rừng đã được lập sổ lâm bạ giao cho 2 hộ đồng bào dân tộc thiểu số quản lý trong
thời hạn 50 năm.
- Về cơ chế tạo việc làm cho dân: Một số địa pưhơng đã "giao toàn bộ khối lượng
xây dựng cho các nhà thầu mà không giao cho dân làm làm những công việc có
thể làm được". ở Cao Bằng, tuy dân đã tham gia được 127.514 ngày công lao động
với mức hưởng lợi gần 5 tỷ đồng, nhưng nói chung là thấp, nhiều việc dân có thể
làm được, nhưng chủ yếu là do các doanh nghiệp làm; vì thế đồng bào dân tộc ở
hai xã Định Phng (Trùng Khánh) và Thị Hoa (Hạ Lang) đã nói "nhiều việc dân
chúng tôi có thể làm được, nhưng không thấy cho làm". ở Lào Cai có thuê dân làm
một số phần việc tại một số công trình nhưng trả thù lao quá thấp (8.000
đồng/ngày). Quảng Ngãi thanh toán không kịp thời, không rõ ràng nên dân không
làm. Tỉnh Gia Lai số công lao động do dân sở tại thực hiện chỉ bằng 0,1% giá
trịcông trình. Nghệ An dân tham gia làm công trình ở một số nơi nhưng cũng chỉ
đạt 10% giá trị công trình. Nhiều công trình dân được trả công quá thấp, do các
nhà thầu ép giá và chậm thanh toán nên dân không tham gia. Nhiều tỉnh còn giao
cho doanh nghiệp tư nhân, cá nhân làm cai thầu các công trình xây dựng, họ thuê
dân nơi khác đến làm, công trình kém chất lượng, dân sở tại càng không có
việclàm.
- Trong thời kỳ bao cấp, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã làm lu mờ vai trò của
người dân, của cộng đồng, cuối cùng đã bị đổ vỡ. Ngày nay công tác kế hoạch hoá
đã thay đổi theo định hướng cơ chế thị trường, lấy nhu cầu người dân làm trung
tâm của công tác kế hoạch. Tuy vậy tư tưởng bảo thủ, duy ý chí trong quá trình
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
làm kế hoạch vẫn còn nặng trong một bộ phận cán bộ cấp dưới, chủ yếu là xã,
huyện. Cấp trên thâu tóm, cấp dưới bị động, dân phải làm theo mệnh lệnh, tạo
thành tiềm thức trong người dân nên rất khó sửa. Chương trình XĐGN nói chung,
Chương trình 135 nói riêng là một chủ trương đúng, một mặt đưa vai trò người
dân lên vị trí làm chủ hoạt động của mình, mặt khác còn có ý nghĩa là tập duyệt để
người dân "làm chủ" tiến tới thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"
tất cả các hoạt động ở cộng đồng.
Thực tế người dân có tham gia nhưng ở mức độ thấp, chỉ mang tính hình thức, chủ
yếu là trên áp đặt xuống. Hiện tượng huyện làm thay xã, tâm lý sợ xã không làm
được, sợ mất quyền lực của mình; còn xã lại làm thay dân nhưng không đấu tranh
để bảo vệ quyền lợi cho dân là khá phổ biến.
ý thức của người dân là yếu tố nội tại, tác động thường xuyên tới công trình. Dù
bất kỳ công trình nào nếu người dân được hướng dẫn đầu tư, gắn được trách
nhiệm của họ với công trình thì việc bảo vệ được tốt hơn. ở rải rác các xã, nhiều
công trình xây dựng đã bị hư hỏng do con người gâynên, các hoạt động như thả
rông gia súc, kéo gỗ, dùng xe quyệt, đào mương lấy nước tuỳ tiện là việc làm
mang tính bản năng của con người vùng cao, trở thành tập quán trong sinh hoạt
đời thường của bà con đồng bào dân tộc. Do sự hiểu biết, do tập quán sinh hoạt và
do tính e dè ngại va chạm, tránh đấu tranh của phần lớn đồng bào dân tộc trong
các thôn bản là những nguyên nhân gây khó khăn cho việc bảo vệ bất cứ loại công
trình nào trên địa bàn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương III: Những giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng công trình
cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK vùng dân tộc thiểu số
I. Chính sách chung
1.Chính sách giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
ở các xã đặc biệt khó khăn tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn khá phổ biến và kéo
dài trong nhiều năm liền.Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng kết quả
chưa thật sưj khả dĩ.Tại các tỉnh tây nguyên trong hai năm 2003-2004 thực hiện
Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8/10 của Thủ tướng Chính Phủ về giải
quyết đất cho sản xuất ,đất ở cho đồng bào thiểu số đã điều tra ra nhu cầu đất là
60000 ha,với tổng kinh phí 260 tỷ đồng ,ước tính cuối năm 2005 thực hiện 250 tỷ
đồng .Trong chương trình 135 ,năm 2001 Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của các
tỉnh ,bổ sungg danh mục khai hoang vào dự án hạ tầng ,kết quả thực hiện theo báo
cáo của UBDT chỉ đạt 2,44% trong tổng khối lượng và 0,7% về tổng số vốn đầu tư
của dự án .Nguyên nhân đạt thấp là do không còn đất về khai hoang hoặc phải đầu
tư khá lớn ,kể cả làm thuỷ lợi nên không còn đủ kinh phí để thực hiện.
Hiện nay ở các tỉnh có dân tộc thiểu số đang rà soát ,lựa chọn các đối tương có đất
sản xuất ,đất ở theo quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7 của thủ tướng
chính phủ ,mục tiêu thực hiện trong 2 năm 2005-2006,nhưng theo nhiều người dự
đoán 2 năm sẽ không giải quyết được vì đất hết sức hiếm và đầu tư rất tốn kém.
Như vậy chính sách cung cấp đất sản xuất ,đất ở cho đồng bào các dân tọc thiểu số
dã được chính phủ quyết định ,vấn đề đặt ra là trách nhiệm của từng địa phương
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
,địa phương nào chỉ đạo không tích cực thì thì dân vẫn thiếu đất ,tình trạng du
canh ,di cư thì vẫn khó kiềm chế.
Về phía nhà nước thì khi đã đưa ra quyết định này thiết nghĩ không chỉ là quyết
định đơn thuần mà phải có những biện pháp chỉ đạo thực hiện được phân cấp một
cách chặt chẽ ,tức là phải có sự thống nhất từ trên xuống tránh tình trạng địa
phương tự do tiến hành công việc của mình một cách tuỳ tiện thiếu minh
bạch.Theo tôi nhà nước phải đưa ra một hệ thống chỉ tiêu rõ ràng quy định trách
nhiệm cho các cấp để công việc được tiến hành một cách có hệ thống .Thực tế thì
việc quản lý về đất ở các vùng đặc biệt khó khăn ,vùng dân tộc thiểu số là không
hề dễ dàng một tý nào vì những lý do về địa hình ,phân bố dân cư
nhân khẩu…Nhưng về phía chính quyền các địa phương nói riêng và nhà nước nói
chung cần có những quy hoạch bố trí dân cư hợp lý,quản lý chặt chẽ về nhân khẩu
hộ khẩu.Tích cực vận động bà con định canh định cư ổn định sản xuất vàd sử dụng
đất một cách hợp lý tránh tình trạng phá nương đốt rẫy,để đất hoang.
2.Nâng cao năng lực quản lý ,thực hiện chương trình
Thực tế thì chương trình 135 khi được thực hiện tại các xã đặc biệt khó khăn thì
thường do các cán bộ địa phương trực tiếp quản lý và điều hành.Các cán bộ này
ngày càng được giao quản lý vốn đầu tư nhièu hơn,tiếp nhận phân cấp phân quyền
ngày càng nhiều hơn.Nhưng phần lớn trình độ quản lý các cán bộ địa phương còn
hết sức hạn chế nên thiết nghĩ nhà nước cần có những lớp tập huấn công tác chỉ
đạo chương trình cho các cán bộ này bằng cách các tỉnh các huyện cử ra những
người có kinh nghiệm và những người có chuyên môn và trình độ cao trực tiếp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
huấn luyện giảng dạy.Mặt khác phải tổ chức báo cáo kế hoạch của UBND các cấp
với HĐND cùng cấp .Đây là nhiệm vụ được quy định cho cả ba cấp tỉnh ,quận
huyện thành phố và xã;nhằm công khai dân chủ hóa việc phân bổ và giao chỉ tiêu
kế hoạch cũng như huy động những sáng kiến đóng góp của toàn dân vào việc tổ
chức thực hiện kế hoạch.Vì vậy UBND tỉnh,thành phố ngoài việc thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình là báo cáo đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch được chính phủ giao
với HĐND tỉnh,thành phố ,cần chỉ đạo UBND các huyện và x• làm tốt việc báo
cáo kế hoạch với HĐND cùng cấp để tạo ra sự nhất trí và phối hợp của HĐND
nhằm đảm bảo tính dân chủ và tính khả thi cao cho việc thực hiện kế hoạch ở các
cấp trong tỉnh.Tổ chức kiểm tra là nhiệm vụ đã được quy định trong thông tư cho
UBND tỉnh,thành phố ,các sở ban ngành chuyên môn trong tỉnh.Đây là một khâu
quan trọng cuẩ quản lý và điều hành của chương trình 135 vì dặc trưng của
chương trình là nó mang tính độc lập cao.Nhưng trong thực tế thực hiện chương
trình đây là một trong những khâu yếu nhất ,nhiều lúc chương trình 135 đẻ thất
thoát vốn rất cao do các cấp không có sự chỉ đạo sát sao và buông lỏng khâu kiểm
tra.Vì vậy kết hợp giữa tập huấn và đôn đốc kiểm tra là giải pháp cơ bản để thực
hiện chương trình có hiệu quả trong thời gian tới.
3.Hoàn thiện chính sách huy động và sử dụng vốn của chương trình
Chương trình 135 thực hiện thực hiện trong 1999-2005 được huy động khá nhiều
nguồn vốn đầu tư :NSNN,hỗ trợ từ các bộ ,ngành ,hỗ trợ từ ngân sách các địa
phương khá ;từ vốn của các tổng công ty 91,của các doanh nghiệp ,vốn đóng góp
của các cá nhân,vốn ODA…Tuy nhiên trong giai đoạn đầu,các đơn vị các cơ quan
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đang có phong trào thì hoạt động khá hơn ,nhưng thời gian sau thì nguồn vốn ngày
càng có xu hướng giảm xuống và nhiều địa phương bị khống chế bởi luật ngân
sách nên khó có điều kiên giúp đỡ các tỉnh nghèo,xã nghèo như trước đây,nguồn
đóng góp trong dân cư cũng giảm dần.Điều đó đã khẳng định về lâu về dài thì
nguồn vốn từ ngân sách vẫn là nguồn vốn quyết định và không thể thiếu.Vì vậy
chính phủ cần có chính sách tăng cường hỗ trợ nhiều hơn và phải chỉ đạo cho các
địa phương cần năng động trong việc kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư,dặc
biệt cần huy động cao hơn từ nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý.Ngoài
nguồn vốn ngân sách nhà nước ,cần huy động thêm vốn tín dụng trong và ngoài
nước ,huy động sự đóng góp của các tổ chức ,cá nhân.Đối với nguồn vốn huy
động từ nhân dân ,cơ quan quản lý chương trình và UBND các tỉnh ,thành phố
trực thuộc Trung ương nơi thực hiện chương trình được sử dụng vào các công việc
thuộc nội dung chương trình và thanh quyết toán theo các quy định hiện hành.
4.Tiếp tục phân cấp cho các địa phương và cơ sở nhưng phải đảm bảo tính đồng
bộ thống nhất
Chương trình 135 là chương trình đầu tiên thực hiện phân cấp cho địa phương và
cơ sở .Do năng lực cán bộ xã còn hạn chế nên các năm qua mới phân cấp cho cấp
huyện làm chủ đầu tư dự án là chủ yếu ,cá biệt có Tuyên Quang có đội ngũ cán bộ
khá hơn và do chủ trương mạnh mẽ hơn nên ngay từ đầu đã phân cấp cho xã
UBND xã là cấp chính quyền gần dân nhất ,am hiểu địa hình ,quá trình phát triển
kinh tế –xã hội của xã và từng thôn bản ,am hiểu tâm tư nguyện vọng của
dân,nguyên vọng và gắn bó với nhân dân,có điều kiện hiểu nhu cầu cấp thiết của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhân dân,lợi ích kinh tế ,tính hiệu quả của mỗi công trình đầu tư cho xã.UBND xã
là cấp chính quyền trực tiếp tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ (lao động, đất
đai,vật liệu xây dựng…)do nhân dân đóng góp theo quy định đẻ phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn xã.Đồng thời là cấp trực tiếp thực hiện dân chủ,công khai ở các
cơ sở nói chung và dân chủ công khai theo chương trình 135 nói riêng.
Công trình 135 như : kiên cố hoá kênh mương nội đồng,khai hoang đất sản xuất
,đường giao thông ,các trường học bệnh việnthường có quy mô nhỏ thường là dưới
1 tỷ đồng,tính chất kỹ thuật không phức tạp vì thế đội ngũ cán bộ xã co thể đáp
ứng được .Nừu được đào tạo tốt hơn có thể hoàn thành tốt công việc này.
Việc phân cấp quản lý những công trình không phức tạp ,mức vốn đầu tư không
cao đ]ợc thực hiện theo cơ chế đặc biệt,đẽ làm phù hợp với khả năng cán bộ cấp
xã và có thể phân cấp thêm nữa.
Tuy nhên việc phân cấp không nên quá độc lập vì như thế có thể tạo ra thế địa
phương cục bộ và nếu cấp trên không giám sát chỉ đạo và đôn đốc kịp thời sẽ tạo
ra lỗ hõng để một số thành phần đục khoét ngân sách nhà nước và mang thiệt hại
cho nền kinh tế.Tóm lại có thể phân cấp môt cách sâu nhưng đồng thời phải có sự
chỉ đạo sát sao của nhà nước,của chính quyền cấp trên.Như vậy thì mới đảm bảo
được tính phân cấp và tính thống nhất của chương trình.
II. Một số khuyến nghị
1.Tiếp tục đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình 135 giai
đoạn 2006-2010
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó
khăn(135) từ khi được thực hiên đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn,nâng
cao tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức thu nhập cho đồng bào các dân tộc
thiểu số nâng cao thêm một bước trình độ văn hoá cũng như trình độ thưởng thức
văn hoá…Tuy nhiên nếu so với các vùng kinh tế trọng điểm thì các tỷ lệ nay chỉ
giống như rùa và thỏ,vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa vùng ngược và vùng
xuôi,giữa đồng bằng và miền núi,nếu không có những biện pháp kịp thời thì hố
sâu ngăn cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn hơn và điều đó là không tốt một tý nào
cho công cuộc xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng XHCN.Vì vậy việc
tiếp tục thực hiện chương trình này là một điều không thể bàn cãi.Tuy nhiên để
thực hiện chương trình trong giai đoạn mới này cần phải tiến hành một số điều
chỉnhnhư phải đánh giá mức sống của dân cư ở thời điểm hiện tại,điều chỉnh lại cơ
cấu đầu tư cho phù hợp với đặc điểm của dân cư ,cần tiến hành phân cấp các xã
nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.Bên
cạnh về phát triển kinh tế và văn hoá thì một điều rất cần được chú trọng là công
tác an ninh quốc phòng cho các vùng này.Do đặc điểm về địa hình phức tạp cộng
với trình độ văn hoá hạn chế nên các thế lực xấu,các thế lực phản động ra sức lôi
kéo đồng bào các dân tộc làm những việc quấy rối làm ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia.Đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì nó trực tiếp tác động tới tư tưởng
của người dân và tạo ra một làn sóng tư tưởng vô cùng nguy hiểm trong lòng các
dân tộc thiểu số.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hết 2005 kết thúc Chương trình 135 thời kỳ 1998-2005 ,nhưng tình trạng các xã
đặc biệt khó khăn vẫn khá phổ biến và mức sống của những vùng này so với vùng
khác vẫn còn một khoảng cách khá lớn,tình hình về trình độ văn hoá vẫn ở mức
thấp,công tác khám chữa bệnh chưa được cải thiện nhiềuvì vậy cần phải tiếp tục
thiực hiện chương trình.
2.Cần có chính sách huy động, sử dụng lao động đã qua đào tạo
Hiện nay nguồn lao động trẻ co thể nói là đang bị lãng phí một cách rất đáng
tiếc.Nguồn lao động trẻ đã đươc qua đào tạo tại các trường đại học,cao đẳng,trung
học chuyên nghiệp hay các trung tâm học nghề đang bị dư thừa khá lớn cung lao
động lớn hơn cầu lao động .Nguồn lao động này là lực lượng mà các tỉnh thuộc
chương trình 135 có thể tận dụng.Muốn vậy tỉnh phải có những chính sách thu hút
và đãi nghộ xứng đáng để đội ngũ này đi về các thôn bản làm việc tại các xã đặc
biệt khó khăn,các xã thuộc diện chương trình 135.Về nguyên tắc chúng ta phải
tuyển dụng một cách rõ ràng tuy nhiên khi họ đã có một thời gian công tác tại nhất
định thuộc chương trình thì sau khi kết thúc theo giai đoạn có thể tuyển họ vào các
sở ban ngành của tỉnh.Nói chung ban đầu mới tuyển lực lượng này về cần phải đào
tạo ,tập huấn cho họ quen những công việc của chương trình.Lực lượng rât quan
trọng nữa là học sinh tại các trường dân tộc nội trú.Lực lượng này sau khi học
xong phổ thông trung học thì có thể là họ sẽ học lên đại học lực lượng còn lại thì
ban quản lý dự án có thể tuyển dụng.Đây là lực lượng người dân tộc nên họ rất
am hiểu bà con ,rất am hiểu địa hình ,am hiểu các thế mạnh,những điều thiết yếu
đối với bà con,mặt khác họ cũng có chút kiến thức so với mặt bằng dân trí ở đây
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nên đây là lực lượng rất phù hợp với công việc của chương trình.Bên cạnh đó
chúng ta có thể lấy những cán bộ đương chức tại các thôn bản để đi tập huấn đào
tạo tại các trung tâm trong tỉnh trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng.Lực lượng này
có ưu điểm là có kinh nghiệm có cuộc sống gần gủi với bà con thôn bản nên họ
hiểu được tâm tư nguyện vọng của bà con nên sử dụng lực lượng này là rất cần
thiết.
Tóm lại cần huy động và sử dụng tối đa lực lượng lao động có trình độ tại các địa
phương thì dự án sẽ phát huy hiệu quả một cách cao hơn.
Kết Luận
Đất nước ta đã trãi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt đã để lại những tàn tích nặng
nề,thêm vào đó là tập tục canh tác lạc hậu đã làm cho một bộ phận dân cư ở các
vùng sâu vùng xa có một sự tụt hậu khá xa so với các vùng khác.Hơn thế nữa địa
hình trắc trở khiến cho bộ phận nay càng tụt hậu xa hơn trong phát triển kinh tế và
văn hoá.Bước vào nền kinh tế thị trường càng
làm cho quá trình tụt hậu và phân hoá giàu nghèo trở nên lớn hơn.Xoá đói giảm
nghèo bây giờ không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn
dân.Chương trình 135 ra đời đã cố găng giải quyết vấn đề đó
Trong thời gian qua thực hiện chương trình này đã có những ảnh hưởng khá tích
cực tuy nhiên vẫn còn không ít tồn tại.Đề tài nghiên cứu của tôi đã chỉ rõ thực
trạng ,thành công và hạn chế trong việc thực hiện chương trình.Có thể nói trong
thời gian qua nền kinh tế của các địa phương thộc phạm vi chương trình đã có
những bước tiến đáng kể,đời sống văn hoá được cải thiện,cơ sở hạ tầng của các địa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phương này đã được năng lên từng bước.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều
vấn đề cần giải quyết.Trước mắt là vấn đề về nâng cao năng năng lực quản lý và
thực hiện các công trình,xa hơn là vấn đề duy trì và nâng cao khả năng huy động
các nguồn vốn cho chương trình.Thiết nghĩ vấn đề bây giờ là không nên làm theo
phong trào mà phải có những sự quyết tâm nỗ lực trong việc thực hiện chương
trình,kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm.Xây dựng được những công
trình thiết thực hơn nữa.Bước vào chu kỳ phát triển mới tôi nghĩ rằng chương trình
cần tiếp tục được thực hiện và thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nữa nhằm thực
hiện phương châm phát triển cân đối nền kinh tế,xây dựng một xã hội công bằng
dân chủ văn minh.
Đề tài của tôi nghiên cứu do còn hạn chế trong phần tư liệu và kiến thức nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót.Tôi mong nhận được đóng góp ý kiến từ các
thầy cô giáo và các bạn để lần sau co thể hoàn chỉnh tôt hơn.Nhân đây ,một lần
nữa tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo,các cô chú ở vụ kinh tế địa phương và
lãnh thổ thuộc bộ kế hoạch và đầu tư;đặc biệt là cô giáo Nguyễn thị Aí Liên đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo ngày 5/7/1997 của vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ-Bộ kế hoạch và
đầu tư
2. Các quyết định của thủ tướng chính phủ liên quan đén chương trình 135
3. Giáo trình kinh tế đầu tư-Nguyễn Bạch Nguyệt –Bộ môn kinh tế đầu tư
4. Chính sách dân tộc:Những vấn đề lý luận và thực tiễn.Nhà xuất bản sự thật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
5. Uỷ ban dân tộc miền núi:Chương trình phát triển kinh tế –các xã đặc biệt khó
khăn,vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số.Tài liệu phục vụ hội nghị toàn quốc
triển khai chương trình 135.
6. Báo cáo ngay 06/4/2001 của uỷ ban dân tộc miền núi về đè cương tổng kết hội
nghị tổng kết chương trình 135
7. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Việt nam xuất
bản năm 2002
8. Quyết định 53/TTg ngày 8/8/1996 của tướng chính phủ về quản lý các chương
trình mục tiêu quốc gia.
9. Quyết định 135/1998 /QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát
triển knh tế –xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa.
10. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình 135 của các tỉnh từ 1999-2003.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -