.
- Kiểm tra công tác lấy đất ở thùng đấu hoặc mỏ đất: có loại bỏ tầng đất hữu
cơkhông, có đảm bảo chất lượng đắp hay không?
- Công tác xây dựng tường chắn và các loại kè chống đỡ nền đắp.
- Kiểm tra và nghiệm thu vị trí tuyến (cắm lại cọc, đo góc ngoặt và chiều dài,
cao độ tim, mép đường và đáy rãnh), kích thước hình học của nền đường (bề rộng,
dốc ngang, dốc mái ta luy, kích thước rãnh) và chất lượng thi công nền đường đào
cũng nhưnền đường đắp (việc đắp theo từng lớp, chất lượng đầm nén của từng lớp).
- Kiểm tra và nghiệm thu việc xây dựng các công trình thoát nước.
- Kiểm tra và nghiệm thu công tác hoàn thiện và gia cố nền đường (chất
lượng bạt ta luy, trồng cỏ, gia cố mái ta luy…)
Trong quá trình thi công, nhất là về mùa mưa cần kiểm tra các biện pháp
thoát nước, độ ẩm của vật liệu đất và việc xử lý bùn đất nhão sau khi mưa. Công tác
kiểm tra nên chú trọng các đoạn nền đầu cầu (cả 1/4 nón mố) nền đường trên cống,
nền đắp qua hồ, ven hồ, qua ruộng, nền đường dùng nhiều loại đất đắp, nền đắp mở
rộng và tiếp giáp giữa hai đơn vị thi công…
10.3. Sai số cho phép.
10.3.1. Về vị trí tuyến và kích thước hình học của nền đường.
- Sau khi thi công xong nền đường, không được thêm đường cong, không
được tạo độ dốc dọc và làm thay đổi độ dốc quá 5% độ dốc thiết kế.
- Bề rộng nền cho phép sai số ±10cm.
- Tim đườngđược phép lệch 10cm so với tim thiết kế.
- Cao độ tim đường cho phép sai số ±10cm.
- Độ dốc siêu cao nền đường không được vượt quá 5% độ dốc siêu cao thiết

kế.
Chương 10: CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 117
- Độ dốc mái ta luy không được dốc quá 7% của độ dốc mái ta luy thiết kế
khi chiều cao mái ta luy H ≤ 2m, không quá 4% khi chiều cao mái ta luy 2m ≤ H ≤
6m và không quá 2% khi chiều cao mái ta luy H > 6m. Tuy nhiên đoạn sai về độ
dốc mái ta luy này không được kéo dài liên tục quá 30m và tổng cộng chiều dài các
đoạn sai không được chiếm quá 10% chiều dài đoạn thi công.
10.3.2. Về hệ thống rãnh thoát nước.
- Bề rộng đáy và mặt trên của rãnh không được nhỏ hơn 5cm.
- Độ dốc dọc của đáy rãnh không được sai số quá 5% độ dốc rãnh thiết kế.
- Độ dốc ta luy rãnh biên nhưquy định với nền đường.
- Độ dốc ta luy rãnh đỉnh, rãnh ngang thì không được sai quá 7% so với độ
dốc ta luy thiết kế.
10.3.3. Về chất lượng đầm nén và độ bằng phẳng.
- Mỗi Km phảo kiểm tra chất lượng đầm nén ở ba mặt cắt, mỗi mặt cắt phải
thí nghiệm ở ba vị trí và mẫu đất phải lấy sâu dưới mặt nền 15cm. Độ chặt đạt được
không nhỏ hơn độ chặt quy định 2%. Phải kiểm tra thường xuyên độ chặt trong quá
trình đắp.
- Mặt nền phải nhẵn, cho phép nứt nẻ nhỏ nhưng không liên tục, không bóc
từng mảng. Độ bằng phẳng đo bằng thước 3m khe hở không được quá 3cm.
10.3.4. Về cọc khôi phục lại sau khi làm xong nền đường.
Phải có đủ cọc đỉnh, cọc đường cong (20m phải có một cọc) và cọc đường
thẳng (50m phải có một cọc).
Chú ý:
Khi tiến hành công tác kiểm tra và nghiệm thu, đơn vị thi công cần phải
chuẩn bị sẵn và trình bày các tài liệu sau:
- Bản vẽ thi công trong đó có vẽ lại và ghi chú đầy đủ các chỗ thay đổi đã
được duyệt so với đồ án thiết kế.
- Nhật ký thi công của đơn vị (có ghi cả những ý kiến chỉ đạo thi công của

cán bộ cấp trên).
- Biên bản nghiệm thu các công trình ẩn dấu từ trước.
- Biên bản thí nghiệm thử đất và đầm nén từ trước.
- Các sổ sách ghi các mốc cao độ và các tài liệu có liên quan đến công tác đo
đạc để kiểm tra.
Sau khi tiến hành kiểm tra và nghiệm thu, cần phải lập biên bản có chữ ký
của tất cả các đại diện tham gia công việc nghiệm thu trong đó nên rõ các văn bản
dùng làm cơsở cho việc kiểm tra và các kết luận về chất lượng cũng nhưkhối lượng
thi công.

×