1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, phòng Đào tạo
Sau đại học và Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho tôi học tập và hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng,
xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi
khí hậu ở Việt Nam” do PGS.TS. Lê Thị Tài làm chủ nhiệm đã cho phép tôi tham
gia và được sử dụng một phần số liệu của đề tài để thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Văn Hiến và các thầy cô bộ môn Giáo dục sức khỏe – Viện Đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng, những người thầy, cô đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo
và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 10/2015
Lê Doãn Hà Nhi
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Doãn Hà Nhi, học viên cao học khóa 22 Trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành y tế công cộng, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Văn Hiến và được sự cho phép sử dụng số liệu của Ban chủ nhiệm đề
tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số
nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” của Trường Đại học Y Hà
Nội mã số ĐTĐL.2012-G/32 do PGS.TS. Lê Thị Tài làm chủ nhiệm đề tài.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và
chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 10/2015
Người viết cam đoan
Lê Doãn Hà Nhi
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC BẢNG
5
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
CBYT
CTV
ĐTNC
ĐKTTB/ĐMĐ
ĐTHTB/ĐMĐ
ĐTNC
EPA
KAP
TYT
SXH
SD/SXHD
WHO
WMO
Biến đổi khí hậu
Trưởng trạm y tế
Cộng tác viên
Đối tượng nghiên cứu
Điểm kiến thức trung bình/điểm mong đợi
Điểm thực hành trung bình/điểm mong đợi
Đối tượng nghiên cứu
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
Kiến thức, thái độ, thực hành
Trạm y tế
Sốt xuất huyết
Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue
Tổ chức y tế thế giới
Tổ chức khí tượng thế giới
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lây hiện nay vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử
vong trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tình hình các bệnh
lây diễn biến phức tạp trong những năm gần đây đã và đang tạo nên nhiều mối đe
dọa đến sức khỏe con người. Trong đó, bệnh cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 là
những bệnh lây truyền nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát những bệnh lây này, trong đó có biến
đổi khí hậu [1]. BĐKH không những ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ
tầng, hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, làm thay đổi xu
hướng của mô hình bệnh tật: xuất hiện một số bệnh mới và sự quay lại của một số
bệnh lây. Dịch cúm A/H5N1 ở người: từ tháng 12/2003-31/12/2010 có 119 ca bệnh,
trong đó 59 ca tử vong. Cúm A/H1N1: ghi nhận ca đầu tiên ngày 31/05/2009, đến
17/12/2010 đã ghi nhận 11.251 ca dương tính trong đó 61 ca tử vong.
Năm 2013, tác giả Trần Huy Bình đã nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ
và thực hành của cộng đồng về phòng chống một số bệnh lây liên quan đến biến đổi
khí hậu tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2013”, trong khuôn khổ đề tài cấp
nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số
nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam”. Nghiên cứu bước đầu đã
chỉ ra những thiếu hụt đối với kiến thức và thực hành của cộng đồng về phòng
chống một số bệnh lây liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt là ba bệnh lây
truyền: bệnh cúm A/H5N1, và bệnh cúm A/H1N1. Sau đó, các giải pháp can thiệp
của đề tài đã được triển khai nhằm góp phần trang bị cho người dân kiến thức,
hướng dẫn thực hành để có thể ứng phó với những tác động của BĐKH đối với ba
bệnh lây kể trên. Liệu can thiệp đã đem đến sự thay đổi như thế nào tới kiến thức,
thái độ thực hành về phòng chống các bệnh cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1? Liệu
mô hình can thiệp có thể duy trì và mở rộng hay không, nhất là hoạt động truyền
thông phòng chống bệnh? Các bài học nào có thể rút ra từ thực tế can thiệp tại xã
8
An Lão, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam? Để đánh giá được tính khả thi cũng như
hiệu quả của chương trình can thiệp, nhằm đưa ra những khuyến nghị cần thiết,
chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo
dục tới kiến thức, thái độ và thực hành về một số bệnh lây của người dân xã An
Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Mô tả sự thay đổi về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân xã An
Lão, huyện Bình Lục, tình Hà Nam trong phòng chống một số bệnh lây trước
(năm 2013) và sau can thiệp (năm 2015).
2. Mô tả ý kiến của cộng đồng về sự phù hợp và tính bền vững của các hoạt
động Truyền thông Giáo dục sức khỏe trong phòng chống một số bệnh lây
tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2015.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về các bệnh lây được đề cập trong nghiên cứu
1.1.1. Bệnh Cúm A/H5N1
- Định nghĩa bệnh:
Virus cúm A/H5N1 là một phân type (chủng) trong nhóm virus cúm A thuộc
họ Orthomyxoviridae, loại hình phân type kháng nguyên Hemagglutinin (HA) là H5
và Neuraminidase (NA) là N1 trên bề mặt capsid của hạt virus hoàn chỉnh, có độc
lực cao gây bệnh dịch nặng nề ở gia cầm và gây được bệnh cúm nặng trên người.
HA và NA là hai protein vỏ có vai trò quan trọng liên quan đến khả năng xâm
nhiễm, độc lực gây bệnh của virus trên vật chủ. Trong đó, protein HA được mã hoá
bởi gen HA (phân đoạn 4) trong hệ gen virus cúm A, có vai trò khởi động quá trình
xâm nhiễm của virus ở tế bào cảm thụ của động vật cảm nhiễm, thông qua sự kết hợp
HA với thụ thể đặc hiệu của nó có trên bề mặt màng của các tế bào này, và do đó
quyết định khả năng thích ứng xâm nhiễm của virus cúm A ở các loài vật chủ. [2].
-
Một số đặc điểm dịch tễ học:
Virus H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia
cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện trên người tại Hồng Kông năm
1997. Tên gọi phân nhóm H5N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ
virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1) [3]. Virus
cúm A/H5N1 luôn có sự biến đổi hệ gen. Sự tích lũy các đột biến điểm nội gen
(antigenic drift), hoặc trao đổi các gen (antigenic shift) của virus A/H5N1 với các
chủng virus cúm A đã thích nghi lây nhiễm trên người trong quá trình lây truyền tự
nhiên, hình thành virus cúm gây đại dịch ở người, như các chủng: A/H1N1;
A/H2N2 và A/H3N1 gây ra trong lịch sử.
Đặc điểm biến đổi thành phần nucleotide và acid amin của gen H5 cho phép
phân tích mối quan hệ tiến hoá và phân type, xác định tương đồng kháng nguyên-
10
miễn dịch và phân định nhóm kháng nguyên (clade) của virus cúm A/H5N1. Do đó,
phân tích, giám sát chặt chẽ gen H5 và hệ gen virus cúm A/H5N1 là thực sự cần
thiết, nhằm tìm hiểu những đặc điểm biến đổi về các đặc tính phân tử gen H5, và
ảnh hưởng của những biến đổi đó đến tương quan kháng nguyên-miễn dịch, qua đó
dự báo sớm và chính xác về dịch tễ học phân tử, giúp định hướng sử dụng và sản
xuất vaccine phòng cúm cho gia cầm, cũng như cho người.
Có nhiều loại vaccine đang được sử dụng và nghiên cứu bao gồm cả vaccine
truyền thống và vaccine thế hệ mới được tạo ra bằng các phương pháp tái tổ hợp và
di truyền ngược. Tuy nhiên các loại vaccine này vẫn có những nhược điểm khó
khắc phục như giá thành cao, khó bảo quản và khó sử dụng (đưa vaccine vào cơ thể
bằng đường tiêm). Do vậy các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tiếp tục phát
triển những loại vaccine mới có tính ưu việt hơn, rẻ hơn, dễ bảo quản hơn và dễ sử
dụng để có thể sử dụng đại trà. Virus Newcastle (NDV) là virus có vai trò dịch tễ
học quan trọng ở gia cầm, là loại có hệ gen đơn sợi RNA, không phân đoạn, không
khép kín, nên trở thành đối tượng lý tưởng tạo vector cho vaccine đa dụng.
-
Tình hình bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới:
Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà
tại Scotland vào năm 1959. Có thể gọi cúm A/H5N1 phân lập năm 1959 tại
Scotland là virus cúm A/H5N1 cổ điển (danh pháp: A-Ck-Scotland (H5N1). Từ đó
cho đến nay, H5 và N1 đã có thay đổi lớn xét về cấu trúc thành phần gen và kháng
nguyên miễn dịch [4]. Sau gần 40 năm không phát hiện, cúm A/H5N1 xuất hiện tại
Quảng Đông (1996), và Hồng Kông (1997) với biến đổi sâu sắc, không những gây
chết gia cầm mà còn thích ứng và gây chết người bệnh. Có thể coi dòng virus cúm
A/H5N1 từ 1996 đến nay là cúm A/H5N1 hiện đại mới xuất hiện [5]. Đặc biệt, từ
2003 đến nay, virus H5N1 gây ra dịch cúm trên gia cầm tại Hồng Kông, Trung
Quốc và lây lan sang hàng chục quốc gia trên thế giới ở châu Á, châu Âu và châu
Phi. Cúm A/H5N1 giai đoạn 2003 đến nay, cơ bản về cấu trúc vẫn như trước đó,
nhưng xét về độc lực (tính gây bệnh), loài vật chủ nhiễm bệnh, tính kháng nguyên -
11
miễn dịch và mức độ truyền lây có nhiều nét đặc trưng hơn và khác với nhiều biến
chủng H5N1 trước đây [6], [7], [8] (Hình 1.1).
Hình 1.1. Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1 (WHO, tính đến
15/09/2008). Phần bôi đậm là vùng dịch cúm xảy ra trên gia cầm; phần bôi nhạt là
vùng dịch cúm chỉ xảy ra trên chim hoang dã [9].
Từ năm 1997, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng
chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ tháng 12/2003 đến
19/6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385 ca nhiễm H5N1
tại 15 nước, chủ yếu ở Châu Á. Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do
H5N1 với 110 người chết trong 135 ca nhiễm. Từ năm 1997, các phân tuýp virus
cúm gia cầm khác cũng đã phát hiện ở người như H7N2, H7N3, H7N7, H9N2 [10].
12
Bảng 1. Tổng số trường hợp nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở người báo cáo cho
WHO từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008.
Quốc gia
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số
Mắc
Chết
Mắc
Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết
Azerbaijan
0
0
0
0
0
0
8
5
0
0
0
0
8
5
Bangladesh
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0
1
0
Cambodia
0
0
0
0
4
4
2
2
1
1
0
0
7
7
Trung Quốc
1
1
0
0
8
5
13
8
5
3
3
3
30
20
Djibouti
0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
1
0
Ai Cập
0
0
0
0
0
0
18
10
25
9
7
3
50
22
Indonesia
0
0
0
0
20
13
55
45
42
37
18
15
Irak
0
0
0
0
0
0
3
2
0
0
0
0
3
2
Lào
0
0
0
0
0
0
0
0
2
2
0
0
2
2
Myanmar
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
1
0
Nigeria
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
0
0
1
1
Pakistan
0
0
0
0
0
0
0
0
3
1
0
0
3
1
Thái Lan
0
0
17
12
5
2
3
3
0
0
0
0
25
17
Thổ Nhĩ Kỳ
0
0
0
0
0
0
12
4
0
0
0
0
12
4
Việt Nam
3
3
29
20
61
19
0
0
8
5
5
5
Tổng
4
4
46
32
98
43 115 79
88
59
34
26 385 243
13
5
10
6
Ghi chú: Số ca mắc bệnh bao gồm cả các ca tử vong. WHO chỉ ghi nhận những ca
được xác nhận bằng xét nghiệm và được báo cáo chính thức. Nguồn: Tổ chức Y tế
thế giới - WHO (tính đến tháng 6/2008) [9].
Từ cuối 2005, cúm A/H5N1, chủ yếu là các chủng virus thuộc phân dòng
Thanh Hải (nguồn gốc vùng Bắc Trung Quốc) bắt đầu lan sang một số nước vùng
Trung Á, trong đó có Nga, rồi tràn ngập Đông Âu và xâm nhập vào các nước vùng
Tiểu Á, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc- Trung Phi, đặc biệt Ai Cập và Nigeria
110
52
13
là các nước chịu thiệt hại nhiều nhất [11]. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong
hơn mười năm qua, trên thế giới đã có hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, gây
thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và kinh tế. Đặc biệt, số người nhiễm và tử
vong do virus cúm A/H5N1, mỗi năm một cao hơn, theo thống kê số người bị
nhiễm cúm gia cầm H5N1 báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới, từ năm 2003 đến
tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường
hợp đã tử vong chiếm tới 63,1%. Việt Nam và Indonesia là các 2 quốc gia có số
người nhiễm và tử vong cao nhất do virus cúm A/H5N1 trên thế giới. Trong số 16
nước có người chết do cúm gia cầm, Indonesia và Việt Nam được WHO xác định là
quốc gia “điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến
hóa thích nghi lây nhiễm và trở thành virus của người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo trong về việc có thể xảy ra đại dịch
cúm, ước tính hàng triệu người mắc bệnh và 2 – 7 triệu người tử vong, do có khả
năng xuất hiện một chủng virus mới có độc lực cao và lây truyền mạnh từ người
sang người, trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Các
nghiên cứu cho thấy rằng có 3 điều kiện cần thiết để xuất hiện đại dịch. Thứ nhất là
chủng virus cúm hoang dã có thể truyền sang cho người. Thứ hai là virus mới có
khả năng nhân lên ở người và gây bệnh. Thứ ba là virus mới có khả năng truyền từ
người sang người và gây ra các vụ đại dịch lớn. Kể từ năm 1997, hai điều kiện đầu
tiên xảy ra ở Hồng Kông năm 1997 và năm 2003 (H5N1), ở Hà Lan năm 2003
(H7N7), ở Việt Nam và Thái Lan năm 2004 – 2005 (H5N1) [10].
-
Tình hình bệnh cúm A/H5N1 tại Việt Nam:
Virus cúm A/H5N1 chính thức được công bố xuất hiện ở Việt Nam vào cuối
tháng 12/2003, đã nhanh chóng gây nên đại dịch cúm gia cầm lớn trong cả nước.
Đây là lần đầu tiên dịch cúm A xảy ra, chưa có một cơ sở nghiên cứu nào ở nước ta
tiến hành nghiên cứu một cách sâu sắc nên đã có sự lúng túng trong việc phòng
chống cũng như dập tắt các ổ dịch. Chỉ trong một thời gian ngắn, dịch cúm gia cầm
đã bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, hàng chục triệu con gia cầm bị
tiêu huỷ, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế quốc dân.
14
Kể từ khi xuất hiện cuối năm 2003, tính đến ngày 10/9/2008 tại Việt Nam đã
có 196 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H5N1, 52 ca tử vong (tỷ lệ
chết/mắc chung là 49%). Các vụ dịch trên người xảy ra trên thế giới gồm 4 đợt cụ
thể như sau [9] [10].
- Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 và 30/03/2004, dịch cúm xảy ra ở các tỉnh Hà
Tây, Long An và Tiền Giang. Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng
đã xuất hiện ở 57/64 thành trong cả nước. Tổng số gà và thủy cầm mắc bệnh, chết
và thiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 17% tổng đàn gia cầm. Trong đó, gà chiếm
30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra, có ít nhất 14,8 triệu chim cút và
các loại khác bị chết hoặc thiêu huỷ. Đặc biệt, có 3 người được xác định nhiễm
virus cúm A/H5N1 và cả 3 đã tử vong trong đợt dịch này.
- Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4 đến tháng 11/2004: dịch bệnh tái phát tại 17 tỉnh, thời
gian cao điểm nhất là trong tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 11/2004 chỉ còn
một điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy được thống kê trong vụ dịch này là
84.078 con. Trong đó, có gần 56.000 gà; 8.132 vịt; và 19.950 con chim cút. Và đã
có tới 27 người mắc bệnh virus cúm A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong.
- Đợt 3 từ tháng 12/2004 cho đến tháng 15/12/2005: dịch cúm gà xảy ra trên 36 tỉnh
thành trong cả nước. Số gia cầm bị tiêu hủy được Cục Thú y thống kê là 1,846 triệu
con (gồm 470.000 gà, 825.000 thủy cầm và 551.000 chim cút). Vào những tháng
cuối năm 2005, dịch cúm gà xảy ra trong tháng 10/2005 lan nhanh trong gần 40 tỉnh
thành và giảm dần trong tháng 12/2005.
- Sau một năm (2006), do áp dụng chương trình tiêm chủng rộng rãi cho các đàn gia
cầm trong cả nước, cùng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, dịch cúm
A/H5N1 không xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đến 06/12/2006 dịch cúm gia cầm
A/H5N1 đã tái bùng phát ở Cà Mau, sau đó lan sang các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang,
Vĩnh Long và Cần Thơ.
- Trong năm 2007, dịch bệnh tái phát tại Hải Dương vào ngày 17/02/2007 và được
khống chế sau 1 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 01/05/2007 dịch bệnh tiếp tục tái phát
tại Nghệ An, sau đó lan sang nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo Báo cáo của
15
Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đến ngày 10/06/2007 dịch đã
xảy ra trên 16 tỉnh, thành phố (Nghệ An, Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định,
Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam,
Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình và Phú Thọ), và chỉ được khống chế hoàn toàn
vào 8/2007.
- Gần đây, dịch bệnh lại tiếp tục tái bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vào tháng
3/2008. Cho đến tháng 6/2008, dịch cúm gia cầm A/H5N1 về cơ bản đã được khống
chế trên toàn quốc.
Dịch cúm A/H5N1 trên người ở Việt Nam có liên quan tới hai hệ thống sông
lớn là sông Hồng và sông Mê Kông, là nơi có mật độ chăn nuôi vịt cao hơn các
vùng khác. Trong đợt dịch 2 và 3, phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh xảy ra ở các
hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Đa số các trường hợp nhiễm cúm ở người có liên quan
tới cúm gia cầm. Bệnh xảy ra ở tất cả cá lứa tuổi từ 4 tháng đến trên 80 tuổi, tuy
nhiên dịch tập trung ở các lứa tuổi dưới 40 và cao nhất ở nhóm 10 – 19 tuổi [10].
1.1.2. Cúm A/H1N1
-
Định nghĩa bệnh:
Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm
A/H1N1 - sự tái tổ hợp của virus cúm lợn, virus cúm gia cầm (không phải H5) và
virus cúm người gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh
trong cộng đồng [12].
-
Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh [13] [14].
Virus A/H1N1 có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia
cực tím, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 0C và các chất tẩy rửa thông thường. Tuy nhiên,
virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh.
Cúm A/H1N1 là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể
gây đại dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt
nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng qua ho, hắt hơi của người bệnh. Ngoài ra bệnh
có thể lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus và từ đó qua tay đưa lên mắt,
16
mũi, miệng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và gần, đặc biệt ở nơi tập
trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế
bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Triệu chứng của người mắc bệnh do virus cúm A/H1N1 có biểu hiện bệnh cảnh lâm
sàng không điển hình, nhìn chung tương tự như hội chứng cúm thông thường (Cúm
mùa). Bệnh nhân biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng cấp tính từ nhẹ đến nặng
tùy thuộc tính cảm nhiễm của từng bệnh nhân như: sốt, viêm họng đường hô hấp,
đau họng, ho khan hoặc ho có đờm, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác
như đau đầu, đau cơ, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nhiều trường hợp có biểu hiện bệnh
cảm nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy hô hấp và suy đa phủ tạng hoặc tử
vong. Thời kỳ ủ bệnh từ 1 đến 7 ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh từ 1 ngày trước
cho tới 7 ngày sau khi khởi phát. Do các triệu chứng trên không đặc hiệu đối với
cúm lợn nên việc chẩn đoán phân biệt các trường hợp có thể nhiễm cúm A/H1N1
với cúm thông thường đòi hỏi việc khai thác tiền sử tiếp xúc với nguồn lây và các
xét nghiệm đặc hiệu để xác định phân tuýp kháng nguyên gây bệnh. Điều đáng lưu
ý hơn đó là cúm thông thường chủ yếu do một số tuýp virus cúm A và virus cúm
tuýp B gây nên, thường gây dịch lẻ tẻ và ít gây thành đại dịch như virus cúm
A/H1N1 do virus cúm A/H1N1 có sự biến thể và là tổ hợp gen của virus cúm lợn,
virus cúm gia cầm (không phải H5) và virus cúm người. Vắc xin cúm mùa trước
đây không chứa thành phần của virus cúm mới này, Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên
cứu và bổ sung thành phần của vắc xin cúm để có thể dự phòng được virus cúm
A/H1N1 năm 2009 và điều đáng mừng là hiện nay loại vắc xin cúm hiện nay đã có
tác dụng bảo vệ chống lại virus cúm A/H1N1. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nhận
định, virus mới này đã kháng với thuốc kháng virus Amantadine và Rimantadine,
nhưng còn nhạy cảm với thuốc Oseltamivir và Zanamivir. Nếu được điều trị sớm thì
có thể giảm biến chứng và tử vong.
-
Tình hình dịch bệnh trên thế giới:
Báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
tính đến ngày 30/08/2009, có 248 trường hợp trẻ em bị nhiễm cúm A/H1N1. Số trẻ
17
em tử vong liên quan do nhiễm cúm A/H1N1 chiếm 203 người (82%), 44 trường
hợp được kết hợp với virus cúm A mà chưa được xác định tuýp virus. Có 01 trường
hợp nhiễm virus cúm B [15]. Tỷ lệ tử vong tính theo nhóm tuổi như bảng 1.
Bảng 2: Tỷ lệ tử vong do cúm A/H1N1 tại Hoa Kỳ, CDC 2009
STT
1
Độ tuổi
<2
2
3
4
Tổng
2–4
5 – 11
12 – 17
Trường hợp tử vong
45
27
92
84
248
Tại Tây Ban Nha, 1918 – 1919 đại dịch cúm gây ra bởi phân tuýp cúm
A/H1N1 là thảm họa y tế đối với con người. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ ngày
khởi phát, người nhiễm bệnh nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong. Ước tính có
khoảng 20 – 40 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới do dịch cúm. Trẻ em và
người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 25-35 có tỷ lệ tử vong cao nhất. Khoảng 25% dân
số Vương quốc Anh và Mỹ đã từng bị mắc bệnh. Bệnh đã tấn công nước Úc đầu
tiên năm 1919 tại Victoria và sau đó lan tới vùng New South Wales, Sydney nơi có
tỷ lệ nhập viện tăng theo cấp số nhân. Đến cuối năm 1919, khoảng 11.500 người
dân Úc đã tử vong trong đại dịch này. Virus tấn công chủ yếu vào người trẻ tuổi và
khỏe mạnh ở Úc, trong đó 60% tử vong xảy ra ở độ tuổi từ 20-45 [16].
Sau ngày 24/4/2009 đã phát hiện hàng loạt các trường hợp có hội chứng
giống cúm tại Mỹ và Mexico và nhiều nước khác trên thế giới với các trường hợp
có triệu chứng như viêm phổi, đặc biệt với người trưởng thành trẻ tuổi. Theo Tổ
chức Y tế thế giới, hầu hết những người tử vong tại Mexico đều có độ tuổi từ 25-45
thay vì trẻ em và người già - những đối tượng dễ mắc cúm nhất từ trước. Tính đến
ngày 2/5, số trường hợp nhiễm virus cúm A/H1N1 tại Mexico đã lên tới 397 ca,
trong đó 16 trường hợp đã tử vong, tiếp theo là Mỹ với 161 trường hợp và 1 trường
hợp tử vong. Tác nhân gây dịch sau đó được khẳng định là do virus cúm A/H1N1.
Hiện nay, virus cúm A/H1N1 đang được coi là nguồn truyền bệnh tiềm tàng, là tác
18
nhân chính gây ra các vụ dịch cúm trên người và có khả năng gây đại dịch [17]
[18].
Bảng 3 Số ca nhiễm cúm A/H1N1 được xác nhận bằng xét nghiệm trên thế giới
tính đến ngày 31/7/2009 (WHO) [13].
Quốc gia
Mắc
Chết
Chết/mắc(%)
Châu Mỹ
98.242
1.008
1,03
Khu vực Thái Bình Dương
26.661
39
0,15
Châu Âu
26.098
41
0,16
Đông Nam Á
9.858
65
0,66
Trung Cận Đông
1.301
1
0,08
229
0
0,00
162.380
1.154
0,71
Châu Phi
Tổng cộng
Theo thông báo số 73 của WHO, tính đến ngày 25/10/2009, toàn thế giới đã
ghi nhận 483.300 trường hợp dương tính với cúm A/H1N, trong đó có 6.071 trường
hợp tử vong [14].
-
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam:
Theo thông báo của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế, tính đến
ngày 16/08/2009 Việt Nam đã ghi nhận 1.454 trường hợp dương tính với cúm
A/H1N1 mới, trong đó có 02 ca tử vong.
Trường hợp mắc cúm A/H1N1 đầu tiên tại Việt Nam là một nam học sinh 23
tuổi ở miền Nam, du học tại bang Wisconsin của Mỹ và trở về Việt Nam ngày
26/5/2009. Trên đường từ sân bay Chicago về Việt Nam có quá cảnh qua Hồng
Kông. Ngày 31/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác nhận mẫu bệnh phẩm
của bệnh nhân này cho phản ứng dương tính với virus cúm A/H1N1. Như vậy, đây
là trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A/H1N1 tại Việt Nam [19].
Bảng 4. Số ca nhiễm cúm A/H1N1 được xác nhận bằng xét nghiệm ở khu vực
Đông Nam Á tính đến ngày 6/8/2009 (WHO) [18].
19
Quốc gia
Mắc
Chết
Chết/mắc(%)
3.207
8
0,25
24
0
0,00
Singapo
1.217
8
0,66
Bruney
786
1
0,13
Malaysia
1.492
14
0,94
Thai lan
10.043
81
0,81
Mianma
15
0
0,00
Lào
156
1
0,64
Indonesia
662
3
0,45
Philippin
Campuchia
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, tính đến ngày 25/10/2009,
Việt Nam đã ghi nhận 10.791 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, 40 trường
hợp đã tử vong. Như vậy, với dân số Việt Nam khoảng 85,8 triệu người, tỷ lệ mắc
là 0,0017%, trong đó tỷ lệ chết/mắc là 0,13%. So sánh với cách ước tính trên, số
trường hợp mắc cúm A/H1N1 xác định được công bố có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với
ước tính (30% ước tính, thực tế thế giới 0,003%, thực tế Việt Nam 0,0017%), nhưng
theo thông báo của WHO, số người mắc cúm trên thực tế hiện nay cao hơn rất nhiều
so với con số được công bố và một số nước đã ngừng việc xét nghiệm cũng như
công bố số ca mắc. Tỷ lệ chết/ mắc (tử vong) hiện nay của Việt Nam 0,13% đang
trong khoảng ước tính từ 0,1- 0,35%, nhưng tỷ lệ chết/ mắc của thế giới hiện nay
0,91% cao gấp 2,6 lần tỷ lệ ước tính (0.35%). Nếu theo ước tính trên, với dân số
Việt Nam khoảng 85,8 triệu người, sẽ có khoảng 25,7 triệu người mắc cúm
A/H1N1 (30%), trong đó: có 85.000 - 300.000 ca tử vong (0,1 - 0,35%), 1,7 triệu
người nhập viện điều trị (2%), 12,8 triệu người có triệu chứng nặng (15%), 70 - 71
triệu người có triệu chứng nhẹ (82,7 -82,9%) [20].
1.2.
Một số kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh cúm
A/H5N1 và bệnh cúm A/H1N1
20
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thái độ và thực
hành về cúm A/H5N1
Bệnh cúm A/H5N1 là bệnh mới nổi lên trong những năm gần đây, bệnh có
ảnh hưởng rộng trên phạm vi thế giới. Đây cũng là một dịch bệnh hiện nay được
quan tâm vì khả năng lây lan và ảnh hưởng của nó trên phạm vi rộng.
Nghiên cứu của tác giả Đặng Mai Oanh và Trần Hữu Bích về Kiến thức,
Thái độ, Thực hành phòng chống cúm A/H5N1 của người sử dụng sản phẩm gia
cầm, quận Tây Hồ Hà Nội, Việt Nam [21] đã chỉ ra rằng các hành vi nguy cơ như
sờ vào thịt, trứng khi mua, không sử dụng phương tiện bảo vệ khi giết mổ và chế
biến gia cầm vẫn tồn tại. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ, giữa thái độ
với thực hành của người dân về mua bán, gia cầm sống, chế biến, sử dụng thịt,
trứng gia cầm an toàn. Nghiên cứu này đã đi đến khuyến nghị là cần truyền thông,
khuyến khích việc áp dụng các biện pháp dự phòng tại hộ gia đình khi sử dụng và
chế biến các sản phẩm gia cầm.
Tác giả Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự [22] đã thực hiện “Nghiên cứu tìm
hiểu nhận thức và biện pháp ứng phó của nhân viên y tế đối với dịch cúm A/H5N1
vào năm 2008 tiến hành tại bảy tỉnh/thành phố tiêu biểu cho bảy vùng sinh thái
trong cả nước gồm: Quảng Ninh, Quảng Bình, Lâm Đồng, Kiên Giang, Sơn La,
Ninh Thuận, Bình Dương. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ số hiểu biết của nhân
viên y tế về những thông tin chung liên quan đến phòng chống cúm A/H5N1 như
nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, đường lây, biện pháp
phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện và trong cộng đồng... thường rất cao, đạt tỷ
lệ từ >80% đến >95%. Phần đông nhân viên y tế trong các cơ sở y tế dự phòng đã
có hiểu biết đúng về cách phát hiện sớm và xử lý các trường hợp nghi nhiễm cúm
A/H5N1. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để có thể triển khai
phòng chống cúm A/H5N1.
Tuy nhiên, đối với một số thông tin cụ thể liên quan đến chẩn đoán phát
hiện sớm và xét nghiệm, tỷ lệ cán bộ y tế có hiểu biết chính xác chưa nhiều. Điều
21
này có thể sẽ làm hạn chế khả năng phát hiện sớm cũng như xử lý kịp thời các ổ
dịch cúm trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trong các cơ sở điều trị,
tỷ lệ nhân viên y tế nắm vững kiến thức về chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn
của Bộ Y tế rất cao từ >80% đến >90%. Hiểu biết của họ về các biện pháp phòng
lây nhiễm trong bệnh viện cũng khá đầy đủ và toàn diện. Kết quả nghiên cứu đáng
chú ý là hiện đang có một khoảng cách rất lớn giữa nhận thức và thực hành của
nhân viên y tế trong xử trí các trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1 cũng như sử
dụng các biện pháp phòng hộ tự bảo vệ trong khi làm việc. Chỉ có >50% xếp bệnh
nhân vào khu vực cách ly khi có dấu hiệu nghi ngờ; >44% chỉ định làm các xét
nghiệm và >17% thông báo với cơ quan chức năng. Có tới 97,8% cán bộ cho biết
phải sử dụng các phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân, song trong thực
tế chỉ có 2% đã sử dụng khẩu trang và găng tay khi khám bệnh cho bệnh nhân có
dấu hiệu về đường hô hấp... Nguyên nhân của sự cách biệt này có thể là do sự chủ
quan của nhân viên y tế, nhất là ở những vùng chưa có dịch xảy ra. Mặt khác cũng
có thể do thói quen, do thiếu ý thức dự phòng lây nhiễm, do thiếu hiểu biết về cách
thức sử dụng (đối với quần áo, mặt nạ, găng...), do thiếu phương tiện phòng hộ và
do áp lực công việc không có đủ thời gian để thực hiện các biện pháp phòng hộ.
Hiểu biết của nhân viên y tế thuộc các cơ sở điều trị về phác đồ điều trị cúm
A/H5N1 còn chưa đầy đủ, do chưa được hướng dẫn chi tiết, cũng như chưa có
nhiều trường hợp bệnh nhân trong thực tế để thực hành.
Kiến thức và kỹ năng vận hành các máy hỗ trợ điều trị (máy thở) còn nhiều
bất cập. Các nội dung mà cán bộ y tế mong đợi được tiếp nhận thông tin gồm có:
mức độ nguy hiểm của bệnh; triệu chứng thường gặp; cách phát hiện sớm và điều
trị; các biện pháp phòng lây nhiễm trong bệnh viện; cách phòng chống lây nhiễm tại
cộng đồng. Hình thức truyền tải thông tin về cúm A/H5N1 mà cán bộ y tế mong
muốn bao gồm: tập huấn, truyền hình, hội thảo, sinh hoạt khoa học, sách báo, tạp
chí, đặc san, cẩm nang, tờ rơi và trang web. Trong những năm gần đây, các địa
phương đều đã chú trọng tới việc triển khai rộng khắp trên địa bàn các hoạt động
phòng chống cúm A/H5N1 như: mở các lớp tập huấn cho nhân viên y tế, đầu tư cơ
22
sở vật chất, thuốc và trang thiết bị, tổ chức diễn tập, kiểm soát đàn gia cầm bị bệnh,
xử lý các ổ dịch... tuy nhiên khả năng ứng phó của các cơ sở y tế còn nhiều bất cập
do thiếu các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc,
thiếu trang bị bảo hộ, thiếu nhân lực y tế và chính sách chế độ đãi ngộ chưa đồng
bộ. Một số khuyến nghị mà nghiên cứu này đưa ra là: Tăng cường hơn nữa hoạt
động truyền thông về phòng chống cúm A/H5N1 cho nhân viên y tế. Về nội dung
các thông điệp: cần tiếp tục TT-GDSK về mức độ nguy hiểm của bệnh, triệu chứng
thường gặp, cách phát hiện sớm và điều trị, các biện pháp phòng lây nhiễm trong
bệnh viện, cách phòng chống lây nhiễm tại cộng đồng, kỹ năng truyền thông giáo
dục sức khỏe trong phòng chống cúm A/H5N1. Về các kênh truyền thông cần huy
động: cần thiết phải thường xuyên tiến hành mở các khóa tập huấn về phòng chống
cúm A/H5N1 cho cán bộ y tế, tổ chức các khóa đào tạo giảng viên (TOT) cho giảng
viên tuyến tỉnh, tổ chức các hội thảo, sinh hoạt khoa học, đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng đặc biệt là truyền hình, biên soạn và phát hành rộng rãi các
tài liệu truyền thông, đăng tải trên các trang web. Bổ sung một số chế độ chính sách
có liên quan đến phòng chống dịch như: hỗ trợ phụ cấp độc hại cho cán bộ, lái xe
của các Trung tâm Y tế Dự phòng tuyến huyện, tỉnh khi tham gia chống dịch
Cũng trong năm 2008, tác giả Vũ Minh Hạnh và cộng sự đã tiến hành một
nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân thuộc một số vùng dân tộc
thiểu số đối với cúm A/H5N1 [23]. Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy: Chỉ số
hiểu biết của người dân thuộc các dân tộc thiểu số về những thông tin chung liên
quan đến phòng chống cúm A/H5N1 như biết tên bệnh, mức độ nguy hiểm, đường
lây, biện pháp xử lý khi gia cầm bị bệnh, biện phòng lây nhiễm cho gia cầm, biện
pháp phòng lây nhiễm cho người tương đối cao. Tuy nhiên đối với một số thông tin
cụ thể liên quan đến nguồn lây, triệu chứng của bệnh ở người, cách thức thông báo
khi có gia cầm bị bệnh, cách nuôi gia cầm an toàn, các cách phòng bệnh cho gia
cầm, các cách phòng bệnh cho bản thân... tỷ lệ người dân có hiểu biết chính xác,
đầy đủ chưa nhiều. Có >60% dân chưa nhận biết hết được các nguồn lây bệnh, nhất
là đối với các chất thải của gia cầm, đây có thể sẽ là yếu tố nguy cơ làm bùng phát
23
dịch bệnh. Tỷ lệ người biết thông báo thông tin về tình hình dịch tới đúng địa chỉ
không cao, chỉ khoảng >50%. Đáng chú ý là hiện nay ở hầu hết các tỉnh trong cả
nước, phần đông dân cư vẫn ngộ nhận cho rằng chỉ xuất hiện dịch cúm ở gia cầm
đối với những gia cầm nuôi nhốt tập trung và sử dụng thức ăn công nghiệp còn với
gà nuôi thả rông thì không bị bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy học vấn và mức
sống là những yếu tố có ảnh hưởng rõ nét đối với nhận thức của người dân về
phòng chống cúm A/H5N1. Do vậy đối tượng đích cần tăng cường hoạt động truyền
thông trong thời gian tới là nhóm người nghèo, nhóm có trình độ học vấn thấp,
đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Về thực hành các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm của
đồng bào các dân tộc thiểu số còn thấp. Hầu hết các hộ gia đình hiện vẫn đang nuôi
gà theo tập quán cũ và thói quen cố hữu như thả rông, nuôi trong chuồng ngay gần
nhà. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây Nam bộ hiện vẫn đang tồn tại thói quen nuôi
gia cầm theo đàn và thả chạy đồng từ tỉnh này qua tỉnh khác tìm kiếm thức ăn thậm
chí còn chạy sang cả Căm-pu-chia. Đây là một thói quen tiềm ẩn nguy cơ cao có thể
dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh. Tỷ lệ hộ gia đình có tiêm phòng vắc xin cho
gia cầm còn thấp (38,5%). Còn có khoảng cách rất lớn giữa nhận thức và thực hành
hành vi an toàn trong phòng lây nhiễm cúm A/H5N1 của người dân. Tỷ lệ người
dân có hành vi an toàn trong phòng lây nhiễm cúm A/H5N1 cho bản thân trong chế
biến cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm không cao.
Các tác giả của nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến nghị là các nhóm đối
tượng đích cần được chú trọng truyền thông về phòng chống cúm A/H5N1 trong
thời gian tới là nhóm người nghèo, nhóm có trình độ học vấn thấp, nhóm có thói
quen nuôi gia cầm chạy đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các khu vực Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ. Nội dung các thông điệp cần tiếp tục tuyên truyền gồm có:
Mức độ nguy hiểm của bệnh trong đó cần cập nhật những số liệu về các trường hợp
nhiễm mới trên thế giới, ở trong nước; cung cấp các thông tin về sự biến đổi của
virus... ; Nguồn lây lan cần đề cập đầy đủ và chi tiết tất cả những tác nhân có thể
làm lây truyền như: phân, dớt dãi gia cầm bị bệnh, chuồng trại nhiễm bệnh...; Cách
24
nuôi gia cầm an toàn: chọn gia cầm có nguồn gốc, nhốt riêng gia cầm mới, nuôi gia
cầm trong khu có rào chắn và ở cách xa nhà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại,
không nuôi gia cầm chạy đồng và ở ao đầm...; Cách thức xử lý khi có gia cầm bị
bệnh như thông báo dịch cho ai, chôn hủy gia cầm như thế nào đó chú ý cập nhật
những triệu chứng mới xuất hiện ở gia cầm và ở người, các biện pháp phòng lây
nhiễm trong chế biến và sử dụng sản phẩm của gia cầm.
Một nghiên cứu hồi cứu 92 bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 từ năm 20032008 (56 bệnh nhân ở miền Bắc và 36 bệnh nhân ở miền Nam), nhận thấy: bệnh
nhân mắc cúm A/H5N1 ở các lứa tuổi khác nhau, tuổi trung bình của bệnh nhân ở
miền Bắc là 25,7 ± 12,5, ở miền Nam là 31,5 ± 12,5, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi
20-60 (miền Bắc là 59,0%, miền Nam là 63,9%). Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân tại các
tỉnh miền Nam (58,4%) cao hơn so với các tỉnh miền Bắc (28,6%) với p < 0,05.
Nguyên nhân gây tử vong cao ở miền Nam là do người dân ít hiểu biết về mức độ
nguy hiểm của virut cúm A/H5N1, nên thời gian nhập viện muộn (trung bình ở
ngày thứ 7,3 ± 2,6), khi vào viện bệnh đã tiến triển nặng và tử vong nhanh [24].
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thái độ và thực
hành về cúm A/H1N1
Trong chương trình phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 tại Kuala Lumpur,
Malaysia năm 2012, Latiff LA và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang
trên các bệnh nhân về kiến thức, thái độ và hành vi khi tham gia phòng khám chăm
sóc sức khỏe ban đầu Kuala Lumpur, Malaysia. Đa phần những người được hỏi là
nữ (56,8%) có độ tuổi từ 18-27 (28,9%). Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa kiến
thức về triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa với trình độ học vấn. Kiến thức có
ảnh hưởng quan trọng đến thái độ, thực hành của người dân (P<0,001). Ngoài ra
còn có sự kết hợp giữa mức độ điểm thái độ của những bệnh nhân này và giới tính
của họ (p = 0,03), và trình độ học vấn (p = 0,001). Điểm thực hành phòng chống
cúm A/H1N1 đã được tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa các thực hành và
trình độ học vấn (p<0.001). Các kết hợp đáng kể giữa kiến thức và thái độ (p
25
<0,001), kiến thức và thực hành (p <0,001), cũng như thái độ và thực hành liên
quan đến bệnh cúm A/H1N1 (p <0.001). Kiến thức có ảnh hưởng quan trọng trên
bệnh nhân, thái độ và thực hành của họ, đặc biệt đây là kiến thức thực hành về một
bệnh đại dịch lây truyền [25]
Trong một nghiên cứu của Sarmiento MP và cộng sự về kiến thức và thực
hành về phòng chống và kiểm soát dịch cúm A/H1N1 trong cộng đồng
Floridablanca, Santander, Tây Ba Nha. Có 340 người tham gia phỏng vấn, trong đó
có 97,4% nhận thức được sự nghiêm trọng của dịch bệnh, rửa tay xà phòng và đeo
khẩu trang y tế được trả lời là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Có mối liên quan giữa
kiến thức và hành động phòng ngừa bệnh, giữa trình độ học vấn với xử trí các triệu
chứng bệnh, giữa độ tuổi với thói quen rửa tay xà phòng [26].
Nghiên cứu kiến thức thái độ, hành vi của cha mẹ học sinh đối với cúm
A/H1N1 ở Ý [27] đã đưa ra kết quả là trong tổng số 781 đối tượng được mời tham
gia, tỷ lệ trả lời 60,1%. Chỉ có 32,3% số người được hỏi xác định chính xác được
các phương thức lây truyền chính và các biện pháp phòng ngừa chính với bệnh cúm
A/H1N1. Các kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy rằng kiến thức cao
hơn đáng kể ở những người có trình độ giáo dục cao và làm việc như nhân viên y tế.
Mức trung bình nhận thức nguy cơ mắc cúm A/H1N1 là 4,6 và mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến cho thấy một nguy cơ nhận thức cao hơn đáng kể liên quan tới
việc chưa lập gia đình, có nhiều hơn một con trai, không làm việc trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe và những người cần thêm thông tin về bệnh cúm A/H1N1. Ít
hơn một phần ba (28,8%) số người được hỏi đã đến thăm khám bác sĩ ít nhất một
lần trong 2 tháng trước cuộc điều tra do bất kỳ lý do liên quan đến cúm A/H1N1và
các mô hình hồi quy đa biến chỉ ra rằng phụ nữ và những người có nhiều hơn một
con trai có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Như vậy có thể thấy là có tình trạng tồn
tại khác nhau về mức độ KAP của các đối tượng nghiên cứu về cúm A/H1N1, giữa
các cuộc điều tra ở khu vực khác nhau trên thế giới. Điều này gợi ý là mỗi khu vực
cũng cần có các điều tra nghiên cứu KAP về cúm A/H1N1 để có được đầy đủ các
thông tin làm cơ sở cho xây dựng và lựa chọn các giải pháp và lập kế hoạch can