công trình chóng hư hỏng, xuống cấp. Ngày nay, công tác XDCB xã có bước tiến
khá lớn, vấn đề duy tu, bảo dưỡng đã được chú ý hơn nhưng vẫn chưa trở thành
quy định bắt buộc đối với mọi cấp, mọi ngành, nhiều công trình chỉ mới thực hiện
chế độ bảo hành trong một thời gian nhất định, chưa có chính sách duy tu, bảo
dưỡng. Vấn đề đặt ra hiện nay là công tác bảo hành chỉ thực hiện đối với công
trình hư hỏng do thiết kế sai hoặc do quá trình thi công chưa tốt, còn do tác đọng
của thiên nhiên, của con người gây ra thì chưa có nguồn nào để thực hiện, vì vậy
mà nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi hoặc các công trình kiến trúc chỉ bị hư
hỏng nhỏ không được tu sửa kịp thời thì "bé xé ra to" và sự hư hỏng dễ xảy ra,
tính bền vững của công trình bị đe doạ, nhiều trường hợp gặp rủi ro hư hỏng
không còn khả năng khôi phục.
Riêng công trình hạ tầng ở các xã ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như
phần trên đã nêu là những công trình mang tính tạm bợ nên dễ tổn thất, việc bắt
buộc các nhà thầu thực hiện chính sách bảo hành công trình là cần thiết, nhằm tăng
trách nhiệm trong quá trình xây dựng, nhưng vốn đầu tư cho loại công trình 135
không lớn, địa bàn thực hiện đầu tư là nơi xa xôi hẻo lánh, không đáng công bắt
nhà thầu đi lại tốn kém, nên thay vào hoạt động này bằng việc tăng cường hoạt
động bảo dưỡng, duy tu công trình và nên có quy chế huy động nguồn lực (kinh
phí, nhân công) cho rõ ràng, minh bạch: nên có quy định rõ lấy kinh phí từ nguồn
nào, sử dụng ra sao, ai quản lý; nên phân theo tính chất và quy mô công trình, loại
nào thì được dùng kinh phí Nhà nước, loại nào thì giao cho cộng đồng tự chịu
trách nhiệm…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Những công trình đầu tư lớn, có kỹ thuật phức tạp khi gặp sự cố phải có sự giúp
đỡ của Nhà nước, của Chính quyền các cấp về ngân sách để thực hiện duy tu bảo
dưỡng nhằm bảo đảm tính ổn định, sự an toàn của công trình là hết sức cần thiết.
Những công trình xây dựng thuộc Chương trình 135 thường thi công bằng đất đá,
lao động thủ công, nên có kế hoạch duy tu bảo dưỡng đi kèm, nếu gặp mức độ hư
hỏng nặng thì phải có sự trợ giúp từ ngân sách của tỉnh, trường hợp nhẹ thì nên
giao cho dân tại chỗ chịu trách nhiệm hàn gắn, xử lý.
Do đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, ý thức của người dân và đặc biệt là do
quy mô và tính chất công việc quyết định chất lượng công trường, vì vậy việc hỗ
trợ từ Ngân sách Nhà nước cho công tác duy tu bảo dưỡng công trình thuộc
Chương trình 135 là cần thiết và không nên dừng sau khi kết thúc quá trình
XDCB.
Hiện nay việc duy tu bảo dưỡng công trình ở các xã 135 đang lúng túng về phân
công, về kinh phí, về quy chế vận hành,… cần xây dựng quy chế cụ thể, phan loại
ngân sách cấp, loại do cộng đồng đóng góp, định mức kinh phí, sổ sách theo dõi…
trong kế hoạch hàng năm của xã phải dự trừ vốn cho công tác này.
6.10. Công tác đào tạo nâng cao năng lực chưa theo kịp với yêu cầu
Tại Quyết định 135, Thủ tướng Chính phủ chủ trương vừa đầu tư các dự án như ổn
định phát triển sản xuất, sắp xếp lại dân cư, xây dựng hạ tầng ở xã và xây dựng
TTCX, vừa đẩy nhanh việc đào tạo cán bộ xã, phum soóc, bản làng để nâng cao
nhận thức, năng lực cho cán bộ cấp xã, thôn, bản và người hưởng lợi. Đây là một
dự án được đặt ngang hàng với các dự án khác thuộc Chương trình 135 để tạo ra
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
sự đồng bộ, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các dự án thành phần. Tuy vậy nhưng
thực tế nhiệm vụ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản cho và cho
người hưởng lợi thực hiện quá chậm nên chưa theo kịp với yêu cầu. Việc tăng
cường năng lực chủ yếu là nâng cao kiến thức về quản lý hành chính, quản lý kinh
tế, xã hội, về nội dung tự quản, thực thi Chương trình 135, quản lý khai thác sử
dụng thành quả của Chương trình 135. Từ năm 1999 đến 2004 là một thời gian dài
của quá trình thực hiện Chương trình 135, cơ quan chủ trì và các địa phương tập
trung nhiều kinh phí, thời gian cho hội nghị, tập huấn cơ chế quản lý chương trình,
chưa đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo. Đến cuối năm 2003 mới có một số ít
giáo trình phục vụ cho các lớp đào tạo. Sự chậm trễ này đã gây nhiều khó khăn
cho các địa phương. Nhiều tỉnh, huyện phải tự tổ chức đào tạo, đã có nhiều hình
thức tổ chức khá phong phú, sử dụng trường Chính trị, trường chuyên nghiệp địa
phương làm nơi giảng dạy, sử dụng đội ngũ giảng viên các trường chuyên nghiệp,
phối hợp với các ngành chuyên môn khác như Tài chính, Nội vụ, Công an, Lao
động để đào tạo. Tuy nhiên nói về đào tạo phục vụ cho Chương trình 135 là rất
chậm và chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực người tham gia chương trình trực tiếp ở
cơ sở, người hưởng lợi ở cộng đồng chưa được nâng cao nên nhiều hoạt động thực
hiện chương trình trở nên bất cập. Ví dụ: không được nâng cao năng lực, cấp dưới
và người dân không thể tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển xã, không
thể tham gia giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, không tự mình đòi
hỏi cấp trên thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình ra quyết định
và thực hiện quyết định đầu tư.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Không được đào tạo nâng cao năng lực nên cấp dưới chưa tự đảm dương làm chủ
đầu tư, huyện lại có lý do để thiếu tin tưởng ở xã nên phải làm thay xã. Đây là một
cái cớ để cùng với nhiều lý do khác dẫn tới việc huyện không muốn trao quyền
cho cấp xã và nhiều xã cũng chưa muốn nhận về mình vai trò làm chủ đầu tư dự
án. Khi huyện đang làm thay xã, đang tiến hành Chương trình 135 thì huyện
không muốn công khai, minh bạch trong phân bố nguồn lực, không rõ ràng trong
quyết định như giao thầu xây dựng công trình, ít giao cho dân làm, có xu hướng
giao cho nhà thầu từ bên ngoài nhiều hơn…
Không được đào tạo, người dân không đủ kiến thức, không đủ sự hiểu biết cần
thiết để không những tham gia quá trình lập kế hoạch, giám sát thi công mà ngay
cả sau khi công trình đ• hoàn thành đưa vào sử dụng cũng không hiểu quy trình
quản lý, bảo dưỡng vận hành nên kết quả khai thác, bảo quản công trình luôn luôn
hạn chế.
6.11. Vai trò trách nhiệm các cấp chưa cao
Sau khi Quyết định 135 được ban hành, các Bộ, ngành, địa phương liên quan bắt
tay vào triển khai thực hiện khá sôi nổi. Vai trò, nhiệm vụ của các cấp, các ngành
từng bước được xác lập và thể hiện trách nhiệm cao. Tuy nhiên đây là chương
trình đầu tiên thực hiện phân cấp khá triệt để cho cấp dưới nên có mặt được tiếp
cận, thực hiện tốt nhưng cũng có những mặt còn hạn chế.
11.1. Cấp Trung ương, có lập Ban chỉ đạo nhưng gọn hơn, hoạt động tập trung
hơn, chỉ đạo của Chính phủ chặt chẽ, kịp thời nên đạt kết quả tốt hơn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các cơ quan Trung ương liên quan Chương trình 135 đã ban hành các văn bản
hướng dẫn về quy hoạch, về công tác kế hoạch, sử dụng ngân sách và các khoản
đóng góp của dân cư, nổi bật nhất là Thông tư liên tịch vận hành chương trình với
hàng loạt cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của chương trình này nên các
ngành, các cấp và người dân đồng tình tiếp nhận, thực hiện. Các cơ quan Trung
ương tập trung vào nhiệm vụ quan trọng thứ hai là giám sát, đánh giá thực hiện
Chương trình.
Việc dừng lạỉơ các hoạt động trên là hợp lý, phù hợp với yêu cầu phân cấp của
chương trình, tuy nhiên một số vấn đề cần chỉ đạo đảm bảo thống nhất trong cả
nước nhưng làm chưa tốt, ví dụ: Ban hành khung hướng dẫn tăng cường cán bộ về
cơ sở, chính sách chế độ đối với người được tăng cường; hoặc việc đào tạo cán bộ
và người hưởng lợi; đưa ra tiêu chí lựa chọn xã đạt mục tiêu toàn diện hoặc từng
phần của Chương trình ra khỏi Chương trình để tạo sự thi đua và đảm bảo thực
chất của Chương trình.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo do Chủ nhiệm UBDT trình bày tại Hội nghị sơ kết 5
năm thực hiện Chương trình 135 (1999-2003) tổ chức tại Hà Nội ngày 8-9/4/2004
đã nêu: Đến đầu năm 2004 có 56% số xã hoàn thành 8 loại công trình hạ tầng theo
quy định. Điều này phải được hiểu rằng đến hết năm 2003 có 56% số xã 135
(khoảng 1.259/2.233 xã) đã thực hiện xong dự án đầu tư hạ tầng, nhưng chưảng có
tỉnh nào công khai thừa nhận vấn đề này và Ban chỉ đạo cũng chẳng có giải pháp
giải quyết để điều chỉnh vốn đầu tư cho Chương trình hợp lý trong các năm tới.
Đây là mặt trái của chính sách: nếu trước đây tỉnh nào thích thành tích thì công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
việc chưa hoàn thành cũng tuyên bố đã hoàn thành để lấy thành tích: còn ngày nay
công việc dù đã hoàn thành cũng không công nhận để khỏi mất 500 triệu
đồng/năm.
11.2. Cấp tỉnh: Hầu hết những tỉnh có nhiều ĐBKK được hỗ trợ đầu tư bằng
Chương trình 135 thì hết sức phấn khởi bởi đây là cơ hội giải quyết vấn đề công
bằng xã hội ở địa phương, nhiều tỉnh đã có những nỗ lực lớn như việc tổ chức Ban
Chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động, cơ chế huy động các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân trên địa bàn đóng góp giúp đỡ xã nghèo, điều động cán bộ tăng
cường cho xã thực hiện Chương trình XĐGN, phân cấp quản lý, phê duyệt quy
hoạch và báo cáo đầu tư, bố trí kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm.
Tuy nhiên nhiều tỉnh ý thức trách nhiệm thiếu rõ ràng, chỉ đạo không chặt chẽ làm
cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, thể hiện:
- Không điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo thường xuyên
- Không đưa ra quy chế hoạt động đầu tư cho Chương trình
- Không cụ thể hoá cơ chế chính sách áp dụng cho Chương trình
- Vốn chia bình quân theo xã, gây lãng phí trong quá trình đầu tư
- ít tổ chức kiểm tra, giám sát
Một số cán bộ lãnh đạo tỉnh chỉ quan tâm kéo dài thời gian thực hiện chương trình
(dù Chương trình mới triển khai 1-2 năm), tăng mức đầu tư cho xã 135…
Trong Chương trình 135, bên cạnh dự án đầu tư hạ tầng còn có dự án xây dựng
TTCX, cơ chế giao kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ là giao một khoản vốn cho
tỉnh bố trí cụ thể cho từng TTCX, nhiều tỉnh đã rút bớt vốn của dự án này đầu tư
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cho các nhu cầu khác.
Cấp tỉnh chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành Chương trình 135, nhưng
nhiều tỉnh ỷ vào lý do nghèo, ngân sách hạn hẹp không đầu tư cho các xã ĐBKK
mà chỉ tập trung cho lĩnh vực công cộng, khu trung tâm thiax hoặc cho trụ sở cấp
tỉnh, huyện…
11.3. Cấp huyện: Là cấp có vai trò, có nhiều quyền hành và trách nhiệm trong quá
trình thực hiện Chương trình 135 theo phân cấp. Từ năm 1999 Chương trình 135
được triển khai ở 1.000 xã/91 huyện/30 tỉnh: đến hết năm 2003 đã triển khai 2362
xã thuộc 320 huyện, 49 tỉnh trong cả nước. Từ số liệu này cho thấy số xã tăng hơn
2,3 lần nhưng số huyện tăng 3,5 lần so với năm 1999. Suốt gần 6 năm thực hiện
chương trình 135, chỉ trừ tỉnh Tuyên Quang, còn hầu hết các huyện làm chủ đầu tư
dự án. Hầu như các hoạt động của Chương trình 135 ngoài phần cơ chế, chính
sách do Trung ương và tỉnh ban hành, còn lại do huyện quản lý, điều hành tổ chức
thực hiện, trong đó có sự đóng góp rất to lớn của cấp huyện. Tuy nhiên trong công
tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở các địa phương, cấp huyện bộc lộ một số mặt hạn
chế như:
- Thực hiện quy trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch vẫn mang nặng tư tưởng tập
trung bao cấp, chưa tạo cho người dân và cấp dưới tham gia từ khâu quy hoạch,
lựa chọn danh mục công trình đầu tư, công khai giao việc cho dan, công khai phần
việc giao và lựa chọn nhà thầu xây dựng…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hàng năm đến mùa kế hoạch nhiều huyện ra thông báo định hướng gửi về cho
UBND xã, sau đó cử cán bộ về thống nhất với Lãnh đạo UBND xã là xong, ít thảo
luận rộng rãi với dân ở các thôn bản hoặc HĐND xã, ít đi khảo sát thực tế ở địa
bàn nên nhiều nội dung đầu tư không hợp lý, kém hiệu quả.
- Phân cấp không rõ ràng, không dứt khoát, sợ mất việc, luôn muốn giữ lấy quyền
phân bổ vốn, ngại phân cấp, ngại công khai, giảm ảnh hưởng vai trò của UBND xã
và biến cấp xã trở thành thụ động trong quá trình thực hiện chương trình.
Từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình 135 chỉ có 56 xã của tỉnh Tuyên
Quang được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư dự án, còn lại do huyện đảm nhiệm.
Đến đầu năm 2004 có 385 xã làm chủ đầu tư, chiếm khoảng 17% tổng số xã 135,
như vậy là quá ít. Phân cấp đi theo phân quyền nhưng còn có điều kiện kéo níu,
giữ lấy quan hệ "xin, cho" nên không được nhưng còn có biểu hiện kéo níu, giữ
lấy quan hệ "xin, cho" nên không được phân cấp đầy đủ hơn.
11.4. Cấp xã
Cấp xã là cấp trực tiếp với dân, hiểu dân đầy đủ đặc điểm hoàn cảnh thực tế ở xã,
hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, nhưng cấp xã hiện nay vẫn là cấp chấp hành,
cấp thực hiện nhiệmvụ do huyện giao, ít có quyền hành quyết định về quản lý,
điều hành, lựa chọn danh mục đầu tư, lựa chọn nhà thầu xây dựng…
Việc cấp xã tham gia có mức độ vào quản lý, điều hành Chương trình 135 có lý do
là năng lực cán bộ xã quá bất cập, nhiều xã phải nhờ giao siven, cán bộ lâm nghiệp
cắm điểm hoặc cán bộ tăng cường xuống xã giúp đỡ. Số người biết chữ, viết, nói
thành thạo làm việc ở các xã vùng sâu, vùng xa rất hạn chế, một số chuyên đi học,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đi họp, đi tập huấn do cấp trên tổ chức, có xã không đủ người thay nhau đi họp, đi
học nên cuộc nào cũng chỉ có một số người tham gia, những vấn đề học được ở
lớp về áp dụng vào thực tế chỉ được một phần nhỏ. Vì vậy việc đào tạo nâng cao
năng lực cho cán bộ xã là rất cần thiết, nhưng phương pháp đào tạo phải được sửa
đổi thật nhiều mới đáp ứng yêu cầu: Một là khả năng tiếp thu; hai là năng lực
truyền thụ lại cho địa phương, cơ sở.
Cấp xã vùng sâu, vùng xa hiện nay chịu nhiều thiệt thòi nhất trong thực hiện
Chương trình 135 thể hiện ở các mặt: ít được đào tạo nhất; ít có thực quyền nhất; ít
thông tin nhất; Thời gian làm việc nhiều nhất; Phải xử lý việc vặt như kiện cáo,
tranh chấp nhiều nhất; Thu nhập có nơi bị thấp kém nhất.
Vì lẽ đó mà khi tiếp xúc, khảo sát, đánh giá vai trò cán bộ xã trong việc tổ chức
thực hiện Chương trình 135 có nhiều ý kiến khác nhau, nét chung nhất là cán bộ
chủ chốt xã rất ngại phải chịu trách nhiệm cá nhân, ngại va chạm với tỉnh, huyện,
ngại phải giải trình với dân khi mọi quyền quyết định ở trong tay cán bộ huyện.
Nhiều việc nhìn bề ngoài do xã làm nhưng thực chất là họ tiếp thu ý kiến chỉ đạo
của huyện, hợp thức hoá quyết định của huyện, đôn đốc dân các thôn bản thực
hiện công việc được huyện giao, họ thiếu quyền chủ động như mục tiêu phân cấp
của Chính phủ.
6.12. Vai trò người dân và cộng đồng thôn bản chưa được coi trọng
Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ là
"trước hết phải dựa trên cơ sở phát huy nội lực của từng hộ gia đình và sự giúp đỡ
của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước…" điều này khẳng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
định quá trình thực hiện Chương trình 135 phải lấy hộ gia đình, lấy cộng đồng
thôn bản làm nòng cốt, huy động sự đóng góp của các cơ quan, các doanh nghiệp,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp… Nhà nước đóng vai
trò hỗ trợ. Mục đích đặt ra là khẳng định vai trò trách nhiệm của người dân đối với
chương trình mà họ hưởng lợi, đồng thời tạo cơ hội cho người dân tham gia đóng
góp công, sức, vật lực để thực hiện Chương trình.
- Để người dân tham gia thực hiện Chương trình 135 theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Chính quyền các cấp và những người trực tiếp quản lý, điều hành thực
hiện chương trình phải:
+ Tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm bảo vệ thành quả thực
hiện chương trình vì lợi ích của chính người dân sở tại;
+ Tạo điều kiện để mọi người dân tham gia đầy đủ các công đoạn của quá trình
xây dựng Chương trình ở xã như lựa chọn công trình, đóng góp vât liệu xây dựng
công trình, trực tiếp tham gia xây dựng và giám sát xây dựng công trình để thực
hiện nguyên tắc "xã có công trình, dân có việc làm, có thu nhập để XĐGN ngay
trong quá trình xây dựng công trình". Dân có đóng góp cho công trình thì dân có ý
thức tự giác cao hơn, thể hiện lòng tự trọng tốt hơn trong việc bảo vệ thành quả do
chính họ đóng góp nên. Người dân không được tham gia vào quá trình xây dựng
công trình thì sẽ thờ ơ không giám sát, không tham gia thực hiện đầu tư và không
thực hiện trách nhiệm của mình đối với công trình xây dựng ở địa phương họ.
- Thực hiện cơ chế vận hành như thông tư liên tịch 416 và 666 của Liên Bộ thì
người dân được hưởng lợi nhiều mặt từ Chương trình 135;
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Được tham gia xây dựng và hưởng lợi từ vốn đầu tư cho công trình để thực hiện
XĐGN.
+ Được tham gia xây dựng và giám sát thì chất lượng công trình sẽ tốt hơn và
phục vụ dân ở địa phương đó lâu bền hơn.
+ Qua quá trình thực hiện Chương trình 135, cán bộ xã, thôn bản và người dân
được đào tạo nâng cao năng lực nhiều mặt.
Tuy nhiên thực tế vận dụng vấn đề dân chủ sơ sở vào Chương trình 135 ở nhiều
địa phương đã không đạt yêu cầu như mong muốn:
Người dân chưa chủ động tham gia vào quá trình lựa chọn, đóng góp, thực hiện
các dự án của Chương trình 135, nhất là dự án hạ tầng.
Người dân có quá ít thông tin về khả năng vốn đầu tư, hướng lựa chọn ưu tiên, ít
được tham khảo ý kiến, chưa được tham gia lựa chọn công trình, có nơi người dân
không được chia sẻ công việc xây dựng công trình như trong hướng dẫn của Trung
ương để dân có việc làm, có thu nhập…
Phụ nữ, người dân tộc thiểu số hay tự ty, ít chủ động tham gia
Các tổ chức đoàn thể nhân dân đều yếu kém trong việc tham gia hoạt động thực
hiện xây dựng công trình hạ tầng ở xã.
Về sở hữu của các hộ gia đình, của cộng đồng đối với các chương trình, dự án rất
thấp, do hiểu hết của người dân thấp.
Việc thực hiện quy chế dân chủ theo Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị và Nghị định
số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ tuy được
đưa vào cơ chế vận hành thực hiện Chương trình nhưng chủ yếu mới là bàn ở
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
HĐND, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Có nhiều nơi dân không được tham gia
bàn bạc. ở Gia Lai các Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc khi hỏi dân về
Chương trình 135 thì dân đều nói là "không biết". ở Nghệ an đồng bào dân tộc xã
Lưu Kiền (Tương Dương), xã Châu Thôn, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) cũng cho
biét "không được tham gia từ đầu mà chỉ khi xây dựng mới biết". Thường trực
HĐND tỉnh Kiên Giang đã nhận xét "một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ nội
dung dân chủ, công khai với dân, các công trình tuy được chọn lựa từ cơ sở, nên
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chưa được dân bàn triệt để và chưa
thực sự rộng rãi, nhiều công trình dân chưa được biết, chưa nắm được mục đích ý
nghĩa của Chương trình 135". Có địa phương còn cho rằng công trình Nhà nước
đầu tư xây dựng xa chỉ biết chỉ biết nhận công trình sau khi xây dựng xong. Một
số xã có đưa dân bàn nhưng không có biên bản của cuộc họp. Vì chưa thực hiện
được dân chủ rộng rãi trong dân, nên đã để lại nhiều hiện tượng không tốt: ở Cao
Bằng có đến 70% số chợ được giám sát cho thấy khi xây dựng chợ không họp bàn
với dân, nên xây xong không có người đến họp. ở huyện Quan Hoá (Thanh Hoá)
vì dân không được bàn, dân không biết nên khi tiến hành xây dựng mương thuỷ
lợi ở xã Thanh Xuân, diện tích thực tế cần tưới tiêu có gần 1ha, thì được thiết kế
6,7ha (sai gần gấp 7 lần) để phục vụ cho 456 nhân khẩu nhưng thực tế không có
hộ nào. Đập và hệ thống dẫn nước phục vụ cho đồng bào dân tộc xã Hiền Kiệt,
thiết kế xong thì phát hiện không có nguồn nước. ở huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận)
thiết kế xây đập để khai hoang 20ha ruộng nước, thì trong đó chỉ có 19,5 ha đất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -