Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HỒ THỊ KIM THANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN VÀ HIỆU QUẢ
CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HỒ THỊ KIM THANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN VÀ HIỆU QUẢ
CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Chuyên ngành: Nội – Nội tiết


Mã số

: 62.72.20.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Thắng

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn: Ban
giám hiệu, Phịng Quản lý và Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nội tổng hợp
Trường Đại học Y Hà Nội; Ban giám đốc Bệnh viện lão khoa trung ương đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành bản
luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Thắng, người thầy
đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi
định hướng nghiên cứu và hồn thành các nội dung của cơng trình này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ,
người thầy đã đóng góp những ý kiến quý báu và luôn giúp đỡ, động viên tôi
trong cuộc sống và quá trình học tập, nghiên cứu, viết luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ Bộ mơn Nội tổng hợp đã tận
tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình làm
việc, học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô trong hội đồng khoa học đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện để tơi
hồn thành nghiên cứu của tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện lão khoa trung

ương, Khoa Nội tiết chuyển hóa, Phịng Đào tạo và nghiên cứu khoa học,
Khoa sinh hóa Bệnh viện lão khoa trung ương.
Có được thành quả như ngày hơm nay tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới cha mẹ, chồng, con và những người thân trong gia đình, cùng bạn
bè, đồng nghiệp đã dành những tình cảm yêu thương, thường xuyên giúp đỡ,


động viên, chia sẻ, khích lệ và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân đã nhiệt tình tham gia nghiên
cứu và đóng góp vào thành cơng của đề tài
Hồ Thị Kim Thanh


LỜI CAM ĐOAN

Được sự đồng ý của các tác giả có tên trong bài báo và cho phép sử
dụng số liệu cuả bài báo, của đề tài nghiên cứu cấp Bộ vào nội dung luận
án, tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của tơi, do
chính tôi thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thầy hướng dẫn, không
sao chép của nghiên cứu khác. Những kết quả cơng bố trong nghiên cứu
hồn tồn trung thực và khách quan.

Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận án

Hồ Thị Kim Thanh


CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMI
ĐTĐ
EDV

(Body mass index) Chỉ số khối cơ thể
Đái tháo đường
(endothelium-dependent vasodilation) giãn mạch qua trung gian nội

FFA
GLUT4
HCCH
HDL
hsCRP
IDF
IL
IRS-1
LDL
NCEP ATP III

mạc
(Free fatty acid) Acid béo tự do
(Glucose Transporter 4) Chất vận chuyển glucose 4
Hội chứng chuyển hóa
(High density lipoprotein) Lipoprotein tỉ trọng cao
(high sensitivity C-reactive protein) Protein C phản ứng độ nhạy cao
(International Diabetes Federation) Liên đoàn đái tháo đường thế giới
Interleukin
(Insulin receptor substrate-1) Thụ thể insulin loại 1
(Low density lipoprotein) Lipoprotein tỉ trọng thấp
(National Cholesterol Educated Program Adult Treatment Panel)

Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol - Hướng dẫn điều trị

NF-kB
NMCT
NO
PAI
PI3K
RLLP
sICAM-1
sVCAM-1
THA
TNFα
VLDL

cho người trưởng thành
(Nuclear factor) Yếu tố nhân
Nhồi máu cơ tim
Nitric oxide
(Plasminogen activator inhibitor) Ức chế hoạt hóa plasminogen
Phosphatidylinositol 3-kinase
Rối loạn lipid máu
soluble intercellular adhesion molecule-1
soluble vascular cell adhesion molecule-1
Tăng huyết áp
(Tumor necrosis factor) Yếu tố hoại tử u
(Very low density lipoprotein) Lipoprotein tỉ trọng rất thấp

WHO

(World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HĨA................................................................3
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................3
1.1.2. Chẩn đốn hội chứng chuyển hóa....................................................5
1.1.3. Sinh lý bệnh hội chứng chuyển hóa.................................................8
1.1.4. Hội chứng chuyển hóa và các bệnh liên quan...............................14
1.1.5. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa....................................................16
1.1.6. Điều trị và dự phịng hội chứng chuyển hóa..................................19
1.2. KHÁNG INSULIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN.............23
1.2.1. Định nghĩa kháng insulin...............................................................23
1.2.2. Các nguyên nhân gây kháng insulin..............................................24
1.2.3. Kháng insulin và các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa..........26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........38
2.1. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO
TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA.................................................38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................38
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................39
2.2. MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG
CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI CAO TUỔI.......................................................42
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................42
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................42
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu và cách chọn mẫu............................42
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu......................................43
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH CAN THIỆP TẠI CỘNG
ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN
HÓA.............................................................................................................44

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................44
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................44


2.3.3. Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu.........................................................44
2.3.4. Phương pháp can thiệp..................................................................45
2.3.5. Cách đánh giá hiệu quả can thiệp..................................................47
2.4. CÁCH THU THẬP THÔNG TIN VÀ THÔNG SỐ NGHIÊN CỨU.........49
2.5. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU....................51
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................................53
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU......................................................54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................55
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN
HÓA Ở NGƯỜI CAO TUỔI........................................................................55
3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu tại 2 phường....................55
3.1.2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại hai
phường theo tiêu chuẩn NCEP ATP III chỉnh sửa cho người châu Á
.................................................................................................................56
3.1.3. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi........................57
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO
TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HĨA.................................................60
3.2.1. Chẩn đốn kháng insulin bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp
.................................................................................................................60
3.2.2. Đánh giá mức độ tương quan giữa các phương pháp chẩn
đoán kháng insulin gián tiếp với phương pháp trực tiếp.........................64
3.2.3. Điểm cắt của nồng độ insulin máu lúc đói và HOMA-IR để
chẩn đốn kháng insulin máu ở người cao tuổi.......................................65
3.2.4. Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi tại 2
phường.....................................................................................................67
3.3. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP HỘI CHỨNG CHUYỂN

HĨA TẠI CỘNG ĐỒNG..............................................................................69
3.3.1. Thay đổi các thành phần của hội chứng chuyển hóa.....................69
3.3.2. Thay đổi về hành vi sức khỏe của người cao tuổi.........................75
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................77


4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN
HĨA Ở NGƯỜI CAO TUỔI........................................................................77
4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO
TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA.................................................86
4.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CAO TUỔI.............................................................97
KẾT LUẬN...................................................................................................111
KIẾN NGHỊ.................................................................................................113
DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của WHO.............6
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa của NCEP/ATP
III.....................................................................................................7
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa của IDF.....................7
Bảng 1.4. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở những đối tượng có nguy cơ
cao..................................................................................................18
Bảng 2.1. Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới
áp dụng cho khu vực Đông Nam Á năm 2000 ..........................51
Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII .......................................52

Bảng 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu tại hai phường.............55
Bảng 3.2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của người cao tuổi tại 2
phường..........................................................................................56
Bảng 3.3. Tỉ lệ mắc các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển
hóa ở người cao tuổi.....................................................................57
Bảng 3.4. Tỉ lệ mắc phối hợp các thành phần của hội chứng chuyển
hóa ở người cao tuổi tại 2 phường..............................................58
Bảng 3.5. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở người cao
tuổi.................................................................................................59
Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng nhóm đối tượng nghiên cứu tại bệnh
viện................................................................................................60
Bảng 3.7. Một số đặc điểm sinh hóa của đối tượng nghiên cứu tại
bệnh viện.......................................................................................61
Bảng 3.8. Kết quả nghiệm pháp Hyperinsulinemic-Euglycemic
Clamp............................................................................................62
Bảng 3.9. Giá trị trung bình của các chỉ số gián tiếp đánh giá kháng
insulin............................................................................................63


Bảng 3.10. Mức độ tương quan giữa các chỉ số gián tiếp đánh giá
kháng insulin so với nghiệm pháp kẹp bình đường tăng
insulin máu...................................................................................64
Bảng 3.11. Giá trị insulin máu lúc đói và HOMA-IR ở người cao tuổi tại 2
phường...........................................................................................67
Bảng 3.12. Huyết áp tâm thu và tâm trương (mmHg) trung bình ở
thời điểm trước và sau can thiệp trên những người có hội
chứng chuyển hóa........................................................................69
Bảng 3.13. Các chỉ số BMI, vịng bụng trung bình ở thời điểm trước
và sau can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển
hóa.................................................................................................71

Bảng 3.14. Tỉ lệ thừa cân, béo phì, béo bụng trước và sau can thiệp
ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.............................72
Bảng 3.15. Các chỉ số lipid, glucose máu trung bình trước và sau
can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa............73
Bảng 3.16. Mức độ đề kháng insulin trước và sau can thiệp.....................74
Bảng 3.17. Thay đổi thói quen của người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa trước và sau can thiệp.................................................75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tại Hoa Kỳ..........................18
Biểu đồ 3.1. Tần xuất các rối loạn thường gặp ở người cao tuổi mắc
hội chứng chuyển hóa................................................................58
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ kháng insulin dựa vào nồng độ insulin máu lúc đói
và chỉ số HOMA-IR...................................................................68
Biểu đồ 3.3. Chỉ số huyết áp trung bình của người cao tuổi mắc hội
chứng chuyển hóa ở phường Cộng Hịa trong 12 tháng
.....................................................................................................70
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ điều trị đạt huyết áp mục tiêu.........................................71
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại một số
quốc gia........................................................................................79


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1 Cơ chế bệnh sinh hội chứng chuyển hóa.......................................9
Sơ đồ 1.2 Béo phì liên quan với kháng insulin qua con đường nội
tiết, viêm và thần kinh..................................................................11
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu...............................................................................................48

Hình 1.1: Proinsulin tăng bất thường ở các BN ĐTĐ týp 2.......................25

Hình 3.1. Đường cong ROC biểu thị các giá trị insulin máu lúc đói
để chẩn đốn kháng insulin ở bệnh nhân có hội chứng
chuyển hóa theo nghiệm pháp kẹp HyperinsulinemicEuglycemic Clamp........................................................................65
Hình 3.2. Đường cong ROC biểu thị các giá trị HOMA-IR để chẩn đốn
kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo có hội chứng chuyển hóa
........................................................................................................66


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa là nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì,
rối loạn chuyển hóa glucose, kháng insulin, tăng huyết áp và rối loạn chuyển
hóa lipid máu, tương tác theo nhiều cơ chế phức tạp làm tăng nguy cơ mắc
bệnh tim mạch, đái tháo đường typ 2, ung thư, rối loạn nhận thức… gây
những tổn thất lớn về mặt kinh tế xã hội và được coi là đại dịch toàn cầu. Cơ
chế gây bệnh chưa rõ ràng nhưng tình trạng béo bụng và kháng insulin được
chứng minh là nguyên nhân chính. Gần đây các rối loạn khác như tình trạng
tiền viêm mạn tính, tiền tăng đơng mạn tính, gan nhiễm mỡ và gen cũng đóng
góp vào bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa, làm cơ chế sinh bệnh càng
phức tạp hơn [1]. Có nhiều phương pháp chẩn đoán kháng insulin, nên chọn
phương pháp nào để đánh giá chính xác, thuận tiện trong các nghiên cứu lâm
sàng và cộng đồng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam
hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập vấn đề này ở đối tượng người cao tuổi.
Ước khoảng 20-25% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc hội
chứng chuyển hóa. Họ có nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần, nguy cơ bị nhồi
máu cơ tim tăng 10,56 lần, đột quỵ tăng 3 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường
typ 2 tăng gấp 5 lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa
[2]. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa phụ thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc. Các
vùng địa lý, các dân tộc khác nhau có tỉ lệ mắc khác nhau. Tỉ lệ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển

hóa càng cao [3-5]. Hội chứng này ở người cao tuổi cịn có nhiều đặc điểm và
nguy cơ khác người trẻ tuổi. Tiếp cận điều trị hội chứng chuyển hóa là chúng
ta can thiệp vào giai đoạn sớm, nhằm hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và
đái tháo đường. Trong các phương pháp điều trị, việc thay đổi lối sống là nền
tảng và có vai trị rất quan trọng [6;7]. Muốn can thiệp hiệu quả chúng ta cần


2
nắm rõ các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi, tuy nhiên
các nghiên cứu ở nhóm người cao tuổi chưa được tập trung nhiều. Việt nam
có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao và đã chính thức trở thành nước có dân số già
(tỉ lệ người cao tuổi ≥ 10%) vào năm 2012. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu
quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa” nhằm 3 mục
tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa ở người cao
tuổi tại một vùng của Việt Nam.
2. Xác định tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi mắc hội
chứng chuyển hóa.
3. Đánh giá hiệu quả mơ hình can thiệp cộng đồng đối với người
cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.1.1. Khái niệm
Hội chứng chuyển hóa, cịn được gọi là hội chứng X hay hội chứng rối
loạn chuyển hóa do Reaven đề xuất lần đầu tiên vào năm 1988 bao gồm

kháng insulin, tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp [8;9]. Hội
nghị quốc tế đầu tiên về hội chứng kháng insulin được tổ chức vào ngày 2122/11/2003 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Hội chứng này được cơng
nhận và có mã số bệnh trong phân loại bệnh quốc tế (ICD-9) là 277.7 với tên
gọi hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Từng yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa đều là yếu tố nguy
cơ của bệnh tim mạch và đái tháo đường typ 2. Tuy nhiên, nhóm các rối loạn
này thường xuất hiện đồng thời trên cùng một cá thể, và tương tác làm nặng
thêm các nguy cơ tim mạch. Hội chứng chuyển hóa khơng những làm tăng
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 lên 5 lần mà cịn có giá trị tiên lượng
sự xuất hiện mới của bệnh đái tháo đường typ 2. Hội chứng chuyển hóa là yếu
tố nguy cơ độc lập của một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư
gan, ung thư tuyến tiền liệt…, là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh thận mạn
tính, làm giảm trí nhớ và mức độ nhận thức ở mọi lứa tuổi [10-12]. Nhiều nhà
khoa học đã đưa ra câu hỏi: liệu hội chứng chuyển hóa có tồn tại thực hay chỉ
trên lý thuyết? Hội chứng chuyển hóa đã được chứng minh là một cơng cụ
giúp phát hiện sớm các đối tượng có nguy cơ cao, nhờ đó mà can thiệp và
phịng bệnh hiệu quả.
Tuổi càng cao tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường
typ 2, và các bệnh tim mạch càng cao. Kháng insulin là yếu tố chính gây bệnh


4
đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa tim mạch liên quan. Người cao
tuổi có xu hướng tăng mức độ kháng insulin theo tuổi. Như vậy những người
cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa sẽ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc
đái tháo đường týp 2 và các bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều so với người trẻ
tuổi. Cùng với thời gian, khi độ tuổi tăng dần mức độ chuyển hóa glucose
giảm dần, chủ yếu do giảm hoạt động của insulin. Nhiều nghiên cứu đã khẳng
định kháng insulin là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn
chuyển hóa glucose ở người cao tuổi. Mức độ thu nhận glucose trong nghiệm

pháp kẹp bình đường tăng insulin máu giảm dần theo tuổi. Barbieri và cộng
sự đưa ra giả thuyết giải thích mối liên quan giữa kháng insulin và tuổi, gồm 4
cơ chế:
- Thay đổi cấu trúc cơ thể (nhân trắc): Tuổi có liên quan đến các biến
đổi bất lợi về thành phần cấu trúc cơ thể. Khi so sánh một người lớn
tuổi với một người trẻ tuổi cùng BMI, người cao tuổi có tăng tỉ lệ khối
mỡ nội tạng và mỡ bụng, song hành với giảm tỉ lệ mỡ ở các chi.
- Các thay đổi về môi trường sống: chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo
bão hòa, giảm hoạt động thể lực.
- Các thay đổi về thần kinh nội tiết, xuất hiện các tác động đối lập với tác
dụng của insulin trên mô cơ xương và mô mỡ, giảm chức năng ty thể,
tốc độ sản xuất ATP tại ty thể mô cơ xương giảm.
- Tăng stress oxi hóa
Đồng thời những đặc điểm sinh bệnh học của người cao tuổi cũng giải
thích cho cơ chế tăng tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi [13].
Khái niệm lão hóa và q trình lão hóa nổi tiếng nhất là của Richard Miller,
trường đại học Michigan –Hoa Kỳ. Ơng cho rằng:” lão hóa là q trình biến
đổi một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh về mặt thể chất và tinh thần sang một
cá thể giảm sự khỏe mạnh, dễ nhạy cảm với các chấn thương, bệnh tật và tử
vong”. Các yếu tố cấu thành chính tạo sự thay đổi sinh học ở người cao tuổi là


5
phá hủy gốc tự do, đột biến và sửa chữa DNA, q trình glycat hóa khơng
enzyme và liên kết protein (protein cross-linking). Người cao tuổi có sự thay
đổi trình diện gen, thay đổi lập trình gen liên quan đến tuổi, tích tụ các đột
biến, tích tụ các sản phẩm oxy hóa gốc tự do gây tổn thương tế bào, giảm
chức năng ty lạp thể…[14]. Kết quả là từng thành phần của hội chứng chuyển
hóa đều gây các tác động lâm sàng nặng hơn khi xuất hiện trên cá thể cao tuổi
[15-17]. Hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi được chứng minh là yếu tố

nguy cơ của tử vong do tim mạch, đặc biệt là đột quỵ, bệnh mạch vành và tử
vong chung do mọi nguyên nhân. Phòng và điều trị hội chứng chuyển hóa là
cách hữu hiệu giảm tỉ lệ tàn tật và giữ cho q trình già hóa tự nhiên. Các
nghiên cứu tiến cứu ủng hộ việc phòng hội chứng chuyển hóa từ sớm, từ độ
tuổi trung niên. Cần can thiệp tích cực các yếu tố thành phần của hội chứng
chuyển hóa đặc biệt là tăng huyết áp. Chế độ ăn giảm năng lượng giúp làm
giảm lượng mỡ ổ bụng, mỡ nội tạng, giảm acid béo tự do ở người cao tuổi,
giúp chuyển hóa tích cực hơn. Tuy nhiên việc ăn giảm năng lượng lại đồng
thời làm giảm khối cơ, gây nhiều bất lợi cho người cao tuổi, do đó cần đồng
thời áp dụng chế độ tăng cường hoạt động thể lực. Chế độ ăn giảm năng
lượng nhưng cần đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D cũng là một trong các yếu tố nguy
cơ gây hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi.
1.1.2. Chẩn đốn hội chứng chuyển hóa
Tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa của Tổ chức y tế thế
giới (WHO)
Năm 1998 Tổ chức y tế thế giới (WHO) là tổ chức đầu tiên đưa ra tiêu
chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh vai trị
của kháng insulin. Chẩn đốn xác định khi có tiêu chí chính là một trong các
dấu hiệu của kháng insulin, kèm theo 2 trong số các yếu tố nguy cơ (tiêu chí
phụ).


6
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa của WHO
Tiêu chí chính: có kháng insulin
 Đái tháo đường type 2
 Tăng đường máu lúc đói
 5,6 mmol/L (100 mg/dL)


Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nồng độ glucose 2 h sau khi uống


75g glucose là 7-11 mmol/L (140-199mg/dL)
Ngưỡng thu nạp glucose nhỏ hơn tứ phân vị nhỏ nhất của quần thể
bình thường khi làm nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu

(nếu nồng độ glucose máu lúc đói bình thường)
Các tiêu chí phụ

Huyết áp tâm thu
 140 mmHg
hoặc huyết áp tâm trương

 90 mmHg

hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp

Nồng độ triglycerit máu lúc đói
 1,7 mmol/L

Nồng độ HDL–C: Nam
< 0,9 mmol/L
Nữ


BMI  30 kg/m

< 1,0 mmol/L


2

và/hoặc Tỉ lệ bụng/hông  0,9 ở nam, hoặc  0,85 ở nữ

Microalbumin niệu  20 mcg/phút hoặc albumin/creatinin niệu  30
mg/g
Chẩn đốn HCCH khi ít nhất có 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ
Tiêu chuẩn chẩn đốn của NCEP/ATP III
Tiêu chí được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và các nghiên cứu dịch tễ
học là tiêu chuẩn của Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol/Phiên
bản 3 điều trị cho người trưởng thành (National Cholesterol Education
Program/Adult Treatment Panel III = NCEP/ATP III) được đề xuất vào năm
2001. Bao gồm các tiêu chí sau:
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa của NCEP/ATP III


Vịng eo:



> 88 cm
Nữ
Nồng độ triglycerit máu lúc đói  1,7 mmol/L (150mg/dL)
Huyết áp
 130/85 mmHg



Nam


> 102 cm


7



Nồng độ HDL –C: Nam

< 1 mmol/L

< 1,3 mmol/L
Nữ
Nồng độ glucose máu lúc đói
 5,6 mmol/L (100 mg/dL)
Chẩn đốn HCCH khi có  3/5 tiêu chí
Theo thống nhất chung của ATP III sửa đổi 2005, tất cả các tiêu chuẩn trên


được giữ nguyên, riêng vòng eo chỉnh sửa cho phù hợp với từng quốc gia, đối
với người Châu Á là  90 cm ở nam,  80 cm ở nữ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF)
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của IDF
Tiêu chuẩn bắt buộc: có béo bụng khi vòng bụng
Nam  94 cm, nữ  80 cm
Khu vực Trung và Nam Mỹ
Nam  90 cm, nữ  80 cm

Trung Quốc, Nam Á


Nam  85 cm, nữ  90 cm

Nhật Bản

hoặc BMI >30kg/ m2
Các tiêu chí phụ

Nồng độ triglycerit máu lúc đói

Huyết áp

Nồng độ HDL–C: Nam

 1,7 mmol/L (150mg/dL)
 130/85 mmHg
< 1 mmol/L



Nữ
Nồng độ glucose máu lúc đói

< 1,3 mmol/L
 5,6 mmol/L (100 mg/dL)

Hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo
đường, rối loạn dung nạp glucose
Chẩn đoán HCCH khi ít nhất có 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ
Các Hiệp hội khác nhau đề xuất nhiều tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng
chuyển hóa khác nhau, tuy chưa có sự thống nhất hồn tồn vì mỗi tổ chức lại

nhấn mạnh vai trị đặc biệt của một tiêu chí nào đó, nhưng nhìn chung đều
gồm 5 tiêu chí cơ bản [18]. Mục đích của các tiêu chuẩn chẩn đốn là giúp
nhận diện các đối tượng có nguy cơ cao sẽ xuất hiện bệnh tim mạch và đái
tháo đường typ 2. Tiêu chí bắt buộc trong chẩn đốn hội chứng chuyển hóa
của WHO là có kháng insulin hoặc rối loạn đường máu, do đó có khả năng
tiên lượng sự xuất hiện bệnh đái tháo đường là cao nhất trong các tiêu chuẩn



×