Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.55 KB, 15 trang )

HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ

1. Một vài nét về sự hình thành
Những dấu hiệu quan trọng của hội chứng này được Morgagni mô tả từ lâu khi
ông nhận xét rằng “ xơ vữa động mạch và béo tạng thường hay gặp ở những người
con nhà dòng dõi”. Ông mô tả đó là những người có đặc điểm công việc là” làm
việc nghiên cứu sách vở, có cuộc sống tĩnh tại, thời gian làm việc nhiều hơn là vận
dộng, người thường có những bữa ăn thừa năng lượng”, tức là không phải ở những
người lao động chân tay, không phải người có hoạt động thể lực nặng
Sau đó, Kylin nă 1923 đã mô tả những dấu hiệu có liên quan đến nhóm các triệu
chứng này
Một sự kiện quan trọng khác cần được ghi nhận đó là, năm 1947 Vague đã chia
béo phì ra làm 2 loại, béo Gynoid và Andoi. Béo Gynoid được đặc trưng bởi sự
tập trung của mô mỡ ở quanh đùi và mông, trong khi đó béo Androi đặc trưng bởi
sự tập trung của mô mỡ ở bụng. béo Andoi có liên quan nhiều đến kháng insulin.
Những tiền đề quan trọng khác để người ta đưa ra khái niệm hội chứng chuyển
hoá tiếp theo là việc tìm ra mối liên quan giữa các acid béo tự do(FFA) và nồng độ
insulin, là kỹ thuật kẹp insulin glucose máu bình thường. Cuối cùng là hàng loạt
các khái niệm được hoàn thiện như quá trình tiếp nhận glucose được insulin hoạt
hoá, các tiêu chuẩn về rối loạn chuyển hoá lipid, những tiêu chuẩn về tăng huyết
áp… tất cả đã giúp cho sự ra đời một “ hội chứng chuỷen hoá”
Năm 1938, Gerald Reaven mô tả “ Hội chứng X” bao gồm một nhóm các yếu tố
nguy cơ của bệnh lý mạch vành như tăng huyết áp, tăng glucose máu, tăng TG và
hạ HDL-c máu. Reaven cũng đưa ra giả thuyết coi kháng insuln có vai trò trung
tâm trong cơ chế bệnh sinh của “ Hội chứng X”. Bởi vậy còn có những tên gọi
khác “ HC kháng insulin”, “ HC Reaven”. Hc này cũng còn dược các nhà dịch tễ
học Australia bổ sung thành Hc CHAO bao gồm các bệnh mạch vành, tăng huyết
áp, xơ vữa mạch, béo phì và đột quỵ (Coronary artery diease, Hypertension,
Atherosclerosis, Obesity and Stroke)
Trong thực tế hội chứng chuỷen hoá bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu
hiệu thường gặp trong các bệnh “ có tính chất chuyển hoá”- nhất là nhóm bệnh nội


tiết- tim mạch. Cũng trong thời gian này nhiều tác giả với những nghiên cứu khác
nhau đã từng bước thống nhất các tên gọi, các tiêu chuẩn chẩn đoán
- Hc chuyển hoá(Metabolism syndrom)
- Hc rối loạn chuyển hoá(Dysmetabolism syndrom)
- Hc kháng insulin( Insulin resistance syndrom)
- Hc X chuyển hoá(X syndrom)
Nhìn chung các tác giả sau này là nhóm các tác giả xuất phát từ mục đích nghiên
cứu của mình để đưa ra những tiêu chuẩn riêng biệt, phục vụ cho mục tiêu phòng
chống bệnh tật mà nhóm đó theo đuổi. Song thực tế, ngoài phần đặc điểm của
riêng mình, họ đều có những tiêu chí chẩn đoán chng. Năm 1998 một nhóm nhà
nghiên cứu của WHO xác định vị trí của hc này và goi là HC chuyển hoá và
khuyến cáo không nên gọi là HC kháng Insulin vì cho rằng việc gọi tên nà là do
hiện tượng káng insulin không phải là nguyên nhân cơ bản của tất cả các yếu tố
nguy cơ tạo nên hội chứng.
2. Định nghĩa và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá (HCCH)
2.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán
Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm các tác giả. Giới
thiệu một số tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO:
Đây là tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ biến nhất
* Tiêu chí bắt buộc là kháng insulin(tiêu chí A): được xem là có kháng insulin
khi có motọ trong các biểu hiện:
- Đái tháo đường týp 2
- Rối loạn dung nạp glucose- IGT(sau nghiệm pháp OGT)
- Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói- IFG
- Glucose máu bình thường nhưng có tăng insulin máu
* Các tiêu chí khác(tiêu chí B):
- Tăng HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc tâm trương ≥ 140mmHg và/hoặc tâm
trương ≥ 90mmHg
- Rối loạn chuyển hoá lipid:

+ Triglycerid(TG) > 1,7mmol/l và/hoặc
+ HDLc <> 0,9(với nam); > 0,85(với nữ) hoặc BIM > 30(với người châu Âu, châu
Mỹ) BMI > 27 với người châu Á
- Microalbumin niệu dương tính:
- Tiêu chuẩn AER ≥ 20mcg/phút hoặc Albumin niệuk/Creatinin niệu> 30m/g
Để chẩn doán xác định có HCCH buộc phải có tiêu chí A(một trong 4 điểm của A)
thêm vào từ 2 điểm trở lên của tiêu chí B
2.1.2 Tiêu chuẩn của ATPIII thuộc chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia
của Hoa Kỳ(NCEP- National Cholesterol Education Program):
- Glucose máu lúc đói ≥ 5,6mmol/l
- HA ≥ 130/85mmHg
- TG > 1,7mmol/l(> 50mg/dl)
- HDL-c <> 102(với nam); > 88cm với nữ
Để xác định có HCCH phải có từ 3 tiêu chuẩn trở lên
2.1.3 Tiêu chuẩn của các nhà nội tiết Mỹ(American Association of Clinical
Endocrinologists- AACE):
- Thừa cân/béo phì( BMI> 25)
- Tăng TG > 1,7mmol/l
- HDL-c thấp: nam <> 7,8mmol/l
- Glucose máu lúc đói từ 6.1 đến 7.0mmol/l
- Các yếu tố nguy cơ khác cũng được tham khảo như tiền sử gia đình có người
mắc bệnh đái tháo đường typ 2; có tăng huyết áp; có mắc bệnh tim; có HC buồng
trứng đa nang; hoặc lối sống tĩnh tại, tuổi cao, hoặc ở trong nhóm người có yếu tố
nguy cơ cao giống như người mắc bệnh đái tháo đường.
2.1.4 Tiêu chí của nhóm nghiên cứu về kháng insulin của châu Âu(EGIR-
European Group for the study of insulin resistance):
A- Tiêu chí bắt buộc có tăng insulin máu
B- Các tiêu chí khác:
- Tăng glucose máu: glucose máu lúc đói ≥ 6.1mmol/l
- Tăng huyết áp HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg

hoặc đã điều trị thuốc hạ áp
- RLCH lipid:
+ Tăng TG > 2mmol/l
+ HDL <> 90cm với nam > 80cm với nữ
Để chẩn đoán xác định phải có tăng insulin máu(tiêu chí A) với ít nhất 2 điểm của
tiêu chí B
2.2 Một số nhận xét về các tiêu chuẩn chẩn đoán
* Vai trò của test dung nạp glucose bằng đường uống (OGT test)
Đánh giá về OGTT(oral glucose tolerance test) có nhiều ý kiến khác nhau, tuỳ
theo mục đích của nhóm nghiên cứu. Cả WHO và AACE đều sử dụng test này để
làm phương tiện tìm tiêu chí đánh giá tình trạng chuyển hoá đường trong khi ATP
III lại ít quan tâm về vấn đề này. Do mụcđích chính là xác định mối liên quan giữa
HCCH với bệnh lý mạch vành, ATP III đã xác định có 6 yếu tố liên quan:
- béo bụng
- RL lipid máu tạo vữa xơ động mạch
- Tăng HA
- Kháng insulin ± rối loạn dung nạp glucose
- Tình trạng dễ viêm nhĩêm động mạch
- Tình trạng tăng đông
Các tác giả quan tâm đến vấn đề kháng insulin thì lại dùng OGT test như một
phương tiện chẩn đoán. Như tiêu chuẩn của WHO chẳng hạn các tác giả cho rằng,
HCCH đã có ngay từ khi có dấu hiệu kháng insulin, tức là có biểu hiện tăng
insulin máu mà glucose máu vẫn ở mức bình thường
Có lẽ đây là những quan điểm chung đang gây tranh cãi trong khi bàn về tiêu chí
của HCCH. Cho tới nay có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng OGT test là cần
thiết vì khi tiến hành OGT test người ta có thể biết tình trạng chuyển hoá glucose,
cùng lúc vừa đánh giá cả tiên lượng diễn biến bệnh. Thông thường IGT tới đái
tháo đường là 6%/năm và IFG là 3%/năm. Trong thực tế nếu áp dụng tiêu chuẩn
của ATP III mà dùng OGT test thì tỷ lệ mắc HC chuyển hoá ở lứa tuổi trên 50 sẽ
tăng 5%

Về tiên lượng diễn biến, người ta cũng còn thấy rằng những người có rối loạn
dung nạp glucose đồng thời có suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói sẽ có nguy
cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn hẳn những người chỉ có rối loạn dung nạp glucose
nhưng có có suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói
* Đánh giá về tiêu chuẩn của WHO và ATP III
Sự khác biệt cơ bản của 2 tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất hiện này là ở
quan điểm nhìn nhận về vai trò của kháng insulin. Tiêu chuẩn của WHO coi kháng
insulin có giá trị như đái tháo đường, như các bất thường khá của chuyển hoá
glucose.Ngược lại ATP III chỉ có một tiêu chí là glucose máu lúc đói ≥ 6,1mmol/l.
Rõ ràng trong tiêu chuẩn này không coi trọng vai trò của kháng insulin. Do không
sử dụng nghiệm pháp tăng đường huyết vào chẩn đoán nên tiêu chuẩn này đã bỏ
sót số người mắc bệnh đái thoáo đường dạng tiềm ẩn.
Vấn đề sử dụng tiêu chuẩn béo trung tâm đựoc nhất trí cao. Thực chất người thừa
cân, béo phì thường có kháng insulin. Đặc biệt thể béo bụng được chú ý nhiều
hơn.
Thật ra cả 2 tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO và ATP III đều bỏ sót một số lượng
không nhỏ người có kháng insulin, có yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh lý tim
mạch
Vần đề gọi tên, tháng 11 năm 2004 tại hội nghị quốc tế lần thứ 2 về HC kháng
insulin, nhiều tác giả đề nghị nên lấy lại tên là HC Reaven. Bởi lẽ hc này đã tôn tại
qua thời gian dài và có những đóng góp tích cực, nhưng rất khó có được sự thống
nhất trong cách nhìn nhận đánh giá bởi có nhiều quan niệm xuất phát từ những
mục tiêu nghiên cứu khác nhau
2.3 Tỷ lệ mắc bệnh
Do không có sự thống nhất nên theo các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau sẽ có sự
khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh
Theo tuổi
- Nam <> 55 theo WHO có 23%, EGIR có 33%
3. Sinh lý bệnh học của HCCH
Sinh lý bệnh của HCCH rất phức tạp, nó vừa gồm các yếu tố đan xen có liên quan

tới nhau như béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng kháng insulin lại
vừa có những yếu tố độc lập như bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh
có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm
nhĩêm, sự thay đổi nồng độ hormon… đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của
bệnh
3.1 Béo phì và sự phân bố mỡ bất thường của cơ thể
ATP III coi béo phì như một yếu tố chính làm tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hoá, ít
nhất là về khía cạnh dịch tễ. Béo phì còn là yếu tố thuận lợi gió phần làm tăng
huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL-c, làm tăng nồng độ
glucose máu. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại làm tăng nguy cơ bệnh lý tim
mạch
Trong các loại béo phì thể béo bụng có liên quan với HCCH chặt chẽ hơn cả. Các
mô mỡ dư thừa là nguồn phóng thích vào tuần hoàn các acid béo không este hoá(
NEFA- nonesterified factty acid), các cytokin; PAI-1(plasminogen activator
inhibitor-1) và adiponectin. Các yếu tố này đã làm tăng đề kháng insulin, tăng tạo
khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho khả mảng
vữa xơ hình thành và phát triển
3.2 Kháng insulin
Tuy còn tranh cãi nhiều về tính thống nhất của những HC này nhưng lại đều thừa
nhận vai trò kháng insulin có liên quan chặt chẽ thậm chí có vai trò trung tâm
trong mối liên quan với các rối loạn khác trong hội chứng
Vị trí hoạt động của insulin là ở cơ xương, mô mỡ, gan và có thể là hệ thống thần
kinh trung ương
Ở cơ xương, insulin tăng vận chuyển glucose, tăng oxy hoá glucose và tăng tổng
hợp glucose, ức chế phân huỷ các protein và lipid
Ở mô mỡ, insulin tăng vận động chuỷe hoá glucose và các acid béo thông qua hoạt
đọng của enzym lipoprotein lipase, nhưng lại ức chế phân huỷ lipid
Ở gan, insulin ức chế phân hủy glycogen, kích thích tạo mỡ và bài tiế VLDL-c
Kháng insulin cùng với chuỗi chuyển hoá của nó gồm tăng glucose máu, rối loạn
chuyển hoá lipid, tăgn huyết áp. Đây đều là những nguy cơ tiềm tang; đặc biệt với

các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu ngoại vi gây tỷ lệ tử vong cao.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về vai trò của kháng insulin trong HCH. Nghiên
cứu của Laoksonen(2002) cho thấy có tới 95% nam giới trong quần thể nghiên
cứu có kháng insulin
Người ta cũng biết rằng kháng insulin không phải là nguyên nhân gây béo phì;
nhưng kháng insulin có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh béo phì.
Kháng insulin tăng insulin máu còn là nguyên nhân của nhìeu yếu tố nguy cơ khác
trong HCCH
Kháng insulin tăng song hành với tăng tỷ lệ mỡ của cơ thể. Đa số những người có
BMI ≥ 30 đều có tăng insulin máu sau ăn; đều có giảm độ nhạy cảm với insulin ở
mô đích. Với một số quốc gia châu Á đã xảy ra ở ngay những người có BMI ≥ 25
Kháng insulin cũng làm tăng nồng độ insulin (và proinsulin) trong máu; gay ra hậu
quả là làm tăng lượng PAI-1. Chính việc tăng bất thường nồng độ PAI-1 sẽ làm
quá trình tiêu fibrin bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương mạch
máu dễ dàng hơn
Kháng insulin thúc đẩy nhanh sự tăng tạo ra các LDL-c các TG làm tăng các sản
phẩm tạo glucose ở gan; hình thành và thúc đẩy quá trình kháng insulin ở gan.
Cuối cùng cũng chính insulin bằng nhiều cơ chế khác nhau đã góp phần làm tăng
huyết áp
Nhiều tác giả cho rằng kháng insulin là yếu tố chính, yếu tố cốt lõi của HCCH.
Kháng insulin vừa là một yếu tố độc lập, vừa là yếu tố liên kết các yếu tố khác để
tạo ra hội chứng này; vì người bệnh có kháng insulin lâu ngày sẽ gây ra hậu quả
làm rối loạn dung nạp glucose, tức là đã đẩy mức yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch
vành từ nhẹ lên rất nặng, theo phân loại của ATP III lúc này chính bản thân việc
tăng glucose máu lại đã là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý mạch vành
3.3 Các yếu tố độc lập khác nhau trong HCCH
- Các yếu tố về gen và môi trường
- Yếu tố về tuổi
- Các yếu tố về sự thay đổi nội tiết
- Tình trạng dễ viêm nhiễm

3.4 Cơ chế
3.4.1 Hình thành các mảng xơ vữa
Là cả một quá trình từ rối loạn các tế bào nội mạc thành mạch tạo ra các tế bào
viêm, phối hợp với các yếu tố khác để tạo mảng xơ vữa
Quá trình này từ khi bắt đầu( tích tụ các lipoprotein trên bề mựt tế bào nội mô) cho
đến khi kết thúc(tạo ra mảng xơ vữa) đều có sự tham dự của kháng insulin và/hoặc
các yếu tố khác tạo nên HCCH
3.4.2 Huỷ hoại tế bào nội mạc mạch máu
Tế bào nội mạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chức năng mạch
máu, chúng vừa bài tiết các chất làm co mạch như Endothelin -1. angiotensin II lại
vừa bài tiết các chất gây giãn mạch như prostacyclin, NO để điều hoà trương lực
thành mạch và dòng chảy của máu.
Ngoài ra nó còn điều hoà phân huỷ fibrin thông qua quá trình hoạt hoá và ức chế
hoạt hoá các plasminogen mô được tiết ra từ các tế bào nội mô (tPA- endothelium
derived tissue plasminogen activator; PAI-1). Người ta cho rằng ở những người có
tình trạng kháng insulin, sẽ có tăng tiết các PAI-1 sẽ làm khởi phát quá trình tạo
các mảng xơ vữa
Ngoài ra các tế bào nội mô còn tăng tiết các hormon tăng trưởng có tác dụng kích
thích sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ trơn thành mạch, tạo điều kiện
cho sự kết bám và kết dính, từ đây sẽ phát triển quá trình viêm nhiễm để tạo mảng
xơ vữa
Kháng insulin và HC suy giảm chuyển hoá thường kết hợp với sự suy giảm chức
năng tế bào nội mô dẫn đến hiện tượng tăng co mạch và tăng đông.
Một thực tế lâm sàng cũng được coi là bằng chứng về vai trò của kháng insulin.
Đó là trong điều trị nếu dùng metfomin hoặc glitazon có thể tăng tình trạng nhạy
cảm của insulin song song với cải thiện tốt chức năng của tế bào nội mô mao
mạch. Tương tự như vậy việc giảm TG dùng thuốc chống quá trình oxy hoá cũng
đã chứng minh có cải thiện tốt chức năng tế bào nội mô
3.4.3 Béo phì, tăng TG và sự thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch
Quá trình chuyển hoá của các lipoprotein xảy ra tại gan chủ yếu được kiểm soát

bởi insulin. Người có HC kháng insulin thường kết hợp chặt chẽ với rối loạn
chuyển hoá lipid( tăng TG, hạ HDL-c)
Sự phát triển của béo phì, đặc biệt béo bụng, thường thấy có kháng insulin kèm
theo với rối loạn chuyển hoá lipid. Béo tạng có liên quan đến tăng T đặc biệt gắn
bó chặt chẽ đến bệnh lý mạch vành
Ở người béo phì insulin còn giảm tác động lên quá rình phân huỷ lipid, làm tăng
lượng acid béo tự do(FFA) trong tuần hoàn.
Các receptor của LDL-c thường gắn trên bề mặt các tiểu cầu khi hoạt động chúng
sẽ làm tăng nồng độ calci nội bào. Trong trường hợp này sẽ làm tăng tốc độ lắng
và gắn của tiểu cầu vào tế bào nội mô. Quá trình này làm tăng khả năng hình thành
cục máu đông.
Ngoài ra các chất tách ra từ mô mỡ như adiponectin, leptn, TNF-alpha và resitin
đều có ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của insulin
Như vậy kháng insulin có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đều của HCCH và
bệnh lý tim mạch. Quá trình suy giảm chức năng của tế bào nội mô, tăng các
stress, rối loạn chuyển hoá lipid luôn gắn với những rối loạn khác về tình trạng
mạch máu và huyết động.
Những rối loạn này trở lại làm tăng yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch, tăng
nguy cơ xảy ra biến chứng cho những người trưởng tưởng chung như khoẻ
mạch(thực ra họ bị mắc bệnh – hội chứng rối loạn chuyển hoá) và đặc biệt nặng nề
với những người đái tháo đường typ 2 có kháng insulin.

×