Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xây dựng đường ô tô F1 - Chương 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CÔNG TRÌNH
BỘ MÔN ĐƯỜNG BỘ

BÀI GIẢNG
HÀ NỘI, 2007
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 1
CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
$1 - YÊU CẦU ĐỐI VỚI NỀN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TÁC THI CÔNG
NỀN ĐƯỜNG
1.1. Yêu cầu đối với nền đường.
- Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường. Nhiệm vụ của nó là đảm
bảo cường độ và độ ổn định của áo đường. Nó là nền tảng của áo đường; cường độ,
tuổi thọ và chất lượng sử dụng của áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ
ổn định của nền đường.
- Nền đường yếu, áo đường sẽ biến dạng rạn nứt và hưhỏng nhanh. Do đó nền
đường cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Đảm bảo ổn định toàn khối.
+ Đủ cường độ.
+ Đảm bảo ổn định cường độ trong suốt thời kỳ khai thác.
- Yêu tố chủ yếu ảnh hưởng tối cường độ và độ ổn định của nền đường là :
+ Tính chất của đất nền đường. (vật liệu xây dựng nền đường).
+ Phương pháp thi công đặc biệt là chất lượng đầm lèn.
+ Biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.
- Trong từng điều kiện cụ thể, có thể xảy ra các hiện tượng hưhỏng sau đối với
nền đường :
+ Nền đường bị lún:
Nguyên nhân:
* Do dùng loại đất không tốt.


* Do lu lèn không đủ độ chặt.
* Do đắp nền đường trên đất yếu mà không xử lý hoặc sử lý
không phù hợp
+ Nền đường bị trượt: do nền đường đắp trên sườn dốc mà không rẫy
cỏ, đánh bậc cấp
+ Nền đường bị nứt:
Nguyên nhân:
* Do đắp nền đường bằng đất quá ẩm.
* Do đắp bằng đất không đúng quy cách (chứa hàm lượng hữu
cơnhiều, lẫn cỏ rác, chứa muối hoà tan ).
* Do nền đường bị lún không đều.
+ Sụt lở mái ta luy:
Nguyên nhân:
* Do nền đắp quá cao (>6m) hoặc đào quá sâu (>12m).
* Do độ dốc mái ta luy nền đào hoặc nền đắp không phù hợp
(do thiết kế hoặc thi công không đúng).
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 2
a)Lún b) Trượt trên sườn dốc c) Sụt ta luy
1.2 Yêu cầu với công tác thi công nền đường.
Trong xây dựng đường, công tác làm nền đường chiếm tỷ lệ khối lượng rất
lớn, nhất là đường vùng núi, đòi hỏi nhiều sức lao động máy móc, xe vận chuyển,
cho nên nó còn là một trong những khâu mấu chốt ảnh hưởng tới thời hạn hoàn
thành công trình. Mặt khác chất lượng của nền đường cũng ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng chung của công trình nền đường.
Vì vậy trong công tác tổ chức thi công nền đường phải bảo đảm:
1. Đảm bảo nền đường có tính năng sử dụng tốt. Vị trí, cao độ, kích thước
mặt cắt, quy cách vật liệu, chất lượng đầm nén phải phù hợp với hồ sơthiết kế và
các quy định hữu quan trong quy phạm kỹ thuật thi công. Yêu cầu này có nghĩa là
phải làm tốt công tác lên khuôn đường phục vụ thi công, phải chọn vật liệu sử dụng

một cách hợp lý, phải lập và hoàn chỉnh các quy trình thao tác kỹ thuật thi công và
chế độ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng.
2. Chọn phương pháp thi công thích hợp tuỳ theo các điều kiện về địa hình,
tình huống đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời hạn thi công và công cụ thiết
bị. Ví dụ
- Khi gặp đá cứng thì biện pháp thích hợp là phương pháp thi công nổ phá.
- Khi khối lượng công việc rất nhỏ, mà máy móc lại ở xa thì nên dùng thủ
công.
3. Chọn máy móc thiết bị thi công hợp lý. Mỗi loại phương tiện máy móc
chỉ làm việc có hiệu quả trong những phạm vi nhất định. Nếu chọn không đúng thì
sẽ không phát huy được hết năng suất của máy. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình địa
chất, thuỷ văn, khối lượng công việc, cự ly vận chuyển để chọn loại máy cho thích
hợp.
4. Phải điều phối và có kế hoạch sử dụng tốt nguồn nhân lực, máy móc, vật
liệu một cách hợp lý, làm sao “tận dụng được tài năng con người và của cải” để tăng
năng suất lao động, hạ giá thành và bảo đảm chất lượng công trình. Trong thi công,
cố gắng giảm thiểu thời gian máy chết, điều phối máy móc hợp lý để nâng cao thời
gian làm việc của máy. Có thể tận dụng vật liệu điều phối ngang và điều phối dọc để
đắp nền đường, tận dụng vật liệu địa phương để hạ giá thành sản phẩm.
5. Các khâu công tác thi công nền đường phải tiến hành theo kế hoạch thi
công đã định. Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ,
công trình nền đường cũng phải phối hợp tiến độ với các công trình khác và tuân thủ
sự bố trí sắp xếp thống nhất về tổ chức và kế hoạch thi công của toàn bộ công việc
xây dựng đường nhằm hoàn thành nhiệm vụ thi công đúng hoặc trước thời hạn.
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 3
6. Tuân thủ chặt chặt chẽ quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong thi
công. Thi công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng
cường giáo dục về an toàn phòng hộ, quy định các biện pháp kỹ thuật đảm bảoan
toàn, nghiêm túc chấp hành quy trình làm việc an toàn, làm tốt công tác đề phòng tai

nạn, bảo đảm thi công thực sự an toàn.
1.3. Một số dạng nền đường thường gặp.
1.3.1. Nền đường đắp thông thường.
Thïng ®Êu
B
1
:
m
b
Nền đường thông thường
Trong đó:
B – Chiều rộng của nền đường (m)
b - Chiều rộng của dải hộ đạo được bố trí khi chiều cao từ vai đường đến
đáy thùng đấu lớn hơn 2m. Với đường cao tốc và đường cấp I, b không được vượt
quá 3m, với các cấp đường khác b rộng từ 1-2m.
m - Độ dốc của taluy nền đắp được xác định theo loại đất đắp, chiều cao
taluy và điều kiện địa chất công trình của đáy nền đường. Khi chất lượng của đáy
nền đắp tốt m được lấy theo bảng sau.
Độ dốc mái taluy nền đắp (theo TCVN 4054)
Chiều cao mái taluy nền đắp
Loại đất đắp
Dưới 6m Từ 6-12m
Các loại đá phong hoá nhẹ 1:1-1:1,3 1:1,3-1:1,5
Đá dăm, sỏi sạn, cát lẫn sỏi sạn, cát hạt lớn,
cát hạt vừa, xỉ quặng
1:1,5 1:1,3-1:1,5
Cát nhỏ, cát bột, đất sét, á cát 1:1,5 1:1,75
Đất bụi, cát mịn 1:1,75 1:1,75
1.3.2. Nền đường đắp ven sông.
1

:
m
B
Mùc n-íc thiÕt kÕ
Mùc n-íc th-êng xuyªn
Nền đường đắp ven sông
Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước lũ thiết kế kể cả chiều cao sóng vỗ
và cộng thêm 50cm. Tần suất lũ thiết kế nền đường ôtô các cấp cho ở bảng sau:
Tần suất lũ thiết kế nền đường
Cấp đường
Đường cao
tốc, cấp I
Đường
cấp II
Đường
cấp III
Đường cấp IV,V
Tần suất lũ thiết kế 1% 2% 4% xác định theo tình hình cụ thể
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 4
Phải căn cứ vào dòng nước, tình hình sóng gió và xói mòn mà gia cố taluy
nền đắp thích hợp.
1.3.3. Nền đường nửa đào, nửa đắp.
B
1
:
n
>5m
b
1

:
m
Nền đường nửa đào, nửa đắp
Khi độ dốc ngang của mặt đất tự nhiên dốc hơn 1:5 thì phải đánh cấp mái
taluy tiếp giáp giữa nền đường và sườn dốc (kể cả theo hướng của mặt cắt dọc)
chiều rộng cấp không nhỏ hơn 1m, đáy cấp phải dốc nghiêng vào trong 2-4%. Trước
khi đánh cấp phải đào bỏ đất hữu cơvà gốc cây.
Khi mở rộng nền đường do nâng cấp cải tạo thì phải đánh cấp mái taluy tiếp
giáp giữa nền đường cũ và nền đường mở rộng. Chiều rộng cấp của đường cao tốc,
đường cấp I thường là 2m, loại đất đắp nên dùng đất đắp nền đường cũ.
1.3.4. Nền đường có tường giữ chân (tường chắn ở chân taluy)
Khi đất tương đối tơi xốp dễ trượt chân taluy thì nên làm tường giữ chân.
Tường chân tương đối thấp, chiều cao không quá 2m, đỉnh rộng 0,5-0,8m, mặt trong
thẳng đứng, mặt ngoài dốc 1:0,2 - 1:0,5 bằng đá xây hoặc xếp khan.
Với nền đường đắp qua các đoạn ruộng nước, có thể làm tường giữ chân cao
không quá 1,5 m bằng đá xây vữa ở chân mái taluy đắp.
Ruéng lóa
B
b
1
:
m
1
:n
Nền đường có tường giữ chân
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 5
Khi nền đường đắp trên sườn dốc có xu hướng trượt theo sườn dốc hoặc để
gia cố đất đắp trả phần đánh cấp ở chân taluy thì có thể dùng nền đường có tường
chân. Tường chân có mặt cắt hình thang, đỉnh tường rộng trên 1m, mặt ngoài dốc từ

1:0,5-1:0,75, chiều cao không quá 5m xây đá. Tỷ số mặt cắt ngang của tường trên
mặt cắt ngang của nền đường 1:6-1:7.
1.3.5. Nền đường có tường giữ ở vai
Nền đường nửa đào nửa dào nửa đắp trên sườn dốc đá cứng, khi phần đắp
không lớn nhưng taluy kéo dài khá xa khi đắp thì nên làm tường giữ ở vai. Tường
giữ ở vai đường không cao quá 2m, mặt ngoài thẳng đứng, mặt đáy dốc nghiêng vào
trong 1:5 làm bằng đá tại chỗ. Khi tường cao dưới 1m, chiều rộng là 0,8m, tường
cao trên 1m chiều rộng là 1m, phía trong tường đắp đá. Chiều rộng bờ an toàn L lấy
nhưsau: Nền đá cứng ít phong hoá: L = 0,2- 0,6m; nền đá mềm hoặc đá phong hoá
nặng L = 0,6-1,5m; đất hạt lớn đầm chặt L = 1,0 - 2,0m.
Với đường cao tốc, đường cấp I thì làm bằng đá xây vữa, các đường khác chỉ
xây vữa 50cm phía trên.
L
B
1:
n
Nền đường có tường giữ ở vai
1.3.6. Nền đường đào
§Êt
§¸
B
1
:
n
1
:
n
1
:
m

Nền đường đào
Độ dốc mái taluy nền đào đất phải căn cứ vào độ dốc của các tuyến đường
hiện hữu gần đó và tình hình ổn định của các hòn núi tự nhiên, tham khảo bảng sau:
Độ dốc mái taluy nền đào
Chiều cao taluy (m)
Độ chặt
< 20 20-30
Keo kết 1:0,3-1:0,5 1:0,5-1:0,75
Chặt, chặt vừa 1:0,5-1:1,25 1:0,75-1:1,5
Tương đối xốp 1:1-1:1,5 1:1,5-1:1,75
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 6
Ghi chú:- Với đường cao tốc, đường cấp dùng độ dốc mái taluy tương đối thoải.
- Đất loại cát, đất sỏi sạn và các loại đất dễ mất ổn định sau khi mưa
thường phải dùng đọ dốc mái taluy tương đối thoải.
- Đất cát, đất hạt nhỏ thì chiều cao mái taluy không quá 20m.
Độ dốc mái taluy đào đá phải căn cứ vào loại đá, cấu tạo địa chất, mức độ phong
hoá của đá, chiều cao taluy, tình hình nước ngầm và nước mặt mà xác định.
Trong trường hợp bình thường độ dốc mái taluy đào đá có thể xác định theo bảng
sau:
Độ dốc mái taluy đào đá
Chiều cao taluy
Loại đá Mức độ phong hoá
<20 20-30
Ít phong hoá 1:0,1-1:0,3 1:0,2-1:0,5Các loại đá phún xuất, đá vôi
cứng, sa thạch, đá phiến ma, thạch
anh
Phong hoá mạnh 1:0,5-1:1 1:0,5-1:1,25
Ít phong hoá 1:0,25-1:0,75 1:0,5-1:1
Các loại đá yếu, diệp thạch

Phong hoá mạnh 1:0,5-1:1,25 1:0,75-1:1,5
1.3.7. Nền đường đắp bằng cát.
Nền dường đắp bằng cát để đảm bảo cho cây cỏ sinh trưởngvà bảo vệ taluy
thì bề mặt taluy phải bọc đất dính dày 1-2m, lớp trên của nền đường phải đắp bằng
đất hạt lớn dày 0,3- 0,5m.
Nền đường đắp bằng cát
$2 - PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH NỀN ĐƯỜNG VÀ PHÂN LOẠI ĐÁT
NỀN ĐƯỜNG.
2.1. Phân loại công trình nền đường :
- Đối với công tác thi công nền đường, thường căn cứ vào khối lượng thi công
của công trình, chia làm hai loại:
+ Công trình có tính chất tuyến : khối lượng đào đắp không lớn và
phân bố tương đối đều dọc theo tuyến.
+ Công trình tập trung: khối lượng đào đắp lớn, tập trung (đào sâu,
đắp cao) với khối lượng: 3000-5000 m3/100m dài.
- Việc phân loại này giúp ta xác định được tính chất của công trình, từ đó đề ra
giải pháp thi công thích hợp.
- Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào hình dạng nền đường mà chia thành các
dạng sau:
+ Nền đường đào hoàn toàn (nền đào chữ U).
+ Nền đường đào chữ L
+ Nền đường nửa đào nửa đắp.
+ Nền đường đắp (bao gồm đắp trên sườn dốc, đắp cao (H>6m) và
đắp thấp (H<=6m).
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 7
2.2. Phân loại đất nền đường :
- Có nhiều cách phân loại đất nền đường:
2.2.1. Phân loại theo mức độ khó dễ khi thi công :
- Đất: được phân thành 4 cấp: C

I
, C
II
, C
III
, C
IV
( cường độ của đất tăng dần theo
cấp đất). Đất cấp I,II thường không được dùng để đắp nền đường mà chỉ dùng đất
cấp III và cấp IV.
- Đá: được phân thành 4 cấp: C
I
, C
II
, C
III
, C
IV
( cường độ của đá giảm dần theo
cấp đá).
Đá C
I
: Đá cứng, có cường độ chịu nén > 1000 daN/cm
2
.
Đá C
II
: Đá tương đối cứng, có cường độ chịu nén từ 800-1000 daN/cm
2
.

Đá C
III
: Đá trung bình, có cường độ chịu nén từ 600-800 daN/cm
2
.
Đá C
IV
: Đá tương đối mềm, giòn, dễ dập, có cường độ chịu nén < 600 daN/cm
2
.
Trong đó đá C
I
, C
II
chỉ có thể thi công bằng phương pháp nổ phá, còn đá C
III
và C
IV
có thểthi công bằng máy.
- Cách phân loại này dùng làm căn cứ để chọn phương pháp thi công hợp lý từ
đó đưa ra được định mức lao động tương ứng và tính toán được giá thành, chi phí
xây dựng công trình. ( Ví dụ: đất đá khác nhau thì độ dốc ta luy khác nhau -> khối
lượng khác nhau, đồng thời phương pháp thi công cũng khác nhau -> giá thành xây
dựng khác nhau)
2.2.2. Phân loại theo tính chất xây dựng :
Cách phân loại này cho người thiết kế, thi công biết được tính chất, đặc điểm và
điều kiện áp dụng của mỗi loại đất. Theo tính chất xây dựng người ta phân thành:
- Đá: các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc rạn
nứt.
Đá dùng để đắp nền đường rất tốt đặc biệt là tính ổn định nước. Tuy nhiên do có

giá thành cao nên nó ít được dùng để xây dựng nền đường mà chue yếu dùng trong
xây dựng mặt đường.
- Đất: là vật liệu chính để xây dựng nền đường. Đất có thể chia làm hai loại
chính:
+ Đất rời: ở trạng thái khô thì rời rạc, chứa không quá 50% các hạt >2mm ,
chỉ số dẻo Ip < 1, gồm các loại như: cát sỏi, cát hạt lớn, cát hạt vừa, cát hạt nhỏ và
cát bột.
+ Đất dính: nhỏ hạt ở trạng thái khô thì dính kết , chỉ số dẻo Ip > 1, gồm các
loại như: đất á cát, á sét, sét.
Có rất nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên trong xây dựng nền đường thì vấn
đề quan trọng nhất là phải chọn được loại đất phù hợp với từng công trình nền
đường, đặc biệt là phù hợp với chế độ thuỷ nhiệt của nền đường.
* Đất cát: Là loại vật liệu rất kém dính (c=0), trong đó không hoặc chứa rất ít
hàm lượng đất sét. Do vậy đất sét là loại vật liệu có thể dùng cho mọi loại nề đường
đặc biệt các đoạn chịu ảnh hưởng nhiều của nước.
* Đất sét: Trong đất chứa nhiều thành phần hạt sét, có lực dính C lớn. Khi
đầm chặt cho cường độ khá cao. Tuy nhiên do có nhiều hạt sét nên đất sét là vật liệu
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 8
kém ổn định với nước, khi bị ngâm nước hoặc bị ẩm, cường độ của nó giảm đi rất
nhiều. Do đó, đất sét thường chỉ dùng ở những nơi không hoặc ít chịu ảnh hưởng
của nước.
* Đất cấp phối, sỏi đồi: Là loại cấp phối tự nhiên, có nhiều ở vùng trung du,
đồi núi thấp. Trong thành phần hạt, sỏi sạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khi đầm chặt
cho cường độ rất cao ( E
0
1800daN/cm2). Tuy nhiên trong thành phần của nó cũng
chứa một hàm lượng sét nhất định nên nó cũng là loại vật liệu kém ổn định với
nước. Do vậy, vật liệu này chỉsử dụng ở những nơi ít chịu ảnh hưởng của nước,
hoặc để làm lớp trên cùng của nền đường.

* Đất á sét, á cát: Là loại đất có tính chất ở mức độ trung bình giữa đất cát và
đất sét, do vậy nó cũng được dùng phổ biến trong xây dựng nền đường.
a) Đất sét b) Đất cát c) Đất á cát, á sét
* Các loại đất sau không dùng để đắp nền đường: Đất chứa nhiều chất hữu
cơ, đất than bùn, đất chứa nhiều lượng muối hoà tan, đất có độ ẩm lớn.
$3 . CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG.
Khi chọn các phương pháp thi công nên đường phải căn cứ vào loại tính chất
công trình, thời hạn thi công, điều kiện nhân vật lực, thiết bị hiện có. Sau đây là các
phương pháp thi công nền đường chủ yếu.
4.1 – Thi công bằng thủ công.
- Dùng dụng cụ thô sơvà các công cụ cải tiến, dựa vào sức người là chính để
tiến hành thi công.
- Có chất lượng và năng suất thấp.
- Phương pháp thi công này thích hợp với công trình có khối lượng công tác
nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn trong điều kiện không sử dụng được máy móc (diện thi
công quá hẹp, không đủ diện tích cho máy hoạt động).
4.2 – Thi công bằng máy
- Chủ yếu là dựa vào các loại máy móc: nhưmáy xới, máy ủi, máy đào, máy
xúc chuyển, máy lu v.v để tiến hành thi công.
- Phương pháp này cho năng suất cao, chất lượng tốt, là cơsở để hạ giá thành
xây dựng.
- Phương pháp thi công này thích hợp với công trình có khối lượng đào đắp
lớn, yêu cầu thi công nhanh, đòi hỏi chất lượng cao.


 

 

 


Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 9
4.3 – Thi công bằng nổ phá
- Chủ yếu là dùng thuốc nổ và các thiết bị cần thiết (khoan lỗ mìn, đào buồng
mìn, kíp nổ ) để phá vỡ đất đá.
- Thi công bằng thuốc nổ có thể đảm bảo nhanh chóng, không đòi hỏi nhiều
nhân lực, máy móc nhưng yêu cầu phải tuyệt đối an toàn.
- Phương pháp này thường dùng ở những nơi đào nền đường qua vùng đá cứng
mà các phương pháp khác không thi công được.
4.4 – Thi công bằng sức nước
- Thi công bằng sức nước là lợi dụng sức nước xói vào đất làm cho đất tở ra,
hòa vào với nước, đất lơlửng ở trong nước rồi được dẫn tới nơi đắp.
- Nhưvậy, các khâu công tác đào và vận chuyển đất đều nhờ sức nước.
Nhận xét :
Các phương pháp thi công chủ yếu trên có thể được áp dụng đồng thời trên
các đoạn khác nhau, hay phối hợp áp dụng trên cùng một đoạn tuỳ theo điều kiện
địa hình địa chất, thủy văn, điều kiện máy móc, thiết bị, nhân lực, điều kiện vật liệu
mà áp dụng các phương pháp trên với mức độ cơgiới hoá khác nhau. Hiện
nay ở nước ta chủ yếu kết hợp giữa thi công bằng máy và thủ công, trong những
trường hợp gặp đất đá cứng thì kết hợp với phương pháp thi công bằng thuốc nổ.
$ 4 - TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THI CÔNG NÊN ĐƯỜNG
- Khi tổ chức thi công nền đường phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình
hình máy móc, thiết bị, nhân lực để phối hợp thực hiện theo một trình tự thích hợp.
- Thông thường các công trình nhỏ cầu nhỏ, cống, kè v.v tiến hành thi công
đồng thời với nền đường nhưng thường yêu cầu làm xong trước nền đường, đặc biệt
là khi dùng phương pháp tổ chức thi công dây chuyền
Trình tưthi công nền đường nhưsau:
3.1 – Công tác chuẩn bị trước khi thi công.
3.1.1. Công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật:

+ Nghiên cứu hồ sơ.
+ Khôi phục và cắm lại tuyến đường trên thực địa.
+ Lên ga, phóng dạng nền đường.
+ Xác định phạm vi thi công.
+ Làm các công trình thoát nước.
+ Làm đường tạm đưa các máy móc vào công trường.
T(ngµy)
L(m)
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG
Bài giảng Xây dựng nền đường Trang 10
3.1.2. Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức:
+ Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công.
+ Chuyển quân, xây dựng lán trại.
+ Điều tra phong tục tập quán địa phương, điều tra tình hình khí
hậu thủy văn tại tuyến đường v.v
3.2 – Công tác chính
+ Xới đất
+ Đào vận chuyển đất.
+ Đắp đất, đầm chặt đất.
+ Công tác hoàn thiện: san phầng bề mặt, tu sửa mái dốc ta luy,
trồng cỏ.

×