Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.14 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐÀO VĂN THẾ
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ
THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THẠCH KIM,
HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2010
LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
1
Huế, năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN
XÃ THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH NĂM
2010
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: CK 60 72 76
2

Người thực hiện Người hướng dẫn khoa học
Đào Văn Thế TS. Hoàng Trọng Sĩ



Huế, 2010
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Đào Văn Thế
4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BYT Bộ Y tế
DCCN Dụng cụ chứa nước
GDSK Giáo dục sức khỏe
SXHD Sốt xuất huyết Dengue
WHO Tổ chức Y tế Thế giới

5
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
3
1.2. DỊCH TỄ HỌC SXH
3
1.2.1. Tình hình SXHD trên thế giới
3
1.2.2. Tình hình SXHD ở Việt Nam

4
1.3. ĐẶC ĐIỂM VIRUS GÂY BỆNH, VECTƠ TRUYỀN BỆNH
5
1.3.1. Tác nhân gây bệnh
5
1.3.2. Nguồn bệnh và đường lây truyền
5
1.3.3. Chu kỳ lan truyền
7
1.4. CHẨN ĐOÁN
7
1.4.1. Phân lập virus
7
6
1.4.2. Chẩn đoán huyết thanh
8
1.5. LÂM SÀNG
10
1.5.1. Sốt Dengue (Dengue cổ điển)
10
1.5.2. Sốt xuất huyết Dengue
10
1.5.3. Tiến triển
12
1.5.4. Phân loại mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh Dengue xuất huyết
12
1.5.5. Xét nghiệm
12
1.6. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
13

1.6.1. Biện pháp về môi trường
14
1.6.2. Biện pháp sinh học
15
1.6.3. Biện pháp hóa học
16
1.7. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
16
1.8. TÌNH HÌNH SXH TẠI HÀ TĨNH
18
7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
20
2.2.2. Cỡ mẫu
20
2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu
21
2.2.4. Phương pháp chọn mẫu
21
2.2.5. Nội dung thông tin cần thu thập
21
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu
24
2.2.7. Kiểm soát sai lệch thông tin

24
2.2.8. Xử lý số liệu
24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
25
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
25
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG CHỐNG
8
SỐT XUẤT HUYẾT
27
3.2.1. Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue
27
3.2.2. Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết Dengue
32
3.2.3. Thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue
34
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD
36
3.3.1. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức
phòng chống SXHD
36
3.3.2. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành
phòng chống SXHD
37
Chương 4. BÀN LUẬN
39
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
39

4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXHD
39
4.2.1. Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue
39
4.2.2. Thái độ về phòng chống SXHD
43
9
4.2.3. Thực hành phòng chống SXHD
45
4.3. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD
49
4.3.1. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức
phòng chống SXHD
49
4.3.2. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành
phòng chống SXHD
49
KẾT LUẬN
50
KIẾN NGHỊ
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất
nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra và được muỗi Aedes truyền qua vết đốt.
Đây là bệnh lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng

châu thổ Nam bộ, duyên hải Trung bộ và vùng đồng bằng, duyên hải Bắc bộ. Do
đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh xuất hiện
quanh năm, ở Miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, phát triển
mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Những năm gần đây dịch bệnh diễn biến
phức tạp, khó kiểm soát. Trong 4 tháng đầu năm 2009 đã có hơn 74.000 người
mắc sốt xuất huyết, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 58 trường
hợp tử vong, và xuất hiện ở 55 tỉnh thành.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5 đến 7 ngày. Đặc điểm của bệnh là khởi phát đột
ngột, sốt cao đột ngột từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc
khớp, đau sau hốc mắt, sưng các hạch bạch huyết và xuất huyết dưới da. Ba triệu
chứng sốt, xuất huyết dưới da và đau đầu (còn gọi là bộ ba Dengue) thường là
những đặc trưng điển hình của bệnh sốt Dengue.
Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue, có các típ huyết thanh 1, 2, 3 và 4 thuộc
họ vi rút flavi (Flaviviruses). Các típ vi rút Dengue hiện nay đang là nguyên nhân
gây bệnh lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam đã phân lập được cả
4 típ vi rút gây bệnh là típ 1, 2, 3, 4.
Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi mang vi
rút. Ở Việt Nam, hai loại muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes
albopictus, nhưng chủ yếu là Aedes aegypti, đây là loại muỗi đốt vào ban ngày,
hoạt động của chúng nhiều nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.
11
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh, trẻ em dễ bị
nhiễm hơn, nhưng bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn.
Hiện nay SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng
bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế. Vì vậy biện pháp phòng
chống vectơ truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aedes
aegypti với sự tham gia tích cực của cộng đồng, và nằm màn ban ngày là hiệu quả
nhất để làm giảm sự lây truyền của bệnh.
Thạch Kim là 1 xã thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng duyên hải
Miền Trung, có mật độ dân số cao (theo số liệu điều tra dân số của xã năm 2009 là

12.987 người, diện tích địa giới của xã là 1,2km
2
), điều kiện sinh hoạt và vệ sinh
thấp, nhà ở chật chội, người dân sử dụng nhiều dụng cụ để chứa nước mưa, mặt
bằng dân trí thấp, không đồng đều, mức độ giao lưu buôn bán với người dân nơi
khác lớn. Vì vậy thường xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết ( ví dụ: những năm gần
đây xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết là năm 2004, 2007).
Cho đến nay, tại địa bàn huyện Lộc Hà chưa có một công trình nghiên cứu
nào về bệnh SXH và các yếu tố liên quan. Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức,
thái độ, thực hành của người dân về phòng chống SXHD này sẽ là một tiền đề để
tiến hành các hoạt động can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỉ lệ mắc, chết do
SXHD tại địa phương. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân
tại xã Thạch Kim
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng
chống SXHD của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Những vụ dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) đầu tiên được ghi nhận xảy
ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần
như đồng thời của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây
bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới đã từ hơn
200 năm trước. Trong thời gian này, Dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ. Một vụ
đại dịch Dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó
lan rộng trên toàn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, Dengue lần đầu tiên được
phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành
nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này [1], [2].
1.2. DỊCH TỄ HỌC SXH

1.2.1. Tình hình SHXD trên thế giới
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm
gần đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi, châu
Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này tăng lên gấp hơn
4 lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng
50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng
mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động.
Sau đây là một vài con số thống kê khác:
• Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40-
50% nhưng cũng có thể cao đến 80-90%.
• Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Dengue cần nhập
13
viện, phần lớn trong số đó là trẻ em. Tỉ lệ tử vong chung vào khoảng 2,5%.
• Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của Sốt xuất huyết Dengue có thể
vượt quá 20%. Với phương thức điều trị tích cực hiện đại, tỉ lệ tử vong có
thể thấp hơn 1% [7].
1.2.2. Tình hình SXHD ở Việt Nam
Ở miền Bắc, SXHD xảy ra lần đầu tiên vào năm 1958, được Chu Văn Tường
và Wihow thông báo vào năm 1959. Trận dịch với sự xác định do DEN-2 xảy ra
vào năm 1969 tại Hà Nội rồi lan ra 19 tỉnh, thành với tổng số 46.824 ca mắc và
105 ca chết. Những năm có dịch lớn là 1975, 1977, 1978, 1979, 1980, 1983 và
1987. Tỉ lệ mắc thay đổi từ 52,3 đến 260,6/100.000 dân. Tỉ lệ chết trong vụ dịch
năm 1983 là 1,2% [22].
Ở miền Nam, dịch SXHD đầu tiên xảy ra vào năm 1960. Tháng 3/1963, dịch
lớn đã xảy ra ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh với 331 bệnh
nhi nhập viện và 116 chết. Virus DEN-2 ở người và DEN-4 ở muỗi Aedes aegypti
đã được phân lập trong trận dịch năm 1964. Từ năm 1975, dịch SXHD có chu kỳ
khoảng 3-5 năm đã xảy ra vào những năm 1975, 1978, 1979, 1983, 1987, 1993 và

1998. Trong khoảng 1989-1994 không có dịch lớn so với năm 1987 nhưng tỉ lệ
nhiễm cao, những trận dịch địa phương và những ca mắc rải rác xảy ra khắp nơi.
Trong năm 1994, tỉ lệ nhiễm giảm thấp nhất tính từ 1989 nhưng một trận dịch lớn
đã xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh và 4 tỉnh kế cận vào năm 1995. Virus DEN-3 xuất
hiện từ 1994 tiếp tục lưu hành trong năm 1995 cùng với DEN-1 và DEN-2. Ở một
số tỉnh như Bến Tre, số ca xuất huyết tiêu hóa nặng tăng gấp 5 lần so với những
năm trước [22].
Trong khoảng thời gian 1960 - 1988, Việt Nam được xếp hàng đầu về số
mắc và chết SXHD trong 8 nước Đông Nam Á và cả thế giới và trong khoảng từ
1956-1990, Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới với tổng số mắc/chết là
1.189.379/13.049 ca. Số mắc trong thời gian 1986-1990 gần gấp đôi của thời gian
14
1981-1985 và gần bằng tổng số của thời gian 1956-1985. Thống kê của Bộ Y tế
Việt Nam cho thấy trong khoảng thời gian 1991-1995, tỉ lệ chết là cao nhất vào
năm 1991, sau đó giảm đáng kể. Tuy nhiên, tỉ lệ mới mắc vẫn có khuynh hướng
tăng nhẹ trong những năm 1992, 1993, 1994. Đến năm 1995, cả tỉ lệ mắc và chết
đều tăng cao trở lại.
Trong 10 năm gần đây (1997-2006), số mắc trung bình mỗi năm
được thông báo 73.937 và 119 chết. Không những thế, với những thay
đổi về kinh tế, xã hội và môi trường sống, ở nhiều nơi tần số mắc bệnh
có chiều hướng tăng lên nhất là ở miền Trung và Miền Nam[8].
1.3. ĐẶC ĐIỂM VIRUS GÂY BỆNH, VECTƠ TRUYỀN BỆNH
1.3.1. Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi
Aedes đốt.
Virus là loại ARN virus, có 4 typ huyết thanh, có những kháng nguyên rất
giống nhau, có thể gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 typ, và
có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng typ. Virus có ở trong máu người
bệnh trong thời gian bị sốt.
Kháng nguyên virus Dengue được tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách,

tuyến ức, tế bào Kuffer ở gan, tế bào Monocyst ở máu ngoại biên.
1.3.2.Nguồn bệnh và đường lây truyền
Người bệnh là ổ chứa virus chính, gần đây người ta phát hiện ở Malaysia
có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang virus Dengue.
Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi
truyền cho người lành.
Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể IgM kháng Dengue tạm thời,
kéo dài 8 tuần lễ và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh, chứng tỏ bệnh
nhân đang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh.
15
Kháng thể IgG kháng Dengue xuất hiện muộn hơn và tồn tại nhiều năm
hay suốt đời và có miễn dịch với typ Dengue gây bệnh . Khi bị bệnh do một typ
huyết thanh nào đó của vius Dengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với typ Dengue
đó, nhưng không có miễn dịch đối với các typ khác. Do đó, nhiễm virus Dengue
có thể bị mắc tới lần thứ 2 do típ huyết thanh khác gây bệnh.
Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và
Aedes albopictus. Muỗi Aedes hút máu ban ngày và thường hút máu nhiều nhất
vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedes aegypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng
thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị. Muỗi
Aedes albopictus thích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn.
Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người
lành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10 ngày hút máu
người lành có thể truyền bệnh. Người ta thấy muỗi bị nhiễm virus Dengue có thể
truyền bệnh suốt vòng đời của muỗi khoảng 174 ngày (5-6 tháng). Muỗi Aedes đẻ
trứng, sau đó sinh ra bọ gậy (cung quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đình
như chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh hoặc ở ngoài nhà như hốc cây có
nước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai hoặc ở rãnh nước, ao hồ. Chu kỳ phát triển
từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31
o
C. Mật độ

muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ
được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy.
Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh
môi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao. Hiện nay,
người ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi Aedes cần thiết để duy trì
virus Dengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch. Tuy nhiên, trong một gia
đình, chỉ một số ít muỗi cái Aedes là có thể làm cả gia đình mắc bệnh.
Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa
muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống
16
rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp Muỗi Aedes không bay xa
được (bay được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến nơi xa là
do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay,
tầu hỏa, ô tô ) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác.
Dịch SXHD xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dần
đến các vùng nông thôn. Trẻ em ở nhà trẻ, trường học bị muỗi Aedes mang virus
đốt ban ngày rồi trở về nhà mang virus về gia đình, khu phố, xóm làng. Người ta
ước tính cứ 1 trường hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200-500
người bị nhiễm virus Dengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng
lâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi Aedes cao.
1.3.3. Chu kỳ kỳ lan truyền
Muỗi Aedes cái bị nhiễm virus Dengue khi hút máu bệnh nhân đang trong
giai đoạn nhiễm virus huyết (6 đến 8 giờ trước đến 5 ngày sau khi phát bệnh).
Như vậy, bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt cho đến cuối giai đoạn
sốt, trung bình 6 - 7 ngày. Cần có thời gian để virus nhân lên ở tuyến nước bọt của
muỗi, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ
22
0
C sau 8 - 12 ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có khả năng truyền bệnh qua vết
chích. Nếu nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 16

0
C, virus không nhân lên được trong cơ
thể muỗi. Muỗi cái nhiễm virus có thể truyền bệnh suốt đời. Virus được chuyển từ
vùng này sang vùng khác chủ yếu do giao lưu của người nhiễm virus đặc biệt ở trẻ
em. Bên cạnh đó là những bệnh nhân nhẹ và những người nhiễm virus không có
triệu chứng lâm sàng là nguồn lây bệnh đáng kể [8], [22].
1.4. CHẨN ĐOÁN
1.4.1. Phân lập virus
- Virus Dengue có thể phân lập được từ các bệnh phẩm: huyết thanh, máu
của bệnh nhân. Theo Gubler (1981) thì thời gian có nồng độ cao của virus trong
máu từ ngày 1 - 6 của bệnh.
17
- Khi bệnh nhân tử vong lấy các bệnh phẩm gan, lách, hạch, tuyến ức để
phân lập virus.
Các bệnh phẩm được bảo quản thời gian ngắn (dưới 24 giờ) ở + 4oC. Nếu
bảo quản lâu hơn phải để đông lạnh ở -70oC.
1.4.2. Chẩn đoán huyết thanh
Có hai kiểu đáp ứng huyết thanh khi nhiễm virus Dengue cấp tính đó là
đáp ứng tiên phát và đáp ứng thứ phát (primary and secondary responses).
Ðáp ứng tiên phát xảy ra ở bệnh nhân chưa có miễn dịch với Flavivirus
(nghĩa là chưa bao giờ bị nhiễm Flavivirus và chưa tiêm chủng vaccin có chứa
loại flavivirus như vaccin sốt vàng 17D, hoặc vaccin viêm não Nhật Bản. Theo
TCYTTG (1986), đáp ứng huyết thanh thứ phát xảy ra những người bị nhiễm
virus Dengue cấp mà trước đó dã bị nhiễm flavivirus.
Loại đáp ứng thứ phát có thể xảy ra do kết quả đáp ứng miễn dịch với các
flavivirus khác (viêm não Nhật Bản, sốt vàng hoặc các típ huyết thanh khác nhau
của virus Dengue: ví dụ nhiễm Dengue típ 2 ở những người trước đó đã mắc bệnh
có miễn dịch với Dengue típ 1). Một khi đã bị nhiễm với 1 típ của virus Dengue
thì ít khi mắc lại với típ huyết thanh đó.
Trong nhiễm trùng tiên phát thì đáp ứng kháng thể tăng chậm với mức độ

tương đối thấp và có tính chất đặc hiệu cho từng típ. Ðối với nhiễm trùng thứ phát,
hiệu giá kháng thể tăng nhanh chóng với mức độ cao và có phản ứng với nhiều
loại kháng nguyên của nhóm Flavivirus.
- Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (Haemaglutination inhibition = HI)
Ðược sử dụng rộng rãi ở nhiều nước:
+ Lấy mẫu huyết thanh lần 1 khi bệnh nhân vào viện.
+ Lấy mẫu huyết thanh lần 2 sau 7 đến 10 ngày: khi bệnh nhân xuất viện.
+ Nếu có thể được lấy máu để thử huyết thanh lần 3 vào ngày thứ 14 đến
21 kể từ khi mắc bệnh.
18
Lý tưởng nhất là lấy 3 mẫu máu để thử phản ứng và thử lần lượt với cả 4
típ kháng nguyên của virus Dengue, trong mỗi một phản ứng dùng 4 - 8 đơn vị
ngưng kết hồng cầu nếu lấy lần 1 cách lần 2 từ 10 đến 14 ngày thì rất khó xác định
nhiễm trùng tiên phát. Tuy nhiên có thể thay bằng test đơn độc, sử dụng 1 kháng
nguyên có đáp ứng rộng (thường là típ 1 hoặc típ 4), nhưng giảm tính nhạy cảm.
Nếu mẫu huyết thanh kép không có kháng thể hoặc tăng kháng thể không
cao, thì sau đó các mẫu này nên làm lại với tất cả 4 típ kháng nguyên Dengue.
- Phản ứng cố định bổ thể.
Phản ứng này kém nhạy cảm hơn phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu
hoặc phản ứng trung hòa.
Hiệu giá kháng thể lần 2 tăng gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1 trong hai
mẫu huyết thanh cách nhau 2 tuần, nếu tăng chứng tỏ có đáp ứng thứ phát.
- Phản ứng trung hòa.
Trong nhiễm trùng tiên phát thì kháng thể trung hòa tương đối đặc hiệu đơn
típ (monotype neutralizing antibodies) xuất hiện sớm ở giai đoạn đầu của thời kỳ
hồi phục.
- Tìm IgM và IgG kháng thể kháng virus Dengue
Kháng thể IgM kháng Dengue tạo ra trong giai đoạn cấp. Nếu có IgM là
đang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới xảy ra.
Kháng thể IgG kháng Dengue xuất hiện trong nhiễm trùng tiên phát và thứ

phát, nhưng trong nhiễm trùng thứ phát hiệu giá rất cao so với nhiễm trùng tiên
phát.
Xác định IgM, IgG kháng virus Dengue có lợi ích để phát hiện bệnh ở
những trường hợp tản phát hoặc bệnh nặng có nguy cơ tử vong cao.
Hiện nay đang sử dụng phản ứng MAC-ELISA để tìm kháng thể típ IgM
kháng Dengue để chẩn đoán bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính.
19
1.5. LÂM SÀNG
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm virus Dengue như: sốt Dengue, sốt xuất
huyết Dengue, sốt đơn thuần (hội chứng nhiễm virus).
1.5.1. Sốt Dengue (Dengue cổ điển)
- Nung bệnh: từ 3-15 ngày
- Khởi phát: những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi:
+ Trẻ còn bú và trẻ nhỏ có triệu chứng sốt không đặc hiệu và phát ban.
+ Trẻ lớn và người lớn: sốt cao đột ngột kèm nhức đầu, đau rức 2 bên hố
mắt, đau khắp người, đau cơ, đau khớp. Mệt mỏi, chán ăn.
- Toàn phát: sốt cao 39 - 40
o
C, kèm theo các triệu chứng:
+ Xung huyết ở củng mạc mắt, đau rức quanh nhãn cầu.
+ Ðau cơ, đau khớp, mệt mỏi chán ăn.
+ Sưng hạch bạch huyết.
+ Phát ban ở ngoài ra, ban dát sẩn hoặc ban kiểu sởi.
+ Ðôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc.
+ Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ, tiểu cầu bình thường.
+ Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu).
+ Sốt thường trong vòng 2 đến 7 ngày. Tiên lượng tốt, không xảy ra sốc.
1.5.2. Sốt xuất huyết Dengue
Lâm sàng sốt xuất huyết dengue không sốc:


- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt kéo dài
2-7 ngày, sốt kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị
hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da
xung huyết hoặc có phát ban.
- Hội chứng thần kinh: đau người. đau cơ, đau khớp, rức đầu, đau quanh
hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màng
não.
20
- Hội chứng xuất huyết: thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh.
Trường hợp không có xuất huyết thì có dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Các biểu hiện xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ
thấy bầm tím quanh nơi tiêm.
+ Xuất huyết ngoài da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím,
rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay,
lòng bàn chân.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết
dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh
nguyệt sớm hơn kỳ hạn.
+ Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết
tiêu hóa nhiều, bệnh thường diễn biến nặng.
Sốt xuất huyết Dengue có sốc:

Khi bị bệnh sốt xuất huyết Dengue cần theo dõi sốc là biến chứng nặng dễ
đưa đến tử vong. Do đó phải thường xuyên theo dõi huyết áp, mạch, nhiệt độ,
hematocrit, số lượng nước tiểu.
Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, nhiệt độ hạ
xuống đột ngột, da lạnh, tím tái, bệnh nhân vật vã, li bì. đau bụng cấp. Sốc xuất
hiện nhanh chóng với mạch nhanh nhỏ khó bắt, da lạnh nhớp mồ hôi: huyết áp hạ,
huyết áp tối đa dưới 90mmHg hoặc huyết áp kẹp (khoảng cách giữa tối đa và tối
thiểu (20mmHg).

Nếu không xử trí kịp thời, sốc diễn biến rất nhanh với huyết áp tụt xuống
nhanh và đôi khi không đo được mạch nhỏ khó bắt, bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ,
thở yếu.
Thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến
24 giờ.
21
Không xử trí nhanh chóng thì sốc kéo dài sẽ gây toan chuyển hóa, giảm
natri máu và xuất hiện đông máu nội quản rải rác gây xuất huyết trầm trọng ở tiêu
hóa và các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể xuất huyết não đưa đến hôn mê.
1.5.3. Tiến triển
Thời kỳ hồi phục của sốt xuất huyết Dengue có sốc hoặc không sốc đều
nhanh chóng: bệnh nhân ăn ngon miệng và thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt.
Trong giai đoạn hồi phục có thể gặp tim đập chậm hoặc loạn nhịp xoang và khỏi
trong vài ngày [29].
1.5.4. Phân loại mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh Dengue xuất huyết
Theo TCYTTG chia làm 4 độ:
Dengue xuất huyết không sốc

- Ðộ I: Sốt kéo dài 2-7 ngày, kèm theo các dấu hiệu không đặc hiệu (rức
đầu, đau người ). Dấu hiệu dây thắt dương tính.
- Ðộ II: Dấu hiệu như độ I kèm theo xuất huyết ngoài da, niêm mạc, phủ
tạng.
Dengue xuất huyết có sốc

- Ðộ III: có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹp, mạch nhanh
yếu, da lạnh, người bứt rứt, vật vã.
- Ðộ IV: sốc sâu mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay
lạnh (HA=0).
1.5.5. Xét nghiệm
- Tiểu cầu: giảm dưới 100.000/mm3, thường gặp vào ngày thứ 2 trở đi.

- Dung tích hồng cầu (hematocrit) tăng trên 20% (bình thường dung tích
hồng cầu: 0,38-0,40). Khi dung tích hồng cầu tăng biểu hiện sự cô đặc máu và
thoát huyết tương.
Với hai triệu chứng như sốt 2-7 ngày, có biểu hiện xuất huyết ở da,
niêm mạc hoặc có dấu hiệu dây thắt dương tính, kèm theo hai dấu hiệu phi lâm
22
sàng là hạ tiểu cầu <100.000/mm3 và hematocrit tăng là đủ để chẩn đoán lâm
sàng Dengue xuất huyết.
Khi có tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi (lâm sàng, X-Quang
phổi) và/hoặc giảm albumin trong máu là bằng chứng rõ rệt của sự thoát quản
huyết tương.
- Bạch cầu: bình thường hoặc hạ. Tăng tế bào huyết tương
(plasmocyte).
- Giảm protein và natri trong máu,
- Transaminase huyết thanh tăng nhẹ.
- Trong sốc kéo dài sẽ có toan chuyển hóa.
- Bổ thể (chủ yếu C3a, C5a) trong huyết thanh giảm.
Xét nghiệm về đông máu và tiêu fibrin nhận thấy: giảm flbrinogen,
prothrombin, yếu tố VIII, yếu tố VII, yếu tố XII, antithrombin II và alpha-
antiplasmin (yếu tố ức chế alpha-plasmin).
Trong các trường hợp nặng nhận thấy có giảm prothrombin phụ thuộc
vitamin K như các yếu tố V, VII, X. Khoảng 1/3 các trường hợp Dengue có sốc
thì thời gian Prothrombin kéo dài và 1/2 số bệnh này có thời gian Thromboplastin
bán phần kéo dài (Partial prothromboplastin time),
- Ðôi khi trong nước tiểu có albumin nhưng nhẹ và nhất thời [27].
1.6. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Việc phòng chống SXHD tập trung giải quyết các khâu cơ bản sau:
- Phát hiện, chẩn đoán và điều trị SXHD.
- Nghiên cứu vắc xin dự phòng.
- Phòng, chống véc tơ truyền bệnh.

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho SXHD. Mặc dù đã có
những vắc xin hiệu quả với cả 4 type vi rút đang được thử nghiệm nhưng phải mất
một thời gian dài nữa mới có thể đưa vắc xin vào sử dụng trong y tế công cộng.
23
Tuy nhiên, khi đó vắc xin cũng chỉ bổ sung chứ không thể thay thế được các biện
pháp phòng, chống hiện hành. Vì vậy, hiện tại biện pháp duy nhất có hiệu quả để
phòng, chống SXHD là phòng, chống véc tơ.
Có nhiều biện pháp kiểm soát Aedes, trong đó có biện pháp đã được thử
nghiệm và tỏ ra có hiệu quả trong những bối cảnh khác nhau.
1.6.1. Biện pháp về môi trường
Năm 1980, Hội đồng chuyên gia của TCYTTG về phòng, chống véc tơ bằng
sinh học đã đưa ra 3 hình thức quản lý môi trường bao gồm:
- Thay đổi môi trường: Loại bỏ lâu dài nơi sinh sống của véc tơ.
- Cải tạo môi trường: Thay đổi tạm thời nơi sinh sống của véc tơ bao gồm
quản lý dụng cụ chứa nước (DCCN) thiết yếu và không thiết yếu, cũng như loại
bỏ ổ sinh sản tự nhiên của muỗi.
- Thay đổi điều kiện ở hoặc hành vi của con người làm giảm khả năng tiếp
xúc của véc tơ với con người.
Thực hiện các phương pháp trên bao gồm cải thiện hệ thống cung cấp nước
sạch, quản lý chất thải rắn, biến đổi môi trường sống của lăng quăng.
* Cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch: Việc cung cấp nước sạch không
đầy đủ sẽ làm tăng tình trạng trữ nước mà chính DCCN là nơi sinh sản của muỗi
Aedes aegypti. Vì vậy, nguồn nước sạch cần được cung cấp liên tục và đầy đủ.
* Quản lý dụng cụ chứa nước: Với DCCN có ích hoặc đang sử dụng (như
hồ, bồn, lu, khạp, kiệu, chân kê cây cảnh, chân kê tủ chén, bình bông, v.v) dùng
các biện pháp đậy nắp kín, lưới che, thả cá, Mesocyclops, thay nước và súc rửa,
bỏ muối, v.v. Các DCCN không có ích (như vỏ lon đồ hộp, vỏ xe hỏng, chai lọ,
lu, chén bể, v.v) cần được thu gom để tái sử dụng hoặc hủy bỏ, khi chưa sử dụng
hoặc hủy bỏ phải được lật úp, che đậy. Các ổ tự nhiên (như hốc cây, kẽ lá) cần
được loại bỏ, lấp kín, đục thủng hoặc biến đổi để ngăn ngừa sự sinh sản của muỗi

Aedes aegypti.
24
* Biến đổi môi trường: Nhà cửa thông thoáng sáng sủa, gọn gàng sẽ hạn chế
nơi trú ngụ của muỗi Aedes aegypti. Thiết kế nhà cũng cần lưu ý tránh tạo ra các
vũng nước đọng ngăn ngừa muỗi đẻ trứng. Các biện pháp ngăn chặn cơ học nhằm
hạn chế sự tiếp xúc nguồn véc tơ cũng được áp dụng rộng rãi như thuốc xua đuổi
muỗi, bình phun muỗi, nhang trừ muỗi, đèn diệt muỗi, lưới chắn muỗi, màng tẩm
thuốc diệt côn trùng và ngủ màn cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi Aedes aegypti
chích [29].
1.6.2. Biện pháp sinh học
Nhiều loài động vật có thể tấn công lăng quăng như cá, nòng nọc, Cyclopid
copepod, rệp nước, bọ cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn, trong đó cá và
Mesocyclops được áp dụng nhiều nhất vì nguồn cung cấp dễ dàng và duy trì được
quần thể lâu dài sau khi phóng thả.
Mesocyclops lần đầu tiên được phát hiện có khả năng ăn lăng quăng vào
năm 1989, và từ đó được nghiên cứu cả trong phòng thí nghiệm và trên thực tế.
Kết quả nghiên cứu từ năm 1989-1998 ở 26 tỉnh, thành, cho thấy 9 loài
Mesocyclops có sẵn trong tự nhiên, khả năng sinh sản, sống sót và ăn lăng quăng
cao. Tuy nhiên, Mesocyclops chỉ thích hợp với các DCCN lớn như hồ xây, lu,
khạp, giếng hoặc các dụng cụ chứa nước lâu, còn các vật phế thải như chai lọ, tô
chén, lu hũ bể, vỏ đồ hộp, v.v chứa ít nước, không thường xuyên nên
Mesocyclops khó tồn tại và phát triển được.
Ở Việt Nam, nghiên cứu cá diệt lăng quăng được tiến hành và áp dụng có
hiệu quả tốt trong phòng, chống SXHD từ nhiều năm nay. Các tác giả nhận thấy
các loài cá như cá vàng, hắc mô ni, bảy màu, cá lia thia, rô phi, cá rô con, cá sóc,
chép lai, v.v đều có thể sử dụng diệt lăng quăng Aedes aegypti. Các tác giả nhận
thấy các loài cá trên không gây ảnh hưởng tới chất lượng nước trong các dụng cụ
thả cá và chỉ số muỗi Aedes aegypti trong các khu vực có cá giảm từ 2 đến 11 lần
so với vùng đối chứng. Khả năng ăn lăng quăng muỗi của các loài cá rất rõ ràng,
25

×